- Trang chủ
- Chẩn đoán & điều trị
- Chẩn đoán và điều trị bệnh mắt
- Thoái hóa hoàng điểm liên quan đến tuổi cao
Thoái hóa hoàng điểm liên quan đến tuổi cao
Trong thoái hóa tiết dịch, giảm thị lực bắt đầu nhanh hơn, mức độ nặng hơn và cả hai mắt bị đau nối tiếp nhau trong khoảng vài ba năm.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Thoái hóa hoàng điểm liên quan đến tuổi là nguyên nhân hàng đầu làm giảm thị lực ở người cao tuổi.
Nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ nhưng tỷ lệ bệnh tăng cứ mỗi mười năm ở tuổi ngoài 50 (khoảng 30% ở tuổi 75). Ngoài vấn đề tuổi, có những yếu tố khác bao gồm dân tộc (chủ yếu da trắng), giới (phụ nữ có phần bị nhiều hơn), tiền sử gia đình có bệnh, và tiền sử hút thuốc lá.
Thoái hóa hoàng điểm người già bao gồm nhiều triệu chứng lâm sàng và bệnh lý có thể chia thành hai nhóm: teo ("khô") và loét dịch ("ướt"). Mặc dù cả hai nhóm đều tiến triển và ở cả hai mát nó khác nhau bởi các biểu hiện lâm sàng, tiên lượng và xử trí.
Thoái hóa teo được đặc trưng bằng giảm thị lực tiến triển từng bậc, tính trầm trọng vừa phải do thoái hóa của võng mạc ngoài biểu mô sắc tố võng mạc, màng Bruch, mao mạch hắc mạc. Trong thoái hóa tiết dịch, giảm thị lực bắt đầu nhanh hơn, mức độ nặng hơn và cả hai mắt bị đau nối tiếp nhau trong khoảng vài ba năm. Hình thái tiết dịch xuất hiện trong khoảng 90% cáo trường hợp mù pháp lý do bệnh. Giảm sút chức năng của màng Bruch (giữa biểu mô sắc tố võng mạc và mao mạch hắc mạc) tạo điều kiện cho dịch trong hoặc máu thấm vào võng mạc và làm cho biểu mô sắc tố võng mạc nổi cao khỏi màng Bruch (bong biểu mô sắc tố võng mặc) và tách võng mạc thần kinh cảm giác khỏi biểu mô sắc tố võng mạc (bong võng niậc nước). Những biến đổi này có thể tự hết với sự thay đổi thị lực nhất định, nhưng thường hay phối hợp với tân mạch xuất hiện từ mạch máu hắc mạc và phát triển giữa biểu mô sắc tố võng mạc và màng Bruch (màng mạch máu mới dưới võng mạc). Màng này gây giảm thị lực dần dần, vĩnh viễn. Giảm thị lực đột ngột trên bệnh nhân cao tuổi bị thoái hóa hoàng điểm tiết dịch xuất hiện ở thời gian của bong biểu mô sắc tố hoặc bong võng mạc cảm thụ hoặc thoát huyết từ một màng tân mạch dưới võng mạc.
Tất cả những biến đổi trên có thể xuất hiện trên những bệnh nhân trước đây chưa được chẩn đoán, trên những bệnh nhân được biết là đã có biến đổi teo và trên mắt kia của bệnh nhân có bệnh xuất tiết ở một mắt. Quang đông bằng tia lazer những màng tân mạch dưới võng mạc có thể làm lui lại sự bắt đầu giảm thị lực vĩnh viễn trên bệnh nhân nhưng chỉ khi nào màng tiết dịch ở xa hoàng điểm mới cho phép điều trị như vậy. Giá trị của quang đông bằng lazer hạn chế sự tiến triển của giảm thị lực tiến triển trên những bệnh nhân bị tổn thương ở hoàng điểm hãy còn đang được bàn cãi. Bệnh nhân cao tuổi bị giảm thị lực đột ngột do tổn thương hoàng điểm - đặc biệt ở vùng cạnh hoàng điểm hoặc có điểm mù, với thị lực trung tâm được duy trì - cần được gửi ngay đến thầy thuốc nhãn khoa để đánh giá.
Không có điều trị đặc hiệu đối vối tổn thương thoái hóa hoàng điểm gây teo. Tuy nhiên - cũng như đối với hình thái tiết dịch - bệnh nhân sẽ tốt hơn với sự chăm sóc để duy trì thị lực dù thấp. Cần thiết để làm cho bệnh nhân yên tâm là bệnh chỉ làm giảm sút thị lực trung tâm. Thị lực chu biên và do đó, thị lực chu biên vẫn được duy trì. Tuy nhiên thị lực chu biên có thể bị giảm do đục thể thủy tinh. Lúc này phẫu thuật sẽ có ích.
Bài viết cùng chuyên mục
Bong võng mạc
Vùng thái dương trên là vị trí phổ biến nhất của bong, diện bong ngày càng phát triển nhanh chóng, làm cho thị lực cũng mất theo tương ứng.
Viêm kết mạc và giác mạc do hóa chất
Cần bắt đầu ngay tra kháng sinh tại chỗ. Trong bỏng vừa và nặng, cần tra nhiều corticoid và vitamin C tại chỗ và toàn thân.
