Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

2016-02-28 10:19 PM

Với mỗi bệnh nhân có một hoặc nhiều lần quan hệ tình dục thì đều phải được chẩn đoán và điều trị theo nguyên tắc là bạn tình phải được điều trị đồng thời để tránh khả năng tái nhiễm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Một số bệnh truyền nhiễm lây truyền chủ yếu hoặc có hiệu quả nhất qua quan hệ tình dục. Hầu hết các tác nhân gây bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục đều bị bất hoạt nhanh ở điều kiện môi trường tự nhiên. Đặc biệt các tác nhân gây bệnh có tính lây truyên cao khi tiếp xúc với niêm mạc. Chúng có thể là vi khuẩn (như lậu cầu), xoắn khuẩn (giang mai), chlamydiae (gây viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung không phải do lậu cầu), virus (herpes simplex, virus viêm gan B, cytomegalovirus, HIV), hoặc đơn bào (trichomonas). Trong những bệnh do các tác nhân này, các tổn thương ban đầu khu trú ở niêm mạc cơ quan sinh dục hoặc vùng niêm mạc có tiếp xúc tình dục; tuy nhiên bệnh có thể lan toả, và tổn thương những tổ chức và cơ quan không liên quan đến tình dục cũng tương tự như nhiều bệnh không lây nhiễm khác. Tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có giai đoạn tiềm lâm sàng hoặc tiềm ẩn đóng vai trò quan trọng đối với tính trường diễn của bệnh và sự lây truyền từ người bệnh (thường không có biểu hiện lâm sàng) sang người khác khi có quan hệ tình dục. Xét nghiệm đóng vai trò rất quan trọng để chẩn đoán những bệnh nhân không có triệu chứng. Hay gặp nhất là các bệnh do nhiều tác nhân gây nên đồng thời, vì vậy bất cứ bệnh nhân nào có bệnh lây truyền qua đường tình dục đều phải làm xét nghiệm nhắc lại trong 3 tháng cho đến khi có kết quả huyết thanh.

Với mỗi bệnh nhân có một hoặc nhiều lần quan hệ tình dục thì đều phải được chẩn đoán và điều trị theo nguyên tắc là bạn tình phải được điều trị đồng thời để tránh khả năng tái nhiễm. Các bệnh lây qua quan hệ tình dục hay gặp nhất là lậu, giang mai, sùi mào gà, nhiễm chlamydia cơ quan sinh dục, nhiễm virus herpes tại cơ quan sinh dục, viêm âm đạo do trichomonas, bệnh hạ cam, u hạch bẹn, nghẻ, rận mu, viêm âm đạo do vi khuẩn (giữa các môi). Tuy nhiên các bệnh như lỵ, viêm gan A, B, C, bệnh do amíp, giardia, Cryptosporidium, salmonella và campylobacterium cũng có thể truyền qua quan hệ tình dục (miệng - hậu môn) đặc biệt HIV và AIDS lây truyền nhiều nhất qua quan hệ tình dục ở những người đồng tính luyến ái, tình dục khác giới cũng lây truyền bệnh này.

