- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm
- Bệnh xoắn khuẩn không lây qua đường tình dục
Bệnh xoắn khuẩn không lây qua đường tình dục
Ghẻ cóc là một bệnh truyền nhiễm phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, do T. pallidum dưới nhóm pertenue gây nên. Đặc trưng của bệnh là các tổn thưong u hạt ở da, niêm mạc và xương.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Một loạt các bệnh nhiễm khuẩn ngoài giang mai lưu hành ở nhiều vùng nhiệt đới. Các bệnh này khác với nhiễm T. pallidum do không lây qua đường tình dục, tỷ lệ mới nhiễm bệnh tương đối cao ở những vùng địa lý nhất định và ở trẻ em, xu hướng gây bệnh phủ tạng ít trầm trọng hơn. Cũng giống như giang mai, vi khuẩn có thể tìm thấy trong tổn thương lây nhiễm qua soi hiển vi trong trường tối hoặc miễn dịch huỳnh quang nhưng không thể nuôi cấy trong các môi trường nhận tạo; các xét nghiệm huyết thanh giang mai dương tính, kể cả xét nghiệm mới như CAPTIA Syph G; các bệnh này có các giai đoạn tiên phát, thứ phát, đôi khi tam phát; và penicillin là kháng sinh lựa chọn. Có bằng chứng cho thấy nhiễm các vi khuẩn này có thể phần nào ngăn ngừa giang mai và ngược lại. Điều trị penicillin liều lượng thích hợp cho giang mai tiên phát (như 2,4 triệu đơn vị benzathin penicillin G tiêm bắp) nói chung có tác dụng điều trị trong mọi giai đoạn của nhiễm xoắn khuẩn không lây qua đường tình dục. Trong các trường hợp dị ứng với penicillin, tetracyclin thường là liệu pháp điều trị thay thế.
Bệnh cóc ghẻ (frambesia)
Ghẻ cóc là một bệnh truyền nhiễm phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, do T. pallidum dưới nhóm pertenue gây nên. Đặc trưng của bệnh là các tổn thưong u hạt ở da, niêm mạc và xương. Ghẻ cóc ít khi dẫn tới tử vong, mặc dù nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn tới thương tật và biến dạng mạn tính. Ghẻ cóc lây truyền qua tiếp xúc ngoài tình dục, thường trong thời kỳ thơ ấu, mặc dù sự lây truyền có thể xẩy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. “Nốt ghẻ mẹ” - nốt sẩn không đau hóa loét sau đó, xuất hiện 3 - 4 tuần sau tiếp xúc. Sưng hạch tại chỗ thường xuất hiện kèm theo. Sau 6 - 12 tuần, các tổn thương thứ phát tương tự xuất hiện và tồn tại kéo dài vài tháng tới vài năm. Các tổn thương loét kèm theo đau ở lòng bàn tay bàn chân thường có và được gọi là “ghẻ cua”. Các tổn thương gumma muộn có thể xuất hiện, cùng với sự phá hủy tổ chức kèm theo trên nhiều vùng rộng lớn của da và tổ chức dưới da. Các ảnh hưởng muộn của ghẻ cóc, với biến đổi xương, ngắn các ngón và co cứng, có thể bị nhầm lẫn với các biến đổi tương tự xuất hiện trong bệnh phong. Xâm nhiễm hệ thần kinh trung ương, tim mạch hoặc các nội tạng khác hiếm gặp.
Pinta
Pinta là bệnh nhiễm xoắn khuẩn lay ngoài đường tình dục do Treponema carateum gây ra. Bệnh xuất hiện có tính địa phương ở các vùng nông thôn châu Mỹ Latinh, đặc biệt ở Mexico, Colombia và Cuba, và một số nơi ở Thái Bình Dương. Một nốt sẩn đỏ không loét tiên phát lan truyền dần thành một mảng sẩn đóng vẩy chuyển mầu (xám, tím, đen). Các tổn thương thứ phát trông giống như tổn thương tiên phát xuất hiện trong vòng một năm sau đó. Các tổn thương này xuất hiện lần lượt, tổn thương mới lên các tổn thương cũ; thường gặp nhất ở các chi; sau đó chuyển sang teo da và mất sắc tố. Một số trường hợp có biến đổi sắc tố và các mảng teo trên da lòng bàn chân và lòng bàn tay, kèm tăng sừng hóa hoặc không, không thể phân biệt được với “ghẻ cua”. Rất hiếm khi xâm nhiễm hệ thần kinh trung ương hoặc tim mạch, nếu có thường ở giai đoạn cuối của bệnh.
Giang mai lưu hành địa phương
Giang mai lưu hành địa phương là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mạn tính do một loại vi khuẩn không phân biệt với T. pallidum phân loài endemicum gây nên. Bệnh được thông báo ở một số nước, đặc biệt là vùng Địa Trung Hải, thường với tên địa phương: Bejel ở Syria, Arập Xêut và Irac; và Dichuchwa, Njovera và Siti ở châu Phi. Bệnh cũng xuất hiện ở Đông Nam Á. Các thể bệnh địa phương có các đặc điểm khác biệt. Các tổn thương loét tiết dịch trên da hoặc niêm mạc miệng hay mũi họng là các biểu hiện thường gặp nhất. Sưng hạch lympho toàn thân và các tổn thương thứ phát và tam phát ở xương và da cũng thường gặp. Đau sâu trong cẳng chân chỉ điểm cho viêm màng xương hoặc viêm tủy xương. Xâm nhiễm tim mạch và hệ thần kinh trung ương hiếm gặp.
