- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh máu
- Các thể bệnh Thalassemia
Các thể bệnh Thalassemia
Hội chứng α thalassemia thường gặp, trước hết ở những người từ Đông Nam chẩu Ấ, Trung Quốc, ít gặp hơn ở những người da đen bình thường.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Những yếu tố cần thiết cho chẩn đoán
Hồng cầu nhỏ không tỉ lệ với mức độ thiếu máu.
Có tiền sử gia đình bị bệnh hay tiền sử cá nhân bị thiếu máu hồng cầu nhỏ.
Hồng cầu bất thường thể hồng cầu nhỏ, tế bào gai và tế bào đích.
Trong β thalassemia , tăng tỉ lệ HbA2 háy HbF.
Nhận định chung
Thalassemia là những rối loạn di truyền đặc trưng bởi giảm tổng hợp các chuỗi globin (alfa hay beta). Tổng hợp chuỗi globin giảm gây giảm tổng hợp Hb và do đó tạo ra thiếu máu giảm sinh, những thalassemia có thể dược coi như những thiếu máu huyết tán và những thiếu máu liên quan đến Hb bất thường vì tất cả các yếu tố này đều co thể có một vai trò nhất định.
Hb của người trưởng thành bình thường chủ yếu là HbA chiếm khoảng 98% Hb lưu hành. HbA có cấu trúc 1 chuỗi tứ phần gồm 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi beta, và có thể được biểu thị α2β2 - Hai bản sao của gen globin α khu trú tại nhiễm sắc thể 16 và không có thay thế cho globin α trong việc tạo thành Hb. Gen globin β khu trú tại nhiễm sắc thể 11 liền kề với các gen ghi mã những chuỗi globin giống β, delta và gamma, chuỗi tứ phần của α2 δ2 tạo thành HbA2, bình thường chiếm 1 - 2% Hb người trưởng thành. Chuỗi tứ phần α2 γ2 tạo thành HbF là một Hb chủ yếu của đời sống thai nhi nhưng vẫn chiếm dưới 1% Hb của ngưbi trưởng thành bình thường.
Alpha thalassemia chủ yếu là do tổn thương gen trực tiếp gây giảm thiểu tổng hợp chuỗi α globin (bảng). Vì tất cả Hb trưởng thành đều chứa α, alpha thalassemia không thay đổi về sự phân bố phần trăm của những HbA, A2 và F. Trong những thể nặng của alpha thalassemia , tăng quá mức chuỗi β có thể tạo thành một chuỗi tứ phần β4 được gọi là HbH. HbH có ái tính oxy cao và cung cấp oxy cho các tổ chức bị kém đi. Hb này cũng không bền vững và là đối tượng của hiện tựợng biến chất oxy hóa dưới những điều kiện nhiễm khuẩn hay khi dùng các loai thụốc oxy hóa (sulíbnamid v. v.).
Bảng. Các hộỉ chứng alpha thalassemia
Gen α globin |
Hội chứng |
Hematocrit |
MCV |
4 |
Bình thường |
Bình thường |
|
3 |
Người mang mầm bệnh yên lặng |
Bình thường |
|
2 |
Thalassemia nhẹ |
32 - 40% |
60 - 75 fL |
1 |
Bệnh HbH |
22 - 32% |
60 - 70 fL |
0 |
Phù thai nhi |
|
|
Bảng. Các hội chứng beta thalassemia
|
Các gen globin β |
HbA(%) |
HbA2(%) |
HbF(%) |
Bình thường |
Đồng hợp tử β |
97 - 99 |
1 - 3 |
< 1 |
Thalassemia nặng |
Đồng hợp tử β0 |
0 |
4 - 10 |
90 - 96 |
|
Đồng hợp tử β+ |
|
4 - 10 |
|
Thalasserria trung bình |
Đồng hợp tử β+ nhẹ |
0 - 30 |
0 - 10 |
6 - 100 |
Thalasserria nhẹ |
Dị hợp tử β0 |
80 - 95 |
4 - 8 |
1 - 5 |
|
Dị hợp tử β+ |
80 - 95 |
4 - 8 |
1 - 5 |
Beta thalassemia thường gây ra bởi những đột biến điểm nhiều hơn là những khuyết đoạn nhiễm sắc thể rộng. Sự đột biến này dẫn đến hậu quả là chuỗi tận cùng sớm và rắc rối về phiên mã ARN và sau cùng dẫn đến giảm thiếu hoặc không có sự tổng hợp chuỗi β globin. Những thiếu sót phân tử dẫn đến bệnh thalassemia là rất nhiều và không đồng nhất. Thiếu sót dẫn đến biểu thị chuối globin được gọi là β°, trong khi thiếu sót gây giảm tổng hợp gọi là β+. Quá trình tổng hợp chuỗi β globin bị giảm trong bệnh β thalassemia dẫn đến tăng tương đối tỉ lệ phần trăm của huyết sắc tố A2 và huyết sắc tố F so với huyết sắc tố A, như những globin giống β ( hay δ) thay thế cho những chuỗi β bị thiếu. Trong khi những chuỗi β bị giảm sút, những chuỗi α quá mức bình thường không bền vững và kết tủa dẫn đến tổn hại màng hồng cầu. Sự tổn hại này gây huyết tán trong tủy mạnh mẽ (phá hủy các tế bào dòng hồng cầu đang phát triển ở trong tủy xương) cũng như huyết tán ở máu ngoại biên. Tủy xương trở nên tăng sinh rõ rệt dẫn đến thiếu máu nặng và quá trình tạo hồng cầu không hiệu quả do sự hủy hoại các tế bào dòng hồng cầu đang phát triển. Hiện tượng bành trướng mạnh của các phân tử dòng hồng cầu này trong tủy xương gây nên những biến dạng xương, loãng xương và gẫy xương bệnh lí.
