- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp
- Tổn thương phổi do tia xạ
Tổn thương phổi do tia xạ
Xơ phổi do tia xạ xảy ra gần như trong tất cả bệnh nhân được nhận một tiến trình đầy đủ về điều trị bằng tia xạ trong ung thư phổi hoặc lồng ngực.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Phổi là cơ quan nhạy cảm với tia xạ có thể bị ảnh hưởng bởi điều trị phóng xạ bên ngoài. Đáp ứng của phổi được xác định bởi thể tích phổi bị chiếu tia, liều và tỷ sổ trị liệu, các yếu tố tăng hiệu lực ví dụ hóa trị liệu cùng lúc, trị liệu bàng tia xạ trước đó trong cùng một vùng và việc ngừng đồng thời biện pháp cơrticosteroid. Tổn thương phổi do tia xạ có triệu chứng xảy ra trong 10% số bệnh nhân được điều trị với trị liệu megavolt trong điều trị ung thư lồng ngực, 5 - 15% số bệnh nhân được điều trị ung thư phổi và 5 - 35% số bệnh nhân được điều trị u lympho. Có hai pha đáp ứng của phổi đối với tia xạ: pha cấp (viêm phổi tia xạ) và pha mạn tính (xơ phổi tia xạ).
Viêm phổi tia xạ
Viêm phổi tia xạ thường xảy ra 2 - 3 tháng (từ 1 - 6 tháng) sau khi hoàn thành quang tuyến trị liệu và được đặc trưng bởi khởi phát âm thầm khó thở, ho khan dại dẳng, cảm giác lồng ngực đầy hoặc đau, yếu mệt và sốt. Phát hiện mô bệnh học nổi trội là hình ảnh của viêm phổi kẽ tế bào lympho. Vùng phổi bị tổn thương nghe có tiếng lép bép thì hít vào khi bệnh nặng, trụy hô hấp và tím tái xảy ra. Đó là đặc điểm của hội chứng trụy hô hấp người lớn (ARDS). Thường có tăng bạch cầụ, tăng thời gian lắng máu. Xét nghiệm chức năng phổi phát hiện thể tích phổi giảm, giãn, suất phổi giảm, thiếu oxy máu, khả năng khuếch tán giảm, thông khí tự nguyện tối đa giảm. X quang phổi ít có mối quan hệ với các triệu chứng, thường thấy thâm nhiễm phế nang hay thâm nhiễm nốt với hình mờ như kính mờ được giới hạn của vùng bị chiếu xạ. Thường chụp phế quản có thể thấy bờ của thâm nhiễm sắc gọn giúp ta phân biệt viêm phổi tiạ xạ với những trường hợp khác như viêm phổi nhiễm khuẩn, sự trải rộng của mạch bạch huyết của ung thư và khối u tái phát. Điều trị gồm có aspirin, thuốc chặn ho và nghỉ ngơi tại giường. Suy hô hấp cấp nếu có thì điều trị một cách thích hợp. Dù không có bằng chứng là corticosteroid có hiệu qủa trong viêm phổi tía xạ, song prednison (1mg/kg/ngày, uống) thường được cho ngay trong khoảng một tuần sau đó giảm liều và duy trì ở 20 - 40 mg/ngày trong nhiều tuần rồi giảm chậm đi. Viêm phổi tia xạ thường được giải quyết trong 2 - 3 tuần. Tử vong do ARDS ít gặp.
Xơ phổi do tia xạ
Xơ phổi do tia xạ xảy ra gần như trong tất cả bệnh nhân được nhận một tiến trình đầy đủ về điều trị bằng tia xạ trong ung thư phổi hoặc lồng ngực. Các bệnh nhân viêm phổi tia xạ phát triển thành xơ phổi sau một giai đoạn xen kẽ giữa chừng tốt 6-12 tháng. Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng dù rằng khó thở tiến triển một cách chậm chạp xảy ra ở một số người. Xơ phổi tia xạ có thể xảy ra có hoặc không có tiền sử viêm phổi tia xạ. Tâm phế mạn và suy hô hấp mạn ít khi xảy ra. Hình ảnh X quang có hình ảnh phổi tắc nghẽn, xơ kẽ và xơ màng phổi dày đặc, thể tích phổi giảm, vòm hoành nhô cao, vùng chiếu tia xạ có ranh giới sắc rõ. Không có điều trị đặc hiệu và corticosteroid không có tác dụng.
