Bệnh tả

2016-03-28 10:47 AM

Điều trị bằng bù dịch khi bệnh nhẹ hoặc vừa thì uống dịch cũng đủ để làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Có thể tự pha lấy dịch.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán

Tiêu chảy dữ dội.

Phân nhiều nước, màu xám đục, không có mùi phân, máu hay mủ (phân như nước gạo).

Mất nước nhanh chóng.

Có tiếp xúc với người bệnh hoặc đến vùng có dịch tả.

Phản ứng ngưng kết và cấy phân phân lập được phẩy khuẩn tả.

Nhận định chung

Tả là bệnh tiêu chảy cấp do một số typ huyết thanh nhất định của phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Bệnh thông qua cơ chế độc tố, thường không sốt. Độc tố tả kích hoạt men adenylyl cyclase trong tế bào biểu mô ruột non làm tiết quá mức, nước và ion clo, gây tiêu chảy dữ dội, có thể đến 1,5 lít mỗi ngày. Tử vong là do giảm thể tích máu nặng.

Bệnh tả xuất hiện thành dịch trong điều kiện như chiến tranh, đông đúc, nạn đói (trong các trại ty nạn) điều kiện vệ sinh tồi. Nhiễm bệnh do ăn uống phải thức ăn hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn. ở Hoa Kỳ ít gặp tả, trừ vụ dịch năm 1991 mà nguồn gốc là từ Peru, qua các nước Nam và Trung Mỹ, Mexico và một số trường hợp lan sang Hoa Kỳ. Cần cảnh giác bệnh tả ở những người tiêu chảy nặng, nhất là họ có đi qua vùng dịch.

Biểu hiện lâm sàng

Tiêu chảy nặng, đột ngột, phân toàn nước (có thể đến 1 lít một giờ), màu đục xám, không mùi, không máu mũi (giống nước gạo). Kiệt nước và tụt huyết áp xuất hiện nhanh chóng.

Biểu hiện cận lâm sàng

Cấy phân có vi khuẩn mọc và phản ứng ngưng kết với nhiều huyết thanh đặc hiệu.

Phòng bệnh

Đã có vaccin có thể bảo vệ trong một thời gian ngắn cho người cần đi vào hoặc vừa từ vùng dịch ra. Cần dùng 2 liều cách nhau từ 1 - 4 tuần và nhắc lại 1 liều, 6 tháng một lần nếu cần (vẫn phải ở lại vùng đang có dịch). Tiêm chủng toàn dân vừa tôn kém, vừa ít hiệu quả ngăn ngừa dịch tả. Khi xuất hiện dịch cần tập trung giải quyết khâu vệ sinh thức ăn, nguồn nước uống của nhân dân và các chất thải của bệnh nhân.

Điều trị

Điều trị bằng bù dịch khi bệnh nhẹ hoặc vừa thì uống dịch cũng đủ để làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Có thể tự pha lấy dịch bằng cách cho một thìa cà phê muối với 4 thìa canh đầy đường vào một lít nước sôi để nguội. Chỉ cần truyền dịch khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt do giảm thể tích hoặc không uống được dịch. Ringer lactat hoặc dịch truyền chứa 4g (70mEq) NaCl; 1g (10mEq) KClj 5,4g (50 mmol) lactat natri và 8g (45mmol) đường trong 1 lít nước dịch là được.

Kháng sinh giúp làm rút ngắn diễn biến bệnh. Nhiều kháng sinh có tác dụng với phẩy khuân tả như tetracyclin, ampicillin, chloramphenicol, cotrimoxazol, fluoroquinolon. Vì vi khuẩn có thể kháng nhiều kháng sinh, nên nếu được thì cần làm kháng sinh đồ.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm màng não do lao

Ngay cả khi cấy cho kết quả âm tính cũng cần điều trị đủ liệu trình nếu lâm sàng có dấu hiệu gợi ý là viêm màng não.

Sốt hồi quy

Vi khuẩn gây bệnh là một loại xoắn khuẩn, Borrelia recurrentis, mặc dù một số loại vi khuẩn chưa được nghiên cứu kỹ có thể gây ra bệnh tương tự.

Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.

Nhiễm Parovirus

Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhưng có thể xác định bằng tăng nồng độ kháng thể kháng parvovirus loại IGM trong huyết thanh. Sốt tinh hồng nhiệt rất giống bệnh do parvovirus.