Triệu chứng và dấu hiệu
Hội chứng α thalassemia thường gặp trước hết ở những người từ Đông Nam chẩu Ấ, Trung Quốc ít gặp hơn ở những người da đen bình thường, người trưởng thành có 4 mẫu chuỗi α globin. Khi gen của 3 chuỗi α globin có mặt, bệnh nhân bình thường về phương diện huyết học và được gọi là người lành mang bệnh. Khi gen của hai chuỗi có mặt, bệnh nhân được gọi là có biểu hiện α thalassemia, đây là thalassemia thể nhẹ. Những bệnh nhân bình thường về phương diện lâm sàng sẽ có triển vọng cuộc sống bình thường và một trạng thái tốt. Họ có thiếu máu hồng cầu nhỏ rất nhẹ. Khi chỉ có một chuỗi α globin, bệnh nhân sẽ bị bệnh hemoglobin H. Đây là thiếu máu huyết tán mạn tính với mức độ nặng khác nhau (bệnh thalassemia nhẹ hoậc trung bình). Thăm khám lâm sàng thấy xanh xao và lách to. Mặc dù cá nhân mắc bệnh thường không cần truyền máu, họ có thể phải truyền trong giai đoạn huyết tán tăng mạnh do nhiễm khuẩn hay các stress khác gây ra. Khi cả 4 gen α globin bị thiếu, thai mắc bệnh sẽ bị chết do phù thai nhi.
Beta thalassemia gây bệnh ở những người gốc Địa Trung Hải (Italia, Thổ Nhĩ Kỳ) và ít gặp hơn ở người Trung Hoa, những người châu Á khác và người da đen. Bệnh nhân đồng hợp tử của beta thalassemia có hội chứng bệnh thalassemia rõ rệt. Trẻ em mắc bệnh bình thường lúc mới sinh nhưng trong năm đầu của đời sống phát triển thiếu máu nặng đòi hỏi phải truyền mấu. Những dấu hiệu của thalassemia điển hình phát triển sau 6 tháng tuổi vì đây là thời gian khi tổng hợp hemoglobin chuyển từ HbF sang HbA. Nhiều vấn đề lâm sàng nảy sinh bao gồm kém phát triển, biến dạng xương (cấu trúc mặt bất thường, gẫy xưởng bệnh lí), gan lách to và vàng da. Diễn biến lâm sàng đã thay đổi một cách có ý nghĩa do truyền máu. Trẻ bị thalassemia nặng có thể lớn lên bình thường cho đến tuổi dậy thì sẽ bị thiểu năng sinh dục, chậm lớn và những hậu quả lâm sàng thừa sắt từ những năm truyền máu trước đó. Thừa sắt do truyền máu (nhiễm hemosiderin) gây bệnh tim, gan to tiến triển và nhiều rối loạn chức năng tuyến nội tiết. Chết do suy tim thường xảy ra ở tuổi 20 - 30.
Bệnh nhân đồng hợp tử của thể nhẹ β thalassemia (cho phép tổng hợp gen globin ở mức cao hơn) có thể có hội chứng của bệnh thalassemia trung bình. Những bệnh nhân này có thiếu máu huyết tán mạn tính nhưng thường không cần truyền máu trừ khi có những stress. Những bệnh nhân này bị thừa sắt vì tăng hấp thu sắt và vì truyền máu định kì. Họ sống được đến tuổi trưởng thành nhưng có gan lách to và biến dạng xương.
