Suy giáp và phù niêm

2016-01-22 08:41 PM

Thiếu hụt hormon giáp có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Mức độ nặng của bệnh từ suy giáp nhẹ và tình trạng suy giáp không nhận thấy được cho tới phủ niêm rõ rệt.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những điểm thiết yếu trong chẩn đoán

Ốm yếu, mệt mỏi, sợ lạnh, táo bón, trọng lượng cơ thể thay đổi, trầm cảm, rong kinh, khàn tiếng.

Da khô, nhịp tim chậm, phản xạ gân xương đáp ứng chậm.

Thiếu máu, hạ natri máu.

Độ tập trung T4, iod phóng xạ thường thấp tại tuyến giáp.

TSH cao trong suy giáp tiên phát.

Nhận định chung

Thiếu hụt hormon giáp có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Mức độ nặng của bệnh từ suy giáp nhẹ và tình trạng suy giáp không nhận thấy được cho tới phủ niêm rõ rệt.

Suy giáp có thể do bệnh tiên phát của bản thân tuyến giáp hoặc do thiếu TSH của tuyến yên. Suy giáp điển hình, tức là phù niêm và đần độn, dễ dàng nhận thấy trên lâm sàng nhưng suy giáp nhẹ thường được bỏ qua nếu không làm xét nghiệm TSH huyết thanh.

Bướu giáp thường thấy trong suy giáp do viêm tuyến giáp Hashimoto, do thiếu iod, do thiếu hụt enzym tuyến giáp di truyền, do sử dụng thuốc gây bướu (lithilum, iod, propylthiouracil, methimazol, phenylbụtazọn, sultonamid, amiodaron) hoặc do dùng các thức ăn chứa các chất gây bướu (củ cải, cây sắn) ở vùng thiếu iod, hoặc hiếm gặp hơn là do kháng lại các hormon giáp ở ngoại vi hoặc do thâm nhiễm tuyến giáp bởi các bệnh khác (ung thư, bệnh sarcoid). Trong viêm tuyến giáp bán cấp do virus (Dequervain), pha suy giáp xuất hiện theo sau pha cường giáp ban đầu.

Bướu cổ thường không có trong suy giáp do thiếu bài tiết TSH của tuyến yên, hoặc do phẫu thuật cắt tuyến giáp, do tia xạ ngoài hoặc do dùng 131I phá hủy tuyến. Suy giáp tiên phát cũng có thể là tự phát.

Amiodaron, vì chứa hàm lượng iod cao, gây ra suy giáp thực sự trên lâm sàng vào khoảng 8%. Nồng độ T4 bình thường hoặc thấp, TSH cao, thường > 20 ng/dl. Ngoài ra, có 17% các bệnh nhân sử dụng amiodaron tiến triển tăng TSH nhẹ hơn và không có triệu chứng lâm sàng. Liều amiodaron thấp thì ít gây ra suy giáp. Bệnh nhân bị bệnh tim dùng amiodaron gây ra suy giáp có triệu chứng thì được điều trị bằng thyroxin liều vừa đủ để làm mất các triệu chứng. Bệnh nhân dùng iod hàm lượng cao do các nguồn khác cũng có thể tiến triển suy giáp, nhất là bệnh nhân đã có viêm tuyến giáp lympho bào.

Triệu chứng thay đổi gặp từ mức độ nhẹ tới nặng. Suy giáp nhẹ hay gặp nhiều nhất. Biểu hiện phù niêm đầy đủ hiếm gặp.

Triệu chứng và dấu hiệu

Giai đoạn sám: triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, thờ ơ, ốm yếu, đau khớp, đau cơ, chuột rút cơ (co thắt cơ), sợ lạnh, da khô, táo bón, đau đầu và rong kinh. Khám thực thể có thể thấy vài dấu hiệu hoặc không thấy dấu hiệu gì- Biểu hiện thường thấy là móng tay, móng chân giòn, dễ gẫy, tóc thưa, da xanh, niêm mạc kém dầy, phản xạ gân xưong đáp ứng chậm.

