Bệnh do virus cự bào

2016-03-03 06:20 PM

Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những virus này có cùng những đặc điểm quan trọng khi gây bệnh trên người. Có 8 loại virus herpes gây bệnh ở người đã được xác định, bao gồm: Herpes simplex virus HSV typ 1, HSV typ 2, virus zona (typ 3), virus Epstein - Barr gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (typ 4), virus cự bào (cy- tomegalovirus typ 5), virus gây phát ban (typ 6), virus herpes gây bệnh ở người typ 7 (HHV- 7), virus herpes gây sarcoma Kaposi (HHV- 8).

Sơ nhiễm virus tiềm lâm sàng hay gặp hơn biểu hiện lâm sàng vì mỗi loại virus đều có giai đoạn tiềm tàng, đó là chung sống hòa bình với cơ thể con người. HSV và virus zona sống tiềm tàng tại hạch thần kinh cảm giác và khi các tổn thương tái hoạt động xuất hiện ở sự phân bố dây thần kinh cảm giác ngoại vi. Trong tình trạng cơ thể bị suy giảm miễn dịch dọ tia xạ, thuốc hoặc bệnh tật sự tái hoạt hóa virus gây tổn thương lan rộng đến các cơ quan nội tạng họặc hệ thần kinh trung ương. Ở trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch, bệnh có thể nặng và dẫn đến tử vong. Các virus herpes có khả năng làm biến đổi tế bào, khi nuôi cấy trong tổ chức và đi kèm với các bệnh ác tính như virus Epstein Barr gây u lympho Burkitt và carcinoma mũi hầu HHV 8 gây u lympho ở khoang của cơ thể.

Hầu hết nhiễm virus cự bào (Cytomegalovirus - CMV) là không có triệu chứng với virus tồn tại tiềm tàng. Tuy nhiên, virus có thể được phân lập lên tới 25% ở tuyến nước bọt, 10% ở cổ tử cung và 10% ở nước tiểu trẻ sơ sinh, nhưng virus tiềm ẩn ở những tế bào nào thì còn chưa rõ. Tỷ lệ huyết thanh dương tính tăng theo lứa tuổi và số lượng bạn tình. Kháng thể được phát hiện ở trong huyết thanh của hầu hết những nam giới đồng tính luyến ái. Virus lây truyền qua đường tình dục, bẩm sinh, qua sản phẩm của máu hoặc cấy ghép và truyền từ người này sang ngườỉ khác (như ở trung tâm điều trị ban ngày). Bệnh nặng gặp chủ yếu ở những người suy giảm miễn dịch, đặc biệt là các bệnh nhân AIDS và những người được ghép tổ chức).

Biểu hiện lâm sàng

Có 3 hội chứng được biết trên lâm sàng

Bệnh chu sinh và bệnh vùi do virus cự bào

Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết. Bệnh mắc phải khi mới sinh, thường không có triệu chứng, khiếm khuyết thần kinh xuất hiện muộn.

Nhiễm virus cự bào mắc phải cấp tính

Hội chứng này tương tự như tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn do EBV gây ra được đặc trưng bằng sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp (nhưng không có viêm họng và các triệu chứng của đường hô hấp), tế bào lympho bất thường, thay đổi về xét nghiệm chức năng gan. Không có kháng thể kháng bạch cầu trung tính. Lây truyền qua đường tình dục, sứa, truyền máu, giọt nước bọt.

Bệnh ở những người bị suy giảm miễn dịch

Những bệnh nhân ghép tủy xương và ghép tổ chức có nguy cơ bị bệnh cao ở 100 ngày đầu sau khi ghép dị thân. Những người nhiễm HIV cũng có vô số triệu chứng. Virus cự bào bản thân nó đã gây ra ức chếmiễn dịch và làm cho viêm phổi do p.carinii nặng hơn.

