- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm
- Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí
Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí
Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các vi khuẩn kỵ khí là thành phần bình thường của vi khuẩn chí trong cơ thể người. Các vi khuẩn chủ yếu ở trong khoang miệng (các xoắn khuẩn, prevotella, fusobacteria kỵ khí), ở da (các vi khuẩn dạng bạch hầu kỵ khí), tại ruột già (bacteroid, các liên cầu khuẩn kỵ khí, các Clostridium) và tại đường sinh dục nữ (bacteroid, liên cầu kỵ khí, fusobacterium) có thể trở nên gây bệnh khi di chuyển lạc đến một chỗ khác hoặc vào trong các khoang đóng kín của cơ thể.
Một số đặc điểm sau cho phép nghĩ đến nhiễm khuẩn kỵ khí: 1) Đa vi khuẩn, 2) Hay tạo ổ áp xe, 3) Mủ và tổ chức bệnh có mùi hôi, 4) Hay gặp viêm tắc tĩnh mạch nhiễm khuẩn và các ổ di bệnh đòi hỏi chích rạch dẫn lưu. Đại đa số vi khuẩn yếm khí hay gây bệnh, trừ Bacteroid fragilis, đều nhậy với penicillin G. Nhưng lượng kháng sinh đến nơi bị bệnh thường thấp vì có hiện tượng giảm tưới máu vùng bị bệnh, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kỵ khí phát triển, 5) Trừ khi nuôi cấy trong điều kiện đặc biệt, còn tuyệt đại đa số trường hợp kết quả nuôi cấy đều âm tính.
Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.
Bệnh tại đường hô hấp trên
Vi khuẩn Prevotella melaninogenica (trước đây được gọi là Bacteroides melaninogenicus), cùng với các xoắn khuẩn kỵ khí, là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm khuẩn quanh răng. Các vi khuẩn fusobacteria này cùng với peptostreptococci chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các bệnh như viêm xoang mạn, áp xe quanh hạnh nhân khẩu cái, viêm tai giữa mạn và viêm xương chũm. Vệ sinh và dẫn lưu thông thoáng cũng quan trọng như dùng kháng sinh. Toàn bộ vi khuẩn kỵ khí ở miệng đều nhậy cảm với penicillin, nhưng gần đây chúng có xu hướng kháng penicillin nhờ sản xuất được men beta-lactamase. Tuy vậy, penicillin vẫn là thuốc đầu tay, với liều từ 1- 2 triệu đơn vị tiêm ngày 6 lần, hoặc uống 0,5g ngày 4 lần nếu nhiễm vi khuẩn nhẹ hơn. Khi có dị ứng với penicillin, thì dùng clindamycin 600mg tiêm ngày 3 lần, hoặc ụống 300mg ngày 4 lần.
Bệnh tại phổi
Trong trường hợp vệ sinh răng miệng kém hoặc có viêm quanh răng, việc hít phải nước bọt (chứa 108 vi khuẩn kỵ khí và nhiều vi khuẩn ái khí trong 1ml) có thể gây viêm phổi hoại tử, áp xe phổi và viêm mủ màng phổi. Dù trong các bệnh này bao giờ cũng là do đa vi khuẩn nhưng thường thì các vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là P. melaninogenica, fusobacteria và peptostreptococci lá phổ biến nhất. Đa số các trường hợp viêm phổi này đều chỉ cần điều trị bằng kháng sinh. Chỉ khi có ứ mủ màng phổi mới cần dẫn lưu mủ qua thành ngực.
Penicillin vẫn là thuốc đầu tay trong điều trị viêm phổi do vi khuẩn kỵ khí, nhưng đã có đến 25% kháng penicillin, nhất là khi có các vi khuẩn là B. fragilis và P. melaninogenica. Clindamycin hiệu quả cao hơn penicillin trong viêm phổi kỵ khí, với liều 600mg tiêm tĩnh mạch một lần rồi chuyển sang uống 300mg ngày 3 - 4 lần. Cũng có thể dùng penicillin 2 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch ngày 6 lần rồi chuyển sang uống amoxicillin 500mg ngày 3 lần. Các thuốc thuộc nhóm cefalosporin thế hệ 2 như cefoxitin, cefbtetan và cefmetazol nhậy cảm với các vi khuẩn yếm khí, ngay cả khi chúng kháng penicillin. Chloramphenicol cũng hiệu quả, nhưng ít được dùng vì có nhiều thuốc khác hiệu quả cao.
