Bệnh dại
Bệnh dại hầu hết là tử vong, những người sống sót có thể là do nhiễm virus giống dại. Người thầy thuốc đối diện với vấn đề thường gặp nhất trên lâm sàng là xử trí bệnh nhân bị động vật cắn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán
Tiền sử bị động vật cắn.
Dị cảm, sợ nước, có những cơn giận dữ xen lẫn với bình tĩnh.
Co giật, liệt, nước bọt đặc, dính.
Nhận định chung
Bệnh dại là một bệnh viêm não do virus (Rhadovirus) lây truyền qua nước bọt bị nhiễm virus. Virus vào cơ thể qua vết cắn của động vật hoặc qua vết thương hở. Những động vật hay bị dại là chồn hôi, dơi, cáo, gấu trúc Mỹ. Những động vật cắn người gây bệnh dại ở Mỹ này có xu hướng theo phân bố địa lý: gấu trúc Mỹ ở miền Đông và New England; chồn hôi ở giữa miền Tây, Tây Nam và California; sói đồng cỏ ở Texas; cáo ở miền Tây Nam, New England và Alaska. Chó và mèo bị dại ở các nước đang phát triển (bao gồm cả biên giới Mexico), 10 trong số 20 người Mỹ mắc bệnh ở thập kỷ 80 là bị ở nước ngoài. Những loài gặm nhấm và thỏ ít bị bệnh dại. Virus vào tuyến nước bọt của chó 5 - 7 ngày trước khi chó bị chết vì bệnh dại. Bởi thế, thời gian lây truyền của bệnh là có giới hạn. Thời gian ủ bệnh từ 10 ngày đến nhiều năm, nhưng thường là 3 - 7 tuần. Thời gian này phụ thuộc vào khoảng cách từ vết cắn tới hệ thần kinh trung ương. Virus vào dây thần kinh rồi tới não, nhân lên tại não, rồi sau đó theo dây ly tâm đến tuyến nước bọt.
Bệnh dại hầu hết là tử vong, những người sống sót có thể là do nhiễm virus giống dại. Người thầy thuốc đối diện với vấn đề thường gặp nhất trên lâm sàng là xử trí bệnh nhân bị động vật cắn.
Các triệu chứng và dấu hiệu
Bệnh nhân thường có tiền sử bị động vật cắn. Số bệnh nhân bị bệnh dại do cào ít hơn 50% so với bị cắn. Đau xuất hiện ở nơi bị cắn, sau đó là dị cảm. Da rất nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ, đặc biệt là luồng không khí. Khi uống nước gây ra co thắt thanh quản rât đau (chứng sợ nước). Bệnh nhân có thể bồn chồn, co rút cơ, rất kích động, hành vi kỳ quái, co giật và liệt. Tiêt nhiều nước bọt nhưng đặc quánh.
Các dấu hiệu cận lâm sàng
Những người bị động vật cắn mặc dù khỏe mạnh nhưng vẫn phải giữ động vật lại để theo dõi từ 7- 10 ngày. Nếu động vật bị ốm hoặc chết thì người đó phải đi khám bệnh. Khi một động vật hoang dại cắn người, nếu bắt được, cắt lấy đầu, bảo quản lạnh, gửi tới phòng xét nghiệm có đủ điều kiện gần nhất để tìm virus dại trong não; việc chẩn đoán dựa vào kỹ thuật kháng thể miễn dịch huỳnh quang. Nếu động vật không được khám nghiệm thì chồn hôi, dơi, sói đổng cỏ, cáo và gấu trúc Mỹ cắn nên được coi như động vật mắc dại.
Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang của tổ chức sinh thiết da ở sau cổ hoặc vết giác mạc có thể dương tính sớm. Xét nghiệm có thể trở nên âm tính sau khi hình thành kháng thể. Kỹ thuật PGR hoặc gen có thể tiến hành chẩn đoán nhưng rất đắt và không nhạy trong giai đoạn sớm của bệnh.
Phòng bệnh
Vì bệnh dại hầu như gây tử vong nên phòng bệnh là phương pháp duy nhất có thể áp dụng. Tất cả những người bị động vật cắn hoặc cào đều phải được đánh giá: Tạo miễn dịch cho chó và mèo nhà và tạo miễn dịch chủ động cho những người tiếp xúc nhiều với động vật (như bác sỹ thú y) là rất quan trọng. Tuy nhiên, những quyết định quan trọng nhất liên quan đến vết cắn của động vật.