Viêm võng mạc. Viêm võng mạc do virus cự bào chủ yếu gặp ở bệnh nhân bị AIDS mà có suy giảm miễn dịch nhiều (số lượng tế bào CD4 dưới 50 tế bào/ µl). Mặc dù có nhiều thuốc kháng retrovirus mạnh, nhưng số lượng tế bào CD4 vẫn là yếu tố nguy cơ ít tiên đoán được. Những tổn thương tăng sinh và tăng mạch máu tân tạo (bệnh lý võng mạc giống như bánh pizza) giúp cho chẩn đoán.

Tổn thương dạ dày - ruột và gan mật. Tổn thương nặng đường tiêu hóa thường gặp ở bệnh nhân AIDS, sau ghép tạng, hóa trị liệu trong ung thư hoặc dùng steroid. Viêm thực quản biểu hiện bằng nuốt đau. Bệnh ở ruột non có thể giống như viêm ruột hoặc biểu hiện như loét hoặc thủng ruột. Bệnh của đại tràng gây ỉa lỏng, ỉa máu, đau bụng, sốt và sụt cân. Virus cự bào thường gây bệnh cùng với các tác nhân gây bệnh khác ở tới 15% bệnh nhân bị AIDS có bệnh đường mật. Chẩn đoán bệnh dựa vào sinh thiết niêm mạc với tổn thương đặc trưng trên mô bệnh học là những thể vùi trong nhân và trong bào tương (hình ảnh mắt cú).

Tổn thương ớ phổi. Tổn thương phổi gặp ở 15% số bệnh nhân ghép tủy xương với tỷ lệ tử vong là 80 - 90% và ở bệnh nhân AIDS có suy giảm miễn dịch nặng. Nên dùng sản phẩm của máu có huyết thanh âm tính với CMV cho những người được ghép tổ chức mà có huyết thanh âm tính với CMV. Nồng độ globulin miễn dịch với CMV cao có tác dụng phòng ngừa viêm phổi ở người ghép tổ chức có huyết thanh âm tính với CMV.

Tổn thương thần kinh- Bệnh lý đa rễ thần kinh và viêm não ít gặp. Ở bệnh nhân AIDS tiến triển thì viêm não có khởi phát bán cấp và thường có nhiễm CMV lan tỏa. Phân lập CMV trong dịch não tủy thường cho thấy có nhiễm CMV lan tỏa. Dùng ganciclovir kéo dài có thể có tác dụng.

Những tổn thương khác

Có sự liên quan về mặt huyết thanh học giữa CMV với sarcoma Kaposi không kèm theo nhiễm HIV và gần đây hơn là với bệnh động mạch vành. Ý nghĩa của sự liên quan này chưa được xác định chắc chắn.

Các dấu hiệu cận lâm sàng

Phân lập virus có giá trị nhất khi kết hợp với dấu hiệu mô bệnh học. Nuôi cấy đơn thuần ít dùng trong chẩn đoán nhiễm CMV liên quan tới AIDS, nhưng nếu nuôi cấy dương tính sẽ có nguy cơ võng mạc tiên triển. Hội chứng giống tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn cấp đi kèm với tăng lympho bào, thường 2 tuần sau khi sốt, và bạch sản hoàn toàn cũng có thể xảy ra. Xét nghiệm huyết thanh được dùng chủ yếu trong nghiên cứu dịch tễ học.

Việc phát hiện kháng nguyên bằng công nghệ virus (như kỹ thuật PCR) phải được giải thích trong bệnh cảnh lâm sàng và mô bệnh học, nhưng lại dường như có giá trị cao trong việc tiên lượng bị bệnh CMV ở bệnh nhân AIDS.

