- Trang chủ
- Thông tin
- Chẩn đoán và điều trị theo y học hiện đại
- Tiêu chảy: phân tích bệnh cảnh lâm sàng
Tiêu chảy: phân tích bệnh cảnh lâm sàng
Tiêu chảy cấp thường do nhiễm trùng gây ra, đôi khi có liên quan đến việc sử dụng thuốc hoặc bệnh cảnh ruột viêm. Tiêu chảy mạn tính/tái diễn có thể là biểu hiện của bệnh lý ruột viêm, ung thư đại trực tràng nhưng phân lớn do hội chứng ruột kích thích.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tiêu chảy có thể định nghĩa khi đi ngoài > 3 lần hoặc phân nước/ngày. Chẩn đoán phân biệt tùy thuộc vào diễn tiến của triệu chứng. Tiêu chảy cấp (< 2 tuần) thường do nhiễm trùng gây ra, đôi khi có liên quan đến việc sử dụng thuốc hoặc bệnh cảnh đầu tiên của bệnh lý ruột viêm (IBD). Tiêu chảy mạn tính/tái diễn có thể là biểu hiện của bệnh lý ruột viêm, ung thư đại trực tràng nhưng phân lớn trường hợp được gây ra do hội chứng ruột kích thích (IBS).
Tiêu chảy nhiễm trùng
Tiêu chảy nhiễm trùng do các tác nhân lây truyền theo đường phân miệng, như virus, vi khuẩn, độc tố vi khuẩn hoặc kí sinh trùng. Phần lớn các trường hợp đều tự giới hạn và ít khi xác định được bệnh sinh. Các virus và độc tố chủ yếu ảnh hưởng lên dạ dày và ruột non gây ra tiêu chảy phân nước, lượng lớn và thường có nôn trước đó; Trong tiêu chảy do các độc tố, ví dụ tụ câu vàng, thời gian ủ bệnh thường ngắn < 12h. Những tác nhân xâm nhập, ví dụ như các E.coli và lỵ, có thể gây tiêu chảy phân máu và thường có những cơn đau quặn bụng dữ dội và hội chứng lỵ. Nhiễm Clostridium difficile (CDI) là một nguyên nhân quan trọng của tiêu chảy mắc phải bệnh viện, đặc biệt là sau liệu trình kháng sinh phổ rộng kéo dài; CDI thay đổi từ tiêu chảy mức độ nhẹ đến viêm đại tràng giả mạc gây đe dọa tính mạng. Tiêu chảy kéo dài > 10 ngày ít có khả năng do nhiễm trùng hơn, nhưng cân cân nhắc đến nhiễm các kí sinh trùng (như giardia, amip) hoặc nhiễm Cryptosporidium, ở những người suy giảm miễn dịch hoặc đã đi du lịch vùng nhiệt đới gân đây.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích là nguyên nhân thường gặp nhất gây tiêu chảy mạn tính. Thói quen đi ngoài bị thay đổi giữa táo bón và tiêu chảy và việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào những đặc điểm lâm sàng điểm hình.
Ở những trường hợp không có bệnh lý thực thể rõ ràng. Các triệu chứng này có xu hướng xen kẽ quãng thời gian hồi phục và tái phát, thường khởi phát bởi các căng thẳng về tâm lý.
Thuốc
Có nhiều thuốc có thể gây ra tiêu chảy.
Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng có thể biểu hiện với tiêu chảy, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở đại tràng trái hoặc phân cuối đại tràng. Những đặc điểm gợi ý bao gồm sụt cân, đại tiện phân máu, khối sờ được hoặc có tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Nhưng nếu như không có các triệu chứng trên thì cũng không loại trừ được. Chẩn đoán cần được xem xét khi bệnh nhân > 45 tuổi có biểu hiện tiêu chảy mới khởi phát và kéo dài dai dẳng, và chẩn đoán thường được xác định bằng nội soi đại tràng sinh thiết.
Tiêu chuẩn Rome III chẩn đoán hội chứng ruột kích thích
Đau bụng tái diễn hoặc cảm giác bụng khó chịu xảy ra ít nhấ 3 ngày/tháng trong suốt 3 tháng trước đó có liên quan đến 2 hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau:
Giảm sau khi đại tiện;
Khởi phát liên quan đến thay đổi tần suất đại tiện;
Khởi phát liên quan đến thay đổi tính chất phân.
Những triệu chứng hỗ trợ chẩn đoán gồm:
Tần suất đại tiện thay đổi;
Dạng phân thay đổi;
Đại tiện phân nhầy;
Thói quen đi ngoài thay đổi (rặn và/hoặc đại tiện gấp);
Cảm giác ậm ạch hoặc chướng bụng.
Các thuốc thường gây tiêu chảy
Nhuận tràng (bao gồm việc che dấu lạm dụng thuốc nhuận tràng);
Kháng sinh (đặc biệt các macrolides);
Rượu (đặc biệt các trường hợp nghiện rượu);
NSAIDS;
Metformin;
Colchicine;
Orlistat;
SSRIs;
Nicorandil;
Ức chế bơm proton;
Thuốc gây độc tế bào.
