- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh do ký sinh đơn bào và giun sán
- Nhiễm sán lá gan (Fascioliasis)
Nhiễm sán lá gan (Fascioliasis)
Ở người, các ấu trùng nang ra khỏi kén, xâm nhập và di chuyển qua gan, và trưởng thành trong các ống mật. Ở gan chúng gây hoại tử nhu mô tại chỗ và tạo áp xe.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhiễm Fasciola hepatica, loại sán lá gan của cừu, là kết quả của việc nuốt phải các ấu trùng nang (metacercariae) đóng kén trên rau cải xoong hoặc các loại rau mọc dưới nước khác, hoặc ở trong nước. Một loạt các động vật ăn cỏ là các vật chủ. Bệnh ở người có lẽ phân bổ toàn thế giới nhưng gặp nhiều nhất ở các nước có chăn nuôi cừu, nhất là những nơi ăn rau tươi sống. Nhiễm sán fasciola được thông báo có ở Châu Âu, Hoa Kỳ lục địa, Hawai, Tây Ấn Độ, Trung Đông, Trung Quốc, Siberia, Bắc, Đông và Nam Phi. Trứng sán theo phân của vật chủ ra ngoài gặp nước, giải phóng ra các mao ấu trùng (miracidium), xâm nhập vào ốc; tiếp sau đó, ốc giải phóng ra các vĩ ấu trùng (cercariae), các vĩ ấu trùng này đóng kén trên cây cỏ, biến thành các ấu trùng nang (một số vĩ ấu trùng trở thành ấu trùng nang trực tiếp trong nước) và hoàn thành chu kỳ sống. Sán trưởng thành còn sống có hình lá, kích thước 3 x 1,5 cm.
Ở người, các ấu trùng nang ra khỏi kén, xâm nhập và di chuyển qua gan, và trưởng thành trong các ống mật. Ở gan chúng gây hoại tử nhu mô tại chỗ và tạo áp xe. Mặc dù bệnh thường nhẹ, ba hội chứng lâm sàng có thể xuất hiện: cấp tính, mạn tính tiềm ẩn, và tắc nghẽn mạn tính. Bệnh cấp tính liên quan đến quá trình di trú của ấu trùng sán chưa trưởng thành qua gan, biểu hiện bằng gan to và đau, sốt cao, tăng bạch cầu, và tăng rõ rệt bạch cầu ái toan (đến 90%). Bệnh nhân có thể thấy đau ở thượng vị hoặc hạ sườn phải cùng các triệu chứng khác như đau đầu, chán ăn, nôn, đau cơ, nổi mẩn ngoài da và các phản ứng dị ứng khác. Hoàng đảm gầy mòn, và suy kiệt có thể xuất hiện ở bệnh nặng. Thiếu máu và tăng gamma globulin trong máu thường gặp; các xét nghiệm chức năng gan có thể biến đổi. Chẩn đoán sớm thường khó khăn trong giai đoạn bệnh cấp, do trứng sán không xuất hiện trong phân trước 3 - 4 tháng. Giai đoạn mạn tiềm ẩn có thể diễn ra không triệu chứng hoặc biểu hiện bằng gan to và các dấu hiệu cấp khác. Giai đoạn tắc nghẽn mạn tính xuất hiện khi các ống mật ngoài gan bị chẹn, gây bệnh cảnh giống như viêm xơ đường mật, xơ gan do mật, hoặc sỏi ống mật chủ. Đôi khi sán trưởng thành di trú, gây tổn thương và triệu chứng ở các vị trí bên ngoài đường mật.