Phòng bệnh

Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh. Tác dụng của việc dùng globulin tăng miễn dịch với CMV ở bệnh nhân ghép tủy xương có xét nghiệm huyết thanh âm tính là chưa rõ ràng. Hạn chế truyền, dùng những sản phẩm đã lọc để loại bỏ bạch cầu và chọn người cho máu có xét nghiệm huyết thanh âm tính với CMV là rất quan trọng để làm giảm tốt độ lây truyền CMV. Bắt đầu dùng ganciclovir với liều 5 mg/ kg tiêm tĩnh mạch 2 lần/ ngày, trong 5 ngày, khi số lượng tuyệt đối của bạch cầu trung tính là 750 tế bào/µl. Sau đó, dùng hàng ngày cho tới ngày thứ 100 sau khi ghép tổ chức có thể làm giảm nhiễm CMV và mắc bệnh, nhưng tỷ lệ tử vong không thay đổi.

Điều trị

Có 3 loại thuốc kháng virus có tác dụng điều trị nhiễm CMV là ganciclovir, 5 mg/ kg tiêm tĩnh mạch cứ 12 giờ/ lần trong 14 - 21 ngày; foscarnet, liều 20 mg/ kg tiêm tĩnh mạch, sau đó 60 mg/ kg tiêm tĩnh mạch cứ 8 giờ/ lần, dùng vài tuần; và cidofovir, tiêm tĩnh mạch 5 mg/kg mỗi tuần, dùng trong 2 tuần. Để duy trì hàng ngày, dùng phối hợp cả 2 loại thuốc: ganciclovir (3,75 mg/kg truyền tĩnh mạch) và foscarnet (60 mg/kg truyền tĩnh mạch), với mỗi loại dùng kéo dài trong một giờ cho thấy có tác dụng ức chế nhân lên của CMV mà vẫn an toàn. Cidofovir chỉ được dùng 375 mg tiêm tĩnh mạch cứ 2 tuần/ lần để duy trì. Uống ganciclovir (1g x 3 lần/ ngày) là thuốc dùng để duy trì nhưng đắt tiền. Liều lượng các thuốc này cần thay đổi phù hợp với chức năng thận. Ngoài ra, cấy vào cơ thể ganciclovir giải phóng dần giúp kiểm soát được bệnh ở người ghép mắt (không dùng đối với ghép tổ chức khác) có tác dụng hơn so với ganciclovir đường tĩnh mạch.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh Lyme

Căn bệnh này, được đặt tên theo thị trấn old Lyme, Connecticut, do xoắn khuẩn Borrelia burgdoíeri gây nên, lây truyền cho người qua ve bọ ixodid, một bộ phận của phức hệ Ixodes ricinus.

Bệnh u hạt lympho hoa liễu

Ớ nam giới, tổn thương ban đầu dạng mụn phỏng hoặc nốt loét ở bộ phận sinh dục ngoài, nó biến đi nhanh chóng nên thường bị bỏ qua, không được bệnh nhân để ý.

Diễn biến tự nhiên và các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị Giang mai

Các thông số dịch não tủy trong giang mai thần kinh rất đa dạng, Các ca bệnh cổ điển thường có protein tăng, nhiều bạch cầu lympho và phản ứng VDRL dương tính.

Viêm họng nhiễm khuẩn do liên cầu

Liên cầu tan huyết bê ta nhóm A là vi khuẩn gây viêm họng xuất tiết phổ biến nhất. Bệnh lây qua các giọt nước bọt có vi khuẩn.

Nhiễm khuẩn tụ cầu không tiết coagulase

Vì tụ cầu không tiết coagulase là vi khuẩn bình thường trên da người, nên phân lập được nó khó có thể nói đó là nhiễm khuẩn hay nhiễm bẩn khi cấy máu mà tìm thấy có vi khuẩn này.

Viêm dạ dày ruột do Salmonella

Bệnh thường tự hết, nhưng có thể gặp tình trạng vi khuẩn huyết có khu trú ở khớp hoặc trong xương, nhất là ở những bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm.

Nhiễm Adenovirus

Những bệnh nhân ghép gan bị nhiễm virus có xu hướng phát triển viêm gan typ 5, còn những người ghép tủy xương và ghép thận có xu hướng viêm phổi phát triển hoặc viêm bàng quang xuất huyết.

