Bệnh do Leptospira

2016-05-20 03:08 PM

Nước tiểu có thể có sắc tố mật, protein, cặn và hồng cầu. Đái ít không phải là ít gặp và trong các trường hợp nặng tăng urê máu có thể xuất hiện.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh do Leptospira là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và thường nghiêm trọng, hay gây tổn thương gan hoặc các cơ quan khác; xoắn khuẩn gây bệnh là Leptospira interrogans, một loài đa dạng bao gồm 23 nhóm huyết thanh và hơn 200 chủng huyết thanh. Ba chủng huyết thanh thường gặp nhất gây bệnh leptospira là Leptospira icterohaemorrhagiae từ chuột, Leptospora canicola từ chó và Leptospira pomona từ gia súc ăn cỏ và lợn. Một vài chủng khác cũng có khả năng gây bệnh, nhưng L. icterohaemorrhagiae gây bệnh nặng nhất. Bệnh phân bố toàn cầu và tỷ lệ mắc bệnh thường cao hơn con số báo cáo. Xoắn khuẩn leptospira thường lây truyền cho người quan thức ăn và nước uống nhiễm nước tiểu của động vật mang mầm bệnh. Xoắn khuẩn có thể xâm nhập qua các tổn thương rất nhỏ ngoài da và có thể qua kết mạc. Các ca nhiễm trong các kỳ nghỉ thường liên quan đến bơi hoặc lướt ván ở vùng nước nhiễm bẩn và các ca liên quan đến nghề nghiệp gặp ở công nhân thoát nước, nông dân trồng lúa, công nhân lò mổ và nông dân các trang trại. Một số ca lẻ tẻ xuất hiện ở những người vô gia cư tiếp xúc với nước tiểu của chuột. Giai đoạn ủ bệnh kéo dài 2 - 20 ngày.

Triệu chứng và dấu hiệu

Bệnh do leptospira không hoàng đảm là dạng bệnh thường gặp và nhẹ, thường diễn biến qua hai giai đoạn. Giai đoạn ban đầu hoặc giai đoạn “nhiễm khuẩn” khởi đầu bằng sốt đột ngột 39 - 40°c, rét run, đau đầu dữ dội và đau cơ, nhất là các cơ bắp chân. Kết mạc mắt sung huyết mạnh. Leptospira có thể phân lập từ máu, dịch não tủy và các mô. Sau một giai đoạn giảm các triệu, chứng và hết sốt kéo dài 1 - 3 ngày bắt đầu giai đoạn hai hoặc giai đoạn “miễn dịch”. Leptospira không có mặt trong máu và dịch não tủy nhưng còn trong thận và các kháng thể đặc hiệu xuất hiện. Sự tái phát các triệu chứng như trong giai đoạn đầu của bệnh cùng với khởi đầu của viêm màng não. Viêm màng bồ đào (có thể một bên hoặc hai bên và thường gây tổn thương toán bộ màng bố đào), phát ban vá viêm hạch có thế xuất hiện. Bệnh thường tự khỏi sau 4 - 30 ngày và bệnh nhân thường hôi phục hoàn toàn.

Bệnh do leptospira có hoàng đảm (hội chứng Weil, thường do L. icterohaemrrhagiae gây nên) là dạng nặng nhất của bệnh, đặc trưng bằng suy chức năng gan thận, tình trạng rối loạn tâm thần, hạ huyết áp và tỷ lệ tử vong 5 - 10%. Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh tiếp diễn liên tục mà không chia làm hai giai đoạn.

Sốt trước cẳng chân, một dạng nhẹ của bệnh do leptospira do Leptospira autumnalis gây ra, xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai ở Fort Bragg, Hoa Kỳ. Trong sốt trước cẳng chân, trên da cẳng chân có những ban dát hồng hoặc ban toàn thân xuất hiện cùng với sốt.

