Bệnh giun rồng
Các áp xe lạnh, sâu có thể xuất hiện tại chỗ giun chết, không ra ngoài. Nhiễm trùng khớp cổ chân và khớp gối là các biến chứng thường gặp, gây biến dạng khớp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bệnh giun rồng là bệnh nhiễm giun Dracunculus medinensis ở các tổ chức dưới da và mô đệm. Bệnh chỉ xuất hiện ở người và là căn nguyên gây tàn tật lớn. Từ khi Tổ chức y tế thế giới bắt đầu chương trình thanh toán bệnh này, số người mắc bệnh đã giảm 97%, từ trên 3 triệu người xuống còn 100.000. Các địa phương từng là vùng lưu hành của bệnh là tiểu lục địa Ấn Độ; Tây và Trung Phi phía trên đường xích đạo (Cameroon tới Mauritania, Uganda, và Nam Sudan); Árập Xêut, Iran và Yemen. Gần như tất cả các ca bệnh còn lại là từ Châu Phi, trong đó 75% từ Sudan.
Tất cả các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, và tỷ lệ mắc có thể lên tới 60%.
Người nhiễm bệnh khi uống nước có các vật chủ trung gian truyền bệnh- các động vật giáp xác cyclops (động vật chân đốt, bọ chét nước).
Trong dạ dày, các ấu trùng thoát khỏi động vật giáp xác và trưởng thành trong tổ chức liên kết dưới da. Sau khi giao phôi, giun đực chết và giun cái trưởng thành (60 - 80 cm x 1,7 - 2,0 mm) di chuyển đến bề mặt của cơ thể, đầu của giun vươn tới lớp biểu bì và tạo ra mụn nước; mụn nước này bị vỡ khi tiếp xúc với nước. Trong 2 - 3 tuần, mỗi khi vết loét này tiếp xúc với nước, ống sinh dục của giun lại thải ra một số lượng lớn ấu trùng; các ấu trùng này lại được động vật chân đốt ăn vào. Phần lớn giun trưởng thành dần dần chui ra ngoài; một số chui sâu vào rồi tái xuất hiện; và một số khác chết trong tổ chức, phân rã, và có thể gây ra phản ứng viêm nặng. Nhiễm giun không kích thích sản sinh miễn dịch bảo vệ.
Triệu chứng và dấu hiệu
Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 9 - 14 tháng. Giun có thể ở một hay nhiều chỗ. Vài giờ trước khi đầu giun xuất hiện trên bề mặt da, tại điểm giun ra thường có các dấu hiệu như đỏ da tại chỗ, cảm giác rát, ngứa, và nhạy cảm đau. Biểu hiện dị ứng toàn thân có thể xuất hiện trong 24 giờ (ngứa, sốt, buồn nôn và nôn, khó thở, phù quanh hốc mắt, và nổi mẩn ngoài da). Sau khi nốt phỏng vỡ, vùng da xung quanh vết loét thường trở nên rần, đỏ và nề. Do phần lớn các tổn thương xuất hiện ở cẳng chân hoặc bàn chân, bệnh nhân thường không đi lại và làm việc được trong vài ngày đến vài tháng. Các vết loét không nhiễm trùng khỏi trong 4 - 6 tuần. Ít khi giun di trú đến các vị trí bất thường.
Nhiễm trùng thứ phát, kể cả uốn ván, rất hay gặp. Các áp xe lạnh, sâu có thể xuất hiện tại chỗ giun chết, không ra ngoài. Nhiễm trùng khớp cổ chân và khớp gối là các biến chứng thường gặp, gây biến dạng khớp.
Các dấu hiệu cận lâm sàng
Khi không nhìn thấy cá thể giun trưởng thành trong vết loét hoặc dưới da, chẩn đoán có thể được xác định bằng xét nghiệm tìm ấu trùng qua lam dịch vết loét. Nhúng vết loét vào nước lạnh sẽ kích thích ấu trùng ra. Bạch cầu ái toan thường tăng. Xét nghiệm da và huyết thanh học không có tác dụng. Giun bị vôi hóa có thể phát hiện trên phim X quang.
Điều trị
Tất cả mọi người ở vùng dịch tễ phải được tiêm phòng tạo miễn dịch chủ động với uốn ván.
Các biện pháp chung
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường, nâng cao chi bị bệnh, cần rửa vết loét, kiểm soát nhiễm trùng thứ phát bằng kháng sinh tại chỗ và thay băng hai lần một ngày.