Ho gà

Các triệu chứng bệnh ho gà thường kéo dài 6 tuần và diễn biến theo 3 giai đoạn liên tiếp: giai đoạn viêm long ban đầu, có đặc điểm là khởi phát kín đáo.

Nhiễm khuẩn do Moraxeila catarrhalis

Vi khuẩn này thường cư trú tại đường hô hấp, nên phân biệt giữa gây bệnh và bình thường là rất khó. Khi phân lập được đa số là vi khuẩn này, cần điều trị tiêu diệt chúng.

Thủy đậu (varicella) và zona

Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.

Sốt do chuột cắn

Sốt do chuột cắn cần được phân biệt với viêm hạch và phát ban do chuột cắn trong sốt do Streptobacillus gây nên. Về mặt lâm sàng, viêm khớp và đau cơ nặng.

Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm

Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.

Nhiễm khuẩn da do liên cầu

Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân nặng hoặc bệnh phân bị viêm tổ chức tế bào da ở mặt, cần dùng kháng sinh đường toàn thân.

Viêm màng não do lao

Ngay cả khi cấy cho kết quả âm tính cũng cần điều trị đủ liệu trình nếu lâm sàng có dấu hiệu gợi ý là viêm màng não.

Một số nhiễm khuẩn do liên cầu nhóm A

Mọi tình trạng nhiễm liên cầu, đặc biệt là viêm cân hoại tử đều có thể bị hội chứng sốc nhiễm độc tố liên cầu. Bệnh có đặc điểm là: viêm da hoặc viêm tổ chức phần mềm, suy hô hấp cấp, suy thận.

Nhiễm tụ cầu khuẩn huyết

Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như người tiểu đường, người có suy giảm miễn dịch hoặc nghi ngờ có viêm nội tâm mạc, người ta khuyên nên dùng dài ngày hơn.

Sốt phát ban thành dịch do bọ chét

Ban ở dạng dát sẩn tập trung ở thân mình và mờ đi tương đối nhanh, ít gặp bệnh nhân tử vong và thường chỉ xảy ra ở người già.

Viêm não do arbovirus

Nguyên nhân hàng đầu của viêm não arbovirus là viêm não California và viêm não St. Louis. Mầm bệnh tồn tại trong tự nhiên là ở những động vật có vú nhỏ đặc trưng và một số loại chim.

Sốt do ve

Ở Mỹ, trong 10 năm có 67 trường hợp bị bệnh được phát hiện, phần lớn trong số đó là đi du lịch về từ châu Phi, gồm cả Somalia. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, huyết thanh lọc và kỹ thuật PCR.

Test quá mẫn và giải mẫn cảm

Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ xẩy ra thì dùng liều thấp hơn và tiếp tục giải mẫn cảm. Nếu phản ứng nặng hơn, cần dùng epinephrin và ngừng thuốc trừ khi việc điều trị là tối cần thiết.

Bệnh bại liệt

Suy hô hấp là hậu quả của liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp do tổn thương các nhân của dây thần kinh sọ, hoặc ổ thương trung hô hấp.

Viêm dạ dày ruột do Escherichia Coli

Kháng sinh không có tác dụng, điều trị nâng đỡ là chủ yếu. Khi có tiêu chảy và hội chứng urê huyết - huyết tán đồng thời, cần nghĩ tới E. coli gây xuất huyết và phát hiện chúng.

Bệnh do Tularemia

Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ.

Sốt xuất huyết

Những người có triệu chứng giống như những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và những người đến từ vùng dịch tễ phải được cách ly để chẩn đoán vả điều trị triệu chứng.

Bệnh do Nocardia

Bệnh có thể khuếch tán đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Áp xe não và các cục dưới da là hay gặp nhất, nhưng chỉ gặp ở người bị suy giảm miễn dịch.