Bệnh lý ruột viêm
Viêm đại tràng dạng loét (UC) được dùng để chỉ các trường hợp tổn thương giới hạn ở đại tràng và biểu hiện điển hình với tiêu chảy phân máu và đau quặn bụng dưới ± mót rặn, đại tiện nhầy, sốt và toàn trạng thay đổi. Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa và có thể biểu hiện những triệu chứng của đại tràng như là bệnh lý viêm đại tràng dạng loét, hoặc những triệu chứng ruột non, ví dụ tiêu chảy không có máu, phân nước kèm theo đau bụng và sụt cân. Cả hai bệnh lý này đều liên quan đến các đặc điểm khác ngoài đường tiêu hóa.
Những đặc điểm ngoài ruột của bệnh lý ruột viêm (IBD)
Toàn thân: sốt, mệt mỏi, sụt cân;
Mắt: viêm kết mạc, miêm mống mắt, viêm thượng củng mạc;
Khớp: đau các khớp lớn, viêm khớp cùng cụt, viêm cột sống dính khớp;
Da: loét miệng, hồng ban nốt, hoại thư da mủ;
Gan: gan nhiễm mỡ, sỏi túi mật, viêm đường mật xơ teo, ung thư đường mật (viêm đại tràng dạng loét - UC).
Các rối loạn hấp thu
Kém hấp thu chất béo có thể gây ra đại tiện nhiều lần, phân mỡ và nhạt màu kèm theo cảm giác ậm ạch và thường được mô tả phân khó dội sạch được (phân mỡ). Những đặc điểm khác của rối loạn hấp thu bao gồm đại tiện phân sống, sụt cân, ậm ạch và thiếu hụt dưỡng chất. Nguyên nhân nền thường gặp là bệnh lý ruột viêm, bệnh Crohn’s, bất dung nạp gluten, u lympho, tiêu chảy nhiệt đới, sau phẫu thuật cắt ruột non hoặc suy tụy.
Các nguyên nhân khác
Viêm túi thừa, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ (ischaemic colitis);
Cường giáp, bệnh lý thần kinh tự động;
U carcinoid, utiết gastrin, u VIP;
Táo bón nặng gây quá tải dịch chứa.
Bài viết cùng chuyên mục
Đau thắt lưng: khám cột sống thắt lưng
Việc khám nên bắt đầu khi gặp bệnh nhân lần đầu và tiếp tục theo dõi, quan sát dáng đi và tư thế, không nhất quán giữa chức năng và hoạt động có thể phân biệt giữa nguyên nhân thực thể và chức năng đối với các triệu chứng.
Tăng Creatinin: phân tích triệu chứng
Creatinine tăng cao là do suy thận và có thể được chia thành ba nhóm, trước thận, bệnh thận nội tại và sau thận. Chúng cũng có thể được chia thành các nguyên nhân cấp tính (vài ngày đến vài tuần) và mãn tính.
Viêm gan: phân tích triệu chứng
Viêm gan A phổ biến nhất đối với viêm gan cấp tính và viêm gan B và viêm gan C hầu hết dẫn đến nhiễm trùng mãn tính. Vi-rút viêm gan D có thể đồng nhiễm hoặc bội nhiễm. Viêm gan E ở các quốc gia kém phát triển.
Khám bệnh: những triệu chứng không thể tìm ra tổn thương thực thể
Những bệnh nhân với bệnh lý mạn tính thì có nhiều khả năng biểu hiện những khía cạnh về tâm lý trong tình trạng của họ (đặc biệt là trầm cảm), và nó có thể ảnh hưởng lên hình thái lâm sàng.
Điện tâm đồ trong viêm màng ngoài tim cấp
Không giống như nhồi máu cơ tim với ST chênh lên, ST chênh lên điển hình kéo dài trong vài ngày. Sóng T cao cùng với thay đổi ST, sau đó đảo ngược.
Đau bụng cấp: vàng da đáp ứng viêm và tính chất của đau quặn mật
Giả định nhiễm trùng đường mật ít nhất là lúc đầu, nếu bệnh nhân không khỏe với sốt cao ± rét run hoặc vàng da tắc mật; cho kháng sinh tĩnh mạch, và nếu siêu âm xác nhận giãn đường mật, chuyển phẫu thuật ngay lập tức để giảm áp lực đường mật.
Đau bụng cấp: triệu chứng kèm các dấu hiệu cảnh báo
Xét nghiệm bổ sung thường được yêu cầu ở bệnh nhân > 45 tuổi có triệu chứng mới khởi phát, sụt cân, suy sụp hoặc xét nghiệm sàng lọc bất thường.
Đau ngực cấp: phân tích đặc điểm điện tâm đồ và các triệu chứng lâm sàng
Nếu có ST chênh lên nhưng không phù hợp những tiêu chuẩn, làm lại điện tâm đồ thường xuyên và xử trí như bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên/ đau thắt ngực không ổn định.