Kéo giun bằng tay
Phương pháp cổ truyền kéo giun chui ra bằng cách cuộn giun vào một đoạn que nhỏ và kéo từ từ vài centimet mỗi ngày vẫn còn tác dụng, nhất là khi kết hợp với điều trị thuốc chống giun và vô trùng vết thương. Tiến trình kéo giun tỏ ra nhanh hơn nếu ngâm chi bị bệnh vào nước vài lần một ngày. Tuy nhiên, nếu giun bị đứt khi đang được kéo ra, nhiễm trùng thứ phát hầu như luôn xảy ra, dẫn đến viêm mô mềm, áp xe hóa, hoặc nhiễm trùng huyết.
Điều trị bằng thuốc chống giun
Metronidazol và thiabendazol đôi khi có tác dụng làm giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian bị bệnh (thúc đẩy quá trình tự chui ra của giun hoặc hỗ trợ việc kéo giun bằng tay). Các thuốc này có tác dụng chống viêm nhưng không tiêu diệt giun trưởng thành hoặc ấu trùng.
Metronidazol, 250 mg ba lần/ngày;trong 10 ngày, rất ít gây độc.
Thiabendazol, 25 mg/kg, hai lần/ngày, trong 2 - 3 ngày, sau bữa ăn, hay gây các tác dụng phụ, đôi khi nghiêm trọng.
Mebendazol, 400 - 800 mg/ngày trong 6 ngày, có thể dùng thử.
Phẫu thuật lấy giun
Giun cái chưa chui ra ngoài có thể loại bỏ nguyên vẹn bằng phẫu thuật với gây tê tại chỗ nếu giun không gắn chặt trong các cân sâu hoặc quanh các gân.
Phòng ngừa và kiểm soát
Bệnh có thể phòng ngừa dễ dàng bằng cách chỉ sử dụng nước uống không lây nhiễm. Điều này có thể thực hiện được bằng cách (1) ngăn ngừa lây nhiễm các nguồn cung cấp nước cho cộng đồng bằng cách sử dụng các giếng khoan, bơm tay, bồn chứa nước hoặc xử lý các nguồn nước bằng temephos; hoặc (2) lọc nước qua màng (như màng nilon kích thước lỗ 100µm) hoặc đun sôi nước. Theo kết quả của chiến dịch do tổ chức y tế thế giới tổ chức, nhiễm dracunculus rất có khả năng bị loại trừ. Nhiễm dracunculus đã được kiểm soát tốt ở Pakistan, Ấn Độ và một vài nơi; bệnh còn cần được nỗ lực kiểm soát ở Yemen và một số nơi ở Châu Phi, nhất là ở Sudan. Từ khi chương trình loại trừ bệnh do tổ chức y tế thế giới hỗ trợ bắt đầu, sốngười nhiễm bệnh đã giảm khoảng 97%, từ trên 3 triệu xuống 100.000.
Bài viết cùng chuyên mục
Bệnh giun chỉ
Diethylcarbamazin, thuốc điều trị lựa chọn cho bệnh giun chỉ, tiêu diệt nhanh ấu trùng trong máu, nhưng có tác dụng diệt rất chậm hoặc chỉ gây tổn thương cho giun trưởng thành.
Bệnh giun chỉ Onchocera
Ngứa da có thể nặng, dẫn đến xước da và liken hóa; các biểu hiện khác bao gồm biến đổi sắc tố, nổi các nốt sẩn, có vẩy, teo da, sự hình thành các túi da, và viêm nhiễm cấp tính.
Bệnh ấu trùng di trú ở da
Chẩn đoán dựa trên hình dạng đặc trưng của các tổn thương và biểu hiện tăng bạch cầu ái toan thường đi kèm theo. Sinh thiết thường không được chỉ định.
Bệnh do các amip gây bệnh không ký sinh
Amip gây bệnh có khả năng xâm nhập hệ thần kinh trung ương qua tấm sàng. Thời kỳ ủ bệnh dao động từ 2 đến 7 ngày.
Nhiễm coccidium và microsporidia
Nhìn chung các dạng ỉa chảy do các vi sinh coccidium và microsporidium gây ra không thể phân biệt được với nhau trên lâm sàng.
Nhiễm sán lá gan (Fascioliasis)
Ở người, các ấu trùng nang ra khỏi kén, xâm nhập và di chuyển qua gan, và trưởng thành trong các ống mật. Ở gan chúng gây hoại tử nhu mô tại chỗ và tạo áp xe.
Bệnh giun tóc: bệnh giun roi ngựa
Bệnh nhân nhiễm giun nhẹ không triệu chứng không cần phải điều trị. Trường hợp nhiễm giun nặng hơn hoặc có triệu chứng, điều trị mebendazol, albendazol hoặc oxantel.
Bệnh nang túi
Khối u nang không có mạch máu trong gan, phổi hoặc hiếm hơn, trong xương, não, hoặc các cơ quan khác, phát hiện qua các thăm dò hình ảnh.