Bệnh tại hệ thần kinh trung ương
Vi khuẩn kỵ khí là nguyên nhân phổ biến trong áp xe não, ứ mủ dưới màng cứng và viêm tắc tĩnh mạch nhiễm khuẩn tại hệ thần kinh trung ương. Vi khuẩn có thể tiến đến hệ thần kinh trung ương theo đường lan trực tiếp từ viêm xoang, viêm tai; viêm xương chũm; hoặc qua đường máu trong trường hợp có viêm phổi mạn tính. Kháng sinh như penicillin 20 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch phối hợp với metronidazol 750mg, đường tĩnh mạch ngày 3 lần là biện pháp điều trị bổ trợ quan trọng cùng với việc mổ dẫn lưu ổ áp xe. Một số trường hợp có nhiều ổ áp xe nhỏ trong não, có thể chỉ cần điều trị bằng kháng sinh đơn thuần trong 6 - 8 tuần mà không cần mổ dẫn lưu.
Nhiễm khuẩn trong ổ bụng
Ở đại tràng, cơ thể có đến 1011 vi khuẩn kỵ khí trong 1g phân, mà chủ yếu là B. fragilis, Clostridium và peptostreptococci. Các vi khuẩn này là nguyên nhân lớn của các trường hợp áp xe trong ổ bụng do chấn thương đại tràng, viêm túi thừa và áp xe quanh trực tràng, cũng như trong áp xe gan, viêm túi mật (thường 2 trường hợp sau có thêm các trực khuẩn ái khí dạng coli). Clostridium cũng có thể gây viêm thành túi mật. Vi khuẩn gây bệnh thông thường là các vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn gram (-) ái khí và đôi khi có cả cầu khuẩn ruột. Điều trị cần chống cả 2 loại vi khuẩn kỵ khí và ái khí. Có thể phải dùng nhiều kháng sinh phối hợp. Các kháng sinh tác dụng tốt chống B. fragilis gồm metronidazol, chloramphenicol, imipenem, ampicillin - sulbactam và ticarcillin-acid clavulanic. Cefoxitin, cefotetan và clindamycin có tác dụng tốt trong 80 - 90% trường hợp nhưng các thuốc thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3 tác dụng kém (chỉ có tác dụng với 50% chủng vi khuẩn). Bảng tóm tắt các liệu pháp kháng sinh dùng trong điều trị nhiễm khuẩn vừa và tương đối nặng (bệnh nhân có huyết động ổn định, có thể dẫn lưu ổ mủ được, chỉ số APACHE thấp, không có suy đa tạng), và khi nhiễm khuẩn nặng (trừ khi bệnh nhân bị viêm phúc mạc toàn thể, ổ áp xe lớn hoặc có nhiều ổ, huyết động không ổn định), đặc biệt nếu có nghi ngờ kháng thuốc. Ngoài ra cũng trình bày thêm liệu pháp kháng sinh đường uống trong trường hợp bệnh nhân uống được.
Bảng. Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kỵ khí trong ổ bụng
Đường uống:
Ciprofloxacin 750mg, uống ngày 2 lần cùng metronidazol 500mg, ngày 3 lần.
Đường tiêm tĩnh mạch:
Khi nhiễm khuẩn vừa và tương đối nặng:
Ticarcillin/acid clavulanic 3g/0,1g ngày tiêm 4 lần, hoặc Cetotetan 2g ngày 2 lần, hoặc
Clindamycin 600mg ngày 3 lần hay metronidazol 500mg ngày 3 lần cộng với gentamicin 5mg/kg/ngày.
Khi nhiễm khuẩn nặng:
Imipenem 0,5g, ngày 3 - 4 lần hoặc cettriaxon 1g, ngày 4 lần cộng với clindamycin 600mg ngày 3 lần hoặc metronidazol 500mg ngày 3 lần.
