- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm thần
- Các rối loạn đau dai dẳng
Các rối loạn đau dai dẳng
Thông thường những biến đổi giải phẫu là không hồi phục bởi lẽ nó phải chịu nhiều can thiệp với những hậu quả không mong muốn ngày càng gia tăng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán
Phàn nàn dai dẳng về đau.
Các triệu chứng thường quá mức so với dấu hiệu.
Thuyên giảm tối thiểu bằng điều trị cơ bản.
Tiền sử đã đi khám nhiều bác sĩ.
Thường sử dụng một loại thuốc không đặc hiệu.
Nhận định chung
Một vấn đề nảy sinh trong kiểm soát đau chính là thiếu sự phân biệt giữa hội chứng đau cấp và đau mạn tính. Hầu hết các bác sĩ đều tinh thông trong việc giải quyết những vấn đề đau cấp tính song lại lúng túng với người bệnh có rối loạn đau dai dẳng. Với kiểu đau này, người bệnh thường dùng quá liều thuốc, hay nằm lì trên giường, đi khám nhiều bác sĩ, suy giảm nhiều kĩ năng và ít hứng thú cả trong công việc và vui chơi. Mọi mối quan hệ đều bị ảnh hưởng xấu (kể cả mối quan hệ với bác sĩ) và cuộc sống trở thành cuộc tìm kiếm liên tục sự giúp đỡ. Cuộc tìm kiếm này càng làm phức tạp thêm mối quan hệ thầy thuốc - người bệnh và thường dẫn đến vô số lần thử thuốc, chủ yếu là thuốc an thần với những hậu quả nặng nề liên quan đến việc sử dụng thuốc kéo dài (như tăng tính kích thích, khí sắc trầm cảm). Những thất bại trong điều trị lại càng kích thích phản ứng giậh dữ hoặc trầm cảm từ cả phía người bệnh và thầy thuốc và hội chứng đau lại càng xấu đi. Khi ấm ức trở nên quá lớn, họ lại đi tìm bác sĩ khác. Cứ như vậy vòng luẩn quẩn mới lại tiếp tục. Rối loạn đau càng lâu bao nhiêu thì yếu tố tâm lí của lo âu vả trầm cảm càng trở nên quan trọng bây nhiêu. Cũng như với các tình trạng khác, việc suy đoán xem đau đó có “thật” hay không chỉ gây ra phản tác dụng. Nó thực sự là “thật” đối với người bệnh vả phải chấp nhận nó trước khi cả hai bên có những nỗ lực để giải quyết các rắc rốì.
Biểu hiện lâm sàng
Các thành tố của hội chứng đau dai dẳng gồm những biến đổi giải phẫu, lo âu và trầm cảm kéo dài, cáu giận và thay đổi lối sống. Thông thường những biến đổi giải phẫu là không hồi phục bởi lẽ nó phải chịu nhiều can thiệp với những hậu quả không mong muốn ngày càng gia tăng.
Lo âu và trầm cảm dai dẳng cũng làm tăng tính cáu bẳn và phản ứng quá mức với kích thích. Ngưỡng cảm giác đau giảm rõ rệt. Đặc điểm này phát triển thành ám ảnh nghi bệnh lan ra khắp cơ thể và luôn cần sự đảm bảo chắc chắn. Áp lực đè lên bác sĩ trở nên mệt mỏi và thường dẫn đến những phản ứng kín đáo dạng như không thoả mãn hoặc chuyển đến khám ở bác sĩ khác. Người bệnh nhận ra được điều này song họ càng nỗ lực tìm kiếm sự giúp đỡ và vòng tròn luẩn quẩn điển hình lại lặp lại. Người ta ít nói tới lo âu và trầm cảm, dường như có một sự thoả thuận ngầm không đề cập tới vấn đề này.
Hình. Sơ đồ đánh giá các thành tố tâm thần của đau dai dẳng
Những thay đổi trong lối sống bao gồm cái gọi là “trò chơi ốm đau”. Thường trò chơi này có kịch bản gia đình, trong đó người bệnh chấp nhận vai trò luôn là người ốm đau và vai này cũng là tiêu điểm của sự tác động gia đình, thậm chí có thể trở nên quan trọng trong việc duy trì gia đình. Do vậy cả người bệnh và những thành viên gia đình khác đều không muốn thay đổi vai trò của người ốm. Đòi hỏi được sự quan tâm và những nỗ lực nhằm kiểm soát hành vi người khác xoay quanh vấn đề trọng tâm của kiểm soát những người khác (bao gồm cả các bác sĩ). Những yếu tố văn hoá cũng đóng vai trò nhất định trong hành vi của người bệnh và cả những người quan trọng xung quạnh xử lí vấn đề như thế nào. Một số nền văn hoá cổ vũ cho hành vi biểu lộ, trong khi các nền văn hoá khác lại đánh giá cao vai trò khắc kỉ.