Các biến chứng khác của trị liệu bằng tia xạ
Các biến chứng khác của điều trị bằng tia xạ trực tiếp đối với lồng ngực có tràn dịch màng tim, viêm màng ngoài tim co thắt, dò khí quản - thực quản, bệnh nấm candida thực quản, viêm da tia xạ, gãy xương sườn, tràn dịch màng phổi ít, viêm phổi tia xạ ngoài vùng chiếu tia, tràn khí màng phổi tự phát và tắc hoàn toàn đường hô hấp trung tâm ít khi xảy ra.
Bài viết cùng chuyên mục
Các hội chứng hít sặc ở phổi
Hít phải mạn tính các chất trong dạ dày, có thể do các rối loạn tiên phát của thực quản, ví dụ không giãn được cơ trơn, hẹp thực quản, cứng bì.
Ung thư biểu mô nguồn gốc phế quản
Ung thư tế bào có vảy của phổi, có khuynh hướng xuất phát trong phế quản trung tâm, mọc trong lòng phế quản, do đó dễ làm xét nghiệm tế bào ở đờm hơn.
Tắc đường hô hấp
Tắc mạn tính đường hô hấp trên có thể do carcinom hầu họng hay thanh quản, chít hẹp thanh quản hay dưới nắp thanh quản, u hạt thanh quản hay dây thanh hoặc liệt dây thanh âm hai bên.
Hội chứng giảm thông khí béo phì: hội chứng Pickwick
Điều trị hội chứng giảm thông khí béo phl chủ yếu là giảm cân, điều đó sẽ cải thiện tình trạng ưu thán và thiếu oxy cũng như các đáp ứng thông khí đối với thiếu oxy và ưu thán.
Viêm khí phế quản cấp
Các dấu hiệu thực thể rất ít hay không có. Sau khi ho ra nhiều đờm, nghe phổi có thể mất tiếng ran ngáy nhưng khò khè vẫn còn. Các dấu hiệu đông đặc phổi không có.
Hội chứng trụy hô hấp cấp (ARDS)
Không co biện pháp phòng ARDS có hiệu qủa, đặc biệt dùng PEEP phòng ngừa cho các bệnh nhân có nguy cơ ARDS không có hiệu qủa.
Hít phải khói
Điều quan trọng là phải tìm hiểu và nhận biết ba hậu qủa của hít khói, sự oxy hóa của mô bị suy giảm, tổn thương đường hô hấp trên và dưới do nhiệt, tổn thương phổi do hóa chất có trong khói.
Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng
Làm sạch các thâm nhiễm phổi ở bệnh nhân viêm phổi mắc phải ở cộng đồng phải mất 6 tuần hay lâu hơn: ở người trẻ thời gian này nhanh hơn hoặc đó là người không hút thuốc hay chỉ tổn thương một thùy.
Nốt phổi đơn độc
Các thử nghiệm da và huyết thanh chẩn đoán tìm nấm không giúp gì cho chẩn đoán. Xét nghiệm đờm tìm tế bào phải làm để đánh giá nốt phổi lớn khu trú ở trung tâm.
Giảm thông khí phế nang tiên phát
Thiếu oxy máu và ưu thán xuất hiện và các triệu chứng này được cải thiện nếu tăng thông khí tự nguyện. Thường có tăng hồng cầu.
Viêm phổi kỵ khí và áp xe phổi
Nhiễm khuẩn kỵ khí các loại khác nhau có biểu hiện trên phim X quang khác nhau có thể phân biệt được. Áp xe phổi có biểu hiện trên phim X quang là một hang đơn độc thành dầy bao quanh có vùng đông đặc.
