Các bệnh biểu hiện có khối ở vùng cổ

2016-09-13 11:14 AM

Các chuỗi hạch cổ bình thường không thể sờ thấy. Các nhiễm khuẩn vùng họng, tuyến nước bọt và da vùng đầu thường gây hạch vùng cổ to và đau.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chẩn đoán phân biệt các khối vùng cổ phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí của khối ở cổ, tuổi bệnh nhân, và sự tiến triển của bệnh, khối phát triển nhanh chóng, và đau gợi ý là quá trình viêm; trong khi cứng, không đau và to ra chậm lại thường là các khối u.

Ở người trẻ, hầu hết các khối u là lành tính (u nang cung mang, nang giáp - lưỡi, viêm hạch phản ứng), tuy vậy nên luôn nghĩ đến các u ác tính (u lympho, ung thư tuyến giáp di căn, và các u khác).

Bệnh lý hạch thường gặp ở những người HIV dương tính nhưng những khối u đang phát triển hoặc khối u lấn át có thể là u lympho hoặc di căn của ung thư tế bào vảy; ở những người trên 40 tuổi, ung thư là nguyên nhân hay gặp nhất của các khối u lâu ngày ở vùng cổ. Di căn từ ung thư tế bào vảy ở miệng, họng, thanh quản hoặc những phần trên thực quản cần nghi ngờ và đặc biệt nếu bệnh nhân có tiền sử hút thuốc hoặc uống rượu nhiều. Ở những bệnh nhân trẻ dưới 30 tuổi và già hơn 70 tuổi cần nghĩ đến u lympho nhiều hơn. Khám kỹ lưỡng về tai mũi họng là điều quan trọng nhất, đánh giá tế bào học qua chọc hút khối u bằng kim nhỏ là bước tiếp theo nếu khối u tiên phát không nhìn thấy hoặc không sờ thấy khi khám thực thể.

Các tổn thương bẩm sinh biểu hiện dưới dạng khối ở vùng cổ của người lớn

Nang cung mang

Thường biểu hiện là nang mềm, dọc bờ trước cơ ức đòn chũm. Các tổn thương này thường được phát hiện ở tuổi 20 đến 30, khi chúng đột nhiên to lên hoặc bị nhiễm khuẩn. Để phòng nhiễm khuẩn tái phát và có thể bị ung thư hóa, các nang này nên được cắt bỏ hoàn toàn, dọc theo đường dò của chúng.

Nang cung mang thứ nhất ở vùng cổ cao, đôi khi ngay dưới tai, có thể thấy lỗ dò nối với sàn của ống tai ngoài. Dò cung mang thứ hai hay gặp hơn, có thể nối với hốc amidan. Dò cung mang thứ ba có thể mở vào xoang lê, loại này hiếm gặp.

Dò giáp - lưỡi

Đây là tàn tích của quá trình phát triển bào thai của tuyến giáp đi từ củ đơn ở đáy lưỡi xuống tới vị trí thường thấy ở dưới cổ. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào, nhưng chúng thường gặp nhất trước 20 tuổi. Biểu hiện bệnh là khối ở giữa cổ, thường ngay dưới xương móng, di động theo nhịp nuốt, Phẫu thuật nhằm đề phòng nhiễm khuẩn tái phát. Cần cắt bỏ toàn bộ đường dò với phần giữa của xương móng.

Các khối nhiễm khuẩn và viên ở cổ

Bệnh hạch lympho vùng cố phản ứng

Các chuỗi hạch cổ bình thường không thể sờ thấy. Các nhiễm khuẩn vùng họng, tuyến nước bọt và da vùng đầu thường gây hạch vùng cổ to và đau. Hạch to thường gặp ở những người bị nhiễm HIV. Trừ những trường hợp hạch mưng mủ mới cần trích rạch dẫn lưu, còn lại điều trị chỉ là chống nhiễm khuẩn. Đối với những hạch to và kéo dài có thể dùng kim nhỏ chọc hút để xác định sưng chỉ là do phản ứng và loại trừ khối u ác tính. Hạch to không liên quan với nhiễm khuẩn cần phải được khám xét thêm.

Các nhiễm khuẩn Mycobacteria vùng cổ không điển hình (bệnh tràng nhạc)

Các khối u tổ chức hạt vùng cổ không phải là không thường gặp, chẩn đoán phân biệt gồm bệnh mèo cào, bệnh sarcoid và viêm hạch do mycobacteria. Viêm hạch do mycobacteria không điển hình (bệnh tràng nhạc) thường biểu hiện như bệnh lý hạch dai dẳng, có thể trở nên cố định vào da và vỡ ra ngoài. Mặc dầu chọc hút bằng kim nhỏ có thể thấy tổ chức hạt, việc chứng minh mycobacteria bằng nhuộm acid nhanh (bệnh phẩm lấy bằng chọc hút kim hoặc mở ra sinh thiết) hoặc cấy vi khuẩn là cần thiết để xác định chẩn đoán và phát hiện độ nhạy kháng sinh. Điều trị bệnh tràng nhạc thành công nhất là lấy bỏ toàn bộ các hạch bệnh lý và dùng kháng sinh chống lao ít nhất 6 tháng. Kháng sinh được chỉ định dựa vào kết quả kháng sinh đồ nhưng thường gồm isoniazid, rifampin dùng ít nhất 2 tháng đầu, ethambutol trong liều chuẩn. Phẫu thuật lấy toàn bộ hạch có thể có nhiều nguy hiểm (gần dây thần kinh VII). Điều trị thử bằng chọc hút, chích rạch và dẫn lưu là cổ giá trị (cùng với điều trị chống lao). Viêm hạch do mycobacteria trong số bệnh nhân HIV tăng cao.

Bệnh Lyme

Bệnh Lyme do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi và lan truyền qua bọ tic Ixodes  ricinus. Biểu hiện bệnh có thể thay đổi hình dạng, nhưng trên 75% các bệnh nhân có triệu chứng ở vùng đàu cổ. Liệt mặt, mất cảm giác, loạn vị giác và tổn thương các dây thần kinh sọ não khác thường gặp nhất. Có thể có đau đầu và sưng và đau hạch cổ.

Các khối u di căn

Ở người già 80% các khối vùng cổ rắn, có lâu ngày và to ra là do di căn. Phần lớn là các di căn của ung thư tế bào vảy đường hô hấp và tiêu hóa trên. Khám đầu cổ một cách hoàn chỉnh có thể phát hiện được u nguyên phát; nhưng thăm khám dưới gây mê toàn thân với soi thanh quản, phế quản, thực quản trực tiếp thường dùng để đánh giá đầy đủ về khối u và loại trừ nguồn gốc thứ phát. Thường cần chẩn đoán tế bào học nếu thăm khám vùng cổ không phát hiện được khối u tiên phát. Mở khối u để sinh thiết chỉ thực hiện khi các thăm khám thực thể không phát hiện được u nguyên phát và chọc hút bằng kim nhỏ cũng không khu trú được chẩn đoán. Ngoài ung thư tuyến giáp, các di căn của tể bào không là tế bào vảy di căn ở vùng cổ không hay gặp. Trong khi các khối u không có vùng đầu cổ rất hiếm khi di căn tới vùng cổ giữa và cổ trên; vùng trên đòn rất thường liên quan đến các khối u phổi và u vú. Các khối u dưới cơ hoành, trừ ung thư thận, hiếm khi di căn ở vùng cổ.

U lympho

Khoảng 10% u lympho biểu hiện ở vùng đầu và cổ. Khi có nhiều hạch theo chuỗi, đặc biệt là ở người trẻ thì nên nghĩ tới bệnh này. Qua thăm khám thực thể kỹ có thể phát hiện được các vị trí hạch khác hoặc cơ quan bị tổn thương. Chọc hút bằng kim có thể giúp ích chẩn đoán, nhưng cần mở u để sinh thiết.

Bài viết cùng chuyên mục

U thanh quản

Việc điều trị đòi hỏi thay đổi thói quen về nói và được coi là phương pháp điều trị giọng nói. Với các hạt không hồi phục có thể đòi hỏi phải phẫu thuật lấy bỏ.

Các bệnh của hệ thống thính giác và tiền đình trung ương

Chóng mặt do tổn thương trung ương có xu hướng thành mạn tính và nhẹ hơn là chóng mặt gặp trong các bệnh mê nhĩ.

Mở khí quản và mở màng nhẫn giáp

Chăm sóc sau mở khí quản là cần làm ẩm không khí đề phòng tạọ vảy bít tắc ống đặt khí quản, ống trong phải được rửa sạch vài lần trong ngày.

Nghe kém tiếp nhận: bệnh lý tai trong

Những chất gây nhiễm độc tai có thể tác dụng lên cả hệ thính giác và tiền đình. Những thuốc gây nhiễm độc tai hay gặp nhất là salycylat, aminoglycosid, thuốc lợi tiểu.

Bệnh nấm candida

Chẩn đoán thường không khó, những mảng trắng trong miệng gây đau trên nền xung huyết ở những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm nấm candida.

Liệt dây thanh âm

Liệt dây thanh âm hai bên thường gây nên thở rít. Nếu khởi phát đột ngột, thở rít cả thì thở ra và hít vào, gây nên hẹp đường thở thì phải mở giáp móng cấp cứu.

Các khối u ác tính vùng mũi họng và xoang

Ung thư biểu mô lát hay gặp nhất ở vùng giải phẫu này, đặc biệt hay gặp ở vùng mũi họng, ở đây nó thường hay gây tắc vòi nhĩ và viêm tai tiết dịch.

Chóng mặt do bệnh lý tai trong

Khám thực thể tối thiểu cho bệnh nhân chóng mặt gồm test Romberg, đánh giá dáng đi, quan sát có rung giật nhãn cầu hay không.

Áp xe quanh amidan và viêm mô tế bào

Trong một vài trường hợp có đề nghị chấp nhận cắt amidan ngay cùng với dẫn lưu áp xe và tránh sự tái phát. Cả hai cách đều hợp lý và được ủng hộ trong y văn.

Tổn thương loét trong miệng

Viêm lợi miệng do herpes là thường gặp, bệnh nhẹ, diễn biến trong thời gian ngắn và không cần can thiệp gì ở hầu hết bệnh nhân là người lớn.

Biểu hiện của nhiễm HIV tai mũi họng

Sự tăng lên của u carcinom tế bào vẩy cũng thấy ở nhóm người đồng tính luyến ái, có lẽ cũng liên quan đến nhiễm HIV.

Viêm cấp và mạn tuyến nước bọt do loạn sản

Sinh bệnh học là sự tắc nghẽn các ống tuyến thường gây ra bởi sự cô đặc dịch nhầy gây bít tắc, tiếp theo sau là ứ nước bọt và nhiễm khuẩn thứ phát.

Bạch sản, hồng sản và ung thư miệng

Bất cứ là hồng sản hoặc bạch sản lan rộng, các bác sĩ đều nên rạch sinh thiết hoặc làm tế bào tróc vì cần phải điều trị cho bệnh nhân.

Đau tai: chẩn đoán và điều trị

Đau tai dữ dội mà không tương ứng với phát hiện thực thể có thể do virus zona ở tai, đặc biệt khi có những phổng nước ở ống tai hoặc hố thuyền.

Viêm mũi do virus: cảm cúm

Thuốc xịt mũi như oxymetazolin hoặc phenylephrin có tác dụng nhanh chóng, không nên dùng các thuốc này kéo dài vì sẽ gây nên xung huyết trở lại mà thường là nặng hơn lúc đầu.

Nghe kém: chẩn đoán và điều trị

Nghe kém tiếp nhận là kết quả hư hại của ốc tai, thường do mất các tế bào lông của cơ quan Corti.

Viêm họng và viêm amidan

Những căn nguyên phổ biến khác ngoài nhóm liên cầu β tan huyết nhóm A cần chuẩn đoán phân biệt đau họng do virus, Neisseria gonorrhoeae, Mycoplasma và Chlamydia Trachomatis.

Bệnh lý vòi nhĩ: vòi eustachi

Trường hợp mở vòi nhĩ quá mức hiếm gặp và khó điều trị. Bệnh nhân thường phàn nàn là cảm giác đầy trong tai và tự thính, bệnh nhân nghe thấy mình thở hoặc nói.

Ù tai: bệnh lý tai trong

Ù tai theo nhịp mạch phải được phân biệt với ù tai âm. Tiếng mạch đập thường do điếc dẫn truyền làm tăng sự truyền tiếng đập của động mạch cảnh rõ hơn.

Viêm lưỡi và đau lưỡi

Đôi khi không tìm được nguyên nhân gây đau lưỡi. Bệnh quanh răng không phải là yếu tố gây đau lưỡi.

Bệnh u hạt Wegener, bệnh tăng tế bào lưới đa hình thái, bệnh sarcoid

Bệnh sarcoid cũng thường biểu hiện ở xoang và triệu chứng lâm sàng cũng tương tự. Sinh thiết thấy tổ chức hạt không hoại tử.

Bệnh lý tai giữa

Các loại vi khuẩn hay gặp ở cả người lớn và trẻ em là Streptococcus Pneumonia, Hemophilus Influenzae và S. pyogenes.

Khàn tiếng và thở rít: bệnh lý thanh quản

Giọng thô ráp khi sự xáo động tạo nên do sự bất thường của dây thanh âm như viêm thanh quản hoặc khối u dây thanh âm.

Bệnh lý ống tai

Dị vật ống tai thường gặp ở trẻ em hơn ở người lớn. Những chất rắn có thể được lấy bằng vòng hoặc móc ráy, cần cẩn thận để tránh đẩy dị vật vào trong.

Viêm tiền đình do mũi

Điều trị đầy đủ nhiễm khuẩn rất quan trọng để ngăn chặn nhiễm khuẩn ngược dòng qua đường tĩnh mạch vào xoang tĩnh mach hang và vào nôi sọ.