- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh tim
- Block đường ra xoang nhĩ và hội chứng nút xoang bệnh lý
Block đường ra xoang nhĩ và hội chứng nút xoang bệnh lý
Blốc xoàng nhĩ thường không có triệu chứng, mặc dù ngừng dài tương đương với ngừng xoang hiếm khi xảy ra như là một phần của hội chứng nút xoang bệnh lý và được điều trị như được phác thảo dưới đây.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Rối loạn dẫn truyền có thể xảy ra giữa nút xoang và nhĩ, trong nút nhĩ thất và tại các đường dẫn truyền trong thất.
Block đường ra xoang nhĩ
Blốc đường ra xoang nhĩ gây ra một khoảng ngừng tim đúng bằng nhiều lần khoảng PP cơ sở. Thường có sự ngắn dần khoảng PP trước khi ngừng (blốc xoang rihĩ Wenckebach). Rối loạn này có thể do tăng trương lực phế vị quá mức, thiếu máu xơ hóa hoặc calci hóa đường dẫn truyền hoặc do tác dụng của thuốc (đặc biệt là digitalis, các thuốc chẹn dòng calci, các thuốc chống loạn nhịp và các thuốc hủy giao cảm). Blốc xoàng nhĩ thường không có triệu chứng, mặc dù ngừng dài tương đương với ngừng xoang hiếm khi xảy ra như là một phần của hội chứng nút xoang bệnh lý và được điều trị như được phác thảo dưới đây.
Hội chứng nút xoang bệnh lý
Chẩn đoán mơ hồ này được áp dụng cho những bệnh nhân bị ngừng xoang, blốc xoang nhĩ, nhịp chậm xoang bền bỉ. Những rối loạn nhịp này thường do hoặc làm nặng lên bởi các thuốc điều trị (digitalis, các thuốc chẹn dòng calci, các thuốc chẹn beta, các thuốc hủy giao cảm và các thuốc chống loạn nhịp). Các thuốc có thể là thủ phạm của rối loạn nhịp này nên được ngừng trước khi đưa ra chẩn đoán. Biểu hiện khác là nhịp nhanh trên thất tái phát (nhịp nhanh kịch phát do vào lại, cuồng động nhĩ và rung nhĩ) kết hợp với những đoạn nhịp chậm ("hội chứng tim nhanh - chậm"). Những đoạn ngừng tim dài thường xảy ra ngay sau khi kết thúc cơn tim nhanh gây các triệu chứng kết hợp.
Những điểm đặc trưng điện tâm đồ của hội chứng nút xoang bệnh lý gặp hầu hết ở các bệnh nhân già. Những thay đổi bệnh lý thường không đặc hiệu, được đặc trưng bằng sự xơ hóa đốm của nút xoang và hệ dẫn truyền tim. Thoái hóa dạng tinh bột tim cũng làm tổn thương ưu tiên các cấu trúc này. Hội chứng nút xoang bệnh lý cũng có thể do các tình trạng bệnh lý khác gây ra như sarcoid, thoái hóa dạng tinh bột, bệnh Chagas, và các bệnh cơ tịm khác. Bệnh mạch vành là một nguyên nhân hiếm gặp.
Hầu hết các bệnh nhân có thể có những dấu hiệu điện tâm đồ của hộị chứng nút xoang bệnh lý không có biểu hiện lâm sàng, nhưng một số ít người có thể bị ngất, choáng váng, co giật, hồi hộp đánh trống ngực, suy tim hoặc đau thắt ngực. Bởi vì các triệu chứng này, đặc biệt là ở những bệnh nhân có tuổi, hoặc không đặc hiệu hoặc do các nguyên nhân khác gây ra nên điều cần thiết là phải chứng minh được chúng xảy ra đồng thời với rối loạn nhịp. Để thực hiện được điều đó cần phải theo dõi điện tâm đồ di động kéo dài hoặc sử dụng máy ghi các biến cố. Điều trị thuốc cho hội chứng nút xoang bệnh lý rất khó, nhưng những nghiên cứu mới đây đã chứng tỏ rằng theophylin uống có thể có hiệu quả, đặc biệt khi nhịp chậm xoang là biểu hiện chính. Hầu hết các bệnh nhân có triệu chứng sẽ phải tạo nhịp cấy. Bởi vì bệnh nút nhĩ thất cũng thường gặp nên tạo nhịp thất hoặc tạo nhịp cả hai buồng là phương thức thích hợp trừ khi thăm dò điện sinh lý cho thấy dẫn truyền nhĩ thất bình thường. Điều trị nhịp nhanh kết hợp thường rất khó nếu không tiến hành tạo nhịp trước tiên bởi vì digoxin và các thuốc chống loạn nhịp khác có thể làm nhịp chậm nặng lên. Đáng tiếc là việc loại bỏ triệu chứng sau khi đã tạo nhịp đã không thực hiện được mà chủ yếu là do không đầy đủ các tài liệu về vai trò bệnh sinh của nhịp chậm trong việc sinh ra các triệu chứng. Hơn nữa, nhiều trong số bệnh nhân này có thể kết hợp rối loạn nhịp thất và cần phải điều trị, tuy nhiên các bệnh nhân được chọn lọc cẩn thận có thể trở thành không có triệu chứng với tạo nhịp đơn thuần.
Bài viết cùng chuyên mục
Hẹp van động mạch chủ
Hẹp van động mạch chủ có thể xảy ra sau thấp tim nhưng nguyên nhân thường gặp là do sự calci hóa van dần dần chồng chéo lên bệnh van động mạch chủ hai lá bẩm sinh hoặc ở người già có van bình thường trước đó.
Viêm cơ tim cấp do thuốc và nhiễm độc
Các phản ứng tăng nhạy cảm với sulfonamid, penicillin và aminosalicylic acid cũng nhừ các thuốc khác có thể gây ra rối loạn chức năng tim. Tia xạ cũng có thể gây phản ứng viêm cơ tim cấp cũng như gây xơ hóa mạn tính, thường gắn liền với viêm màng ngoài tim.
Đau thắt ngực
Đau thắt ngực thường do bệnh xơ vữa các động mạch vành gây ra. Co thắt động mạch vành cũng có thể xẩy ra ở vị trí tổn thương hoặc hiếm hơn, ở những động mạch hoàn toàn bình thường.
Triglycerid máu cao
Điều trị cơ bản với chứng tăng triglycerid là chế độ ăn, tránh dùng rượu và thức ăn béo, hạn chế calo. Sự kiểm soát các nguyên nhân thứ phát gây tăng nồng độ triglycerid cũng có thể hữu ích.
Hẹp động mạch phổi
Bệnh nhân bị hẹp động mạch phổi nhẹ có thể có tuổi thọ bình thường. Hẹp nặng thường gắn liền với chết đột ngột và có thể gậy ra suy tim vào những năm 20 đến 30 tuổi.
Đau thắt ngực không ổn định
Hầu hết các bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định sẽ có những thay đổi điện tâm đồ trong cơn đau, thường thấy sự chênh xuống của đoạn ST hoặc sóng T dẹt hoặc đảo ngược nhưng đôi khi ST lại chênh lên.
Viêm màng ngoài tim co thắt
X quang ngực có thể thấy kích thước tim bình thường hoặc tim to. Calci hóa màng ngoài tim cũng thường gặp và nhìn thấy rõ nhất ở tư thế nghiêng.
Bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp thoáng qua, do sự xúc động hoặc lo sợ gây ra, không nên chẩn đoán là bệnh tăng huyết áp, nhưng có thể chỉ ra một xu hướng tiến triển của nó.
Các xét nghiệm và thủ thuật chẩn đoán bệnh tim mạch
Các thủ thuật chẩn đoán không chảy máu đã ngày càng tăng về số lượng và ứng dụng trong chẩn đoán. Tuy nhiên chúng thường bị lạm dụng quá mức.
Thông liên thất
Trong tổn thương này, có một lỗ thông ở phần trên của vách liên thất do không hợp nhất được với thành động mạch chủ nên máu đi từ tâm thất trái có áp lực cao sang thất phải có áp lực thấp.
Nhịp tự thất gia tốc
Việc điều trị nhịp tự thất gia tốc không đặt ra trừ khi có rối loạn huyết động hoặc rối loạn nhịp nặng hơn. Loại rối loạn nhịp này cũng rất thường gặp trong nhiễm độc digitalis
Nhịp nhanh trên thất do đường dẫn truyền phụ nhĩ thất
Những bệnh nhân có khoảng RR dưới 220 ms là những người có mối nguy cơ cao nhất. Digoxin và verapamil, các chẹn beta với một mức độ ít hơn có thể làm giảm thời gian trơ của đường dẫn truyền phụ.
