- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm
- Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao
Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao
Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol, Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Khoảng 10% trường hợp nhiễm khuẩn do mycobacteria trên lâm sàng là do nhóm không điển hình mà không do vi khuẩn lao điển hình (Mycobacte¬rium tuberculosis). Loại này hay gặp nhất ở người nhiễm HIV giai đoạn tiến triển. Nhóm này có những đặc điểm sinh học riêng, có mặt trong môi trường ở khắp mọi nơi, không lây từ người qua người và thường thấy kháng thuốc chống lao.
Nhiễm khuẩn lan rộng do M. avium
Mycobacterium avium có thể cư trú mà không gây triệu chứng, hoặc gây ra nhiều dạng bệnh khác nhau, từ tổn thương dạng đồng xu đến viêm phế quản ở người có bệnh phổi mạn tính, và cả bệnh phổi xâm lấn, thường là dạng hang ở bệnh nhân có bệnh phổi từ trước. Loại vi khuẩn này là nguyên nhân phổ biến của thể lan toả ở người nhiễm HIV giai đoạn muộn, khi tế bào CD4 < 50 - 100/mm3. Triệu chứng chủ yếu là sốt dai dẳng và sút cân. Vi khuẩn có thể cấy được từ nhiều nơi trong cơ thể như máu, gan, hạch, tủy xương. Cấy máu thường hay được dùng nhất để chẩn đoán và có độ nhậy cao tới 98%.
Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol. Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận. Không được dùng liệu pháp một thuốc vì vi khuẩn kháng thuốc rất nhanh. Clarithromycin 500mg uống ngày 2 lần cùng ethambutol 15mg/kg, ngày uống 1 lần, có thể cả rifabutin 300mg, uống 1 lần hàng ngày là cách điều trị hay dùng nhất. Có thể dùng azithromycin 500mg uống 1 lần thay cho clarithromycin. Còn chưa đủ lượng thông tin để có khuyến nghị cách điều trị thứ 2 khi bệnh nhân không chịu được macrolid hoặc vi khuẩn kháng macrolid, nhưng vẫn phối hợp 2 - 3 thuốc trong điều trị.
Nhiều thử nghiệm lãm sàng đã cho thấy hóa trị liệu dự phòng có thể kéo dài thời gian sống của bệnh nhân nhiễm HIV số lượng CD4 < 50mm3. Cần phòng suốt đời. Dù chưa có nhiều số liệu, nhưng có lẽ có thể ngừng điều trị dự phòng nếu bệnh nhân nhiễm HIV được điều trị bằng các thuốc kháng virus và có CD4 tăng lên > 50 - 100/mm3 một cách thường xuyên. Có thể dùng một thuốc như clarithromycin 500mg hàng ngày, hoặc azithromycin 1200 mg hàng tuần; hay rifabutin 300 mg hàng ngày, nhưng clarithromycin và azithromycin tác dụng tốt hơn rifabutin nên hay được dùng hơn. Nếu đang điều trị dự phòng bằng macrolid mà bệnh vẫn lan rộng thì cần xem xét khả năng kháng thuốc và thường là phải phối hợp thêm rifabutin hoặc ethambutol, dù chưa thể nói thuốc nào hiệu quả hơn. Việc ngừng hay tiếp tục dùng macrolid vẫn còn đang được bàn cãi.
Nhiễm khuẩn tại phổi
Vi khuẩn M. avium gây viêm nhiễm mạn tính tại phổi tiến triển chậm ở người bị một bệnh phổi từ trước, giống lao ở người có tình trạng miễn dịch bình thường.
Điều trị nhiễm khuẩn này hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm và phải phối hợp nhiều thuốc. Thường dùng rifampin 600mg hàng ngày phối hợp với ethambutol từ 15 - 25mg/kg/ngày và streptomycin tiêm bắp 1g, 3 - 5 lần mỗi tuần, trong thời gian 4 - 6 tháng. Vai trò của rifabutin, fluoroquinolon và macrolid là chưa rõ, nhưng dựa vào kết quả điều trị ở người bị suy giảm miễn dịch thì có thể suy ra là chúng có tác dụng hơn các thuốc vừa nêu trên, đặc biệt là clarithomycin.
Mycobacterium kansasii có thể gây bệnh giống lao trên lâm sàng, nhưng bệnh tiến triển chậm hơn. Đa số gặp ở người có bệnh phổi từ trước, nhưng có đến 40% bệnh nhân không có bệnh phổi trước, về vi khuẩn học, M. kansasii tương đối giống vi khuẩn lao, cả về tính nhậy cảm với các thuốc. Vì vậy thường điều trị bằng rifampin - ethambutol - isoniazid trong hai năm (hoặc một năm kể từ khi xét nghiệm đờm âm tính). Một số loại ít gây bệnh ở phổi hơn, như M. xenopi; M. szulgai, M. gordonae. Tính nhậy cảm với thuốc của chúng rất thay đổi, nên việc điều trị thường phải dựa vậo kết quả xét nghiệm kháng sinh đồ. M. fortuitum và M. chelonei cũng có thể gây viêm phổi.
Viêm hạch (bệnh tràng nhạc)
Đa số tràng nhạc ở người lớn là do vi khuẩn lao và có thể là một biểu hiện của bệnh lan toả. Ở trẻ em, đa số viêm hạch là do các chủng không điển hình, trong đó hay gặp nhất là M., scrofulaceum và MAC, còn các vi khuẩn khác ít gặp hơn. Khác với bệnh do vi khuẩn lao điển hình cần điều trị 9 tháng bằng thuốc, ở đây có thể điều trị bằng cắt bỏ hạch mà không cần dùng thuốc chống lao.
Viêm da và mô mềm
Viêm da và mô mềm như áp xe, viêm khớp, viêm tủy xương có thể do vi khuẩn đến trực tiếp hoặc qua đường máu hay khi phẫu thuật. M. chelonei và M.fortuitum là hay gặp nhất. Đa số gặp ở đầu chi, lúc đầu dưới dạng cục rồi thành áp xe và vết loét. Vi khuẩn thường kháng với các thuốc chống lao thông dụng nhưng lại có thể nhậy với các loại khác như erythromycin, doxycyclin, amikacin, cefoxitin, sulfamid, imipenem và ciprofloxacin. Thường phối hợp thuốc với cắt lọc. Lúc đầu dùng đường tiêm vài tuần rồi chuyển sang uống các thuốc mà vi khuẩn không kháng. Thời gian điều trị cần kéo dài nhiều tháng kể từ khi tổn thương đã lành.
Nhiễm khuẩn do M. marinum (u hạt bể bơi) thường bắt đầu bằng một nốt ở da sau khi tắm nước bể bơi không được khử trùng bằng chlorin. Tổn thương đáp ứng với điều trị bằng doxycyclin, minocyclin và co-trimoxazol.
M.ulcerans gây loét Buruli chủ yếu gặp ở châu Phi, châu úc và gây các vết loét rộng. Điều trị bằng cắt lọc và ghép da.
Bài viết cùng chuyên mục
Ỉa chảy ở người du lịch
Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành.
Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí
Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.
Viêm não đám rối màng mạch tăng lympho bào
Triệu chứng biểu hiện bằng 2 giai đoạn. Giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng sốt, rét run, đau cơ, ho và nôn. Giai đoạn màng não biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn và ngủ lịm.
Định hướng chẩn đoán và xử trí sốt không rõ nguyên nhân
Bệnh Still, lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm cryoglobulin máu, viêm nút đa động mạch là các nguyên nhân tự miễn thường gặp nhất gây sốt không rõ nguyên nhân.
Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Đa số bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là có bệnh tim từ trước, ngược với một số trường hợp xảy ra trên người không có bệnh tim, chủ yếu là ở người tiêm chích.
Hội chứng Kawasaki
Biến chứng chính là viêm động mạch vành, xảy ra ở 20% số trường hợp không điều trị. Những yếu tố liên quan tới phát triển phình động mạch vành là tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C.