Các bệnh phổi nghề nghiệp
Các bệnh phổi nghề nghiệp có biểu hiện rối loạn đường hô hấp tắc nghẽn gồm có hen nghề nghiệp, viêm phế quản công nghiệp và bệnh bụi bông.
Các hội chứng chảy máu phế nang
Hội chứng Goodpasture là chảy máu phế nang tái hồi tự phát và viêm cầu thận tiến triển nhanh chóng. Bệnh do các kháng thể màng chống lại màng cầu thận phát hiện bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang phổi và thận.
Viêm phế nang xơ nguồn gốc ẩn
Điều trị gồm các biện pháp hỗ trợ, thở thêm oxy và corticosteroid. Corticosteroid thường chỉ định cho các bệnh nhân có các triệu chứng tăng dần hay chức năng phổi suy giảm.
Hội chứng tăng thông khí
Tăng thông khí là sự tâng thông khi phế nang gây ra nhược thán. Nó có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu oxy máu, các bệnh phổi thâm nhiễm và tắc nghẽn, nhiễm khuẩn, rối loạn chức náng gan, sốt và đau.
Các khối u trung thất
CT giúp ích cho xử trí, nếu nghi đến thực quản thì chụp X quang thực quản với baryt. Siêu âm Doppler hoặc chụp tĩnh mạch cánh tay đầu, tĩnh mạch chủ trên, chụp động mạch.
Hen phế quản
Sinh bệnh học của hen còn biết rất ít. Ngày nay hen đầu tiên được nhìn nhận như một bệnh viêm bán cấp đường thở. Vai trò của các cơ chế dị ứng trong số lớn bệnh nhân bị hen được chú ý nhiều.
Các test chẩn đoán bệnh phổi: test chức năng, test luyện tập và soi phế quản
Đo phế dung và đo các thể tích phổi cho phép xác định có rối loạn chức năng phổi hạn chế hay tắc nghẽn không. Rối loạn chức năng phổi tắc nghẽn được xác định khi các tỷ lệ dòng khí giảm.
Thở không khí ô nhiễm
Hậu qủa của tổn thương phổi khi hít thở không khí nhiễm bẩn tùy thuộc vào độ nặng nề và cách thức tiếp xúc với không khí này cũng như tinh trạng phổi của người bệnh trước đó.
Bệnh xơ nang phổi
Các biểu hiện của phổi xảy ra ở mọi bệnh nhân thoát qua được tuổi niên thiếu gồm có viêm phế quản cấp và mạn, giãn phế quản, viêm phổi, xẹp phổi, tổn thương nhu mô và vùng quánh phế quản.
Các thâm nhiễm phổi ở người suy giảm miễn dịch
Để chẩn đoán, nên cấy máu, xét nghiệm và cấy đờm, dịch màng phổi nếu có, xét nghiệm đờm khạc ra tìm vi khuẩn, nấm, trực khuẩn lao, Legionella và P. carinii lá quan trọng.
Các khối u lành tính của phổi
Hầu hết bệnh nhân cần mở lồng ngực để chẩn đoán xác định vì nghi carcinoma phế quản. Bệnh nhân ít có khả năng mổ có thể chụp phim lồng ngực hàng loạt để theo dõỉ sự tiến triển.
Viêm phổi
Chụp X quang phổi nằm trong các xét nghiệm đầu tiên cần làm đối với bệnh nhân có các triệu chứng và dấu hiệu nghi có viêm phổi. Hình thâm nhiễm không đặc trưng cho nguyên nhân phổi.
Tăng áp lực động mạch phổi
Tăng áp lực động mạch phổi thứ phát thì khó nhận biết về mặt lâm sàng trong các giai đoạn sớm, khi các triệu chứng và các dấu hiệu của bệnh gây ra nó còn sơ khởi.
Giãn phế quản
Giãn phế quản là rối loạn bẩm sinh hay mắc phải của phế quản lớn đặc trưng bởi có giãn và hủy hoại bất thường, hằng định thành phế quản. Bệnh có thể do viêm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại.