- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa
- Viêm thực quản nhiễm khuẩn
Viêm thực quản nhiễm khuẩn
Các triệu chứng thông thường nhất là nuốt đau và khó nuốt. Đau ngực dưới xương ức xẩy ra ở một số bệnh nhân. Các bệnh nhân viêm thực quản do nấm candida đôi khi không có triệu chứng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các yếu tố thiết yếu trong chẩn đoán
Bệnh nhân bị ức chế miễn dịch.
Nuốt đau, khó nuốt và đau ngực.
Nội soi và sinh thiết xác nhận chẩn đoán
Các nhận định chung
Viêm thực quản nhiễm khuẩn xẩy ra nhiều nhất ở các bệnh nhân bị ức chế miễn dịch. Các bệnh nhân AIDS, ghép cơ quan đặc, bệnh bạch cầụ, u lympho và những người nhận các thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ đặc biệt bị các nhiễm khuẩn cơ hội. Candida albicans, herpes simplex, cytomegalo virus là những tác nhân gây bệnh thường gặp nhất. Nhiễm Candida cũng xẩy ra ở các bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát được và những người đang được điều trị bằng corticosteroid toàn thân, hóa liệu pháp, chiếu xạ liệu pháp hoặc kháng sinh liệu pháp toàn thân. Herpes simplex có thể lây nhiễm vật chủ bình thường nhưng trong những trường hợp đó sự lây nhiễm thường giới hạn.
Các triệu chứng và dấu hiệu
Các triệu chứng thông thường nhất là nuốt đau và khó nuốt. Đau ngực dưới xương ức xẩy ra ở một số bệnh nhân. Các bệnh nhân viêm thực quản do nấm candida đôi khi không có triệu chứng. Chứng nấm miệng chỉ thấy ở 50% số bệnh nhân với viêm thực quản do candida và 25 - 50% số bệnh nhân với viêm thực quản virus, do đó không phải là chỉ số đáng tin cậy về nguyên nhân của nhiễm khuẩn thực quản. Các bệnh nhân bị nhiễm cytomegalovirus có thể có nhiễm khuẩn ở các vị trí khác như là ruột kết hoặc võng mạc. Các vết loét miệng (herpes môi) thường liên quan với viêm thực quản herpes simplex.
Các thăm khám đặc hiệt
Điều trị có thể là theo kinh nghiệm. Để có sự chác chắn về chắn đoán, nội soi với sinh thiết và các mẫu chải tế bào học được ưa thích hơn vì có tính chính xác chẩn đoán cao. Các dấu hiệu nội soi của viêm thực quản do Candida là những mảng lan tỏa, theo đường kẻ, màu trắng vàng dính vào niêm mạc. Viêm thực quản do cytomegalovirus có đặc điểm là có một hay nhiều chỗ loét nông, trên bề mặt lớn. Viêm thực quản do herpes dẫn đến nhiều chỗ loét nhỏ, sâu.
Điều trị
Viêm thực quản do candida
Điều trị phụ thuộc vào trạng thái miễn dịch của bệnh nhân và độ nặng của bệnh. Các lựa chọn bao gồm các tác nhân dùng tại chỗ (nystatin, 1- 3 triệu đơn vị "xúc miệng và nuốt" năm lần mỗi ngày; clotrimazol viêm nén, 10mg ngậm tan trong miệng năm lần mỗi ngày), các tác nhân uống (ketoconazol, fluconazol) và các tác nhân tiêm tĩnh mạch (amphotericin B, fluconazol). Liệu pháp tại chỗ được dùng trước tiên cho các bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bình thường. Liệu pháp ban đầu cho các bệnh nhân bị tổn hại miễn dịch (bao gồm cả AIDS) thường là với ketoconazol, 200 - 400mg/ngày uống hoặc fluconazol, 100 -200mg/ngày uống trong 2 - 3 tuần. Mặc dù fluconazol đắt tiền hơn so với ketoconazol nhưng nó cũng có hiệu lực hơn và không đòi hỏi pH dạ dày thấp để hấp thu. Các bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp uống được điều trị bằng liều thấp amphotericin B, 0,3 - 0,5 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch trong 7 ngày.