Bệnh do Nocardia
Bệnh có thể khuếch tán đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Áp xe não và các cục dưới da là hay gặp nhất, nhưng chỉ gặp ở người bị suy giảm miễn dịch.
Viêm dạ dày ruột do Escherichia Coli
Kháng sinh không có tác dụng, điều trị nâng đỡ là chủ yếu. Khi có tiêu chảy và hội chứng urê huyết - huyết tán đồng thời, cần nghĩ tới E. coli gây xuất huyết và phát hiện chúng.
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng.
Nhiễm khuẩn da do liên cầu
Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân nặng hoặc bệnh phân bị viêm tổ chức tế bào da ở mặt, cần dùng kháng sinh đường toàn thân.
Test quá mẫn và giải mẫn cảm
Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ xẩy ra thì dùng liều thấp hơn và tiếp tục giải mẫn cảm. Nếu phản ứng nặng hơn, cần dùng epinephrin và ngừng thuốc trừ khi việc điều trị là tối cần thiết.
Bệnh đậu do rickettsia
Bạch cầu giảm, nồng độ kháng thể tăng bằng phản ứng kết hợp bổ thể hoặc dùng phản ứng huỳnh quang gián tiếp sử dụng globulin kháng rickettsia liên hợp.
Nhiễm khuẩn do Moraxeila catarrhalis
Vi khuẩn này thường cư trú tại đường hô hấp, nên phân biệt giữa gây bệnh và bình thường là rất khó. Khi phân lập được đa số là vi khuẩn này, cần điều trị tiêu diệt chúng.
Bệnh phong
Bệnh được phân thành 2 thể theo lâm sàng và mô bệnh học: thể lan tỏa và thể củ. Thể lan toả gặp ở người có suy giảm miễn dịch tế bào.
Viêm màng não do não mô cầu
Sốt cao, rét run, đau đầu, đau lưng, đau bụng, đau đầu chi, buồn nôn và nôn đều có thể gặp. Khi bệnh nặng, bệnh nhân nhanh chóng bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.
Bệnh do Legionella
Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.
Nhiễm virus herpes typ 6, 7, 8 (HHV)
Nhóm virus này có liên quan tới thải bỏ mảnh ghép và ức chế tủy xương ở người ghép tổ chức, gây viêm phổi và viêm não ở bệnh nhân AIDS.
Viêm màng não do phế cầu
Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy.
Bệnh u hạt lympho hoa liễu
Ớ nam giới, tổn thương ban đầu dạng mụn phỏng hoặc nốt loét ở bộ phận sinh dục ngoài, nó biến đi nhanh chóng nên thường bị bỏ qua, không được bệnh nhân để ý.
Diễn biến tự nhiên và các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị Giang mai
Các thông số dịch não tủy trong giang mai thần kinh rất đa dạng, Các ca bệnh cổ điển thường có protein tăng, nhiều bạch cầu lympho và phản ứng VDRL dương tính.
Bệnh dại
Bệnh dại hầu hết là tử vong, những người sống sót có thể là do nhiễm virus giống dại. Người thầy thuốc đối diện với vấn đề thường gặp nhất trên lâm sàng là xử trí bệnh nhân bị động vật cắn.
Bệnh lỵ trực trùng
Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện tiêu chảy, đau bụng dưới và đi ngoầi đau quặn, mót rặn. Phân có nước, thường có lẫn máu và nhầy.
Quai bị
Nhậy cảm đau vùng mang tai và vùng mặt tương ứng phù nề là dấu hiệu thực thể hay gặp nhất. Đôi khi sưng ở một tuyến giảm hoàn toàn trước khi tuyến kia bắt đầu sưng.
Các loại bệnh do Campylobacte gây ra
C. fetus gây bệnh toàn thân, thậm chí có thể gây tử vong như nhiễm khuẩn huyết tiên phát, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, áp xe khu trú.
Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương
Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương có thể được phân thành vài thể bệnh, thông thường có thể dễ phân biệt các thể bệnh với nhau nhờ xét nghiệm dịch não tủy, đây là bước đầu tiên để chẩn đoán căn nguyên.