Giai đoạn muộn: các triệu chứng thay đổi, nhưng có thể bao gồm nói chậm, không có mồ hôi, táo bón, phù ngoại vi, da xanh, khản tiếng, giảm vị giác và khứu giác, co rút cơ, nhức và đau, khó thở, cân nặng thay đổi (thường tăng cân, sụt cân nặng không phải là hiếm), giảm thính giác. Một số phụ nữ mất kinh, số khác thì bị rong kinh. Có thể gặp chảy sữa. Khám thực thể có thấy bướu cổ, sưng húp mặt và mí mắt, da có màu caroten (vàng sáp) điển hình, lông mày nửa phía ngoài thưa thớt, lưỡi dầy, phù cứng, tràn dịch màng phổi, màng bụng, màng ngoài tim, tràn dịch ở các khớp. Tim to ra (phù niêm ở tim) thường là do trân dịch màng tim. Nhịp tim chậm; huyết áp thường bình thường, đôi khi thấp, tăng huyết áp tâm trương. Nhiệt độ hạ, tuyến yên to, do quá sản của các tế bào sản xuất TSH, và có thể hồi phục trong quá trình điều trị suy giáp. Suy giáp hiếm khi gây ra béo phì thực sự.

Xét nghiệm

FT4 có thể thấp hoặc ở giới hạn thấp của bình thường. TSH tăng trong suy giáp tiên phát nhưng thấp hoặc bình thường trong suy giáp thứ phát do suy tuyến yên. Các xét nghiệm bất thường khác thường gặp là tăng cholestrol huyết thanh, tăng các enzym gan, tăng creatinkinase, tăng prolactin máu, hạ natri máu, hạ đường máu, thiếu máu (với thể tích trung bình hồng cầu bình thường hoặc tăng). Hàm lượng các kháng thể kháng thyroperoxidase và kháng thyroglobulin tăng cao ở các bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto. Xét nghiệm T3 huyết thanh không phải là xét nghiệm có giá trị để đánh giá suy giáp.

Có một số yếu tố có thể lầm T4 huyết thanh thấp mà không phải do suy giáp.

Chẩn đoán phân biệt

Suy giáp cần phải được chú ý nếu bệnh nhân ở trong tình trạng mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt không giải thích được, đau cơ, táo bón, thay đổi trọng lượng cơ thể, tăng lipid máu, thiếu máu. Dựa vào phù niêm để chẩn đoán phân biệt trong trường hợp suy tim không giải thích được, mà suy tim này không đáp ứng với digitalis và lợi tiểu hoặc phân biệt trong trường hợp cổ trướng không giải thích được. Lượng protein chứa trong dịch phù niêm cao. Lưỡi dày có thể nhầm với bệnh nhiễm tinh bột tiên phát (primary amyloidosis).

Thiếu máu ác tính có thể được nghi ngờ do da xanh và thiếu máu hồng cầu to đôi khi gặp trong phù niêm; hai bệnh này có thể cùng tồn tại trên một bệnh nhân. Một số trường hợp trầm cảm, bệnh tâm thần tiên phát và bệnh lý cấu trúc của não đã bị nhầm với phù niêm. Tuyến yên thường khá rộng trong suy giáp tiên phát, do quá sản có hồi phục của tế bào bài tiết TSH. Tăng prolactin máu kèm theo gặp trong suy giáp có thể làm chẩn đoán nhầm là u tuyến yên.

Biến chứng

Thực tế biến chứng thường gặp nhất là về tim mạch, xuất hiện như là hậu quả của bệnh động mạch vành và suy tim sung huyết, có thể bị thúc đẩy bởi điều trị suy giáp tích cực. Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Giãn đại tràng (megacolon) gặp trong suy giáp lâu ngày. Bệnh tâm thần thực thể với hoang tưởng paranoid có thể xuất hiện (bệnh tâm thần do phù niêm). Hiếm gặp hơn, suy thượng thận cấp có thể xuất hiện do điều trị suy giáp. Vô sinh do suy giáp ít gặp và có thể đáp ứng với thuốc điều trị suy giáp. Phụ nữ mang thai mà không được điều trị suy giáp thường bị sảy thai. Mặt khác, nếu suy giáp do bệnh tự miễn thì có thể được cải thiện trong thời gian mang thai. Yên bướm rộng ra, thậm chí khối u bài tiết TSH được thấy rõ, có thể phát triển trong những trường hợp suy giáp không được điều trị. Khối u này sẽ giảm kích thước sau khi được điều trị thay thế.

Một biến chứng hiếm gặp của suy giáp nặng là tình trạng đờ đẫn nặng và dần dần tiến triển đến hôn mê phù niềm do suy giáp (Myxedema coma) với các triệu chứng hạ nhiệt độ nặng, giảm thông khí, giảm natri máu, giảm oxy, tăng CO2 máu và huyết áp tụt. Co giật và các dấu hiệu bất thường của hệ thần kinh trung ương có thể xuất hiện. Hôn mê phù niêm thường được khởi phát bởi nhiễm trùng, suy tim, suy hô hấp, tổn thương hệ thần kinh trung ương hoặc do bị lạnh, hoặc do sử dụng thuốc.

