- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm thần
- Stress và rối loạn thích ứng
Stress và rối loạn thích ứng
Từng cá nhân có thể phản ứng lại với stress bằng trạng thái lo âu hoặc trầm cảm, phát hiện các triệu chứrig thực thể, chạy trốn hoặc uống rượu, bắt đầu các vụ áp phe hay một loạt các cách khác.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán
Lo âu hoặc trầm cảm xuất hiện rõ rệt sau (thứ phát) một stress xác định.
Các triệu chứng tiếp sau của lo âu hoặc trầm cảm rất khó giải thích bằng một stress tương tự với mức độ nhỏ hơn.
Rượu và các thuốc khác thường được sử dụng để tự điều trị.
Nhận định chung
Stress xuất hiện khi khả năng thích ứng của cá nhân bị lấn át bởi các sự kiện. Bản thân sự kiện có thể là không quan trọng về mặt khách quan, thậm chí cả những thay đổi tốt đẹp (ví dụ được đề bạt, thuyên chuyển), đòi hỏi phái có hành vi thích ứng cũng có thể gây ra stress. Đối với từng cá nhân, stress được xác định hoàn toàn mang tính chủ quan và phản ứng đáp lại stress là chức năng của từng nhân cách và bẩm tố sinh lí của từng cá nhân.
Phân loại và biểu hiện lâm sàng
Sự khác nhau của các quan điểm là ở chỗ những loại sự kiện nào thường có xu hướng gây ra phản ứng stress. Ở các độ tuổi khác nhau, nguyên nhân gây stress cũng khác nhau, ví dụ đối với người trưởng thành còn trẻ, nguồn gây stress thường xuất phát từ hôn nhân hoặc mối quan hệ cha mẹ - con cái, mối quan hệ chủ - người làm thuê và những cố gắng nhằm duy trì sự ổn định tài chính; ở người trung niên, tiêu điểm lại tập trung vào sự thay đổi trong quan hệ vợ chồng, những vấn đề với cha mẹ gịà và những vấn đề liên quan đến con cái. Đến lượt minh, chính những người này cũng phải đối mặt với các tình huống stress, ở tuổi già lại là những vấn đề nghỉ hưu, sức khoẻ giảm sút, mất mát cá nhân và ý nghĩ về cái chết.
Từng cá nhân có thể phản ứng lại với stress bằng trạng thái lo âu hoặc trầm cảm, phát hiện các triệu chứrig thực thể, chạy trốn hoặc uống rượu, bắt đầu các vụ áp phe hay một loạt các cách khác. Phản ứng chủ quan thông thường là: sợ hãi (sợ lặp lại sự kiện gây stress), hung bạo (do ấm ức), đổ lỗi hoặc bướng bỉnh (không cần sự giúp đỡ). Stress cấp tính hoặc tái diễn có thể được biểu hiện bằng bồn chồn, cáu bẳn, mệt nhọc, tăng phản xạ giật mình và cảm giác căng thẳng. Không có khả năng tập trung chú ý rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, ác mộng), sự bận tâm về cơ thể thường dẫn đến tự điều trị, hầu hết là dùng rượu hoặc thuốc an thần. Hành vi kém thích ứng đối với stress còn được gọi la rối loạn thích ứng với triệu chứng đặc trưng chủ yếu (ví dụ “rối loạn thích ứng với khí sắc trầm cảm”)
Rối loạn stress sau chấn thương (nằm trong các rối loạn lo âu theo DSM-IV): Là hội chứng được đặc trưng bằng “tái hiện“ sự kiện chấn thương gây stress (ví dụ, bị cưỡng hiếp, bỏng nặng, chiến trận), đồng thời khả năng phản ứng giảm và né tránh những sự kiện hiện tại có liên quan đến chấn thương. Người bệnh phải chịu sự hưng phấn sinh lý quá mức như phản xạ giật mình, tư duy xâm thực tri giác nhầm, ác mộng, mơ về các sự kiện dồn dập bị cưỡng bức, khó tập trung chú ý hoặc quá tỉnh táo: Những triệu chứng này có thế bị thúc gấp hoặc nặng thêm do những sự kiện còn sót lại từ stress ban đầu. Các triệu chứng thường nẩy sinh sau một thời gian tiềm tàng (ví dụ, sự lạm dụng trẻ em có thể dẫn đến hội chứng stress sau sang chấn khởi phát muộn). Các triệu chứng càng xuất hiện sớm bao nhiêu sau sang chấn ban đầu, và điều trị càng sớm bao nhiêu thì tiên lượng càng tốt bấy nhiêu. Tiếp cận điều trị là để tạo thuận lợi để hồi phục bình thương đã bị kìm hãm lúc chấn thương. Điều trị vào lúc này cần phải gọn và đơn giản (thanh lọc và tác động xoay quanh vấn đề sang chấn) và dự định (về khả năng phục hồi nhanh chóng, trở lại công việc nhanh chóng). Điều trị muộn, khi mà các triệu chứng đã bị cố định hoá, bao gồm những chương trình cai rượu và các thuốc lạm dụng khác, liệu pháp tâm lý nhóm và hệ thống hỗ trợ xã hội.
Chẩn đoán phân biệt
Cần phải phân biệt giữa rối loạn thích ứng với rối loạn lo âu, rồi loạn cảm xúc và rối loạn nhân cách trong trường hợp những rối lòạn này bị trầm trọng thêm do stres ổ và những rối loạn cơ thể có mẩu sắc tâm thần.
Điều trị
Hành vi
Các kỹ thuật giải toả stress bao gồm giải toả ngay lập tức các triệu chứng (ví dụ, cho thở túi nhằm tăng thông khí), hoặc sớm phát hiện và tách khỏi nguồn gây stress trước khi các triệu chứng bệnh toàn phát. Ghi nhật kí về tất cả những gi thúc đẩy, các phản ứng và những tác nhân làm dịu stress cũng rất có lợi cho người bệnh. Các kĩ thuật thư giãn và luyện tập cũng có tác dụng trong việc làm giảm phản ững với stress.
Xã hội
Hơn bất kì một loại nào khác, phản ứng stress đối với những vấn đề khủng hoảng trong cuộc sống là hệ quả của sự biến đổi đột ngột về tâm lý và người bệnh cũng thường xuất hiện các triệu chứng cơ thể. Trong khi người bệnh rất khó tạo ra những thay đổi cần thiết (hoăc họ rất chật vật khi làm điều đó) thì ngườí thầy thuốc cần phải xác định được khung của vấn đề. Điều này là rất quan trọng bởi lẽ hệ thống phú định của ngươi bệnh có thể làm vấn đề phức tạp hơn. Việc làm sáng tỏ vấn đề cho phép người bệnh bắt đầu xem xét nó ở mức độ phù hợp, giúp cho họ đưa ra được những quyết định khó khăn (ví dụ, thay đổi chỗ làm hoặc thay đổi chỗ ở của con còn đang phụ thuộc vào cha mẹ.).
Tâm lí
Đối với những trường hợp phản ứng stress hoặc rối loạn thích ứng riêng lẻ thường ít khi cần phải sử dụng đến liệu pháp tâm lý chuyên sâu, kéo dài. Liệu pháp tâm lí hỗ trợ tập trung vào cái hiện thời và hiện tại, cũng cố cơ chế tự vệ. Đây là một phương thức hữu hiệu bởi lẽ thời gian và khả năng phục hồi nhanh chóng có thể tái lập được mức độ hoạt động trước đây. Đối với hội chứng stress sau sang chấn cũng có thể dùng biện pháp thanh lọc (catharsis) và liệu pháp tâm lí cơ năng. Những phương pháp này hướng đến việc chấp nhận tình trạng hiện tại của sự kiện và tin tưởng sự phục hồi nhanh chóng mức độ hoạt động trước đây. Những vấn đề hôn nhân và gia đình cũng là lĩnh vực chính cần phải được chu ý. Một điều không kém phần quan trọng nữa là bác sĩ phải có những nơi tương ứng phù hợp để chuyển người bệnh một khi có chỉ định về tư vấn hôn nhân. Trong rối loạn stress sau sang chấn, cả liệu, pháp tâm lí nhóm và tư vấn cá nhân đều có tác dụng tốt.