Tràn dịch màng ngoài tim
Tràn dịch màng tim có thể kết hợp với đau nếu như chúng xảy ra như là một phần của quá trình viêm cấp tính hoặc có thể không có đau và thường gặp ở những trường hợp tràn dịch do ung thư hoặc do tăng ure máu.
Hẹp van hai lá
Hầu hết tất cả các bệnh nhân hẹp van hai lá đều có bệnh tim từ trước là bệnh thấp tim mặc dù tiền sử thấp tim thường không rõ ràng.
Bệnh tim và thai nghén
Những thay đổi sinh lý do thai nghén gây ra có thể làm cho mất bù tim ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch rõ rệt, nhưng những vấn đề nặng nề nhất gặp ở bệnh nhân bị hẹp van tim.
Hội chứng QT dài
Hội chủng QT dài mắc phải xảy ra thứ phát do sử dụng các thuốc chống loạn nhịp hoặc các thuốc chống trầm cảm, do rối loạn điện giải thiếu máu cơ tim hoặc nhịp chậm rõ rệt co thể gây ra tim nhanh thất.
Block nhĩ thất
Những bệnh nhân bị blốc tim hoàn toàn từng cơn hoặc blốc dưới nút hoàn toàn mạn tính cần phải tạo nhịp vĩnh viễn, và tạo nhịp tạm thời được chỉ định nếu tạo nhịp cấy chưa được tiến hành ngay.
Suy tim: chẩn đoán và điều trị
Khi tim suy, một số thích ứng xảy ra cả ở tim và ở ngoại biên. Nếu như thể tích nháp bóp của thất giảm do giảm co bóp hoặc tăng tiền gánh qụá mức, thể tích và áp lực cuối tâm trương ở những buồng này sẽ tăng lên.
Ngoại tâm thu nhĩ
Những nhát ngoại tâm thu như vậy thường xảy ra ở tim bình thường và không bao giờ là cơ sở đầy đủ cho chẩn đoán bệnh tim. Việc tăng nhanh tần số tim bằng bất kỳ cách nào đều xoá bỏ được ngoại tâm thu.
Hẹp eo động mạch chủ
Huyết áp sẽ tăng ở động mạch chủ và các nhánh của nó ở phần trước chỗ hẹp còn huyết áp lại giảm ở phần sau chỗ hẹp. Tuần hoàn bàng hệ phát triển qua các động mạch liên sườn và các nhánh của động mạch dưới đòn.
Hở van động mạch chủ
Hở van động mạch chủ đã trở nên ít gặp hơn từ thời đại kháng sinh, nhưng các nguyên nhân không do thấp lại thường gặp hơn, và là nguyên nhân chủ yếu gây hở van động mạch chủ đơn độc.
Tim nhanh kịch phát trên thất
Cơ chế thường gặp nhất của tim nhanh kịch phát và kết thúc bởi một ngoại tâm thu nhĩ hoặc một ngoại tâm thu thất ngẫu nhiên. Vòng vào lại có thể bao hàm cả nút xoang, nút nhĩ thất, hoặc đường dẫn truyền phụ.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Những vi khuẩn độc hơn, đặc biệt là tụ cầu vàng, có khuynh hướng gây ra nhiễm khuẩn tiến triển và hủy hoại nhanh hơn. Bệnh nhân thường có biểu hiện bằng sốt cấp tính
Nhịp nhanh thất và rung thất
Nhịp nhanh thất là một biến chứng thường gặp của nhồi máu cơ tim cấp nhưng nó có thể xảy ra trong bệnh cơ tim phì đại, sa van hai lá, viêm cơ tim và trong hầu hết các hình thái khác của bệnh cơ tim.
Phân ly nhĩ thất và rối loạn dẫn truyền trong thất
Tiên lượng của blốc trong thất nói chung là tùy thuộc vào bệnh tim cơ sở. Ngay cả trong blổc hai phân nhanh, tỷ lệ blôc tim hoàn toàn huyền bí hoặc tiến triển tới hình thái blốc này rất thấp và tạo nhịp thường là không xác đáng.