Điều trị tại chỗ vết súc vật cắn và cào
Rửa kỹ, cắt bỏ tổ chức tại vết thương và sau đó rửa bằng xà phòng là rất quan trọng. Nếu dùng globulin miễn dịch với bệnh dại hoặc kháng huyết thanh thì tiêm một phần tại chỗ xung quanh vết thương và phần còn lại dùng tiêm bắp. Không nên khâu vết thương.
Tạo miễn dịch sau khi bị động vật cắn hoặc cào
Cách này được chỉ định khi bệnh được coi là nặng. Những quyết định về y tế phải được dựa trên những khuyến cáo của ủy ban cố vấn USPHS nhưng cũng phải dựa vào hoàn cảnh bị cắn, bao gồm: phạm vi, vị trí vết thương, động vật cắn và dịch tễ của bệnh dại tại khu vực đó. Có thể hội chẩn phòng khám khu vực hoặc bệnh viện. Điều trị sau khi bị cắn bao gồm cả tiêm vaccin và kháng thể thụ động.
Dạng tốt nhất của miễn dịch thụ động là dùng globulin miễn dịch với bệnh dại (40 UI/kg). Dùng 50% globulin tiêm quanh vết thương, phần còn lại tiêm bắp. Nếu không có globulin miễn dịch của người thì dùng kháng huyết thanh dại của ngựa (20 UI/kg) sau khi đã thử phản ứng nhạy cảm với huyết thanh ngựa. Dùng 5 mũi vaccin tế bào lưỡng bội của người bất hoạt (HDCV), mỗi mũi lml tiêm bắp (thường tiêm cơ delta hơn là cơ mông) vào ngày thứ 0, 3, 7, 14 và 28 sau khi bị cắn.
Có thể dùng vaccin nuôi cấy tế bào vài lần và thường hay dùng hơn vaccin nuôi cấy tế bào bào thai (như vaccin bào thai vịt DEV) bởi vì đáp ứng kháng nguyên tốt hơn và ít phản ứng toàn thân hơn. HDCV có sẵn và giá rẻ, do đó có thể dùng ở những nước đang phát triển.
Globulin miễn dịch và vaccin dại (vaccin tế bào lưỡng bội của người) không được dùng chung một bơm tiêm và tiêm cùng một chỗ. Phản ứng dị ứng với vaccin là hiếm mặc dù có phản ứng tại chỗ (ngứa, mẩn đỏ, đau) xảy ra khoảng 25%, và phản ứng toàn thân nhẹ (đau đầu, đau cơ, buồn nôn) khoảng 20%. Có thể mua vaccin trên thị trường và phòng khám bệnh.
Đối với người trước đó đã dùng vaccin dại trước hoặc sau khi bị cắn thì không nên dùng globulin miễn dịch; vaccin dùng 1 ml tiêm vào cơ delta 2 lần (vào ngay ngày hôm đó và ngày thứ 3).
Ở những nước khác, có thể dùng vaccin não chuột hoặc vaccin bất hoạt từ bào thai vịt nhưng cách dùng phức tạp hơn, tỉ lệ phản ứng dị ứng, đặc biệt là liệt lan lên, cao hơn và hiệu quả lại kém hơn.
Dùng vaccin tế bào lưỡng bội tiêm 3 lần để phòng bệnh trước khi bị cắn cho những người có nguy cơ cao (như bác sỹ thú y, người huấn luyện, chăm sóc động vật). Dùng đồng thời chloroquin đề phòng sốt rét có thể làm giảm đáp ứng kháng thể.
Điều trị
Đây là bệnh rất nặng, hầu hết bệnh nhân đều tử vong, cần phải hồi sức tốt, đặc biệt chú ý đường thở, duy trì thở oxy, kiểm soát co giật, cần thận trọng trong việc truyền dịch, máu.
Tiên lượng
Một khi xuất hiện triệu chứng, tử vong là không tránh khỏi sau 7 ngày, thường do suy hô hấp.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh bại liệt
Suy hô hấp là hậu quả của liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp do tổn thương các nhân của dây thần kinh sọ, hoặc ổ thương trung hô hấp.
Cúm
Có thể dùng vaccin cho những người nhiễm HIV mà vẫn an toàn. Mối lo lắng về sự hoạt hóa nhân lên của virus HIV do các yếu tố gây miễn dịch có thể là quá mức cần thiết.
Nhiễm virus coxsackie
Những xét nghiệm thông thường không thấy có bất thường đặc trưng của bệnh. Kháng thể bằng phản ứng trung hòa xuất hiện trong giai đoạn hồi phục của bệnh.