Lợi ích thứ hai khác thường giúp người bệnh ở vai trò ốm đau là sự hỗ trợ tài chính hoặc các phúc lợi khác. Thường có những hệ thống như vậy do đó họ lại củng cố sự ốm yếu và cản trở tất cả những cố gắng nhằm lập lại trạng thái ban đầu. Người thầy thuốc cũng vô tình củng cố cho vai trò ốm đau này bởi do chính bản chất của thực tiễn y học là đáp lại những phàn nàn về bệnh tật. Những đề nghị của thầy thuốc thường được đáp lại bằng các phản ứng như: “Vâng, nhưng mà...”. Sau đó việc dùng thuốc dường như là cách chủ yếu và điều này dễ làm phát sinh vấn đề phụ thuộc thuốc.
Điều trị
Hành vi
Cơ sở của sự tiếp cận nhất quán đối với hội chứng đau dai dẳng chính là chương trình hành vi toàn diện. Trước tiên cần phải xác định và loại trừ được những củng cố âm tính để giảm dùng thuốc và sử dụng có hiệu quả những củng cố dương tính làm di chuyển sự chù ý lên triệu chứng đau. Điều quan trọng hơn là người bệnh phải hợp tác trong nỗ lực làm giảm cơn đau. Thầy thuốc phải chuyển đổi tư tưởng từ chăm sóc sinh - y sang chăm sóc người bệnh. Người bệnh cần phải chấp thuận tranh luận về cơn đau với chỉ riêng bác sĩ, không tranh luận với các thành viên khác trong gia đình. Điều này cũng là nhằm ổn định cuộc sống cá nhân của người bệnh bởi lẽ gia đình cũng đã mệt mỏi với người bệnh. Lúc bắt đấu điều trị, người bệnh được giao những nhiệm vụ tự giúp mình hoạt động tích cực tăng dần đến mức độ tối đa. Đây cũng được xem như là củng cố dương tính. Các nhiệm vụ cũng không được vượt quá khả năng của người bệnh. Người bệnh cũng phải duy tri biểu đồ tự đánh giá những thành công. Như vậy có thể thấy được rõ ràng sự tiến bộ. Mặt khác người bệnh cũng ghi lại mức độ đau có liên quan đến những hoàn cảnh khác nhau và trạng thái tinh thần lúc bấy giờ để cho việc tránh hoặc “mềm” hoá những tình huống tương tự.
Cũng cần phải tránh những củng cố dương tính cho đau, ví dụ như sợ đồng cảm và chú ý đến đau. Nhấn mạnh đến đáp ứng dương tính đối với các hoạt động có hiệu quả trong việc chuyển sự chú ý ra ngoài hiện tượng đau.
Cầc kĩ thuật phản hồi sinh học và thôi miên cũng có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng ở một số hội chứng đau. Thôi miên có tác dụng cao nhất ở những người bệnh có mức độ từ chối cao hay phản ứng lại với những yêu cầu của bác sĩ. Thôi miên củng có thể làm giảm tình trạng lo âu, làm thay đổi cảm giác thời gian về cơn đau và hỗ trợ cho thư giãn.
Thuốc
Tốt nhất là chỉ một bác sĩ theo dõi điều trị tổng hợp. Việc tư vấn nếu có chỉ định và các quy trình kĩ thuật khác sẽ do những chuyên gia thực hiện, song việc theo dõi người bệnh phải do bác sĩ tuyến cơ sở. Không được chuyển viện nếu như điều này làm tăng hy vọng phi thực tế của người bệnh hoặc là cách để bác sĩ từ chối ca bệnh. Thái độ của bác sĩ phải chân thành, quan tâm chăm sóc và tạo sự tin tưởng cho người bệnh - không phải cho việc chữa trị mà cho việc kiểm soát hiện tượng đau, cải thiện tình hình. Nếu người bệnh có biểu hiện nghiện thuốc ngủ thì mục đích điều trị đầu tiên là giải độc.
