- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị rối loạn dinh dưỡng
- Chế độ ăn thay đổi độ đặc của thức ăn trị liệu
Chế độ ăn thay đổi độ đặc của thức ăn trị liệu
Chế độ ăn lỏng cung cấp đầy đủ nước và có thể được lập ra để cung cấp đầy đủ năng lượng và protein. Các vitamin, chất khoáng, đặc biệt là acid folic, sắt và vitamin B6.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Những chế độ ăn trị liệu đặc hiệu cơ thể được lập ra để tạo điều kiện cho xử trí y học các bệnh thường gặp nhất. Trong hầu hết các trường hợp, tư vấn với thầy thuốc chuyên khoa dinh dưỡng là cần thiết để lập ra và thực hiện những thay đổi chính trong chế độ ăn. Người thầy thuốc cần làm quen với những chỉ định cho chế độ ăn đặc hiệu và thành phần cơ bản của chế độ ăn để tạo thuận lợi cho việc tham khảo và tăng tối đa sự thực hiện của bệnh nhân. Chế độ ăn trị liệu là mọi quá trình khó thực hiện và không phải tất cả bệnh nhân đều có thể hợp tác đầy đủ. Đề nghị bệnh nhân ghi lại chế độ ăn trong 3 - 5 ngày có thể giúp hiểu được sự vận chuyển ruột của bệnh nhân.
Những chế độ ăn trị liệu có thể được chia thành 3 nhóm: 1. chế độ ăn thay đổi độ đặc của thức ăn; 2. chế độ ăn hạn chế hoặc thay đổi thành phần thức ăn; và 3. chế độ ăn bổ sung thành phần thức ăn.
Chế độ ăn toàn dịch
Chế độ ăn này cung cấp đầy đủ nước, 500 - 1000 kcal như đường đơn và một số chất điện giải. Chế độ ăn này không có chất xơ và giúp cho tiêu hóa hoặc hoạt động của ruột là tối thiểu.
Chế độ ăn lỏng hoàn toàn được áp dụng cho những bệnh nhân sau phẫu thuật tắc ruột, viêm ruột - dạ dày cấp, tắc ruột một phần, cũng như chuẩn bị cho các thủ thuật dạ dày ruột để chẩn đoán. Chế độ ăn này thường được dùng như là chế độ ăn đầu tiên cho bệnh nhân đã không ăn đường miệng trong thời gian dài. Bởi vì lượng năng lượng thấp và thành phần protein là tối thiểu nên chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn.
Chế độ ăn lỏng
Chế độ ăn lỏng cung cấp đầy đủ nước và có thể được lập ra để cung cấp đầy đủ năng lượng và protein. Các vitamin, chất khoáng, đặc biệt là acid folic, sắt và vitamin B6, có thể không đủ và nên được dùng dưới dạng các chế phẩm bổ sung. Các sản phẩm sữa, xúp, trứng và ngũ cốc mềm cũng được dùng để bổ sung cho các dung dịch.
Các chế phẩm bổ sung đường uống có thể cũng được đưa vào chế độ ăn hoặc dùng đơn độc.
Chế độ ăn này có ít bã và có thể được dùng trong nhiều trường hợp thay cho chế độ ăn toàn dịch đã mô tả ở trên, đặc biệt là ở những bệnh nhân khó nhai hoặc khó nuốt, với tắc nghẽn một phần hoặc để chuẩn bị cho một số thủ thuât chẩn đoán. Chế độ ăn lỏng thường được dùng tiếp theo chế độ ăn toàn dịch để tiến tới chế độ ăn bình thường ở những bệnh nhân không ăn đường miệng trong thời gian dài.
Chế độ ăn mềm
Chế độ ăn mềm được đưa ra cho những bệnh nhân không thể nhai hoặc nuốt thức ăn rắn hoặc thô. Những thức ăn mềm được sử dụng và loại trừ hầu hết hoa quả và rau sống, bánh mì thô, ngũ cốc. Chế độ ăn mềm thường được sử dụng để trợ giúp cho quá trình chuyển từ chế độ ăn lỏng sang chế độ ăn thông thường ở những bệnh nhân sau phẫu thuật vả những bệnh nhân quá yếu hoặc răng quá tồi để ăn chế độ ăn thông thường.
Chế độ ăn mềm cơ học bao gồm các thức ăn được băm chặt, nghiền cũng như bất kỳ thức ăn nào mà bệnh nhân có thể nhai được. Những chế độ ăn này được sử dụng cho những bệnh nhân phẫu thuật vùng đầu, cổ, những bệnh nhân có các vấn đề về răng, chít hẹp thực quản, và những bệnh nhân khó nhai hoặc khó nuốt.
Chế độ ăn mềm có thể được lập ra để có được tất cả nhu cầu dinh dưỡng.
Bài viết cùng chuyên mục
Rối loạn chuyển hóa Vitamin Niacin
Về mặt tiền sử, thiếu hụt niacin xảy ra ở những nơi khi mà ngô là nguồn năng lượng chính. Hiện tại, thiếu hụt niacin phổ biến hơn do nghiện rượu.
Các dung dịch hỗ trợ dinh dưỡng đường tiêu hóa
Các dung dịch chứa các protein thủy phân hoặc các acid amin kết tinh có thành phần chất béo không đáng kể được gọi là dung dịch cơ bản vì các chất dinh dưỡng đa lượng.
Rối loạn chuyển hóa Vitamin Riboflavin
Riboflavin, coenzym flavin mononucleotid và flavin adenin dinucleotid, tham gia vào nhiều phản ứng oxy hóa khử khác nhau và là thành phần thiết yếu của nhiều enzym khác.