Hầu hết thường gặp ở phụ nữ có tuổi. Tỷ lệ tử vong cao. Bệnh nhân bị phù niêm nhạy cảm khác thường với các chế phẩm thuốc phiện và có thể chết với liều thuốc trung bình.

Hạ natri máu khó kiểm soát thường gặp trong phù niêm nặng. Bài tiết không thích hợp hormon chống bài niệu gặp ở một số bệnh nhân, nhưng tổn thương trong việc tái hấp thu muối và nước ở ống lượn xa gặp ở nhiều bệnh nhân khác.

Điều trị

Điều trị đặc hiệu

Levothyroxin là thuốc được lựa chọn. Levothyroxin dễ sử dụng, rẻ tiền và được thừa nhận tốt. Nó được chuyển đổi trong cơ thể thành T3 - là hormon giáp có hoạt tính mạnh nhất theo kiểu điều hòa enzym, nó đáp ứng tốt nhất cho các nhu cầu chuyển hóa của bệnh nhân. Các biệt dược của levothyroxin ở Mỹ (như là Synthroid, Levoxyl và các loại khác) trên thị trường có sự cân bằng sinh học. Yêu cầu xét nghiệm lại chức năng giáp sau mỗi lần thay đổi thuốc.

Với các bệnh nhân có tuổi hoặc người bị suy mạch vành được điều trị với liều thấp levothyroxin 25 - 50µ/ngày trong một tuần, rồi tăng dẩn liều 25µ trong 1- 2 tuần tới tổng liều là 75 - 150µ/ngày. Liều này nên được điều chỉnh để làm mất các triệu chứng một cách tốt nhất và giữ TSH bình thường. Levothyroxin có thể được sử dụng 1 lần/ tuần với liều cao hơn 7 lần liều hàng ngày một chút.

Với bệnh nhân trẻ và không có suy vành, có thể dùng liều khởi đầu cao hơn: 50 - 100µ/ngày. Cứ 1- 3 tuần tăng 25µ cho tới khi TSH bình thường.

Liều duy trì: liều của mỗi bệnh nhân phải được điều chỉnh dựa trên đánh giá về lâm sàng để đạt được hiệu quả tối ưu. Định lượng TSH huyết thanh có ích lợi vì nồng độ TSH cao hằng định chỉ ra cần phải bổ xung thyroxin và ngược lại TSH thấp chỉ ra bệnh nhân đã có cường giáp. Khi bệnh nhân thấy hoàn toàn khỏe mạnh, liều thuốc cần được duy trì ổn định. Không cần thiết phải làm lại xét nghiệm FT4 và TSH thường xuyên khi bệnh nhân thấy hoàn toàn khỏe mạnh và khám lâm sàng thấy bình giáp. Ở các bệnh nhân này, cứ 1- 2 năm thì làm xét nghiệm TSH nhạy một lần. Ở các bệnh nhân được điều trị levothyroxin huyết thanh thường ở giới hạn cao của bình thường hoặc tăng nhẹ. Ở các bệnh nhân có sử dụng các chế phẩm estrogen, bao gồm cả ở người dùng liệu pháp, thay thế estrogen thì nồng độ thyroxin huyết thanh có thể cao mà bệnh nhân vẫn bình giáp. Nồng độ TSH huyết thanh nên đạt mức bình thường hoặc hơi thấp, một chút. Phần lớn các bệnh nhân cần liều duy trì 100 - 200µ/ngày.

Trong hội chứng ruột ngắn, thyroxin có thể bị kém hấp thu, điệu trị bằng dầu triglycerid chuỗi trung bình có thể cải thiện tình trạng ỉa chảy và hấp thu. Các bệnh khác như là bệnh sprue, viêm ruột từng vùng, viêm tụy, và bệnh gan cũng có thể làm giảm hấp thu T4. Một số chất ảnh hưởng tới sự hấp thu của thyroxin, nhất là sucralfat, các kháng acid (hydroxid nhôm), các chế phẩm sắt và các phenytoin. Cholestyramin và các resin gắn acid mật khác có thể kết hợp với giảm T4 làm sự hấp thu của T4 gịảm tới 30%, thậm chí ngay cả khi cholestyramin được dùng 5 giờ trước khi sử dụng thyroxin. Sữa đậu nành cũng làm cản trở sự hấp thu thyroxin. Bản thân phù niêm cũng có thể ảnh hưởng tới điều trị do làm giảm hấp thu thyroxin, nhất là trường hợp phù niêm nặng. Tuy nhiên, có vẻ sự giảm hấp thu thyroxin thường do không tuân thủ điều trị.