Nhiễm khuẩn tiểu khung và đường sinh dục phụ nữ
Vi khuẩn chí thông thường ở âm đạo và cổ tử cung gồm nhiều loại như: bacteroides, peptostreptococci, liên cầu nhóm B, lactobacilli, các vi khuẩn dạng coli; và đôi khi có cả Clostridium và các xoắn khuẩn. Các vi khuẩn này có thể gây viêm đường sinh dục và lan rộng ra từ đấy.
Dù các nguyên nhân chủ yếu của viêm vòi trứng là vi khuẩn lậu và các chlamydia, nhưng đa số các trường hợp áp xe vòi trứng - buồng trứng và tiểu khung thường có vai trò của vi khuẩn kỵ khí. Nhiễm khuẩn sau sinh thường do liên cầu ái khí hoặc tụ cầu, nhưng vẫn thường tìm thấy vi khuẩn kỵ khí, và trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng sau đẻ hay sau nạo thai, thường có vai trò của Clostridium và bacteroides. Tỷ lệ tử vong cao và điều trị thường đòi hỏi các kháng sinh có tác dụng cả với vi khuẩn kỵ khí hay ái khí dạng coli, cần dẫn lưu ổ áp xe hay cắt tử cung sớm.
Vãng khuẩn huyết và viêm nội tâm mạc
Vi khuẩn kỵ khí trong máu thường có nguồn gốc từ đường tiêu hoá, khoang miệng, loét do nằm lâu, hoặc từ đường sinh dục nữ. Viêm nội tâm mạc do các liên cầu kỵ khí và bán kỵ khí hoặc bacteroides nguồn gốc từ các noi tương tự vãng khuẩn huyết và đa số trường hợp có thể điều trị có hiệu quả bằng penicillin G, 20 triệu đơn vị mỗi ngày. Nhưng viêm nội tâm mạc do các vi khuẩn kỵ khí khác cần điều trị theo kết quả kháng sinh đồ. Đôi khi các vi khuẩn kỵ khí như corynebacteria (hay propionibacterium), Clostridium và bacteroides cũng có thể gây viêm nội tâm mạc.
Nhiễm khuẩn da và phẩn mềm
Nhiễm khuẩn kỵ khí ở da và mô mềm thường gặp sau chấn thương khi cung cấp máu cho mô không đầy đủ hoặc sau phẫu thuật và hay gặp nhất ở những nơi dễ bị nhiễm bẩn nhất do các vi khuẩn chí từ phân hoặc từ miệng. Thường có thể gặp hoại tử mô tiến triển và có mùi thôi. Có nhiều thuật ngữ khác nhau đã được dùng để phân loại các nhiễm khuẩn này như: hoại tử nhanh do vi khuẩn, viêm mô tế bào hoại tử nhanh, viêm cân hoại tử và viêm mô tế bào lạo xạo không do Clostridium. Dù có chút ít khác về vi khuẩn học trong từng bệnh, nhưng trên lâm sàng thường khó phân biệt các thể với nhau. Tất cả đều do hỗn hợp vi khuẩn kỵ khí và yếm khí gây nên và thường là phải cắt lọc ngoại khoa rộng rãi để cứu bệnh nhân. Bao giờ cũng phải hội chẩn ngoại khoa.
Các kháng sinh phổ rộng chống được cả các loại vi khuẩn kỵ khí và ái khí gram (-) và gram (+) như: vancomycin cộng metronidazol và gentamicin hoặc tobramycin, cần được chỉ định ngay ban đầu và sau đó điều chỉnh theo kết quả vi khuẩn học. Cần duy trì kháng sinh đến 1 tuần sau khi kiểm soát được tổn thương phá hủy tiến triển và bờ vết thương hết biểu hiện viêm.
Bài viết cùng chuyên mục
Sốt hồi quy
Vi khuẩn gây bệnh là một loại xoắn khuẩn, Borrelia recurrentis, mặc dù một số loại vi khuẩn chưa được nghiên cứu kỹ có thể gây ra bệnh tương tự.
Bệnh do Brucella
Khởi phát thường đột ngột: sốt, rét run, toát mồ hôi nhưng thông thường chỉ khởi phát âm ỉ. Bệnh nhân đến khám sau nhiều tuần có mệt mỏi, sút cân, sốt nhẹ, ra mồ hôi, mệt nhanh dù làm việc nhẹ.