Thuốc
Cần phải sử dụng một cách đúng mức các thuốc an thần (ví dụ, Lorazepam, uống 1- 2 mg/ngày) trong khoảng thời gian nhất định và là một phần của kế hoạch điều trị toàn diện có thể làm giảm các triệu chứng lo âu cấp tính. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi bệnh có xu hướng mạn tính do điều trị không phù hợp hoặc khi phương thức điều trị lại tạo điều kiện làm cho bệnh tiến triển thành mạn tính.
Trong rối loạn stress sau sang chấn dùng liều đầy đủ thuốc chống trầm cảm có tác dụng cải thiện tình trạng trầm cảm, các cơn hoảng loạn, rối loạn giấc ngủ và phản xạ giật mình. Thuốc chẹn β (ví dụ, propranolol, 80 - 160 mg /ngày) có thể được dùng để giảm nhẹ những triệu chứng ngoại vi của lo âu (ví dụ, rung, run). Các thuốc chống động kinh như carbamazepin (400 - 800 mg/ngày) thường có tác dụng làm giảm hưng phấn hoặc kích động. Nếu dùng liều phù hơp, các benzodiazepin như Clonazepam (1- 4 mg/ngày) cũng làm giảm lo âu hoặc các cơn hoảng loan. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến vấn đề phụ thuộc thuốc, đặc biệt nếu trước đây người bệnh đã bị những vấn đề này.
Tiên lượng
Đưa trở lại công việc phù hợp sau một thời gian ngắn là một phần của bệnh cảnh lâm sàng của hội chứng này. Tuy nhiên quyết định này có thể phải trị hoãn nếu như phản ứng của những người khác với khó khăn của những người bệnh vẫn còn tồi tệ hoặc nếu những biểu hiện thứ phát lại lấn lướt kết quả điều trị ban đầu. Bệnh càng kéo dài, tiên lượng càng xấu.
Bài viết cùng chuyên mục
Loạn ngủ
Cơn khiếp sợ khi ngủ là những kích thích đột ngột, kinh hoàng trong khi ngủ, thường gặp ở những cậu bé và cũng có thể ở người lớn. Nó hoàn toàn khác với cơn hoảng loạn khi ngủ.
Tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần khác
Các rối loạn tâm thần phân liệt là nhóm các hội chứng rối loạn tư duy, khí sắc và toàn bộ hành vi cũng như là kém chọn lọc kích thích.
Phụ thuộc Caffein
Một điểm chung khác giữa caffein và các chất kích thích khác là chúng lại làm nặng thêm các triệu chứng của tâm thần phân liệt bù trừ và bệnh nhân hưng trầm cảm.
Chẩn đoán các rối loạn do dùng thuốc
Những người có rối loạn stress sau sang chấn thường tự điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau. Người sử dụng nhiều loại ma tuý khác nhau, kéo dài thường có hình ảnh teo não trên CT scan.
Rối loạn khí sắc
Trầm cảm có thể xuất hiện với góc độ là một phản ứng đáp lại tác động gây stress nào đó hoặc một tình huống cuộc sống nặng nề, thường là sự mất mát của bản thân.
Mê sảng, sa sút trí tuệ và các rối loạn nhận thức
Các rối loạn hành vi có xu hướng thường gặp ở những trường hợp dai dẳng, thường liên quan trực tiếp đến rối loạn nhân cách hoặc khả năng dễ bị tổn thương của hệ thần kinh trung ương
Rối loạn tâm thần tình dục
Đặc điểm chính của kích thích tình dục, là chúng thường có nguồn gốc tâm lý ban đầu, sự nghèo nàn về kinh nghiệm quan hệ tình dục khác giới sẽ càng củng cố đặc điểm này.
Rối loạn nhân cách
Rối loạn nhân cách được xem như là bảng ma trận của một số vấn đề tâm thần nặng nề. Ví dụ, dạng phân liệt, có liên quan đến phân liệt; dạng né tránh, có liên quan đến một số rối loạn lo âu.
Các rối loạn dạng cơ thể
Dễ bị thương tổn ở một hoặc vài hệ thống cơ quan và tiếp xúc với những thành viên trong gia đình có các vấn đề dạng cơ thể sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển các triệu chứng.