Bài viết cùng chuyên mục
Nhiễm virus herpes typ 6, 7, 8 (HHV)
Nhóm virus này có liên quan tới thải bỏ mảnh ghép và ức chế tủy xương ở người ghép tổ chức, gây viêm phổi và viêm não ở bệnh nhân AIDS.
Bệnh do virus cự bào
Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.
Bệnh mèo cào
Nhưng vi khuẩn Bartonella quintana cũng có thể gây bệnh u mạch lan toả do vi khuẩn và viêm nội tâm mạc mà khi cấy vi khuẩn không mọc.
Viêm màng não do lao
Ngay cả khi cấy cho kết quả âm tính cũng cần điều trị đủ liệu trình nếu lâm sàng có dấu hiệu gợi ý là viêm màng não.
U hạt vùng bẹn
Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.
Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí
Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.
Test quá mẫn và giải mẫn cảm
Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ xẩy ra thì dùng liều thấp hơn và tiếp tục giải mẫn cảm. Nếu phản ứng nặng hơn, cần dùng epinephrin và ngừng thuốc trừ khi việc điều trị là tối cần thiết.
Chlamydia psittaci và bệnh sốt vẹt
Bệnh thường khởi phát nhanh, có sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho khan và đau đầu. Các dấu hiệu bệnh như mạch nhiệt phân ly, gõ phổi đục và nghe phổi có ran.
Định hướng chẩn đoán và xử trí sốt không rõ nguyên nhân
Bệnh Still, lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm cryoglobulin máu, viêm nút đa động mạch là các nguyên nhân tự miễn thường gặp nhất gây sốt không rõ nguyên nhân.
Bệnh do rickettsia
Tất cả các rickettsia đều bị ức chế bởi tetracyclin hoặc chloramphenicol. Tất cả các trường hợp nhiễm rickettsia giai đoạn đầu đáp ứng ở một vài mức độ với những thuốc này.
Viêm phổi do phế cầu
Những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc có các bệnh khác kèm theo cần điều trị nội trú bằng thuốc tiêm, penicillin G, 2 triệu đơn vị môi lần, ngày 6 lần.
Bệnh bại liệt
Suy hô hấp là hậu quả của liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp do tổn thương các nhân của dây thần kinh sọ, hoặc ổ thương trung hô hấp.
Diễn biến tự nhiên và các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị Giang mai
Các thông số dịch não tủy trong giang mai thần kinh rất đa dạng, Các ca bệnh cổ điển thường có protein tăng, nhiều bạch cầu lympho và phản ứng VDRL dương tính.
Ỉa chảy nhiễm khuẩn cấp tính
Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trong một vài trường hợp có thể phải điều trị sốc mất nước và hỗ trợ hô hấp. Nói chung, phân lớn các trường hợp ỉa chảy cấp tính đều tự khỏi.
Sốt vàng
Có thể khó chẩn đoán phân biệt giữa sốt vàng và viêm gan, sốt rét, bệnh do leptospiraa, Dengue và các sốt xuất huyết khác nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng đơn thuần.
Nhiễm khuẩn do Moraxeila catarrhalis
Vi khuẩn này thường cư trú tại đường hô hấp, nên phân biệt giữa gây bệnh và bình thường là rất khó. Khi phân lập được đa số là vi khuẩn này, cần điều trị tiêu diệt chúng.
Nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao
Vì khi bắt đầu điều trị thường chưa có kết quả kháng sinh đồ, nên thường phải dựa vào độ mạnh của thuốc hoặc số liệu về tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng hoặc trong quần thể bệnh nhân.
Virus hợp bào đường hô hấp
Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.
Sốt Q
Viêm nội tâm mạc ít gặp nhưng lại là thể nặng của nhiễm Coxiella và liên quan với tình trạng tổn thương miễn dịch, việc sống ở vùng thành thị, uống sữa tươi.
Nhiễm Adenovirus
Những bệnh nhân ghép gan bị nhiễm virus có xu hướng phát triển viêm gan typ 5, còn những người ghép tủy xương và ghép thận có xu hướng viêm phổi phát triển hoặc viêm bàng quang xuất huyết.
Một số nhiễm khuẩn do liên cầu nhóm A
Mọi tình trạng nhiễm liên cầu, đặc biệt là viêm cân hoại tử đều có thể bị hội chứng sốc nhiễm độc tố liên cầu. Bệnh có đặc điểm là: viêm da hoặc viêm tổ chức phần mềm, suy hô hấp cấp, suy thận.
Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch
Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng.
Bệnh sởi
Ban thường xuất hiện 4 ngày sau khi bị bệnh, lúc đầu mọc ở mặt và sau tai. Tổn thương ban đầu là những nốt sẩn như đầu đinh ghim sau hợp lại tạo thành dạng dát sẩn màu đỏ gạch, không đều.
Bệnh do Tularemia
Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ.