Nấc

2016-11-18 07:26 PM

Khi nguyên nhân vẫn còn chưa rõ, thử nghiệm thêm gồm chụp cắt lớp vi tính lồng ngực và bụng, siêu âm tim, nội soi phế quản và nội soi phần trên đường dạ dày - ruột.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nấc là do co bóp đột ngột các cơ thở vào gây ra, kết thúc bằng đóng thanh môn gấp, đưa đến tiếng "nấc" đặc trưng. Mặc dầu thường là sự quấy rầy khó chịu nhẹ và có hạn định, nấc có thể dai dẳng và là dấu hiệu của một bệnh cơ sở. Nấc mạn tính có vẻ không gây hậu quả nghiêm trọng. Các báo cáo rằng nấc dẫn tới suy kiệt, sụt cân hoặc chết là không có căn cứ xác minh. Song ở các bệnh nhân đang được duy trì cuộc sống bằng thông khí cơ học, nấc có thể nẩy cò toàn bộ một chu kỳ thở và có thể đưa tới trạng thái nhiễm kiềm hô hấp.

Hình như có một "trung tâm nấc" ở thân não, có thể được khởi phát do các dây thần kinh đi vào từ hệ thần kinh trung ương, dây phế vị và dây thần kinh hoành. Trung tâm này phối hợp hoạt động đi vào thông qua nhiều dây thần kinh tới trung tâm hô hấp và tới cơ hoành (dây thần kinh hoành), thanh môn (dây phế vị), các cơ bậc thang (đám rối cổ) và các cơ liên sườn (các dây thần kinh ngực). Các nguyên nhân nấc nhẹ, có hạn định bao gồm căng chướng dạ dày (các đồ uống có carbonat, nuốt hơi, ăn quá nhiều), các thay đổi nhiệt độ đột ngột (các chất lỏng nóng/lạnh, tắm vòi sen nước lạnh), uống rượu, và các trạng thái cảm xúc (xúc động, stress, cười). Hơn 100 nguyên nhân của nấc tái phát luôn hoặc dai dẳng đã được báo cáo. Những nguyên nhân này có thể được tập hợp thành các loại sau.

Hệ thần kinh trung ương: ung thư, nhiễm khuẩn, tai biến mạch não, chấn thương.

Chuyển hóa: tăng urê huyết, giảm CO2 huyết (tăng thông khí), mất cân bằng điện giải.

Kích thích dây thần kinh phế vị hoặc hoành:

a/ Đầu, cổ: dị vật trong tai, bướu cổ, ung thư

b/ Ngực: viêm phổi, viêm mủ màng phổi, ung thư, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, phình mạch, tắc thực quản, viêm thực quản trào ngược.

c/ Bụng: áp xe dưới cơ hoành, gan to, viêm gan, viêm túi mật, căng giãn dại dày, ung thư dại dày, viêm tụy hoặc ung thư tụy.

Ngoại khoa: gây mê toàn thân, sau mổ.

Căn nguyên tâm lý và tự phát.

Phát hiện lâm sàng

Đánh giá bệnh nhân bị nấc dai dẳng bao gồm hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng (bao gồm cả khám thần kinh), công thức máu toàn bộ, các điện giải, các test sinh hóa chức năng gan, và chụp X quang lồng ngực. Khi nguyên nhân vẫn còn chưa rõ, thử nghiệm thêm gồm chụp cắt lớp vi tính lồng ngực và bụng, siêu âm tim, nội soi phế quản và nội soi phần trên đường dạ dày - ruột

Điều trị

Một số phương thuốc đơn giản có thể giúp ích cho bệnh nhân bị nấc nhẹ, cấp tính. (1) Kích thích mũi họng bằng kéo lưỡi, nâng lưỡi gà bằng thìa, dùng ống thông kích thích vùng mũi - họng, và ăn một thìa nhỏ đường kính khô, hoặc một mẩu chanh ngâm trong bia đắng làm với vỏ cây Angostura; (2) Ngắt chu kỳ thở bằng nín thở, thủ thuật Valsalva, hất hơi, há miệng hít hơi vào nhanh, nhiều lần (kích thích sợ hãi) hoặc thở lại vào trong một cái túi; (3) Kích thích dây thần kinh phế vị bằng ấn nhẹ vào phía trên ổ mắt, xoa vùng động mạch cảnh; (4) Kích thích thở dương tính liên tục trong khi thông khí cơ học; (5) Làm giảm căng giãn dạ dày bằng ợ hơi hoặc đặt ống mũi - dại dày.