Ho gà
Các triệu chứng bệnh ho gà thường kéo dài 6 tuần và diễn biến theo 3 giai đoạn liên tiếp: giai đoạn viêm long ban đầu, có đặc điểm là khởi phát kín đáo.
Virus hợp bào đường hô hấp
Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.
Ỉa chảy nhiễm khuẩn cấp tính
Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trong một vài trường hợp có thể phải điều trị sốc mất nước và hỗ trợ hô hấp. Nói chung, phân lớn các trường hợp ỉa chảy cấp tính đều tự khỏi.
Các giai đoạn lâm sàng của Giang mai
Giang mai ẩn là thời kỳ yên lặng sau khi các tổn thương thứ phát mất đi và trước khi các triệu chứng giang mai tái phát xuất hiện.
Bệnh do Legionella
Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.
Bệnh do Tularemia
Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ.
Nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao
Vì khi bắt đầu điều trị thường chưa có kết quả kháng sinh đồ, nên thường phải dựa vào độ mạnh của thuốc hoặc số liệu về tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng hoặc trong quần thể bệnh nhân.
Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao
Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol, Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận.
Bệnh dịch hạch
Khởi bệnh đột ngột sốt cao, mệt nặng, nhịp tim nhanh, đau đầu và đau cơ dữ dội. Bệnh nhân trong tình trạng nặng, có thể thấy mê sảng.
Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch
Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.
Viêm não do arbovirus
Nguyên nhân hàng đầu của viêm não arbovirus là viêm não California và viêm não St. Louis. Mầm bệnh tồn tại trong tự nhiên là ở những động vật có vú nhỏ đặc trưng và một số loại chim.
Các loại bệnh do Campylobacte gây ra
C. fetus gây bệnh toàn thân, thậm chí có thể gây tử vong như nhiễm khuẩn huyết tiên phát, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, áp xe khu trú.
Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky
Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.
Hội chứng sốc nhiễm độc tụ cầu
Đặc điểm của hội chứng sốc nhiễm độc là sốt cao đột ngột, nôn, tiêu chảy kèm theo đau họng, mệt lử và đau đầu. Trong những trường hợp nặng có thể có các biểu hiện như hạ huyết áp, suy thận, suy tim.
Nhiễm echovirus
Cũng như nhiễm các virus đường tiêu hóa khác, chẩn đoán cần dựa vào sự tương quan giữa lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm. Có thể nuôi cấy các virus từ dịch súc họng, máu hoặc dịch não tủy vào các tế bào.
Nhiễm virus herpes typ 6, 7, 8 (HHV)
Nhóm virus này có liên quan tới thải bỏ mảnh ghép và ức chế tủy xương ở người ghép tổ chức, gây viêm phổi và viêm não ở bệnh nhân AIDS.
Vết thương do người và xúc vật cắn
Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn các vết cắn phụ thuộc vào súc vật cắn và thời điểm nhiễm khuẩn vết thương sau khi bị cắn, Pasteunrella multocida gây nhiễm khuẩn vết thương do chó và mèo cắn rất sớm
Bệnh đậu do rickettsia
Bạch cầu giảm, nồng độ kháng thể tăng bằng phản ứng kết hợp bổ thể hoặc dùng phản ứng huỳnh quang gián tiếp sử dụng globulin kháng rickettsia liên hợp.
Bệnh do vi khuẩn Listeria
Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.
Diễn biến tự nhiên và các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị Giang mai
Các thông số dịch não tủy trong giang mai thần kinh rất đa dạng, Các ca bệnh cổ điển thường có protein tăng, nhiều bạch cầu lympho và phản ứng VDRL dương tính.
Cúm
Có thể dùng vaccin cho những người nhiễm HIV mà vẫn an toàn. Mối lo lắng về sự hoạt hóa nhân lên của virus HIV do các yếu tố gây miễn dịch có thể là quá mức cần thiết.
Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương
Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương có thể được phân thành vài thể bệnh, thông thường có thể dễ phân biệt các thể bệnh với nhau nhờ xét nghiệm dịch não tủy, đây là bước đầu tiên để chẩn đoán căn nguyên.
Nhiễm Parovirus
Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhưng có thể xác định bằng tăng nồng độ kháng thể kháng parvovirus loại IGM trong huyết thanh. Sốt tinh hồng nhiệt rất giống bệnh do parvovirus.