Tiếp cận bệnh nhân rối loạn tâm thần
Các yếu tố môi trường và xã hội luôn được coi là những yếu tố quan trọng sống còn trong sự cân bằng tâm thần ở mỗi cá nhân. Không có sự va chạm với môi trường thì cũng không cố bệnh được xã hội thừa nhận.
Phụ thuộc và lạm dụng rượu (nghiện rượu)
Nghiện rượu là một hội chứng có hai pha: vấn đề ăn uống và phụ thuộc rượu. Vấn đề uống là việc sử dụng rượu lặp đi lặp lại, thường nhằm làm dịu lo âu.
Phụ thuộc thuốc gây nghiện (opioid ma túy)
Để điều trị những trường hợp quá liều hoặc nghi quá liều có thể dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch, nếu quá liều thì kết quả sẽ thể hiện rõ rệt trồng vòng 2 phút.
Mất ngủ
Người bệnh có thể phàn nàn về việc khó vào giấc ngủ hoặc khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ, có những khoảng thức giấc trong đêm hoặc thức dậy sớm hoặc kết hợp những hiện tượng đó.
Phụ thuộc các chất gây ảo giác (nghiện ma túy)
Điều trị pha cấp tính chủ yếu là giúp người bệnh tránh được những hành vi thất thường có thể dẫn đến chấn thương hoặc tử vong.
Các rối loạn lo âu và rối loạn phân ly
Rối loạn hoảng loạn được đặc trưng bằng những cơn lo âu trầm trọng ngắn, hồi phục tái phát, khó dự đoán, kèm theo những biến đổi sinh lý. Cũng có thể ám ảnh sợ khoảng trống.
Những vấn đề tâm thần liên quan đến nằm viện và các rối loạn do dùng thuốc, phẫu thuật
Trong những trường hợp cực đoan, những vấn đề này có thể thúc đẩy bệnh nhân trốn viện, làm ngược lại chỉ dẫn về y tế.
Đánh giá tâm thần trong rối loạn tâm thần
Phỏng vấn gia đình về ứng xử của người bệnh với những người khác cũng có thể cung cấp thông tin quan trọng cho chẩn đoán, thậm chí có thể làm sáng tỏ bản chất của vấn đề.
Phụ thuộc các chất hỗn hợp và dung môi
Các kháng histamin trong một chừng mực nào đó gây sự ức chế hệ thần kinh trung ương do vậy nhiều khi nó được dùng như là một loại an dịu OTC. Trạng thái uể oải cũng thường thấy.
Các rối loạn tâm thần ở người cao tuổi
Hội chứng tâm thần phổ biến nhất ở người già là sa sút trí tuệ (hội chứng não thực thể) với các mức độ khác nhau.
Phụ thuộc các chất kích thích amphetamin và cocain
Có một số người nghiện thuốc kích thích trở nên nhạy cảm với việc sử dụng các chất kích thích sau đó. Ở những người này, chỉ cần một lượng nhỏ chất kích thích nhẹ.
Ngủ nhiều
Điều trị ngừng thở khi ngủ có thể gồm các biện pháp như giảm cân và điều hoà không khí qua mũi họng dưới áp lực liên tục trong thời gian ngủ.
Các phương pháp điều trị rối loạn tâm thần
Trong hầu hết các trường hợp, điều trị tâm thần bao gồm cả sự tham gia tích cực của những người có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người bệnh.
Các rối loạn đau dai dẳng
Thông thường những biến đổi giải phẫu là không hồi phục bởi lẽ nó phải chịu nhiều can thiệp với những hậu quả không mong muốn ngày càng gia tăng.
Phụ thuộc thuốc Phencyclidin
Các triệu chứng thực thể gồm chóng mặt, thất điều, rối loạn ngôn ngữ, rung giật nhãn cầu, co rút mí mắt trên với nhìn chằm chằm vào chỗ trống.
Phụ thuộc cần sa
Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của thuốc cho thấy những bất thường trong cành cây phổi. Viêm họng, viêm mũi liên quan tới việc sử dụng cần sa kéo dài cùng với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.