Bệnh do vi rút

2016-03-02 04:22 PM

Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang thường sử dụng các kháng thể đơn dòng cũng giúp chẩn đoán nhanh một số kháng nguyên trong những tế bào bong vẩy.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chẩn đoán lâm sàng

Một số virus gây bệnh như sởi, quai bị, thủy đậu có biểu hiện trên lâm sàng rất điển hình. Tuy nhiên nhiều trường hợp, bệnh cảnh lâm sàng không đặc hiệu mà chỉ thể hiện là có nhiễm virus. Ví dụ: virus quai bị, virus viêm màng mạch màng não tăng lympho bào hoặc một số loại virus đường tiêu hóa có thể gây ra viêm màng não vô khuẩn. Các triệu chứng ở đường hô hấp do nhiều loại virus là không thể phân biệt được như ban đỏ, sổ mũi với ít mủ và bệnh mô kẽ khi có viêm phổi. Phát ban là triệu chứng của nhiễm virus chứ không đặc hiệu cho từng virus.

Xác định virus thường chỉ cần khi lâm sàng không điển hình, giúp khám phá sự bùng nổ vầ giải thích các hội chứng nhầm lẫn. Thông thường, mỗi loại virus sẽ gây ra một loại bệnh, vì thế có thể chẩn đoán được như virus hợp bào đường hô hấp (RSV) gây viêm tiểu phế quản, virus á cúm gây viêm thanh quản. Các ví dụ về chẩn đoán nhanh đã được áp dụng trong việc xử trí bệnh nhân sẽ được trình bày trong chương này.

Chẩn đoán xét nghiệm

Có 3 kỹ thuật xét nghiệm cơ bản được dùng để chẩn đoán nhiễm virus. Xác định virus bằng cách nhuộm (như tiêu bản Tzanck không đặc hiệu cho virus herpes), nuôi cấy tế bào (như nuôi cấy virus coxsackie trên chuột đang bú), phát hiện kháng thể (virus dại trên sinh thiết da), hoặc các kỹ thuật phân tử như phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Phân lập virus từ những vị trí vô khuẩn của cơ thể (như dịch não tủy, phổi) hoặc từ tổn thương (mụn nước), ở những người không có suy giảm miễn dịch là rất có ý nghĩa cho chẩn đoán. Việc phân lập virus từ các vị trí hữu khuẩn (mũi, họng, phân) chỉ thể hiện là có nhiễm virus, còn biến đổi huyết thanh và thay đổi mô bệnh học mới giúp cho chẩn đoán.

Phương pháp dùng kính hiển vi

Các kỹ thuật kính hiển vi được dùng để quan sát tế bào, các dịch cơ thể, các mẫu bệnh phẩm lấy bằng sinh thiết hoặc chọc hút giúp tìm được virus hoặc những thay đổi về tế bào học đặc trưng cho một virus hoặc một nhóm virus (như tìm thấy tế bào khổng lồ đa nhân ở đáy tổn thương dọ virus herpes, quan sát được cấu trúc của rota virus bằng soi phân trên kính hiển vi điện tử.

Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang thường sử dụng các kháng thể đơn dòng cũng giúp chẩn đoán nhanh một số kháng nguyên trong những tế bào bong vẩy như virus dại, thủy đậu, herpes simple, virus hợp bào hô hấp.

Phương pháp huyết thanh miễn dịch

Trong quá trình bị bệnh các kháng thể đặc hiệu của virus tăng lên, mặc dù thời gian và sự tăng của hiệu giá kháng thể phụ thuộc vào virus. Nếu hiệu giá kháng thể tăng từ 4 lần trở lên trong quá trình bệnh thì rất có giá trị trong chẩn đoán.

Tìm khảng thể một lần thường ít giá trị mà cần xét nghiệm kháng thể hai lần (ở giai đoạn cấp và khi hồi phục, thường cách nhau 2 - 3 tuần).

Tìm kháng nguyên chỉ dùng cho một số loại virus (HBsAg, HCV, HIV), phát hiện sự hiện diện của virus trong quá trình mắc bệnh không cạn tính đến thời gian bị bệnh hoặc đáp ứng của cơ thể.

Các kỹ thuật phân tử

Công nghệ phân tử đã cung cấp một sốkỹ thuật như PCR và các thăm dò acid nhân. Những kỹ thuật này rất có giá trị trong phát hiện những virus gây bênh mới (như virus viêm gan c, virus hẹrpes gậy ung thư Kaposi) cũng như trong xử trí bệnh nhân trong đó xác định số lượng virus hoạt động giúp theo doi diễn biến lâm sàng hoặc đáp ứng với điều trị. Tuy nhiên, không thể sao chụp được các kết quả giữa các phòng xét nghiệm.

Điều trị

Nhiều thuốc điều trị virus được sử dụng rộng rãi do sự bùng nổ của virus HIV, nhưng nhiều virus còn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Để phòng bệnh do virus gây ra thì chủ yếu là dùng vaccin. Các vaccin sống hiện đang được sử dụng bao gồm vaccin phòng các bệnh do các loại virus như sởi, quai bị, Rubeon, bại liệt (vaccin Sabin), sốt vàng, thủy đậu, viêm não Nhật Bản B và trong tương lai gần là vaccin phòng Rota virus. Các loại vaccin bật hoạt để phòng các bệnh do virus như: bại liệt (vaccln SaỊk), viêm gan A, viêm gạn B, virus hợp bào đường hô hấp (RSV). Dự phòng miễn dịch thụ động vẫn là phựơng pháp hàng đầu ngăn ngừa nhiễm virus dại, virus viêm gan A, viêm gan B, virus hợp bào đường hô hấp và virus thủy đậu ở những người suy giảm miễn dịch.