Chẩn đoán dựa trên việc phát hiện các trứng sán đặc trưng trong phân, có thể cần phải xét nghiệm nhiều lần. Đôi khi chẩn đoán chỉ có thể xác định bằng cách dẫn lưu dịch mật và xét nghiệm tìm trứng sán, và trong rất ít các trường hợp, sau khi sinh thiết gan hoặc phẫu thuật thăm dò. Thải trứng ngoại lai thoáng qua theo phân có thể xuất hiện do ăn phải gan bò hoặc cừu có chứa trứng sán. Tăng bạch cầu ái toan rất hay gặp. Thăm dò hình ảnh gan và chụp X quang đường mật có thể có ích. Các xét nghiệm huyết thanh học thường giúp ích trong chẩn đoán định hướng, đặc biệt trong giai đoạn cấp. Xét nghiệm ELISA có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong việc phát hiện cả kháng thể và kháng nguyên, nhưng phản ứng chéo có thể xảy ra với nhiễm sán máng. Điều trị có hiệu quả tỏ ra tương quan với giảm hiệu giá kháng thể. Xét nghiệm ELISA cho phân có nhiều hứa hẹn.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy triclabendazol - một loại thuốc diệt fasciola cho gia súc - là thuốc điều trị lựa chọn. Hiện nay, thuốc chỉ được sử dụng cho người trong một số nghiên cứu; cần nhiều bằng chứng khẳng định hiệu quả của thuốc hơn nữa, cũng như liều dùng và tính an toàn. Trong một nghiên cứu gần đây, một liều 10 mg/kg duy nhất đạt tỷ lệ khỏi 80% mà không gây tác dụng phụ. Bithionol là thuốc điều trị thay thế; nhược điểm của thuốc này là liệu trình điều trị kéo dài (như trong sán lá phổi), tỷ lệ thất bại lên đến 50%, và hay có tác dụng phụ. Các thử nghiệm với albendazol đang được tiếp tục nhưng thuốc này cũng có tỷ lệ that bại cao.
Các thông báo về praziquantel rất khác nhau; nói chung, thuốc không có tác dụng ngay cả khi sử dụng đến 7 ngày ở liều 25 mg/kg, ba lần /ngày cách 4 - 6 giờ giữa các liều. Nếu triclabendazol, bithionol, hoặc praziquantel không có tác dụng, dehydroemetin hoặc emetin hydrochlorid với liều như trong điều trị áp xe gan có thể có tác dụng; cả hai thuốc đều có độc tính cao, nhưng dehydroemetin có thể ít độc hon. Đối với bất kỳ thuốc nào trong nhóm này, sự phá hủy của sán đi cùng với việc giải phóng kháng nguyên có thể dẫn đến phản ứng ở những bệnh nhân tăng mân cảm.
Ở những vùng dịch tễ, không nên ăn các loại rau mọc dưới nước ở dạng sống; rửa rau không phá hủy được các ấu trùng nang như nấu chín. Nước uống phải được đun sôi (1 phút) hoặc lọc.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh giun chỉ
Diethylcarbamazin, thuốc điều trị lựa chọn cho bệnh giun chỉ, tiêu diệt nhanh ấu trùng trong máu, nhưng có tác dụng diệt rất chậm hoặc chỉ gây tổn thương cho giun trưởng thành.
Bệnh do Trypanosoma châu mỹ
Giai đoạn tiềm ẩn có thể kéo dài từ 10 tới 30 năm, khi bệnh nhân không có triệu chứng nhưng các xét nghiệm huyết thanh học và đôi khi xét nghiệm ký sinh trùng khẳng định sự tồn tại của bệnh.
Nhiễm sán lá ruột (Fasciolopsiasis)
Chẩn đoán dựa trên việc xác định các trứng sán đặc trưng, hoặc đôi khi các sán trưởng thành trong phân. Tăng bạch cầu đi kèm với tăng vừa phải bạch cầu ái toan là dấu hiệu thường gặp.
Nhiễm leishmania nội tạng
Chẩn đoán phân biệt bao gồm ung thư máu, u lympho, lao, bệnh Brucella, sốt rét, thương hàn, bệnh sán máng, nhiễm trypanosomia Châu Phi, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, xơ gan, và các bệnh khác.
Nhiễm coccidium và microsporidia
Nhìn chung các dạng ỉa chảy do các vi sinh coccidium và microsporidium gây ra không thể phân biệt được với nhau trên lâm sàng.
Bệnh do Toxoplasma
Phần lớn nhiễm toxoplasma diễn ra, dưới dạng bệnh sốt cấp tính đa cơ quan, không nặng, giống như bệnh tăng bạch cầu đa nhân nhiễm trùng.
Bệnh do các amip gây bệnh không ký sinh
Amip gây bệnh có khả năng xâm nhập hệ thần kinh trung ương qua tấm sàng. Thời kỳ ủ bệnh dao động từ 2 đến 7 ngày.
Nhiễm sán lá phổi (paragonimiasis)
Trong phổi, các cá thể sán bị bao bọc bởi tổ chức xơ và u hạt, tạo thành các kén đường kính tới 2cm. Tổn thương này, thường có lỗ mở vào phế quản, có thể bị vỡ sau đó
Bệnh giun đũa
Do có sự di trú và khả năng kích thích dị ứng, các ấu trùng trong phổi gây tổn thưong mao mạch và phế nang, dẫn đến các biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, đờm lẫn máu, thở khò khè, khó thở, và đau sau xưong ức.