Nếu có chỉ định thuốc giảm đau hoặc thuốc an dịu thần thì không thể được cho theo phác đồ “kể cũng cần”. Một phác đồ cứng nhắc làm giảm tác dụng của những thuốc này. Thuốc chống trầm cảm ba vòng (ví dụ, Nortriptylin) và Venlafaxin với liều tăng dần đến mức như dùng trong trầm cảm cũng có thể có tác dụng nhất là trong hội chứng đau thần kinh. Trong những tình trạng khác, hiệu quả của thuốc đối với đau có thể kém hơn, nhưng việc cải thiện tình trạng trầm cảm cũng không kém phần quan trọng. Một số nghiên cứu sớm cho rằng có thể sử dụng Gabapentin (thuốc chống co giật) trong điều trị khí sắc và lo âu cũng có thể sử dụng kết hợp trong điều trị đau thần kinh.
Để hỗ trợ thêm thuốc có thể có nhiều phương pháp thay thế, ví dụ lí liệu pháp và châm cứu.
Xã hội
Điều quan trọng là phải ngay từ đầu yêu cầu các thành viên trong gia đình cũng như các cá nhân quan trọng khác đối với người bệnh phải cùng tham gia chữa trị. Những nỗ lực tốt nhất của cả thầy thuốc và người bệnh có thể bị người khác vô tình phá hỏng. Những người này lại nghĩ rằng họ đang “giúp” người bệnh. Chính họ lại có xu hướng củng cố những khía cạnh âm tính của rối loạn đau dai dẳng. Người bệnh trở nên phụ thuộc và lười hoạt động hơn, hội chứng đau trở nên không thay đổi. Ngày càng có nhiều “trò ốm đau” mang tính phá hoại đã được các chuyên gia mô tả trong các rối loạn đau dai dẳng là hậu quả của những nỗ lực mang tính thiện chí nhưng lại là sai lầm của các thành viên trong gia đình. Duy trì liệu pháp với gia đình còn giúp sớm xác định và loại trữ những kiểu hành vi như vậy.
Tâm lí
Cùng với liệu pháp nhóm với các thành viên trong gia đình và những người khác, các nhóm người bệnh cũng có thể có tác dụng nếu như được hướng dẫn tốt. Mục tiêu chủ yếu của liệu pháp nhóm cũng như liệu pháp cá nhân là sự tích cực hội nhập của người bệnh. Nhóm có thể là một công cụ mạnh giúp đạt được mục đích này bằng cách phát triển sự đoàn kết, gắn bó hợp tác trong nhóm. Với sự cổ vũ của nhóm, người ta có thể có nỗ lực to lớn mà khi tự mình họ không thể làm được. Liệu pháp cá nhân cần phải trực tiếp hướng tới củng cố cơ chế tự vệ và cải thiện tự đánh giá. Cũng như trong tất cả các liệu pháp tâm lí khác, đối thoại giữa thầy thuốc và người bệnh là yếu tố chủ đạo trong sự thành công của điều trị.
Bài viết cùng chuyên mục
Chẩn đoán các rối loạn do dùng thuốc
Những người có rối loạn stress sau sang chấn thường tự điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau. Người sử dụng nhiều loại ma tuý khác nhau, kéo dài thường có hình ảnh teo não trên CT scan.
Stress và rối loạn thích ứng
Từng cá nhân có thể phản ứng lại với stress bằng trạng thái lo âu hoặc trầm cảm, phát hiện các triệu chứrig thực thể, chạy trốn hoặc uống rượu, bắt đầu các vụ áp phe hay một loạt các cách khác.
Đánh giá tâm thần trong rối loạn tâm thần
Phỏng vấn gia đình về ứng xử của người bệnh với những người khác cũng có thể cung cấp thông tin quan trọng cho chẩn đoán, thậm chí có thể làm sáng tỏ bản chất của vấn đề.
Mê sảng, sa sút trí tuệ và các rối loạn nhận thức
Các rối loạn hành vi có xu hướng thường gặp ở những trường hợp dai dẳng, thường liên quan trực tiếp đến rối loạn nhân cách hoặc khả năng dễ bị tổn thương của hệ thần kinh trung ương
Phụ thuộc các chất kích thích amphetamin và cocain
Có một số người nghiện thuốc kích thích trở nên nhạy cảm với việc sử dụng các chất kích thích sau đó. Ở những người này, chỉ cần một lượng nhỏ chất kích thích nhẹ.
Các rối loạn dạng cơ thể
Dễ bị thương tổn ở một hoặc vài hệ thống cơ quan và tiếp xúc với những thành viên trong gia đình có các vấn đề dạng cơ thể sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển các triệu chứng.
Phụ thuộc Caffein
Một điểm chung khác giữa caffein và các chất kích thích khác là chúng lại làm nặng thêm các triệu chứng của tâm thần phân liệt bù trừ và bệnh nhân hưng trầm cảm.
Phụ thuộc các chất gây ảo giác (nghiện ma túy)
Điều trị pha cấp tính chủ yếu là giúp người bệnh tránh được những hành vi thất thường có thể dẫn đến chấn thương hoặc tử vong.
Những vấn đề tâm thần liên quan đến nằm viện và các rối loạn do dùng thuốc, phẫu thuật
Trong những trường hợp cực đoan, những vấn đề này có thể thúc đẩy bệnh nhân trốn viện, làm ngược lại chỉ dẫn về y tế.
Phụ thuộc thuốc gây nghiện (opioid ma túy)
Để điều trị những trường hợp quá liều hoặc nghi quá liều có thể dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch, nếu quá liều thì kết quả sẽ thể hiện rõ rệt trồng vòng 2 phút.
Phụ thuộc cần sa
Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài của thuốc cho thấy những bất thường trong cành cây phổi. Viêm họng, viêm mũi liên quan tới việc sử dụng cần sa kéo dài cùng với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Các rối loạn tâm thần ở người cao tuổi
Hội chứng tâm thần phổ biến nhất ở người già là sa sút trí tuệ (hội chứng não thực thể) với các mức độ khác nhau.
Ngủ nhiều
Điều trị ngừng thở khi ngủ có thể gồm các biện pháp như giảm cân và điều hoà không khí qua mũi họng dưới áp lực liên tục trong thời gian ngủ.
Loạn ngủ
Cơn khiếp sợ khi ngủ là những kích thích đột ngột, kinh hoàng trong khi ngủ, thường gặp ở những cậu bé và cũng có thể ở người lớn. Nó hoàn toàn khác với cơn hoảng loạn khi ngủ.
Tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần khác
Các rối loạn tâm thần phân liệt là nhóm các hội chứng rối loạn tư duy, khí sắc và toàn bộ hành vi cũng như là kém chọn lọc kích thích.
Rối loạn nhân cách
Rối loạn nhân cách được xem như là bảng ma trận của một số vấn đề tâm thần nặng nề. Ví dụ, dạng phân liệt, có liên quan đến phân liệt; dạng né tránh, có liên quan đến một số rối loạn lo âu.
Tiếp cận bệnh nhân rối loạn tâm thần
Các yếu tố môi trường và xã hội luôn được coi là những yếu tố quan trọng sống còn trong sự cân bằng tâm thần ở mỗi cá nhân. Không có sự va chạm với môi trường thì cũng không cố bệnh được xã hội thừa nhận.
Phụ thuộc và lạm dụng rượu (nghiện rượu)
Nghiện rượu là một hội chứng có hai pha: vấn đề ăn uống và phụ thuộc rượu. Vấn đề uống là việc sử dụng rượu lặp đi lặp lại, thường nhằm làm dịu lo âu.
Các phương pháp điều trị rối loạn tâm thần
Trong hầu hết các trường hợp, điều trị tâm thần bao gồm cả sự tham gia tích cực của những người có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người bệnh.
Các rối loạn tấn công: rối loạn tâm thần
Nhận biết được vấn đề này một phần là do sự nâng cao ý thức về quyền của phụ nữ và một phần là những người phụ nữ cũng hiểu rằng họ không được phép chấp nhận bị lạm dụng.
Phụ thuộc thuốc Phencyclidin
Các triệu chứng thực thể gồm chóng mặt, thất điều, rối loạn ngôn ngữ, rung giật nhãn cầu, co rút mí mắt trên với nhìn chằm chằm vào chỗ trống.
Các rối loạn lo âu và rối loạn phân ly
Rối loạn hoảng loạn được đặc trưng bằng những cơn lo âu trầm trọng ngắn, hồi phục tái phát, khó dự đoán, kèm theo những biến đổi sinh lý. Cũng có thể ám ảnh sợ khoảng trống.
Rối loạn khí sắc
Trầm cảm có thể xuất hiện với góc độ là một phản ứng đáp lại tác động gây stress nào đó hoặc một tình huống cuộc sống nặng nề, thường là sự mất mát của bản thân.
Phụ thuộc các chất hỗn hợp và dung môi
Các kháng histamin trong một chừng mực nào đó gây sự ức chế hệ thần kinh trung ương do vậy nhiều khi nó được dùng như là một loại an dịu OTC. Trạng thái uể oải cũng thường thấy.
Rối loạn tâm thần tình dục
Đặc điểm chính của kích thích tình dục, là chúng thường có nguồn gốc tâm lý ban đầu, sự nghèo nàn về kinh nghiệm quan hệ tình dục khác giới sẽ càng củng cố đặc điểm này.