Bệnh nhân dị hợp tử của β thalassemia bị bệnh thalassemia nhẹ. Những người này có thiếu máu hồng cầu nhỏ nhẹ không có ý nghĩa lâm sàng.
Có thể chẩn đoán trước sinh đối với những cặp vợ chồng có nguy cơ sinh ra một đứa trẻ có một trong những hội chứng thalassemia nặng. Những cặp vợ chồng người châu Á có họ hàng của cả hai bên có biểu hiện bệnh α thalassemia có nguy cơ sinh ra một đứa trẻ phù thai nhi. Dân cư vùng Địa Trung Hải (và ít gặp hơn ở người Trung Hoa hay người da đen) có hai cha mẹ dị hợp tử β thalassemia có nguy có sinh ra trẻ đồng hợp tử. Tư vấn di truyền và chẩn đoán trước sinh là cần thiết.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Biểu hiện α thalassemia
Bệnh nhân có hai gen α globin bị thiếu máu nhẹ với hematocrit ở khoảng 28 - 40%. MCV thường thấp rõ rệt (60 - 75 fL) mặc dù thiếu máu nhẹ và số lượng hồng cầu thường là bình thường. Kính phết máu ngoại biên cho thấy những bất thường nhẹ, gồm có hồng cầu nhỏ, nhược sắc. Đôi khi có hồng cầu hình bia và hồng cầu hỉnh gai. Số lượng hòng cầu lưới và các thông số của sắt bình thường. Điện di huyết sắc tố cho thấy không tăng tỉ lệ phần trăm các HbA2 hay HbF. Chẩn đoán phụ thuộc trên bản đồ gen huyết sắc tố cho thấy một số gen α globin bị giảm, nhưng phương tiện này là không cần thiết cho chẩn đoán lâm sàng.
Bệnh HbH
Những bệnh nhân này có thiếu máu huyết tán nặng ở mức độ khác nhau với hematocrit ở khoảng giữa 22% và 32%. MCV giảm rõ rệt (60 - 70 fL). Kính phết máu ngoại biên bất thường rõ rệt với hồng cầu nhược sắc, nhỏ, hồng cầu bia, và hồng cầu biến dạng. Số lượng hòng cầu lưới tăng. Điện di huyết sắc tố thấy một Hb di chuyển nhanh (HbH) chiếm 10 - 40% Hb. Kính phết máu ngoại biên có thể được nhuộm bằng các thuốc nhuộm sống cho thấy có HbH.
Bệnh β thalassemia nhẹ
Giống như những bệnh nhân bị biểu hiện α thalassemia, những bệnh nhân này có thiếu máu nhẹ với hematocrit 28 - 40%. Trị giá MCV 55 - 70 fL và số lượng hồng cầu thường là bình thường. Kính phết máu ngoại biên thường bất thường nhẹ với hồng cầu nhỏ, nhược sắc và các hồng cầu hình bia. Trái với α thalassemia có thể thấy các dạng ái kiềm có hạt. Số lượng hồng cầu lưới có thể bình thường hoặc tăng nhẹ. Điện di huyết sắc tố (dùng kĩ thuật định lượng) có thể thấy tăng HbA lên 4 - 8% và đôi khi tăng HbF lên 1 - 5%,
Bệnh β thalassemia nặng
β thalassemia nặng, gây thiếu máu nặng đe doạ tính mạng và nếu không truyền máu hematocrit có thể xuống dưới 10%. Kính phết máu ngoại biên rất kì lạ với hồng cầu biến dạng, hông cầu nhược sắc, nhỏ và hồng cầu hình bia, dạng ái kiềm có hạt và các hồng cầu có nhân. HbA rất ít hoặc không có. Có những số lượng khác nhau của HbA2 và hemoglobin có nhiều HbF.
Chẩn đoán phân biệt
Cần phân biệt các thể nhẹ của thalassemia với thiếu sắt. So sánh với thiếu máu thiếu sắt, bệnh nhân bị thalassemia có MCV thấp hơn, số lượng hồng cầu bình thường hơn và kính phết máu ngoại vi bất thường hơn so với mức thiếu máu nhẹ. Các thông sô về sắt là bình thường. Chẩn đoán β thalassemia được chỉ rõ bằng cách chứng minh trị giá HbA2 tăng cao (hoặc ít gặp hơn tăng HbF) trong khi chẩn đoán α thalassemia bằng cách loại trừ. Những thể thalassemia nặng có thể bị lầm với những bệnh lí huyết sắc tố khác. Chẩn đoán sẽ phải dựa vào điện di huyết sắc tố.
Điều trị
Bệnh nhân bị thalassemia nhẹ (biểu hiện α thalassemia hay β thalassemia nhẹ) bình thường về phương diện lâm sàng và không cần điều trị. Bệnh nhân có các hồng cầu nhỏ phải được khẳng định chắc chắn không phải do bị thiếu sắt và cho dùng thêm sắt là không phù hợp. Bệnh nhân bị bệnh HbH cần dùng thêm folat và tránh các thuốc có sắt và các thuốc oxy hóa cũng như các sulfonamid. Đôi khi vẫn cần phải truyền máu. Khi có thai hoặc những thời kì bị stress, bệnh nhân bị thalassemia nặng phải được duy trì truyền máu đều đặn và được nhận thêm folat, cắt lách đôi khi cần thiết. Khi cường lách cần phải tăng truyền máu rõ rệt. Deteroxamin thường quy dùng như một chất vận chuyển sắt để tránh hoặc làm chậm nhiễm hemosiderin. Các chất vận chuyển sắt uống hiện nay đang trải qua nghiên cứu và có thể có tác động lớn.
Ghép tủy khác gen cùng loài đã được đưa vào điều trị β thalassemia nặng. Các trẻ em chưa bị thừa quá mức sắt và nhiễm độc cơ quan mạn tính có kết quả tốt và thời gian sống thêm dài là hơn 80% các trường hợp.
Bài viết cùng chuyên mục
Thiếu máu huyết tán tự miễn dịch
Gần một nửa các trường hợp thiếu máu huyết tán tự miễn dịch không rõ nguyên nhân. Bệnh có thể cũng gặp phối hợp với luput ban đỏ hệ thống, bệnh bạch cầu mạn tính thể lympho hay khối u lympho toàn thân.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối là một hội chứng ít gặp đặc trưng bởi bộ năm triệu chứng của thiếu máu huyết tán bệnh động mạch nhỏ, giảm tiểu cầu, những bất thường về thần kinh, sốt và những bất thường của thận.
Bệnh hồng cầu hình thoi di truyền
Trong đa số thể bệnh hồng cầu hỉnh thoi di truyền, rối loạn huyết tán nhẹ được bù trừ tốt và chỉ thiếu máu ít hoặc không có. Tuy nhiên, những thể nặng hơn có thể gây thiếu máu, lách to và sỏi sắc tố mật.
Hemophilia A: bệnh ưa chảy máu A
Thật đáng buồn, hiện nay nhiều người bị hemophilia có huyết thanh dương tính của nhiễm HIV lan truyền qua yếu tố VIII cô đặc và nhiều người đã bị AIDS.
Thiếu men Pyruvat kinase
Thiếu men pyruvat kinase rất hiếm, là một bệnh di truyền lặn theo nhiễm sác thể thường, gây thiếu máu huyết tán, thường chỉ ở tuổi niên thiếu. Cùng với thiếu máu, có thể lách to và sỏi mật sắc tố.
Đái huyết sắc tố kịch phát về đêm
Thiếu máu ở những mức độ nặng khác nhau và có thể có hoặc không có tăng hồng cầu lưới. Những bất thường của kính phết máu không giúp cho chẩn đoán và có thể thấy các hồng cầu hình thoi to.
Truyền máu: làm test hòa hợp, phản ứng và bệnh lây truyền
Hồng cầu đóng gói là một hợp thành được dùng nhiều nhất để làm tăng hematocrit. Mỗi đơn vị có một thể tích khoảng 300 mL trong đó gần 200 mL chứa hồng cầu.
Bệnh lý đông máu trong bệnh gan
Bệnh lý đông máu do bệnh gan gây ra những bất thường rõ rệt hơn về thời gian prothrombin và thời gian thromboplastin một phần. Rất sớm trong tiến trình bệnh gan, chỉ có thời gian prothrombin bị tổn thương.
Một số rối loạn đông máu bẩm sinh
Trong rối loạn hiếm gặp này, fibrinogen không có và cả thời gian prothrombin lẫn thời gian thromboplastin một phần đều kéo dài rõ rệt. Những bệnh nhân này có thể bị rối loạn chảy máu nặng giống như hemophilia.
Chất chống đông do Luput
Một cách trái khoáy, yếu tố chống đông do luput thường có liên quan với nguy cơ tăng bị huyết khối và sẩy thai tự phát liên tiếp.
Kháng thể yếu tố VIII mắc phải
Điều trị chọn lọc là cyclophosphamid thường phối hợp với prednison. Trong thời gian quá độ, việc thay đổi yếu tố VIII tái phạm có thể là cần thiết. Thay huyết tương để làm giảm trị giá chất ức chế có thể có ích.
U lympho không Hodgkin
Bệnh nhân u lympho không đau thường có hạch to, đau và khu trú hoặc phát triển rộng. Các hạch bạch huyết to có thể ở sau phúc mạc, mạc treo và hố chậu.
Hemophila B: bệnh ưa chảy máu B
Hemophilia yếu tố IX được điều trị bằng yếu tố IX đâm đặc. Yếu tố VIII đậm đặc là không có hiệu quả trong thể bệnh hemophilia này, do vậy cần phải phân biệt giữa hai thể bệnh.
Thiếu máu huyết tán vi mạch và huyết tán liên quan nhiễm khuẩn
Thiếu máu huyết tán vi mạch là một nhóm bệnh trong đó xẩy ra sự phân mảnh hồng cầu. Thiếu máu ở nội mạch, gây hemoglobin huyết, hemoglobin niệu và trong những trường hợp nặng methalbumin huyết.
Thiếu máu huyết tán
Thiếu máu huyết tán là một nhóm bệnh trong đó đời sống hồng cầu bị giảm ngắn, hoặc từng thời kì hoặc liên tục. Tủy xương có khả năng tăng sản xuất hồng cầu lên gấp 8 lần để đáp ứng với đời sống hồng cầu bị giảm.
Bệnh Von Willebrand
Yếu tố von Willebrand được tổng hợp trong mẫu tiểu cầu và các tế bào nội mô lưu hành trong huyết tương như những đa chuỗi cỡ khố khác nhau. Chỉ những dạng đa chuỗi dài có chức năng trong việc trung gian dính bám tiểu cầu.
Hội chứng loạn sản tủy
Loạn sản tủy bao gồm nhiều hội chứng không thuần nhất, Những loạn sản tủy không có tăng nguyên bào trong tủy được gọi là thiếu máu kháng điều trị có hoặc không có hồng cầu non chứa sắt
Bệnh ngưng kết tố lạnh
Đa số những trường hợp bệnh ngưng kết tố lạnh mạn tính là không rõ nguyên nhân. Những trường hợp khác thấy phối hợp với macroglobin máu Waldenstrom, trong đó một paraprotein IgM đơn dòng được sản xuất.
Những rối loạn nội tại tiểu cầu
Khi nghi ngờ một rối loạn nội sinh về chất lượng tiểu cầu, cần phải nghiên cứu đánh giá độ ngưng tập tiểu cầu để có một chẩn đoán đặc hiệu.
Thiếu máu hồng cầu non chứa sắt không Hemoglobin
Khi nhiễm độc chì là nguyên nhân, có thể điều trị bằng liệu pháp chelat hóa. Đôi khi bệnh giảm với những liều folat hoặc pyridoxin 200 mg/ngày, nhưng đa số không đáp ứng với điều trị.
Đông máu rải rác nội mạch
Quá trình đông máu thường được hạn chế ở một diện tích khu trú bởi sự phối hợp của dòng máu và các chất ức chế động máu lưu hành, đặc biệt là antithrombin III.
Bệnh bạch cầu tế bào tóc
Đa số bệnh nhân bị tăng dần mệt nhọc. Một số khác thường phàn nàn vì triệu chửng có liên quan đến lách to nhiều và một số khác thì được chú ý vì nhiễm khuẩn.
Thiếu máu thiếu sắt
Cũng có thể bị thiếu sắt vì chế độ ăn thiếu thốn nhưng điều này hiếm có ở người trưởng thành. Giảm hấp thụ sắt có thể là nguyên nhân thiếu sắt và thường do phẫu thuật dạ dày.
Thiếu vitamin B12
Vitamin B12 có trong mọi thực phẩm nguồn gốc động vật nên chế độ ăn thiếu vitamin B12 là rất hiếm và chỉ gặp ở những người ăn chay, hoàn toàn ăn rau và tránh mọi thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, cá.
Bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính
Bệnh tiến triển thường có sốt mà không có nhiễm khuẩn, đau xương, lách to. Trong các cơn tăng nguyên bào, bệnh nhân có thể bị chẩy máu và nhiễm khuẩn do suy tủy xương.