Bài viết cùng chuyên mục

Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí

Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.

Sốt vàng

Có thể khó chẩn đoán phân biệt giữa sốt vàng và viêm gan, sốt rét, bệnh do leptospiraa, Dengue và các sốt xuất huyết khác nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng đơn thuần.

Nhiễm khuẩn ở những người tiêm chích

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không liên quan trực tiếp đến tiêm chích nhưng qua thực tế quan hệ tình dục để trao đổi ma tuý đã làm tăng tần suất các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Rubeon: bệnh sởi Đức

Sốt, mệt mỏi thường nhẹ, xuất hiện cùng với sưng viêm hạch dưới vùng chẩm, có thể xuất hiện trước phát ban khoảng 1 tuần. Có thế có sổ mũi.

Ngộ độc Clostridium botulinum

Đây là bệnh ngộ độc thức ăn do ăn phải độc tố có sẵn thường do các typ A, B hoặc E của vi khuẩn Clostridium botulinum, đây là một trực khuẩn có nha bào, kỵ khí tuyệt đối, có ở khắp nơi trong đất.

Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.

Các giai đoạn lâm sàng của Giang mai

Giang mai ẩn là thời kỳ yên lặng sau khi các tổn thương thứ phát mất đi và trước khi các triệu chứng giang mai tái phát xuất hiện.

Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao

Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol, Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận.

Bệnh mèo cào

Nhưng vi khuẩn Bartonella quintana cũng có thể gây bệnh u mạch lan toả do vi khuẩn và viêm nội tâm mạc mà khi cấy vi khuẩn không mọc.

Bệnh than

Khi bệnh biểu hiện trên da, thường thấy các ban đỏ tại vùng bị thương và nhanh chóng chuyển sang các mụn phỏng màu hồng rồi màu đen ở giữa. Vùng xung quanh phù nề và nổi mụn phỏng.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Với mỗi bệnh nhân có một hoặc nhiều lần quan hệ tình dục thì đều phải được chẩn đoán và điều trị theo nguyên tắc là bạn tình phải được điều trị đồng thời để tránh khả năng tái nhiễm.

Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A

Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.

Ỉa chảy nhiễm khuẩn cấp tính

Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trong một vài trường hợp có thể phải điều trị sốc mất nước và hỗ trợ hô hấp. Nói chung, phân lớn các trường hợp ỉa chảy cấp tính đều tự khỏi.

Sốt hồi quy

Vi khuẩn gây bệnh là một loại xoắn khuẩn, Borrelia recurrentis, mặc dù một số loại vi khuẩn chưa được nghiên cứu kỹ có thể gây ra bệnh tương tự.

Nhiễm khuẩn bệnh viện

Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng.

Thủy đậu (varicella) và zona

Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.

Nhiễm khuẩn do Hemophilus influenzae

Ớ người lớn ít gặp chủng hemophilus tiết men β lactamase hơn ở trẻ em. Có thể điều trị với người lớn bị viêm xoang, viêm tai hay nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng amoxicillin 500mg.

Những virus ái tính với tế bào lympho T ở người (HTLV)

Corticosteroid điều trị thành công bệnh tủy sống do HTLV gây ra. Những thuốc kháng virus không thấy có tác dụng rõ ràng trong điều trị bệnh lý tủy sống do HTVL và hoặc ATL.

Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Đa số bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là có bệnh tim từ trước, ngược với một số trường hợp xảy ra trên người không có bệnh tim, chủ yếu là ở người tiêm chích.

Sốt phát ban do mò truyền

Sốt phát ban do mò truyền bởi con Orientia tsutsugamushi. Đây là sinh vật ký sinh chủ yếu ở loài gặm nhâm truyền bệnh qua các con mò ở vùng có dịch tễ được trình bày ở trên.

Chlamydia psittaci và bệnh sốt vẹt

Bệnh thường khởi phát nhanh, có sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho khan và đau đầu. Các dấu hiệu bệnh như mạch nhiệt phân ly, gõ phổi đục và nghe phổi có ran.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm do tụ cầu vàng

Viêm da do tụ cầu vàng thường khởi đầu quanh một hay nhiều ổ viêm nang lông, và có thể khu trú để tạo thành nhọt hoặc lan rộng đến vùng da lân cận và tới các mô sâu dưới da tạo thành ung nhọt lớn.

Bệnh tả

Điều trị bằng bù dịch khi bệnh nhẹ hoặc vừa thì uống dịch cũng đủ để làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Có thể tự pha lấy dịch.

Những hội chứng do virus epstein barr

Các virus herpes có khả năng làm biến đổi tế bào, khi nuôi cấy trong tổ chức và đi kèm với các bệnh ác tính như virus Epstein Barr gây u lympho Burkitt.

Bệnh do virus cự bào

Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.