Vết thương do người và xúc vật cắn
Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn các vết cắn phụ thuộc vào súc vật cắn và thời điểm nhiễm khuẩn vết thương sau khi bị cắn, Pasteunrella multocida gây nhiễm khuẩn vết thương do chó và mèo cắn rất sớm
Bệnh do Nocardia
Bệnh có thể khuếch tán đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Áp xe não và các cục dưới da là hay gặp nhất, nhưng chỉ gặp ở người bị suy giảm miễn dịch.
Hoại tử sinh hơi
Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng.
Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao
Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol, Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận.
Nhiễm echovirus
Cũng như nhiễm các virus đường tiêu hóa khác, chẩn đoán cần dựa vào sự tương quan giữa lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm. Có thể nuôi cấy các virus từ dịch súc họng, máu hoặc dịch não tủy vào các tế bào.
Nhiễm khuẩn do các cầu khuẩn ruột
Vì các kháng sinh này đều không phải là loại kháng sinh diệt khuẩn đối với cầu khuẩn ruột, nên trong trường hợp viêm nội tâm mạc hoặc nhiễm khuẩn nặng khác.
Sốt do ve
Ở Mỹ, trong 10 năm có 67 trường hợp bị bệnh được phát hiện, phần lớn trong số đó là đi du lịch về từ châu Phi, gồm cả Somalia. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, huyết thanh lọc và kỹ thuật PCR.
Bệnh do Leptospira
Nước tiểu có thể có sắc tố mật, protein, cặn và hồng cầu. Đái ít không phải là ít gặp và trong các trường hợp nặng tăng urê máu có thể xuất hiện.
Viêm dạ dày ruột do Salmonella
Bệnh thường tự hết, nhưng có thể gặp tình trạng vi khuẩn huyết có khu trú ở khớp hoặc trong xương, nhất là ở những bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm.
Sốt phát ban do mò truyền
Sốt phát ban do mò truyền bởi con Orientia tsutsugamushi. Đây là sinh vật ký sinh chủ yếu ở loài gặm nhâm truyền bệnh qua các con mò ở vùng có dịch tễ được trình bày ở trên.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm do tụ cầu vàng
Viêm da do tụ cầu vàng thường khởi đầu quanh một hay nhiều ổ viêm nang lông, và có thể khu trú để tạo thành nhọt hoặc lan rộng đến vùng da lân cận và tới các mô sâu dưới da tạo thành ung nhọt lớn.
Viêm não đám rối màng mạch tăng lympho bào
Triệu chứng biểu hiện bằng 2 giai đoạn. Giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng sốt, rét run, đau cơ, ho và nôn. Giai đoạn màng não biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn và ngủ lịm.
Viêm màng não do phế cầu
Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy.
Sốt vàng
Có thể khó chẩn đoán phân biệt giữa sốt vàng và viêm gan, sốt rét, bệnh do leptospiraa, Dengue và các sốt xuất huyết khác nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng đơn thuần.
Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm
Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.
Sốt do chuột cắn
Sốt do chuột cắn cần được phân biệt với viêm hạch và phát ban do chuột cắn trong sốt do Streptobacillus gây nên. Về mặt lâm sàng, viêm khớp và đau cơ nặng.
Sốt xuất huyết
Những người có triệu chứng giống như những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và những người đến từ vùng dịch tễ phải được cách ly để chẩn đoán vả điều trị triệu chứng.
Bệnh do Hantavirus
Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh học bằng nhuộm hóa học mô miên dịch hoặc bằng kỹ thuật khuyếch đại PCR của ADN virus trong tổ chức.
Bệnh Lyme
Căn bệnh này, được đặt tên theo thị trấn old Lyme, Connecticut, do xoắn khuẩn Borrelia burgdoíeri gây nên, lây truyền cho người qua ve bọ ixodid, một bộ phận của phức hệ Ixodes ricinus.
Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí
Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.
Viêm họng nhiễm khuẩn do liên cầu
Liên cầu tan huyết bê ta nhóm A là vi khuẩn gây viêm họng xuất tiết phổ biến nhất. Bệnh lây qua các giọt nước bọt có vi khuẩn.
Nhiễm tụ cầu khuẩn huyết
Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như người tiểu đường, người có suy giảm miễn dịch hoặc nghi ngờ có viêm nội tâm mạc, người ta khuyên nên dùng dài ngày hơn.