Bệnh do Leishmania
Điều trị có khó khăn do các thuốc có độc tính, cần điều trị dài ngày và bệnh nhân thường phải nằm viện. Điều trị lựa chọn là stibogluconat natri; tuy nhiên, tần suất kháng thuốc đang tăng lên ở nhiều nước.
Bệnh nang chùm
Bệnh nang chùm là bệnh nhiễm giai đoạn ấu trùng của sán E. chinococcus multilocularis, chỉ phân bố ở Bắc bán cầu. Vòng đời của sán bao gồm cáo là vật chủ cuối cùng.
Điều trị và tiên lượng các cơn sốt rét cấp
Sốt rét falciparum nặng yà có biến chứng là một cấp cứu nội khoa cần điều trị nội trú, chăm sóc tích cực và điều trị thuốc sốt rét bắt đầu đương tĩnh mạch càng sớm càng tốt.
Sốt rét
Ngay từ khi khởi phát hoặc trong quá trình bệnh, các cơn sốt có thể biểu hiện tính chu kỳ cách nhật trong sốt rét vivax, oval, hoặc falciparum, hay tính chu kỳ cách hại ngày trong sốt rét malariae.
Nhiễm leishmania da và niêm mạc (Espundia)
Chẩn đoán thông qua việc xác định các amastigote trong các bệnh phẩm nạo bề mặt tổn thương, lam in mảnh sinh thiết hoặc lát cắt tổ chức, hoặc dịch hút từ các mô.
Nhiễm giun Angiostrongylus cantonensis
Xét nghiệm dịch não tủy thường cho thấy tăng protein, tăng bạch cầu ái toan, đường bình thường. Đôi khi, có thể tìm thấy giun trong dịch não tủy.
Nhiễm sán lá gan Clonorchis và Opisthorchis
Các biến chứng bao gồm sỏi đường mật trong gan có khả năng dẫn đến viêm mủ đường mật tái phát, áp xe đường mật, hoặc viêm nội mạc các nhánh tĩnh mạch cửa.
Bệnh do ấu trùng sán lợn (cysticercus)
Chẩn đoán phân biệt bao gồm u lao, u, bệnh nang nước, viêm mạch, các bệnh nhiễm nấm mạn tính, bệnh do toxoplasma, và các bệnh nhiễm ký sinh trùng khác, và giang mai thần kinh.
Bệnh giun kim
Giun trưởng thành cư trú ở manh tràng và các vùng ruột lân cận, nằm bám lỏng lẻo vào niêm mạc. Các giun cái trưởng thành chui qua hậu môn tới vùng da quanh hậu môn và đẻ trứng với số lượng lớn.
Bệnh do Toxoplasma
Phần lớn nhiễm toxoplasma diễn ra, dưới dạng bệnh sốt cấp tính đa cơ quan, không nặng, giống như bệnh tăng bạch cầu đa nhân nhiễm trùng.
Bệnh do Babesia
Người nhiễm bệnh qua vết đốt của ve Ixode dammini, nhưng lây nhiễm qua truyền máu cũng đã được thông báo. Đồng nhiễm trùng với bệnh Lyme có thể xuất hiện.
Bệnh giun đũa
Do có sự di trú và khả năng kích thích dị ứng, các ấu trùng trong phổi gây tổn thưong mao mạch và phế nang, dẫn đến các biểu hiện sốt nhẹ, ho khan, đờm lẫn máu, thở khò khè, khó thở, và đau sau xưong ức.
Nhiễm sán lá ruột (Fasciolopsiasis)
Chẩn đoán dựa trên việc xác định các trứng sán đặc trưng, hoặc đôi khi các sán trưởng thành trong phân. Tăng bạch cầu đi kèm với tăng vừa phải bạch cầu ái toan là dấu hiệu thường gặp.
Bệnh sán máng (nhiễm Schistosoma)
Tiên lượng rất tốt khi bệnh được điều trị ở giai đoạn sơm và nhẹ. Các tổn thương loét, u hạt và polyp ở ruột và bàng quang có thể co nhỏ hoặc biến mất, cũng như các tổn thương xơ hóa ở gan trên siêu âm.
Bệnh giun Gnathostoma
Các phủ tạng và mắt cũng có thể bị xâm nhập. Các biến chứng như tràn khí màng phổi tự phát, rỉ bạch huyết, nôn ra máu, đái máu, ho ra máu, ho từng cơn.
Bệnh giun chỉ Loa loa
Các biện pháp bảo vệ cá nhân bao gồm việc sử dụng các chất xua côn trùng vào ban ngày, mặc áo dài tay và quần dài sáng màu.
Nhiễm giun anisakia
Nhiễm giun anisakia xuất hiện trên toàn thế giới, nhưng đại bộ phận các ca bệnh được thông báo từ Nhật Bản và Hà Lan, một vài ca ở Hoa Kỳ, Scandinavia, Chile, và một số nước ăn cá khác.