Viêm dạ dày do cytomegalovirus
Liệu pháp ban đầu là dùng ganciclovir, 5mg/kg tiêm tĩnh mạch 12 giờ một lần trong 14 - 21 ngày. Giảm bạch cầu trung tính là một tác dụng phụ thường gặp gây hạn chế liều lượng. Nếu giải quyết được đỡ hơn các triệu chứng thì có thể ngừng thuốc nhưng nếu không được giải quyết, có thể tiếp tục liều đầy đủ trong 2 - 3 tuần thêm; Trong một số trường hợp (nhất là ở các bệnh nhân AIDS) cần phải cho ganciclovir, 5mg/kg tĩnh mạch liên tục mỗi ngày. Các bệnh nhân, hoặc không có đáp ứng hoặc không dung nạp ganciclovir, được điều trị khẩn cấp bằng foscarnet 60mg/kg tiêm tĩnh mạch cứ 8 giờ một lần trong 14 - 21 ngày.
Viêm thực quàn do herpes
Các bệnh nhân có khả năng miễn dịch có thể được chữa triệu chứng và toàn thân không yêu cầu liệu pháp chống virus đặc hiệu. Các bệnh nhân bị ức chế miễn dịch có thể được điều trị bằng acyclovir uống, 200mg năm lần mỗi ngày, hoặc 250mg/m2 đường tĩnh mạch cứ 8 - 12 giờ một lần, thường trong 7 - 10 ngày. Những người không đáp ứng thì cần liệu pháp foscarnet, 40mg/kg đường tĩnh mạch cứ 8 giờ một lân trong 21 ngày.
Tiên lượng
Phần lớn các bệnh nhân bị viêm thực quản nhiễm khuẩn có thể điều trị có kết quả với việc giải quyết hoàn toàn các triệu chứng. Tùy thuộc vào mức độ suy giảm miễn dịch cơ bản của bệnh nhân, sự tái phát các triệu chứng khi không dùng liệu pháp nữa có thể gây khó khăn. Đôi khi cần dùng liệu pháp ức chế lâu dài.
Bài viết cùng chuyên mục
Ung thư ruột kết (đại tràng) trực tràng
Một tiền sử về polip u tuyến làm tăng nguy cơ các u tuyến tiếp sau và ung thư biểu mô, do đó cần được giám sát nội soi ruột kết thường kỳ
Viêm màng bụng cấp
Viêm màng bụng khu trú hoặc toàn bộ là biến chứng quan trọng nhất của rất nhiều rối loạn cấp tính vừng bụng. Nhiễm khuấn hoặc kích thích hóa học có thể gây ra viêm màng bụng.
Xuất huyết cấp tính đường dạ dày ruột dưới
Một số thể bệnh có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa dưới. Khả năng xẩy ra các tổn thương này một phần phụ thuộc cả vào tuổi bệnh nhân lẫn bản chất và độ nặng của xuất huyết.
Buồn nôn và nôn
Trong nôn cấp tính, chụp X quang bụng tư thế nằm và đứng được thực hiện cho các bệnh nhân đau dữ dội hoặc nghi là tắc ruột cơ học để tìm hơi trong khoang bụng hoặc các quai ruột non giãn to.
Viêm túi thừa Meckel
Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh giống viêm ruột thừa cấp và tắc ruột cấp tính do viêm tụi thừa Meckel gây nên không thể phân biệt nổi với các quá trình nguyên phát trừ phi bằng cách thăm dò.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là thuật ngữ dùng cho các triệu chứng hoặc tổn hại các mô do dòng trào ngược các dung lượng dạ dày (thường là acid) đi vào thực quản gây ra.
Bệnh loét tiêu hóa:
Ba nguyên nhân chủ yếu của bệnh loét tiêu hóa ngày nay được công nhận: các thuốc kháng viêm không steroid, nhiễm khuẩn H. pylori mạn tính, và các trạng thái tăng tiết acid như là hội chứng Zollinger - Ellison.
Lao ruột: viêm ruột do lao
Các triệu chứng có thể không có hoặc tối thiểu ngay cả khi bệnh lan rộng, thường bao gồm sốt, chán ăn, buồn nôn, đầy hơi, căng trướng bụng sau ăn và không dung nạp thức ăn.
Viêm dạ dày ăn mòn hoặc xuất huyết
Viêm dạ dày ăn mòn thường không có triệu chứng. Khi chúng xuất hiện, các triệu chứng gồm chán ăn, buồn nôn, nôn và đau thượng vị. Có ít tương quan giữa các triệu chứng này với các bất thường thấy ở nội soi.