Các biến chứng của hỗ trợ dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa
Các biến chứng chuyển hóa của hỗ trợ dinh dưỡng đường tĩnh mạch trung tâm xảy ra ở trên 50% số bệnh nhân. Hầu hết là nhẹ và dễ xử trí, hiếm khi cần phải ngừng hỗ trợ dinh dưỡng.
Rối loạn chuyển hóa Vitamin thiamin
Vai trò chính của thiamin là tiền chất của thiamin pyrophosphat, một coenzym cần cho một số phản ứng sinh học quan trọng, cần thiết cho quá trình oxy hóa carbonhydrat.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Nên khám thực thể tập trung vào mặt dinh dưỡng trên từng bệnh nhân có nguy cơ về các vấn đề dinh dưỡng. Khám nhấn mạnh vào sự mỏi cơ, dự trữ mỡ.
Béo phì
Béo phì được định nghĩa như là tình trạng có quá nhiều mô mỡ. Sự xác định chính xác mô mỡ cần những kỹ thuật tinh vi nhưng lại chưa phổ biến trong thực tiễn lâm sàng.
Ăn vô độ tâm thần
Một số bệnh nhân bị chứng ăn vô độ cũng có dạng chán ần tâm thần ẩn với sụt cân rõ rệt và vô kinh. Khía cạnh gia đình và tâm lý nhìn chung tương tự như đối với những bệnh nhân chán ăn tâm thần.
Theo dõi bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ dinh dưỡng
Những bệnh nhân có cân bằng nitơ dương tính có thể được tiếp tục chế độ hiện tại của họ, những bệnh nhân có cân bằng nitơ âm tính thì nên tăng vừa phải lượng calo và protein đưa vào, sau đó đánh giá lại.
Các biến chứng của hỗ trợ dinh dưỡng đường tiêu hóa
Các biến chứng chuyển hóa trong hỗ trợ dinh dưỡng đường tiêu hóa là hay gặp nhưng trong hầu hết các trường hợp là dễ xử trí.
Rối loạn chuyển hóa Vitamin Pyridoxin
Thiếu hụt vitamin B6 thường xảy ra nhất như là hậu quả của sự tương tác của các thuốc, đặc biệt là isoniazid, cycloserin, penicillamin, và các thuốc uống tránh thai hoặc ở người nghiện rượu.
Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Nhu cầu dinh dưỡng không chỉ thay đổi ở từng cá thể mà còn thay đổi từng ngày và từng đối tượng. Chúng cũng khác nhau theo tuổi, giới, kích thước cơ thể, trong quá trình mang thai và cho con bú.
Rối loạn chuyển hóa Vitamin C
Biểu hiện sớm của thiếu hụt vitamin C là không đặc hiệu và bao gồm mệt, yếu. Ở những giai đoạn tiến triển hơn, biểu hiện điển hình của bệnh Scorbut (thiếu vitamin C) xuất hiện.
Chế độ ăn bổ xung dinh dưỡng trị liệu
Chất xơ trong chế độ ăn là một nhóm nhiều loại thực vật khác nhau và hệ tiêu hóa của người không tiêu hóa được. Chế độ ăn điển hình của người Mỹ có khoảng 5 - 10g chất xơ từ thức ăn mỗi ngày.
Suy dinh dưỡng protein năng lượng
Suy dinh dưỡng protein năng lượng xảy ra như là hậu quả của sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối năng lượng và protein.
Chán ăn tâm thần
Có nhiều bất thường về nội tiết tồn tại ở những bệnh nhân này, nhưng hầu hết các tác giả đều cho rằng chúng chỉ là thứ phát do suy dinh dưỡng và không phải là những rối loạn tiên phát.
Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân
Hầu hết dung dịch đường tiêu hóa trộn sẵn đều cung cấp đầy đủ các vitamin, các khoáng chất cũng như lượng calo đầy đủ.
Lời khuyên về ăn uống, tương tác chất dinh dưỡng và thuốc
Lượng thức ăn tính như một khẩu phần được đưa ra ở tên dưới. Nếu bạn cần ăn phần lớn hơn thì tính hơn một khẩu phần. Ví dụ, suất ăn tối bằng mỳ ý có thể tính là 2 - 3 khẩu phần tinh bột.
Hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân
Chú ý tới sở thích của bệnh nhân, thời gian của những bữa ăn, các thủ thuật chẩn đoán, sử dụng thuốc, và việc sử dụng các thức ăn do gia đình và bạn bè mang tới bệnh viện.
Rối loạn chuyển hóa Vitamin E
Thiếu hụt vitamin E trên lâm sàng phổ biến nhất là do kém hấp thu nặng, không có betalipoprotein huyết di truyền hoặc ở trẻ em là bệnh gan ứ mật mạn tính, tịt đường mật hoặc xơ hóa nang.
Chế độ ăn hạn chế chất dinh dưỡng trị liệu
Chế độ ăn 1000 mg muối cần hạn chế thêm nữa những thức ăn thường ngày. Hiện nay có sẵn các thức ăn có natri thấp đặc biệt để giúp cho chế độ ăn như vậy.
Rối loạn chuyển hóa Vitamin A
Thiếu hụt vitamin A là một trong những hội chứng thiếu hụt vitamin phổ biến nhất, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Ở những vùng này, thiếu vitamin A là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù.
Các dung dịch hỗ trợ dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa
Chất béo đường tĩnh mạch, cũng có thể được dùng, cho những bệnh nhân nhận hỗ trợ dinh dưỡng đường tĩnh mạch trung tâm.