Ung thư tế bào đáy

2016-07-04 10:41 AM

Một số ít tổn thương có thể loét và gây một sự phá hủy lớn, cuối cùng xâm nhập các cấu trúc sống và hiếm khi xâm nhập vào não, gây tử vong.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Ung thư tế bào đáy ngày càng trở nên thông thường, đặc biệt là ở những người da trắng vào độ tuổi 20 - 30. Ung thư tế bào đáy gặp ở hầu hết các vùng da tiếp xúc với ánh nắng. Biểu hiện thường gặp nhất là các sẩn hoặc u (ung thư tế bào đáy) có thể có vảy ở tâm hoặc bị trợt (dạng nốt loét). Đôi khi các u có màu nâu xám hoặc có các chấm sắc tố (ung thư tế bào đáy sắc tố). Các nơ vi trung bì không sắc tố ở người da trắng lớn tuổi có thể giống ung thư tế bào đáy. Các tổn thương này phát triển chậm, thường đạt đường kính 1 - 2cm sau nhiều năm sinh trường. Nó có diện mạo như “sáp ngọc trai” với các mao mạch giãn dễ thấy mặc dù các tổn thương này cũng có thể có ở vùng da “bình thường”. Tính chất trong mờ hoặc màu ngọc trai của các tổn thương này chính là triệu chứng xác định nhất để chẩn đoán và khi da bị căng đặc điểm này có giá trị nhất. Dạng ít gặp hơn là dạng tổn thương cứng bì hay dạng tổn thương giông vết sẹo. Những dạng này hiếm, giảm sắc tố, các mảng hơi dày lên. Các tế bào đáy có thể xuất hiện màu hơi đỏ, các mảng hoi sáng (ung thư tế bào đáy bề mặt) thường là ở lưng.

Các bác sĩ lâm sàng cần phải kiểm tra da hàng ngày, tìm kiếm các vết sưng. Các đốm lớn và các tổn thương có vảy. Khi kiểm tra vùng mặt, phải quan sát mép mí mắt và giữa khoé mắt, mũi và nếp gấp cánh mũi, môi và vùng xung quanh và sau tai. Trong khi hầu như không bao giờ có di căn, liệu pháp điều trị ung thư tế bào đáy có thể gây ra các biến dạng thẩm mỹ ở các vùng này, đặc biệt là các tổn thương điều trị không đúng cách hoặc các tổn thương tái phát. Một số ít tổn thương có thể loét và gây một sự phá hủy lớn, cuối cùng xâm nhập các cấu trúc sống và hiếm khi xâm nhập vào não, gây tử vong. Ung thư tế bào đáy ở khoé mắt đặc biệt nguy hiểm. Các tổn thương nghi ngờ là ung thư tế bào đáy cần phải được sinh thiết bằng dao lam hoặc dao sinh thiết. Sau đó liệu pháp điều trị nhằm mục đích trừ bệnh tận gốc với biến dạng thẩm mỹ tối thiểu, thường cắt và khâu có tỷ lệ táí phát là 5 - 10%. Kỹ thuật cũ ba kỳ, dùng thìa nạo và làm khô bằng điện có tỷ lệ tái phát cao hơn, phụ thuộc vào kỹ năng của bác sĩ phẫu thuật và thường lchông tối ưu đối với điều trị các tổn thương ở quanh mặt, mủi và tai. Sau 4 - 6 tuần lành vết mổ sẽ để lại sẹo quá sản, giảm sắc tố đồng thời phình to. Liệu pháp lạnh có thể cho tỷ lệ chữa khỏi tốt, nhưng thời gian lành bệnh lâu. Liệu pháp tia X có hiệu quả nhưng các khối u tái phát sau trị liệu khó điều trị hơn và trầm trọng hơn. Phẫu thuật MOHS là gồm cắt khối u, sau đó đánh dấu bờ tổn thương rồi ngay lập tức làm lạnh mảng thương tổn, kiểm tra giải phẫu bệnh và cắt lại vùng có u, cuối cùng đống vết thương. Phương pháp này cho tỷ lệ chữa khỏi cao nhất (98%) và phần mô bị mất đi là ít nhất. Đây là liệu pháp thích hợp đối với điều trị các khối u ở mí mắt, mũi và các tổn thương tái phát hoặc ở những nơi mà việc cắt mổ đòi hòi đảm bảo thẩm mỹ nhưng liệu pháp này rất tốn kém. Việc tiêm tại chỗ interferon nhiều lần chữa khỏi tới 80% các thương tổn u, thấp hơn tỷ lệ khỏi bằng liệu pháp cắt bỏ. Đây là một lĩnh vực thú vị đối với nghiên cứu sâu hơn. Cần phải tránh phơi nang để giảm khả năng bị bệnh mới và bệnh nhân phải theo dõi cứ 6 - 12 tháng một lần để tìm các tổn thương mới hay tổn thương tái phát.

Bài viết cùng chuyên mục

Ban nấm da: dị ứng hoặc nhạy cảm với nấm

Ngứa là triệu chứng duy nhất. Thương tổn cơ bản là từng nhóm mụn nước, thường khu trú ở mô cái và mô út. Đôi khi thương tổn khu trú ở mu bàn tay thậm chí có thể ở toàn thân.

Hồng ban đa dạng

Hồng ban đa dạng là một bệnh da cấp tính đa hình thái do nhiều nguyên nhân gây nên hoặc do một nguyên nhân không xác định.

Loét da do tỳ đè

Nếu vết loét lan rộng rất nhanh có thể là loét của viêm da mủ hoại tử kết hợp với bệnh viêm đường ruột.

Nhọt và nhọt độc

Có nổi bật lên cảm giác đau và nhậy cảm, và với nhọt độc thì dữ dội hơn nhọt thường. Áp xe nang lông hoặc là tròn hoặc là hình nón.

Bệnh Bowen và bệnh Paget

Bệnh tiến triển lành tính, nhưng khi những thương tổn này phát triển thành ung thư tế bào gai xâm lấn, thì cắt bỏ hoặc chỉ định phương pháp điều trị khác.

Trứng cá thường

Bệnh hay gặp hơn và cũng thường nặng hơn ở nam giới. Trái với quan niệm của dân chúng, bệnh không tự khỏi khi trưởng thành. Nếu không được điều trị, bệnh tồn tại đến tuổi 40, 50 hoặc thậm chí tuổi 60.

Bệnh dày sừng do ánh nắng

Phương pháp điều trị nhanh và có hiệu qủa là dùng nitơ lỏng. Thương tổn bị đông lạnh sau vài giây khi dùng tăm bông nhúng trong nitơ lỏng hoặc bằng phương pháp phun.

Ghẻ: chẩn đoán và điều trị

Các tổn thương đặc trưng có thể gặp ở núm vú phụ nữ và như là các mụn nước có thể thấy ở mông. Viêm da mủ thường là dấu hiệu biểu hiện của bệnh.

Hạt cơm: chẩn đoán và điều trị

Một số tổn thương giống hạt cơm ở các vùng da tiếp xúc ánh mặt trời thực tế lại là các ung thư tế bào gai và dày sừng quá sản do ánh nắng.

U mềm lây: chẩn đoán và điều trị

Các tổn thương có thể lan rộng do tự nhiễm. Trong hoạt động tình dục, chúng có thể giới hạn ở vùng sinh dục như dương vật, mu, và mặt trong đùi.

Chốc: thương tổn ướt có vảy

Ngứa là triệu chứng duy nhất. Thương tổn lâm sàng là các dát, mụn nước, bọng nước, mụn mủ, và vảy tiết màu vàng sáp ong dính. Khi cậy bỏ vảy sẽ để lại vết trợt màu đỏ.

Các thương tổn ở da do động vật chân đốt

Trong các kẽ hở của giường và đồ gỗ, các vết cắn có xu hướng theo đường thẳng hoặc thành đám. Mày đay sẩn là một tổn thương đặc trưng cho các vết cắn của rệp.

Bớt bẩm sinh, bớt loạn sản, bớt xanh

Một lần nữa, ta cần nhấn mạnh mục tiêu của các bác sĩ không chuyên khoa là xác định được các bớt không bình thường chứ không cần thiết phải xác định đây là loại bớt gì.

Viêm da dị ứng tiếp xúc

Giai đoạn cấp tính thương tổn đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ li ti, chảy nước và đóng vảy, khi thương tổn xẹp hoặc thương tổn mạn tính sẽ biểu hiện bằng các vảy da, đỏ da và có thể có dày da.

Nấm tay và chân

Nấm ở chân là loại bệnh da cấp hoặc mạn tính hay gặp. Một số cá thể hay bị bệnh hơn người khác. Hầu hết các trưồng hơn đều do Trichophyton và Epidemophyton gây nên.

Một số bệnh da có bọng nước

Các bọng nước xuất hiện đầu tiên ở vùng quanh rốn và có thể có các mảng hoặc các nốt đỏ, mụn nước và bọng nước lớn.

Trứng cá đỏ

Không có một yếu tố đơn độc nào giải thích đúng căn nguyên và sinh bệnh học của bệnh trứng cá đỏ. Một thống kê cho thấy có sự kết hợp giữa đau nửa đầu với bệnh trứng cá đỏ.

Chai chân: chẩn đoán và điều trị

Điều trị bao gồm sửa lại cho đúng các bất thường cơ học gây ra ma xát và tỳ đè. Phải đi giày vừa và điều chỉnh lại các biến dạng chỉnh hình.

Viêm quầng: chẩn đoán và điều trị

Thương tổn không bao giờ hóa mủ và hoại tử và khi khỏi không để lại sẹo. Bệnh có thể biến chứng gây rách da tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.

Bệnh nấm candida da và niêm mạc

Cần chẩn đoán phân biệt với viêm kẽ, viêm da đầu, nấm kẽ, vảy nến thể đảo ngược và bệnh nấm Corynebacterium minutissimum.

Rụng tóc hói: chẩn đoán và điều trị

Rụng tóc do sẹo thường là rụng tóc vĩnh viễn và không thay đổi được. Không có thuốc nào có thể chữa được trừ khi phẫu thuật cấy tóc.

Viêm da dạng herpes

Bệnh nhân có viêm ruột nhạy cảm với gluten, nhưng đôi với phần lớn bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng.

Viêm da bong vảy: chứng đỏ da tróc vảy

Các triệu chứng có thể gồm ngứa, mệt, ớn lạnh, sốt và sút cân. Rét run có thể nổi bật. Bong vảy da có thể toàn thân hoặc rộng và đôi khi cả rụng lông tóc và móng.

Những hình thái bất thường của móng

Điều quan trọng là phải, phân biệt được giữa rối loạn móng do bẩm sinh, hay di truyền với bệnh móng do sang chấn, và môi trường.

Vảy phấn hồng Gibert

Các thương tổn cổ điển của vảy phấn hồng Gibert không có biểu hiện như vậy. Lang ben, phát ban do virus, và dị ứng thuốc có thể giống vảy phấn hồng Gibert.