Táo bón
Các bệnh nhận mà táo bón không thể quy cho những nguyên nhân trên và không đáp ứng với việc xử lý bảo tồn vì ăn uống có thể đưa ra các vấn đề xử lý khó khăn
Tắc ruột non thực thể cấp tính
Tắc ruột non thực thể cấp tính thường xẩy ra ở ruột non nhất là ở hồi tràng. Các nguyên nhân chủ yếu gây nên là thoát vị ra ngoài và các chỗ dính sau mổ.
Chít hẹp trực tràng hậu môn, mất tự chủ và ung thư biểu mô tế bào vảy hậu môn
Các u này thường hiếm, chỉ bao gồm 1 phần trăm tất cả ung thư hậu môn và ruột kết, xuất huyết, đau, nổi u tại chỗ là những dấu hiệu thông thường nhất
Hội chứng ruột kích ứng
Các rối loạn chức năng dạ dày ruột có đặc điểm là sự kết hợp khác nhau của các triệu chứng mạn tính hoặc tái phát không thề giải thích bằng các bất thường vê cấu trúc hoặc sinh hóa học.
Đánh giá các rối loạn thực quản
Các bệnh nhân bị tắc cơ giới cảm thấy khổ nuốt, chủ yếu là chất đặc. Điều này luôn tái phát, đoán trước được và nếu tổn thương tiến triển, sẽ xấu đi vì vòng thực quản hẹp lại.
Thủng ổ loét và ổ loét dạ dày tá tràng thâm nhập
Việc đóng lỗ thủng được thực hiện bằng một mành mạc nối. Trong nhiều trường hợp người ta thực hiện cắt dây phế vị ở phía gần của dạ dày để làm giảm khả năng tái phát ổ loét.
Sốt địa trung hải gia đình
Điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Chế độ ăn có ít mỡ có thể làm giảm số lần và độ nặng các cơn kịch phát. Cho hàng ngày uống colchicin 0,6 - 1,8 mg làm giảm rõ rệt số các cơn kịch phát.
Thiếu men disaccharidase: hội chứng kém hấp thu, bệnh niêm mạc ruột nguyên phát
Các bệnh cấp tính gian phát như là viêm ruột do vi khuẩn hoặc virus, đặc biệt ở trẻ em, sẽ thường gây tổn thương các vi nhung mao của các tế bào niêm mạc ruột non, dẫn đến thiếu lactase nhất thời.
Bệnh Whipple (bệnh loạn dưỡng mỡ ruột) và bệnh ruột mất protein
Sự rò rỉ protein huyết tương vào ống ruột là một giai đoạn không thể thiếu của chuyển hóa các protein huyết tương, Trong một số trạng thái bệnh đường ruột
Các u của ruột non
Các u lành tính có thể không có triệu chứng hoặc là sự phát hiện tình cờ khi phẫu thuật hoặc mổ xác. Điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ.
Tắc ruột chức năng và giả tắc ruột tự phát: tắc ruột vô lực, tắc ruột do liệt
Trướng bụng lan rộng và có thể trướng to với tăng tối thiểu cảm giác đau bụng không khu trú khi sờ, và không có các triệu chứng kích thích màng bụng trừ phi do bệnh nguyên phát gây ra.
Viêm thực quản do thuốc viên và tổn thương ăn mòn ở thực quản
Nội soi có thể phát hiện một hoặc nhiếu ổ loét riêng rẽ có thể nông hoặc sâu, Tổn thương mạn tính có thể đưa đến viêm thực quản nặng với chít hẹp, xuất huyết hoặc thủng
Chảy máu túi thừa ruột kết
Ở bệnh nhân bị xuất hụyết hoạt động, việc đánh giá cấp cứu hoặc chụp quét hống cầu đánh dấu chất phóng xạ 99mTc hoặc chụp mạch mạc treo phải được thực hiện.
Đau ngực không rõ căn nguyên:
Bệnh này phải được xét đến ở bệnh nhân có mạch đồ của mạch vành bình thường khi làm các test chịu đựng có kết quả bất thường. Nhiều rối loạn khác như bệnh thấp, dạ dày - ruột và tâm thần có thể liên quan với hội chứng này.
Chứng khó tiêu
Các triệu chứng của các bệnh nhân này có thể sinh ra do sự tương tác phức tạp của các nhân tố tâm lý, sự nhận thức đau nội tại bất thường và rối loạn di động dạ dày.
Bệnh túi thừa ruột kết không biến chứng
Các túi thừa được nhìn thấy rõ nhất khi thụt barit. Các đoạn ruột kết tổn thương cũng bị hẹp và biến dạng. Nội soi ruột kết là phương tiện kém nhậy bén để phát hiện túi thừa.