Đáng ngạc nhiên là người ta ghi nhận có sự tăng hấp thu thyroxin tại ruột ở một số trường hợp bị cắt dạ dày tá tràng và có hội chứng dumping.

Điều trị hôn mê suy giáp: hôn mê suy giáp là một cấp cứu nội khoa với tỷ lệ tử vong cao. Dùng đường tĩnh mạch 400µ natri levothyroxin và hàng ngày được nhắc lại với liều 100µ đường tĩnh mạch. Nếu nghi ngờ bệnh nhân có suy thượng thận thì nên dùng hydrocortison với liều ban đầu 100 mg, sau đó cứ mỗi 8 giờ dùng 25 - 50mg. Bệnh nhân chỉ được ủ ấm bằng chăn. Thường có nhiễm trùng kèm theo và phải được điều trị tích cực. Thông khí nhắn tạo hỗ trợ là cần thiết để điều chỉnh tăng CO2 máu.

Một số trường hợp cần chỉnh liều thyroxin duy trì hàng ngày: liều cao hơn một chút cần thiết trong thời gian mang thai, hoặc ở người dùng phenobarbital, resin gắn acid mật, hoặc thay đổi chế độ ăn chứa nhiều chất xơ hơn. Ngược lại, liều thấp hơn thường dùng ở người có tuổi.

Không cần sử dụng hormon giáp

Không nên dùng hormon giáp như là phương pháp điều trị kích thích không đặc hiệu. Liều cao hormon dùng cho người bình giáp gây sút cân, có thể làm loạn nhịp tim, loãng xương, yếu cơ và lo âu.

Chỉ sử dụng hormon giáp trong trường hợp mất kinh hoặc vô sinh nếu người đó được chứng minh là suy giáp.

Tiên lượng

Điều trị sớm có sự cải thiện rõ cả về hình thể và chức năng tâm thần.

Bệnh nhân thường trở lại tình trạng bình thường nhưng nếu điều trị không đều thì có thể bị thất bại. Bệnh nhân hiếm khi chết do biến chứng hôn mê. Nhìn chung các trường hợp đáp ứng tốt với điều trị. Điều trị lâu dài với liều thái quá hormon giáp có thể các tác dụng phụ tế nhị nhưng quan trọng (ví dụ loãng xương) và nên tránh.

Bài viết cùng chuyên mục

Đái tháo đường

Đái tháo đường, là một hội chứng với rối loạn chuyển hóa, và tăng đường huyết không thích hợp, hoặc là do giảm bài tiết insulin.

Đa u tuyến nội tiết

Điều trị ngoại khoa với cường cận giáp trong MEN 1 có thể giảm bệnh thời gian dài nhưng hay tái phát, cắt tuyến cận giáp triệt để có thể gây suy cận giáp vĩnh viễn.

Tăng prolactin máu

Cường tiết prolactin do bất kỳ nguyên nhân gì cũng có thể gây suy sinh dục. Nam thường bị giảm tình dục, rối loạn cường dương và đôi khi bị vú to nhưng không bao giờ có chảy sữa.

Bướu nhân giáp trạng

Bệnh nhân được phát hiện tuyến giáp to cần hỏi thêm tiền sử gia đình và tiền sử bản thân về bệnh lý tuyến giáp, tiền sử điều trị vùng tia xạ vùng đầu hoặc vùng cổ hoặc tia xạ vùng khác.

Nhiễm toan lactic

Đặc điểm lâm sàng của nhiễm toan lactic là tăng thông khí rõ rệt. Khi nhiễm toan lactic là thứ phát do thiếu oxy tổ chức hay truy mạch, dấu hiệu lâm sàng khác nhau.

Hạ đường huyết do bệnh lý miễn dịch

Muộn hơn sau khi phần lớn thức ăn được hấp thu, nồng độ insulin cao một cách không thích hợp phân ly khỏi phần kháng thể gắn vào nó, gây ra hạ đường huyết.

Các bước trong xử trí bệnh nhân đái tháo đường

Việc điều trị cần phải được định rõ trên cơ sở typ đái tháo đường và nhu cầu riêng biệt của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, những nguyên tẳc chung nhất định cần được phác thảo.

Vô kinh thứ phát

Thăm khám vùng khung chậu cẩn thận để kiểm tra sự phát triển tử cung và phần phụ và làm phiến đồ âm đạo và pap để đánh giá ảnh hưởng của estrogen.

Suy vỏ thượng thận mạn tính: bệnh addison

Bệnh Addison là một bệnh ít phổ biến, do sự phá hủy hoặc rối loạn chức năng của vỏ thượng thận. Bệnh được đặc trưng bởi sự thiếu hụt mạn tính cortisol, aldosteron và androgen thượng thận, gây sạm da kín đáo hoặc rõ rệt.

Hạ đường huyết do u tế bào β tụy

Không nhận biết hạ đường huyết rất hay có ở bệnh nhân có u đảo tụy. Họ thích nghi với hạ đường huyết mạn bằng cách tăng hiệu quả của chúng trong vận chuyển glucose qua hàng rào máu não.

Hôn mê tăng thẩm thấu tăng đường huyết không có nhiễm ceton

Thiếu insulin là một phần tương đối có thể làm khởi phát hội chứng bằng cách làm giảm sử dụng glucose ở gan. Khi glucose niệu nhiều chắc chắn lượng nước mất đi lớn.

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Nhiễm toan ceton, có thể là biểu hiện ban đầu của đái tháo đường typ 1, hoặc là kết quả của việc tăng nhu cầu insulin ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1, trong thời gian nhiễm khuẩn.

Các trạng thái hạ đường huyết

Hạ đường huyết lúc đói có thể xảy ra trong các rối loạn nội tiết nhất định như giảm năng tuyến yên, bệnh Addison hoặc chứng phù niêm, trong các rối loạn liên quan với giảm chức năng gan.

Tăng Aldosteron tiên phát

Chẩn đoán phân biệt tăng aldosteron bao gồm các nguyên nhân khác gây giảm kali ở bệnh nhân có tăng huyết áp vô căn.

Đái tháo nhạt

Đái tháo nhạt là bệnh ít gặp, có đặc điểm là người bệnh luôn có cảm giác khát và số lượng nước tiểu rất nhiều, tỷ trọng thấp. Các tính chất khác của nước tiểu bình thường.

Hạ đường huyết liên quan với rượu

Việc phòng ngừa bao gồm ăn thức ăn thích hợp trong thời gian uống rượu. Điều trị bao gồm sử dụng glucose để bổ sung dự trữ glycogen cho đến khi quá trình tạo mới glucose được phục hồi.

Viêm tuyến giáp

Tự kháng thể tuyến giáp thường thấy nhất ở viêm tuyến giáp Hashimoto nhưng cũng có thể thấy ở các thể viêm tuyến giáp khác. Mức TSH huyết thanh cao.

Biến chứng mạn tính của đái tháo đường

Ở bệnh nhân đái tháo đường typ 1, biến chứng do bệnh thận giai đoạn cuối là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong, trong khi bệnh nhân đái tháo đường typ 2 thì bệnh ở các động mạch lớn.

Loãng xương

Loãng xương là bệnh xương do chuyển hóa thường gặp nhất ở Mỹ và là nguyên nhân của hàng trăm nghìn các trường hợp gẫy xương hàng năm. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết gián tiếp do bệnh còn rất cao.

Suy cận giáp và giả suy cận giáp

Suy cận giáp cấp gây tetany với chuột rút cơ, kích thích, co rút bàn tay và co giật; bệnh nhân luôn có tê đau vùng quanh miệng, bàn tay và bàn chân.

Hạ đường huyết do Pentamidin

Tiếp theo liệu trình điều trị đầy đủ bằng pentamidin, cần theo dõi glucose máu lúc đói hay glycohemoglobin sau đó để đánh giá phạm vi phục hồi tế bào β tụy hoặc di chứng tổn thương.

Ung thư giáp trạng

Dấu hiệu chủ yếu của ung thư giáp trạng là nhân thuộc tuyến giáp sờ thấy được, chắc và không căng. Hạch vùng cổ trước có thể to ra. Ung thư giáp biệt hóa di căn.

Chứng khổng lồ và to đầu chi

Rất hiếm khi to đầu chi do các u tụy hoặc carcinoid phế quản hoặc u vùng dưới đồi tiết GH hoặc GHRH lạc chỗ. Đôi khi bệnh xuất hiện thoáng qua và tiếp sau là suy tuyến yên bán phần.

Nhuyễn xương

Giảm sự khoáng hóa của khung xương đang tăng trưởng ở lứa tuổi ấu thơ gây ra biến dạng xương (còi xương), còn giảm sự khoáng hóa ở người lớn gây ra chứng nhuyễn xương.

Các rối loạn thiếu hụt iod

Bướu cổ dịch tễ có thể trở thành bướu đa nhân và rất to; bướu to ra trong thời gian mang thai có thể gây ra triệu chứng chèn ép. Một số bệnh nhân bướu cổ địa phương có thể trở thành suy giáp.