Bệnh do leptospira có hoàng đảm cần phân biệt với viêm gan, sốt vàng và sốt hổi quy.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Số lượng bạch cầu có thể bình thường hoặc tăng tới 50.000/µl với tăng chủ yếu bạch cầu đa nhân. Nước tiểu có thể có sắc tố mật, protein, cặn và hồng cầu. Đái ít không phải là ít gặp và trong các trường hợp nặng tăng urê máu có thể xuất hiện. Trong những trường hợp có tổn thương màng não có thể tìm thấy xoắn khuẩn trong dịch não tủy trong 10 ngày đầu của bệnh. Trong giai đoạn sớm của bệnh có thể soi thấy xoắn khuẩn trong trường tối khi xét nghiệm máu của bệnh nhân hoặc nuôi cấy trên môi trường bán cứng (như môi trường Fletcher EMJH). Xét nghiệm nuôi cấy cần thời gian 1 - 6 tuần để mọc. Xoắn khuẩn cũng có thể phân lập từ nước tiểu từ ngày thứ 10 đến tuần thứ sáu. Chẩn đoán thường dựa trên các xét nghiệm huyết thanh. Các xét nghiệm ngưng kết (vi thể, sử dụng vi khuẩn sống; và ngưng kết thô, sử dụng các kháng nguyên chết) trở nên dương tính sau 7 - 10 ngày bị bệnh, đạt cao nhất ở tuần thứ 3 - 4 và có thể tồn tại kéo dài ử hiệu giá cao trong nhiều năm. Vì vậy, để chẩn đoán cần có một sự tăng hiệu giá gấp bốn lần hoặc hơn. Các xét nghiệm ngưng kết phải tiến hành qua nhiều bước và đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật. Ngoài ra còn có các xét nghiệm ngưng kết hồng cầu gián tiếp, kháng thể miễn dịch huỳnh quang và ELlSA. Xét nghiệm ELISA IgM đặc biệt có ích trong chẩn đoán sớm, do phản ứng dương tính sớm, chỉ hai ngày sau khi khởi phảt bệnh, khi mà các triệu chứng lâm sàng còn chưa đặc hiệu và phản ứng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao (95%). Phương pháp PCR (hiện còn đang nghiên cứu) tỏ ra nhạy, đặc hiệu, dương tính sớm trong quá trình bệnh và khả năng phát hiện ADN của leptospira trong máu, nước tiểu, dịch não tuỹ và các dịch thể. Creatinin kinase (CK) huyết thanh thường tăng ở những bệnh nhân bị bệnh leptospira và bình thường ở bệnh nhân viêm gan.

Biến chứng

Viêm cơ tim, viêm màng não nước trong, suy thận và thâm nhiễm phổi kèm xuất huyết không hay gặp nhưng thường là những căn nguyên gây tử vong; viêm mống mắt thể mi có thể xuất hiện.

Điều trị

Một loạt kháng sinh, bao gồm penicillin và tetracyclin có tác dụng với leptospira. Penicillin (ví dụ, 6 triệu đơn vị tiêm tĩnh mạch hàng ngày) được coi là có hiệu quả trong bệnh do leptospira nặng, nhất là khi điều trị được bắt đầu trong vòng 4 ngày đầu của bệnh. Phản ứng Jarisch - Hexheimer có thể xuất hiện. Cần theo dõi tìm bằng chứng suy thận và điều trị khi cần. Bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả bằng doxycyclin uống 200 mg một lần một tuần trong thời gian có nguy cơ phơi nhiễm. Doxycyclin 100 mg hai lần một ngày trong 7 ngày cũng có thể làm giảm mức độ nặng vả rút ngắn thời gian có triệu chứng trong vòng 3 ngày sau khỏi bệnh.

Tiên lượng

Không có hoàng đảm, bệnh hầu như không dẫn tới tử vong. Với hoàng đảm, tỷ lệ tử vong vào khoảng 5% đối với bệnh nhân dưới 50 tuổi và 30% với những bệnh nhân trên 60 tuổi.

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm dạ dày ruột do Escherichia Coli

Kháng sinh không có tác dụng, điều trị nâng đỡ là chủ yếu. Khi có tiêu chảy và hội chứng urê huyết - huyết tán đồng thời, cần nghĩ tới E. coli gây xuất huyết và phát hiện chúng.

Ỉa chảy ở người du lịch

Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành.

Những tác nhân gây bệnh giống virus có thời gian tiềm tàng kéo dài

Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có phòng bệnh bằng cách tránh lây nhiễm từ tổ chức não bị bệnh, điện cực, dụng cụ phẫu thuật thần kinh hoặc tránh ghép giác mạc.

Nhiễm khuẩn do Moraxeila catarrhalis

Vi khuẩn này thường cư trú tại đường hô hấp, nên phân biệt giữa gây bệnh và bình thường là rất khó. Khi phân lập được đa số là vi khuẩn này, cần điều trị tiêu diệt chúng.

Bệnh do virus cự bào

Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.

Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí

Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.

Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao

Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol, Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận.

Viêm màng não do phế cầu

Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy.

Nhiễm khuẩn do Hemophilus influenzae

Ớ người lớn ít gặp chủng hemophilus tiết men β lactamase hơn ở trẻ em. Có thể điều trị với người lớn bị viêm xoang, viêm tai hay nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng amoxicillin 500mg.

Thủy đậu (varicella) và zona

Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.

Bệnh do Brucella

Khởi phát thường đột ngột: sốt, rét run, toát mồ hôi nhưng thông thường chỉ khởi phát âm ỉ. Bệnh nhân đến khám sau nhiều tuần có mệt mỏi, sút cân, sốt nhẹ, ra mồ hôi, mệt nhanh dù làm việc nhẹ.

Bệnh do vi khuẩn Listeria

Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.

Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.

Bệnh đậu do rickettsia

Bạch cầu giảm, nồng độ kháng thể tăng bằng phản ứng kết hợp bổ thể hoặc dùng phản ứng huỳnh quang gián tiếp sử dụng globulin kháng rickettsia liên hợp.

Bệnh do vi rút

Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang thường sử dụng các kháng thể đơn dòng cũng giúp chẩn đoán nhanh một số kháng nguyên trong những tế bào bong vẩy.

Tạo miễn dịch chủ động chống lại các bệnh nhiễm khuẩn

Nhiều loại vaccin được khuyên dùng cho người lớn tùy thuộc theo tình trạng tiêm phòng trước đó của mỗi người và những nguy cơ phoi nhiễm với một số bệnh.

Sốt phát ban thành dịch do bọ chét

Ban ở dạng dát sẩn tập trung ở thân mình và mờ đi tương đối nhanh, ít gặp bệnh nhân tử vong và thường chỉ xảy ra ở người già.

Các bệnh do nấm Actinomyces

Đây là các vi khuẩn dạng sợi phân nhánh gram + kỵ khí, có đường kính khoảng 1µm và có thể phân chia thành dạng trực khuẩn. Khi vào trong các mô của vết thương.

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao

Vì khi bắt đầu điều trị thường chưa có kết quả kháng sinh đồ, nên thường phải dựa vào độ mạnh của thuốc hoặc số liệu về tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng hoặc trong quần thể bệnh nhân.

Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Đa số bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là có bệnh tim từ trước, ngược với một số trường hợp xảy ra trên người không có bệnh tim, chủ yếu là ở người tiêm chích.

Bệnh Lyme

Căn bệnh này, được đặt tên theo thị trấn old Lyme, Connecticut, do xoắn khuẩn Borrelia burgdoíeri gây nên, lây truyền cho người qua ve bọ ixodid, một bộ phận của phức hệ Ixodes ricinus.

Bệnh dịch hạch

Khởi bệnh đột ngột sốt cao, mệt nặng, nhịp tim nhanh, đau đầu và đau cơ dữ dội. Bệnh nhân trong tình trạng nặng, có thể thấy mê sảng.

Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky

Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.

Các bệnh do lậu cầu khuẩn

Ở nam giới, lúc đầu có đái nóng, và dịch trắng hoặc ngà ở ngay đầu. Vài ba ngày sau, đái đau rõ dần và dịch tiết quy đầu vàng sẫm hơn đặc như kem, nhiều và có thể lẫn máu.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Trong trường hợp có tổn thương hệ thần kinh trung ương dịch não tủy cho thấy tăng áp lực, các tế bào lympho bất thường và protein.