Bệnh do amip
Trước kia được coi là một loại ký sinh trùng có khả năng gây bệnh khác nhau, quan điểm chung hiện nay là có hai loài khác biệt dù cấu trúc giống nhau.
Bệnh giun chỉ Loa loa
Các biện pháp bảo vệ cá nhân bao gồm việc sử dụng các chất xua côn trùng vào ban ngày, mặc áo dài tay và quần dài sáng màu.
Bệnh giun chỉ Onchocera
Ngứa da có thể nặng, dẫn đến xước da và liken hóa; các biểu hiện khác bao gồm biến đổi sắc tố, nổi các nốt sẩn, có vẩy, teo da, sự hình thành các túi da, và viêm nhiễm cấp tính.
Nhiễm giun Angiostrongylus costariensis
Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm sốt, đau và nắn thấy một khối ở hố chậu phải, tăng số lượng bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan.
Nhiễm leishmania da và niêm mạc (Espundia)
Chẩn đoán thông qua việc xác định các amastigote trong các bệnh phẩm nạo bề mặt tổn thương, lam in mảnh sinh thiết hoặc lát cắt tổ chức, hoặc dịch hút từ các mô.
Bệnh nang túi
Khối u nang không có mạch máu trong gan, phổi hoặc hiếm hơn, trong xương, não, hoặc các cơ quan khác, phát hiện qua các thăm dò hình ảnh.
Bệnh do Leishmania
Điều trị có khó khăn do các thuốc có độc tính, cần điều trị dài ngày và bệnh nhân thường phải nằm viện. Điều trị lựa chọn là stibogluconat natri; tuy nhiên, tần suất kháng thuốc đang tăng lên ở nhiều nước.
Bệnh do Trypanosoma châu phi
Nhiễm Tb rhodesiense chủ yếu là bệnh của động vật săn được, người nhiễm bệnh đơn phát. Người là vật chủ chủ yếu của Tb gambiense.
Bệnh giun Gnathostoma
Các phủ tạng và mắt cũng có thể bị xâm nhập. Các biến chứng như tràn khí màng phổi tự phát, rỉ bạch huyết, nôn ra máu, đái máu, ho ra máu, ho từng cơn.
Bệnh do nhiễm Giardia
Chẩn đoán dựa trên việc xác định kén hoặc thể thực bào trong phân hoặc dịch tá tràng. Việc phát hiện có thể khó khăn, do số kén thải ra thay đổi đáng kể theo ngày.
Bệnh giun xoắn
Bệnh ở người xuất hiện lẻ tẻ hoặc thành các vụ dịch nhỏ. Nhiễm bệnh thường xảy ra khi ăn phải các ấu trùng sống đóng kén trong thịt lợn hoặc các sản phẩm từ thịt lợn còn sống hoặc chưa được nấu chín.
Bệnh giun móc
Nhiễm giun móc, phân bố rộng rãi ở các vùng ẩm ướt nhiệt đới và cận nhiệt đới và gặp lẻ tẻ ở Đông Nam Hoa Kỳ, là do Ancylostoma duodenale và Necator americanus gây nên.
Bệnh giun rồng
Các áp xe lạnh, sâu có thể xuất hiện tại chỗ giun chết, không ra ngoài. Nhiễm trùng khớp cổ chân và khớp gối là các biến chứng thường gặp, gây biến dạng khớp.
Bệnh do ấu trùng sán lợn (cysticercus)
Chẩn đoán phân biệt bao gồm u lao, u, bệnh nang nước, viêm mạch, các bệnh nhiễm nấm mạn tính, bệnh do toxoplasma, và các bệnh nhiễm ký sinh trùng khác, và giang mai thần kinh.
Bệnh ấu trùng di trú nội tạng: bệnh giun toxocara
Phương pháp phòng bệnh ở người tốt nhất là điều trị định kỳ chó con, mèo con, chó và mèo mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, bắt đầu từ 2 tuần sau khi đẻ.
Bệnh do Balantidium (balantidiasis)
Chẩn đoán dựa trên việc xác định các thể thực bào trong phân lỏng, các kén trong phân khuôn, hoặc các thể thực bào trong dịch nạo từ các vết loét hoặc tổ chức sinh thiết vết loét từ đại tràng.