Nguy cơ xuất hiện bệnh lây truyền qua đường tình dục sau hành vi cưỡng hiếp còn chưa được nghiên cứu sâu. Nạn nhân của hành vi cưỡng hiếp có tỷ lệ bệnh cao (lậu cầu: 6%, C.trachomatis: 10%, T.vaginalis 15%, và viêm âm đạo do vi khuẩn: 34%), và nguy cơ mắc bệnh sau cưỡng hiếp là rõ rệt nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ trước đó (lậu cầu 6 - 12%, C. trachomatis 4 - 17%, T. vaginalis 12%, giang mai 0,5 - 3% và viêm âm đạo do vi khuẩn là 19%). Các nạn nhân cần được theo dõi trong vòng 24 giờ sau khi bị hiếp, phải làm xét nghiệm đối với lậu cẩu, C. trachomatis (nếu không nuôi cấy được thì có thể làm các test nucleic và test khuyếch đại), phải tìm virus herpes simplex và lấy dịch âm đạo để xét nghiệm đối với trichomonas và các vi khuẩn gây viêm âm đạo. Phải lấy máu ngay để chẩn đoán huyết thanh đối với bệnh giang mai, viêm gan B, HIV. Khám xét theo dõi các bệnh lây truyền qua đường tình dục phải được nhắc lại sau 2 tuần vì mật độ của tác nhân gây bệnh có thể không đủ để cho kết quả nuôi cấy dương tính ở lần khám đầu. Các xét nghiệm huyết thanh đối với giang mai và HIV phải được làm lại trong thời gian 6,12, 24 tuần nếu như xét nghiệm ban đầu cho kết quả âm tính. Nếu người bị cưỡng hiếp được coi là nhiễm bệnh thì phải điều trị kháng sinh dự phòng. Vấn đề điều trị kháng sinh dự phòng còn nhiều bàn cãi. Có một số người cho rằng tất cả các bệnh nhân đều phải điều trị, một số khác thì cho rằng không cần điều trị nếu như không chắc chắn hoặc chỉ cho những bệnh nhân khi họ có yêu cầu. Nếu cần điều trị, phải tiêm vaccin phòng viêm gan B (không cần dùng immunoglobulin đối với viêm gan B; mũi vaccin đầu tiên được tiêm ngay sau đó, còn các mũi tiếp theo tiêm vào tháng thứ 1- 2 và tháng thứ 4 - 6); điều trị bằng ceftriaxon một liều duy nhất 125mg tiêm bắp, phối hợp thêm metromidazol 2g đường uống cũng một liều duy nhất và doxycycin 100mg đường uống, 21ần/ngày trong 7 ngày hoặc azithromycin 1g đường uống, một liều duy nhất. Nếu bệnh nhân có thai có thể thay thế doxycyclin bằng azithromycin và chỉ dùng metronidazol cho những bệnh nhân có thai trên 3 tháng.

Tuy rằng phải làm huyết thanh chẩn đoán HIV cho những người bị cưỡng hiếp khi họ được coi là có nguy cơ, nhưng nguy cơ nhiễm HIV thì hầu như là rất thấp. Vì điều trị dự phòng chống virus không được đặt ra nên cũng không có khuyến cáo chung và điều trị phải phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh bại liệt

Suy hô hấp là hậu quả của liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp do tổn thương các nhân của dây thần kinh sọ, hoặc ổ thương trung hô hấp.

Sốt hồi quy

Vi khuẩn gây bệnh là một loại xoắn khuẩn, Borrelia recurrentis, mặc dù một số loại vi khuẩn chưa được nghiên cứu kỹ có thể gây ra bệnh tương tự.

Nhiễm Parovirus

Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhưng có thể xác định bằng tăng nồng độ kháng thể kháng parvovirus loại IGM trong huyết thanh. Sốt tinh hồng nhiệt rất giống bệnh do parvovirus.

Sốt do chuột cắn

Sốt do chuột cắn cần được phân biệt với viêm hạch và phát ban do chuột cắn trong sốt do Streptobacillus gây nên. Về mặt lâm sàng, viêm khớp và đau cơ nặng.

Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A

Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.

Nhiễm khuẩn da do liên cầu

Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân nặng hoặc bệnh phân bị viêm tổ chức tế bào da ở mặt, cần dùng kháng sinh đường toàn thân.

Bệnh lỵ trực trùng

Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện tiêu chảy, đau bụng dưới và đi ngoầi đau quặn, mót rặn. Phân có nước, thường có lẫn máu và nhầy.

Bệnh do Hantavirus

Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh học bằng nhuộm hóa học mô miên dịch hoặc bằng kỹ thuật khuyếch đại PCR của ADN virus trong tổ chức.

Các giai đoạn lâm sàng của Giang mai

Giang mai ẩn là thời kỳ yên lặng sau khi các tổn thương thứ phát mất đi và trước khi các triệu chứng giang mai tái phát xuất hiện.

Hội chứng Kawasaki

Biến chứng chính là viêm động mạch vành, xảy ra ở 20% số trường hợp không điều trị. Những yếu tố liên quan tới phát triển phình động mạch vành là tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C.

Bệnh đậu do rickettsia

Bạch cầu giảm, nồng độ kháng thể tăng bằng phản ứng kết hợp bổ thể hoặc dùng phản ứng huỳnh quang gián tiếp sử dụng globulin kháng rickettsia liên hợp.

Bệnh tả

Điều trị bằng bù dịch khi bệnh nhẹ hoặc vừa thì uống dịch cũng đủ để làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Có thể tự pha lấy dịch.

Bệnh bạch hầu

Có thể gặp các thể bệnh ở mũi, họng, thanh quản và ở da. Nhiễm khuẩn ở mũi có rất ít triệu chứng, chủ yếu là chảy nước mũi.

Vãng khuẩn huyết do Salmonella

Đôi khi nhiễm khuẩn do salmonella có thể biểu hiện dưới dạng sốt kéo dài hoặc sốt tái phát có kèm vi khuẩn trong máu và có các ổ nhiễm khuẩn ở xương, khớp.

Bệnh do Chlamydia pneumoniae chủng TWAR

Chlamydia pneumoniae gây viêm phổi, viêm phế quản và có mối liên quan với bệnh mạch vành qua dịch tễ huyết thanh học. Bệnh cảnh viêm phổi kiểu không điển hình.

Những tác nhân gây bệnh giống virus có thời gian tiềm tàng kéo dài

Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có phòng bệnh bằng cách tránh lây nhiễm từ tổ chức não bị bệnh, điện cực, dụng cụ phẫu thuật thần kinh hoặc tránh ghép giác mạc.

Bệnh do Tularemia

Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ.

Dengue: bệnh virus toàn thân

Dengue là bệnh có sốt tự khỏi không đặc hiệu; biểu hiện bệnh rất thay đổi, có thể từ nhiễm virus không có triệu chứng tới xuất huyết nặng và sốc đột ngột gây tử vong.

Hoại tử sinh hơi

Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng.

Nhiễm khuẩn do Hemophilus influenzae

Ớ người lớn ít gặp chủng hemophilus tiết men β lactamase hơn ở trẻ em. Có thể điều trị với người lớn bị viêm xoang, viêm tai hay nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng amoxicillin 500mg.

Một số bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio gây nên

V vulnificus và V alginolyticus đều không gây tiêu chảy, nhưng chủ yếu gây viêm mô tế bào dưới da và nhiễm khuẩn huyết tiên phát, Sau khi ăn sò có vi khuẩn hoặc tiếp xúc với nước biển.

Sốt vàng

Có thể khó chẩn đoán phân biệt giữa sốt vàng và viêm gan, sốt rét, bệnh do leptospiraa, Dengue và các sốt xuất huyết khác nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng đơn thuần.

Virus herpes typ 1 và 2

Các virus herpes typ 1 và 2 chủ yếu gây tổn thương ở vùng miệng tiếp đến là vùng sinh dục. Tỷ lệ huyết thanh dương tính của cả hai nhóm này tăng theo lửa tuổi, riêng đối với typ 2 tăng theo hoạt động tình dục.

Ỉa chảy nhiễm khuẩn cấp tính

Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trong một vài trường hợp có thể phải điều trị sốc mất nước và hỗ trợ hô hấp. Nói chung, phân lớn các trường hợp ỉa chảy cấp tính đều tự khỏi.

Bệnh sởi

Ban thường xuất hiện 4 ngày sau khi bị bệnh, lúc đầu mọc ở mặt và sau tai. Tổn thương ban đầu là những nốt sẩn như đầu đinh ghim sau hợp lại tạo thành dạng dát sẩn màu đỏ gạch, không đều.