Kính tiếp xúc: sử dụng và biến chứng
Loại kính sử dụng một lần không có nguy cơ gây loét giác mạc. Những hệ thống không dùng phương pháp rửa kính rất dễ gây viêm giác mạc do acanthamoeba.
Xước giác mạc
Nếu nghi ngờ có trầy xước giác mạc mà không phát hiện được cần tra thuốc nhuộm huỳnh quang vô trùng vào túi kết mạc.
Loét giác mạc
Bệnh nhân than phiền bị đau nhức, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và giảm thị lực. Mắt đỏ, chủ yếu quanh rìa giác mạc, có thể có tiết dử mủ hoặc nước.
Những điều cần chú ý khi xử trí tổn thương mắt
Cảm giác bỏng hoặc đau nhức được tạo nên do tra thuốc hoặc đặt kính tiếp xúc, đôi khi xơ hóa hoặc sẹo hóa kết giác mạc có thể xuất hiện.
Phù gai thị
Viêm thị thần kinh gây giảm thị lực, nhiều khi có điểm mù trung tâm, mất cảm nhận màu sắc và tổn thương đồng tử tương đối do thần kinh quy tâm.
Di vật kết giác mạc
Cần nhấn mạnh là biểu mô giác mạc nguyên vẹn là một hàng rào có ích để chống nhiễm khuẩn nhưng một khi biểu mô bị tổn thương nó sẽ rất dễ dàng bị nhiễm khuẩn.
Đục thể thủy tinh
Ngay ở các giai đoạn sớm nhất, đục thể thủy tinh có thể thấy được qua đồng tử tán rộng khi soi máy đáy mắt, đèn khe, hoặc bằng một ánh sáng cầm tay.
Tắc động mạch và tắc nhánh trung tâm võng mạc
Viêm tĩnh mạch do tế bào khổng lồ cần được loại trừ đối với tất cả bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt do nguy cơ rất cao trong những ngày đầu của tổn thương ở mắt bên kia.
Dị vật nội nhãn
Những bệnh nhân này cần được điều trị như giác mạc bị xé rách và gửi ngay đến bác sĩ nhãn khoa.
Bệnh mắt do bệnh tuyến giáp trạng
Biến chứng quan trọng nhất là giác mạc bị bộc lộ và thị thần kinh bị chèn ép, cả hai đều có thể dẫn đến giảm sút thị lực trầm trọng.
Tổn thương mí mắt và lệ bộ
Chắp là một loại u hạt của tuyến Meibomius có thể tiếp theo lẹo. Nó được đặc trưng bằng phù nề, chắc nhưng không căng của mí trên hoặc mí dưới.
Các kỹ thuật dùng trong điều trị tổn thương mắt
Khi bệnh nhân tự tra thuốc, kỹ thuật trên vẫn được áp dụng, trừ trường hợp thuốc cần tra với bệnh nhân ở tư thế nằm.
Những mối liên quan đến mắt
Bệnh nhân cận thị cần được báo động về nguy cơ bong võng mạc, và cần được thông báo về tầm quan trọng của việc mô tả những triệu chứng liên quan.
Liệt vận nhãn
Chấn thương là nguyên nhân chính mắc phải của dây IV, đặc biệt khi ở hai mắt những khối u trong não và những nguyên nhân giống như trong liệt dây III cũng cần được chú ý.
Hạt kết mạc góc mắt và mộng thịt
Hạt kết mạc góc mắt rất hiếm khi phát triển nhưng hiện tượng viêm có thể xuất hiện. Không cần thiết phải điều trị.
Viêm thần kinh thị giác
Trong tất cả cảc hình thái của viêm thị thần kinh, teo gai thị sẽ xuất hiện sau đó, nếu có sự phá hủy của sợi thần kinh với số lượng đủ.
Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh mắt
Thông thường sợ ánh sáng là do tình trạng viêm của giác mạc, không có thể thủy tinh, viêm màng bồ đào hoặc bạch tạng.
Viêm tổ chức hốc mắt
Ngoài ra còn có tổn thương màng não và não. Sự đáp ứng đối với kháng sinh rất tốt những áp xe khi hình thành cần được tiến hành phẫu thuật dẫn lưu.
Nguyên tắc điều trị các nhiễm khuẩn mắt
Sulfomid còn có thuận lợi thêm là ít gây dị ứng và có tác dụng chống nhóm chlamydia. Thuốc có thể dùng dưới dạng mỡ hoặc nước.
Viêm màng bồ đào
Trong viêm màng bồ đào sau có tế bào viêm trong dịch kính, tổn thương viêm có thể có ở võng mạc và hắc mạc.
Tắc tĩnh mạch và tắc nhánh trung tâm vong mạc
Tất cả bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch võng mạc cần được gửi ngay tới bác sỹ nhãn khoa để xác định chẩn đoán và xử trí.
Glocom góc mở
Trong glocom góc mở, nhãn áp cao thường xuyên sau nhiều năm, nhiều tháng, hậu qủa sẽ là teo gai thị với mất thị lực đi từ thu hẹp nhẹ của thị trường phía giữa trên đến mù hoàn toàn.
Tổn thương võng mạc phối hợp với bệnh toàn thân
Tổn thương không tăng sinh được đặc trưng bằng tân mạch hoặc xuất phát từ đĩa thị giác hoặc từ những vòng quai mạch máu lớn.