Bệnh bại liệt

Suy hô hấp là hậu quả của liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp do tổn thương các nhân của dây thần kinh sọ, hoặc ổ thương trung hô hấp.

Bệnh do Leptospira

Nước tiểu có thể có sắc tố mật, protein, cặn và hồng cầu. Đái ít không phải là ít gặp và trong các trường hợp nặng tăng urê máu có thể xuất hiện.

Viêm dạ dày ruột do Salmonella

Bệnh thường tự hết, nhưng có thể gặp tình trạng vi khuẩn huyết có khu trú ở khớp hoặc trong xương, nhất là ở những bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm.

Sốt Q

Viêm nội tâm mạc ít gặp nhưng lại là thể nặng của nhiễm Coxiella và liên quan với tình trạng tổn thương miễn dịch, việc sống ở vùng thành thị, uống sữa tươi.

U hạt vùng bẹn

Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.

Bệnh do Legionella

Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.

Viêm màng não do phế cầu

Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy.

Quai bị

Nhậy cảm đau vùng mang tai và vùng mặt tương ứng phù nề là dấu hiệu thực thể hay gặp nhất. Đôi khi sưng ở một tuyến giảm hoàn toàn trước khi tuyến kia bắt đầu sưng.

Bệnh mèo cào

Nhưng vi khuẩn Bartonella quintana cũng có thể gây bệnh u mạch lan toả do vi khuẩn và viêm nội tâm mạc mà khi cấy vi khuẩn không mọc.

Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A

Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.

Các giai đoạn lâm sàng của Giang mai

Giang mai ẩn là thời kỳ yên lặng sau khi các tổn thương thứ phát mất đi và trước khi các triệu chứng giang mai tái phát xuất hiện.

Nhiễm tụ cầu khuẩn huyết

Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như người tiểu đường, người có suy giảm miễn dịch hoặc nghi ngờ có viêm nội tâm mạc, người ta khuyên nên dùng dài ngày hơn.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Trong trường hợp có tổn thương hệ thần kinh trung ương dịch não tủy cho thấy tăng áp lực, các tế bào lympho bất thường và protein.

Sốt phát ban do mò truyền

Sốt phát ban do mò truyền bởi con Orientia tsutsugamushi. Đây là sinh vật ký sinh chủ yếu ở loài gặm nhâm truyền bệnh qua các con mò ở vùng có dịch tễ được trình bày ở trên.

Rubeon: bệnh sởi Đức

Sốt, mệt mỏi thường nhẹ, xuất hiện cùng với sưng viêm hạch dưới vùng chẩm, có thể xuất hiện trước phát ban khoảng 1 tuần. Có thế có sổ mũi.

Bệnh do Brucella

Khởi phát thường đột ngột: sốt, rét run, toát mồ hôi nhưng thông thường chỉ khởi phát âm ỉ. Bệnh nhân đến khám sau nhiều tuần có mệt mỏi, sút cân, sốt nhẹ, ra mồ hôi, mệt nhanh dù làm việc nhẹ.

Sốt do chuột cắn

Sốt do chuột cắn cần được phân biệt với viêm hạch và phát ban do chuột cắn trong sốt do Streptobacillus gây nên. Về mặt lâm sàng, viêm khớp và đau cơ nặng.

Thương hàn

Trong giai đoạn tiền triệu, triệu chứng thực thể nghèo nàn. Về sau có lách to, bụng chướng và đau, chậm nhịp tim, mạch nhỏ và chìm, đôi khi có dấu hiệu màng não.

Sốt vàng

Có thể khó chẩn đoán phân biệt giữa sốt vàng và viêm gan, sốt rét, bệnh do leptospiraa, Dengue và các sốt xuất huyết khác nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng đơn thuần.

Bệnh dại

Bệnh dại hầu hết là tử vong, những người sống sót có thể là do nhiễm virus giống dại. Người thầy thuốc đối diện với vấn đề thường gặp nhất trên lâm sàng là xử trí bệnh nhân bị động vật cắn.

Viêm màng não do não mô cầu

Sốt cao, rét run, đau đầu, đau lưng, đau bụng, đau đầu chi, buồn nôn và nôn đều có thể gặp. Khi bệnh nặng, bệnh nhân nhanh chóng bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.