Nếu bệnh nhân bị nấc dai dẳng, điều trị phải hướng về việc làm giảm nguyên nhân đưa đến nấc.

Một số thuốc đã được quảng cáo là có tác dụng chữa nấc, nhưng chưa có thuốc nào được thử nghiệm kiểm định. Thường dùng nhất là Chlorpromazin 25 - 50mg uống hoặc tiêm bắp. Một số tác nhân khác đã được thông báo là hiệu nghiệm  trong một số trường hợp bao gồm các thuốc chống co giật (phenytoin, carbamazepin), metoclopramid và đôi khi gây mê toàn thân.

Bài viết cùng chuyên mục

Chít hẹp trực tràng hậu môn, mất tự chủ và ung thư biểu mô tế bào vảy hậu môn

Các u này thường hiếm, chỉ bao gồm 1 phần trăm tất cả ung thư hậu môn và ruột kết, xuất huyết, đau, nổi u tại chỗ là những dấu hiệu thông thường nhất

Các loại Condylom hậu môn: mụn cóc sinh dục

Các mụn cơm sinh dục có khuynh hướng tái phát. Phải theo dõi bệnh nhân trong nhiều tháng và khuyên bệnh nhân báo cáo ngay nếu xuất hiện những tổn thương mới.

Bệnh ỉa chảy mỡ và tiêu chảy (hội chứng kém hấp thu, bệnh niêm mạc ruột nguyên phát)

Mặc dầu chưa có chứng minh quyết định nguyên nhân nhiễm khuẩn, tiêu chảy nhiệt đới hoạt động về mặt lâm sàng giống như một bệnh nhiễm khuẩn. Nó đáp ứng với acid folic và các kháng sinh phổ rộng.

Giãn phình mạch đường ruột

Phần lớn các giãn phình mạch ruột kết là các tổn thương thoái hóa được giả thiết, là sinh ra do co cứng cơ ruột kết mạn tính, làm tắc sự dẫn lưu tĩnh mạch niêm mạc.

Lao ruột: viêm ruột do lao

Các triệu chứng có thể không có hoặc tối thiểu ngay cả khi bệnh lan rộng, thường bao gồm sốt, chán ăn, buồn nôn, đầy hơi, căng trướng bụng sau ăn và không dung nạp thức ăn.

Hơi dạ dày ruột

Các trạng thái lo âu thường liên kết với thở sâu và thở dài, do đó nuốt vào một lượng không khí lớn. Việc nhai kẹo cao su góp phần vào việc nuốt hơi.

Viêm túi thừa ruột kết

Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng nhẹ đến nỗi bệnh nhân không tìm đến sự chú ý về y tế cho đến nhiều ngày sau khi bị đau ở cung dưới trái, và một khối sờ thấy ở bụng.

Viêm thực quản nhiễm khuẩn

Các triệu chứng thông thường nhất là nuốt đau và khó nuốt. Đau ngực dưới xương ức xẩy ra ở một số bệnh nhân. Các bệnh nhân viêm thực quản do nấm candida đôi khi không có triệu chứng.

Thiếu men disaccharidase: hội chứng kém hấp thu, bệnh niêm mạc ruột nguyên phát

Các bệnh cấp tính gian phát như là viêm ruột do vi khuẩn hoặc virus, đặc biệt ở trẻ em, sẽ thường gây tổn thương các vi nhung mao của các tế bào niêm mạc ruột non, dẫn đến thiếu lactase nhất thời.

Các polip u tuyến đường ruột không mang tính chất gia đình

Phần lớn các bệnh nhân bị các polip u tuyến là hoàn toàn không triệu chứng. Mất máu kín đáo mạn tính có thể dẫn tối thiếu máu do thiếu sắt. Các polip to có thể loét ra, đưa đến đại tiện ra máu tươi từng đợt.

Xuất huyết cấp tính đường dạ dày ruột dưới

Một số thể bệnh có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa dưới. Khả năng xẩy ra các tổn thương này một phần phụ thuộc cả vào tuổi bệnh nhân lẫn bản chất và độ nặng của xuất huyết.

Viêm ruột kết loét

Thăm khám lâm sàng phải tập trung vào tình trạng thể tích dịch của bệnh nhân như xác định bằng huyết áp ở thể đứng, đếm mạch, và trạng thái dinh dưỡng.

Các u của ruột non

Các u lành tính có thể không có triệu chứng hoặc là sự phát hiện tình cờ khi phẫu thuật hoặc mổ xác. Điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ.

Sa và loét trực tràng, nứt, áp xe và đường rò hậu môn

Áp xe quanh hậu môn phải được coi là giai đoạn cấp tính của một đường rò hậu môn cho đến khi được chứng tỏ là không phải như vậy. Áp xe phải được dẫn lưu đầy đủ ngay khi nó khu trú lại.

Các hội chứng polip đường ruột mang tính chất gia đình

Bệnh polip u tuyến trong gia đình là một bệnh di truyền nhiễm sắc thể thường mang tính trội, đưa đến sự phát triển hàng trăm tới hàng nghìn u tuyến ở ruột kết.

Buồn nôn và nôn

Trong nôn cấp tính, chụp X quang bụng tư thế nằm và đứng được thực hiện cho các bệnh nhân đau dữ dội hoặc nghi là tắc ruột cơ học để tìm hơi trong khoang bụng hoặc các quai ruột non giãn to.

Bệnh loét tiêu hóa:

Ba nguyên nhân chủ yếu của bệnh loét tiêu hóa ngày nay được công nhận: các thuốc kháng viêm không steroid, nhiễm khuẩn H. pylori mạn tính, và các trạng thái tăng tiết acid như là hội chứng Zollinger - Ellison.

Xuất huyết dạ dày ruột kín đáo

Đánh giá ruột non thường không cần thiết ở phần lớn các bệnh nhân, với test máu kín đáo ở phân dương tính hoặc thiếu máu do thiếu sắt, có đánh giá âm tính về ruột kết và đường dạ dày - ruột trên.

Bệnh túi thừa ruột kết không biến chứng

Các túi thừa được nhìn thấy rõ nhất khi thụt barit. Các đoạn ruột kết tổn thương cũng bị hẹp và biến dạng. Nội soi ruột kết là phương tiện kém nhậy bén để phát hiện túi thừa.

Đánh giá các rối loạn thực quản

Các bệnh nhân bị tắc cơ giới cảm thấy khổ nuốt, chủ yếu là chất đặc. Điều này luôn tái phát, đoán trước được và nếu tổn thương tiến triển, sẽ xấu đi vì vòng thực quản hẹp lại.

Tắc ruột chức năng và giả tắc ruột tự phát: tắc ruột vô lực, tắc ruột do liệt

Trướng bụng lan rộng và có thể trướng to với tăng tối thiểu cảm giác đau bụng không khu trú khi sờ, và không có các triệu chứng kích thích màng bụng trừ phi do bệnh nguyên phát gây ra.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là thuật ngữ dùng cho các triệu chứng hoặc tổn hại các mô do dòng trào ngược các dung lượng dạ dày (thường là acid) đi vào thực quản gây ra.

Sốt địa trung hải gia đình

Điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Chế độ ăn có ít mỡ có thể làm giảm số lần và độ nặng các cơn kịch phát. Cho hàng ngày uống colchicin 0,6 - 1,8 mg làm giảm rõ rệt số các cơn kịch phát.

Tiêu chảy mạn tính

Một khoảng trống thẩm thấu xác nhận tiêu chảy thẩm thấu. Độ thẩm thấu phân thấp hơn độ thẩm thấu huyết thanh gợi ý rằng nước hoặc nước tiểu đã được cộng thêm vào mẫu (tiêu chảy giả tạo).

Đau ngực không rõ căn nguyên:

Bệnh này phải được xét đến ở bệnh nhân có mạch đồ của mạch vành bình thường khi làm các test chịu đựng có kết quả bất thường. Nhiều rối loạn khác như bệnh thấp, dạ dày - ruột và tâm thần có thể liên quan với hội chứng này.