Nôn ra máu: đánh giá tình trạng lâm sàng
Mọi bệnh nhân nôn ra máu có các dấu hiệu của shock hoặc có bằng chứng bệnh nhân vẫn đang chảy máu, nên tiến hành nội soi cấp cứu sau khi đã hồi sức đầy đủ cho bệnh nhân.
Protein niệu: phân tích triệu chứng
Sự bài tiết liên tục albumin trong khoảng từ 30 đến 300 mg/ngày (20–200 <g/phút) được gọi là albumin niệu vi lượng, trong khi các giá trị trên 300 mg/ngày được gọi là albumin niệu đại thể.
Mê sảng mất trí và lú lẫn: phân tích bệnh cảnh lâm sàng
Ớ những bệnh nhân đang có bệnh lý ác tính, suy giảm miễn dịch hoặc ngã gần đây mà không có chấn thương đầu rõ ràng, đầu tiên cần tìm kiếm những nguyên nhân khác gây mê sảng nhưng cũng nên CT sọ não sớm để loại trừ.
Kỹ năng khám sức khỏe trên lâm sàng
Mặc dù bác sỹ không sử dụng tất cả các kỹ thuật nhìn sờ gõ nghe cho mọi hệ cơ quan, nên nghĩ đến bốn kỹ năng trước khi chuyển sang lĩnh vực tiếp theo được đánh giá.
Phosphatase kiềm tăng cao: phân tích triệu chứng
ALP huyết thanh chỉ nên được chỉ định nếu nghi ngờ có bệnh về xương hoặc gan. Kết quả ALP nên được so sánh với phạm vi bình thường phù hợp trên cơ sở tuổi tác và tiền sử lâm sàng.
Đau nhiều cơ: phân tích triệu chứng
Một số tình trạng có thể dẫn đến đau đa cơ. Các nguyên nhân phổ biến nhất là đau đa cơ do thấp khớp và các tình trạng viêm. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác là không rõ.
Co giật: phân tích triệu chứng
Nguyên nhân gây co giật bao gồm rối loạn chức năng hệ thống thần kinh trung ương nguyên phát cũng như rối loạn chuyển hóa hoặc bệnh hệ thống.
Liệu pháp insulin trong điều trị đái tháo đường: tuýp 1 và tuýp 2
Liệu pháp insulin nền và liệu pháp insulin tích cực, cho bệnh nhân đái tháo đường không đạt mục tiêu đường huyết
Điều trị theo triệu chứng: điều trị trước khi chẩn đoán xác định
Trong nhiều bệnh nhân có thay đổi ý thức hay rối loạn chức năng thần kinh cấp mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng, thì hai tình trạng cần được loại trừ và điều trị ngay.
Tiêu chảy: đánh giá độ nặng và phân tích nguyên nhân
Giảm thể tích máu có thể dẫn đến tổn thương thận cấp trước thận, đặc biệt là nếu như kết hợp thêm thuốc hạ huyết áp hoặc các thuốc độc cho thận như lợi tiểu, ức chế men chuyển, NSAIDS.
Đánh trống ngực: đánh giá bệnh cảnh khi thăm khám
Nhiều bệnh nhân với đánh trống ngực mô tả nhịp tim mạnh và rõ hơn là nhanh, chậm hay bất thường. Điều này phản ánh tình trạng tăng thể tích tống máu như hở chủ, thiếu máu, dãn mạch, hoặc chỉ là chú ý đến nhịp tim.
U nang xương: phân tích đặc điểm
U nang xương xuất hiện nhiều hơn trên phim trơn vì chúng có xu hướng ăn mòn xương xung quanh và thường bị tách ra và chứa đầy máu.
Sốt không xác định được nguồn gốc (FUO)
Các thuật toán tiêu chuẩn cho sốt không xác định được nguồn gốc rất khó để suy luận cho bệnh nhân, Tuy nhiên, kết quả của lịch sử, khám lâm sàng, xét nghiệm thường quy
Định hướng chẩn đoán mệt mỏi
Mệt mỏi là tình trạng kiệt quệ về thể chất và hoặc tinh thần, điều này rất phổ biến và không đặc hiệu, do vậy mà việc xác định tình trạng bệnh nền gặp nhiều khó khăn.
Đồng tử không đều: phân tích triệu chứng
Ở hầu hết các bệnh nhân, đồng tử không đều được phát hiện tình cờ; các triệu chứng là tương đối hiếm gặp, cần hỏi về các triệu chứng ở mắt như đau, đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
Thăm khám tình trạng bệnh nhân kèm theo các dấu hiệu cấp cứu
Trong thăm khám tình trạng kèm theo các dấu hiệu cấp cứu, ghi lại tiền sử từ bệnh nhân, người thân của bệnh nhân, nhân viên khoa cấp cứu hoặc những người xung quanh.
Tiểu không tự chủ: phân tích triệu chứng
Tỷ lệ tiểu không tự chủ tăng theo tuổi và cao tới 34% ở nữ và 11% ở nam. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc rút lui khỏi xã hội và mất khả năng sống độc lập.