Tiếp cận bệnh nhân bị bệnh thận

2012-07-14 09:49 PM

Bệnh thận có thể là cấp hoặc mãn, suy thận cấp thì chức năng thận xáu đi từng giờ hoặc từng ngày làm ứ đọng sản phẩm chuyển hóa nitơ trong máu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh nhân đến khám cho bệnh thận do hai kiểu:

Phát hiện tình cờ do kiểm tra sức khỏe.

Có chứng cứ rõ ràng của suy thận như tăng huyết áp, phù, buồn nôn, đái máu.

Tiếp cận bệnh nhân trong hai loại này đều phải đánh giá mức độ nặng và tìm nguyên nhân, bao gồm:

Đánh giá thời gian bị bệnh.

Xét nghiệm nước tiểu.

Đánh giá mức lọc cầu thận.

Thời gian bị bệnh

Bệnh thận có thể là cấp hoặc mãn, suy thận cấp thì chức năng thận xáu đi từng giờ hoặc từng ngày làm ứ đọng sản phẩm chuyển hóa nitơ (ure, creatinin) trong máu (hội chứng tăng nitơ máu). Suy thận mãn là do mất chức năng thận sau hàng tháng đến hàng năm. Việc phân biệt hai loại suy thận rất quan trọng cho chẩn đoán, điều trị và tiên lượng. Trong suy thận mãn thường không có thiểu niệu, còn thiếu máu lại hiếm gặp trong suy thận cấp. Khi kích thước thận bé thường là suy thận mãn, tuy nhiên kích thước thận bình thường cũng có thể gặp cả trong suy thận cấp và mãn.

Xét nghiệm nước tiểu

Cần lấy nước tiểu giữa dòng - nếu không thể thì có thể lấy qua thông tiểu.

Xét nghiệm càng nhanh càng tốt vì để lâu các thành phần trong nước tiểu sẽ bị hủy hoại nhiều.

Thường làm xơ bộ bằng que nhúng, nếu bất thường sẽ soi kính hiển vi.

Xét nghiệm vi thể nước tiểu phải tập trung vào các yếu tố hữu hình: Các tế bào, trụ, tinh thể, vi khuẩn.

Cặn nước tiểu nhất là trong bệnh thận cấp hoặc mãn tại thận hoặc sau thận.

Hồng cầu biến dạng, trụ và protein nhẹ chứng tỏ bệnh lý viêm thận (hồng cầu biến dạng khi đi từ mao mạch thận qua màng đáy vào khoang nước bowman).

Trụ niệu do mucoprotein Tamm – Horsfall tạo thành theo hình thái của ống thận nới trụ hình thành.

Protein niệu cao và nhiều lipid niệu chứng tỏ hội chứng thận hư.

Có trụ hạt sắc tố cùng với liên bào ống thận gợi ý hoại tử ống thận cấp, có thể gặp trong suy thận cấp.

Nước tiểu có bạch cầu, trụ bạch cầu, hồng cầu và một ít protein thường trong viêm thận kẽ.

Mủ niệu đơn thuần chứng tỏ nhiễm khuẩn tiết niệu.

Protein niệu

Protein niệu không phải một bệnh mà là dấu hiệu đang có một bệnh lý nào đó của thận.

Phát hiện bằng que nhúng là cách xét nghiệm thường quy nhất để phát hiện protein niệu, đặc biệt là albunin niệu., khi nước tiểu cô đặc hoặc pha loãng, nên định lượng protein niệu 24 giờ. Khi dương tính qua que nhúng, cần định lượng protein niệu 24 giờ.

Nếu protein niệu > 150m/24 giờ là có protein niệu.

Bốn nguyên nhân chính gây protein niệu

Protein niệu chức năng do. Sang chấn tình cảm, hoạt động thể lực, người dưới 30 tuổi đứng lâu. Loại này thường protein niệu < 1g/ 24 giờ.

Sản xuất quá nhiều protein. Protein được lọc qua thận quá nhiều như protein Bence Jones trong bệnh đa u tủy xương.

Bất thường màng đáy cầu thận hoặc thay đổi áp lực mao mạch cầu thận. Mọi bệnh lý cầu thận đều gây protein niệu.

Tổn thương khả năng tái hấp thu. Protein được cầu thận lọc ra ống lượn gần. Các nguyên nhân chủ yếu là hoại tử ống thận cấp, nhiễm độc ống thận (chì, kháng sinh nhóm aminoglycosid) hoặc bệnh chuyển hóa di truyền (Wilson, hội chứng Fanconi).

Tỷ lệ protein niệu/ creatinin niệu bình thường < 0,2 và tương ứng khá chặt chẽ với nồng độ protein khoảng 200 mg/ 24 giờ.

Nếu bệnh nhân vừa có protein niệu vừa giảm chức năng thận, cần sinh thiết thận.

Điều trị protein niệu bao giờ cũng hướng tới nguyên nhân cơ bản. Các thuốc ức chế men chuyển thường là hữu ích, vì chúng giảm sức cản ở tiểu động mạch đi nhiều hơn là tiểu động mạch đến, lên làm giảm áp lực cầu thận và giảm bài xuất protein qua nước tiểu. Thuốc này chỉ tác dụng tốt khi mức lọc cầu thận chưa giảm quá nặng, vì chúng có thể gây nên suy thận và tăng kali máu.

Hồng cầu niệu

Khi có trên 3 – 5 hồng cầu trên một vi trường có độ phóng đại cao.

Hồng cầu niệu có thể phát hiện bằng que hoặc khi có đái máu đại thể.

Que nhúng có thể cho kết quả hồng cầu niệu giả khi có vitamin C, củ cải đường, đại hoàng, vi khuẩn hoặc myoglobin.

Hồng cầu niệu thoáng qua hay gặp và không có ý nghĩa lâm sàng ở người < 40 tuổi.

Hồng cầu niệu có thể do nguyên nhân tại thận hoặc ngoài thận. Các nguyên nhân tại thận chiếm 10% thường là do cầu thận hoặc ngoài cầu thận. Các nguyên nhân tại cầu thận bao gồm bệnh thận IgA, bệnh màng đáy cầu thận mỏng, viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn, viêm cầu thận tăng sinh màng và hội chứng thận viêm trong bệnh hệ thống. Các nguyên nhân ngoài cầu thận phổ biến là nang thận, sỏi, viêm thận kẽ và u ác tính ở thận.

Đánh giá mức lọc cầu thận

Mức lọc cầu thận đo lượng huyết tương được lọc qua mao mạch cầu thận và tương ứng chặt chẽ với khả năng lọc dịch và các chất khác của thận.

Mức lọc cầu thận bình thường thay đổi từ 150 – 250 lít/ 24 giờ hoặc 100 – 120 ml/ phút / 1,73m2  da. Mức lọc cầu thận có xu hướng giảm cả trong các bệnh thận cấp và mãn.

Mức lọc cầu thận thấp là chứng cứ chắc chắn cho bệnh thận tiến triển nặng hoặc cho biết giảm tổng lượng cầu thận chức năng.

Mức lọc cầu thận chỉ đo được một cách gián tiếp qua xác định độ thanh thải các chất trong huyết tương như creatinin hay insulin là chất không gắn với protein và được lọc tự do qua cầu thận, không bị hấp thu mà cũng không được tiết thêm tại ống thận.

Công thức tính độ thanh thải một chất là :

C = (U x V)/ P

Trong đó C là độ thanh thải, U và P là nồng độ chất đó trong nước tiểu và trong máu tính bằng mg/ 100ml, và lưu lượng nước tiểu tính bằng ml/ phút.

Trong thực tế, độ thanh thải creatinin nội sinh (Ccr) hay được dùng nhất để đánh giá mức lọc cầu thận do mặc dù tính theo truyền và đo insulin tốt nhất nhưng giá thành cao.

Creatinin là sản phẩm nitơ do chuyển hóa cơ sản sinh ra với nồng độ khá ổn định và được lọc qua thận một cách tự do, không bị hấp tái hấp thu ở ống thận. Khi chức năng thận bình thường, tỷ lệ sản xuất ra và lọc qua thận ngang nhau nên nồng độ creatinin máu ổn định.

Tuy nhiên độ thanh thải creatinin không hoàn toàn trung thực với chức năng thận do:

Một lượng nhỏ creatinin được thải trừ ở ống thận; lượng này càng lớn khi mức lọc cầu thận càng giảm.

Khi suy thận nặng, các vi khuẩn ruột cũng phá hủy creatinin.

Khối cơ cửa cơ thể và lượng thịt ăn vào của từng người cũng làm thay đổi nồng độ creatinin huyết tương.

Các thuốc thường dùng như cimetidin, probenecid, trimethoprim làm giảm khả năng đào thải creatinin máu một cách giả tạo.

Độ chính xác khi đo đòi hỏi nồng độ creatinin máu ổn định suốt 24 giờ, vì vậy khi suy thận đang tiến triển hoặc đang thoái lui, độ thanh thải creatinin không chính xác.

Để đo độ thanh thải creatinin phải đo lượng nước tiểu 24 giờ và định lượng creatinin máu cùng ngày. Có một cách kiểm tra việc lấy nước tiểu 24 giờ có đầy đủ không là tính sự bài xuất creatinin 24 giờ; lượng bài xuất phải luôn ổn định:

Creatinin niệu x Thể tích nước tiểu = 15 – 20 mg/kg với nữ và = 20 – 25 mg/ kg với nam

Độ thanh thải creatini bình thường ở nữ là 100ml/ phút / 1,73 M2 da và ở nam là 120 ml/ phút / 1,73 M2 da. Từ 40 tuổi trở đim đọ thanh thải creatinin sẽ giảm 1 ml/ phút/ năm.

Việc thu thập nước tiểu 24 giờ khó khăn, nên có thể tính độ thanh thải creatinin bằng công thức Cockroft và Gault, dùng tuổi, giới và cân nặng để tính độ thanh thải creatinin qua đo creatinin máu mà không cần creatinin niệu.

Ccr = {(140 – tuổi) x trọng lượng cơ thể (kg)} / (creatinin máu x 0,72)

Ở nữ trừ đi 15% vì khối lượng cơ bé hơn nam.

Ure cũng là chỉ số hữu ích đánh giá chức năng thận. Nó được tổng hợp chủ yếu ở gan và là sản phẩm cuối cungfcuar chuyển hóa đạm, được lọc tự do ở cầu thận và tái hấp thu 30 – 70% tại các đơn vị thận. Không như trong độ thanh thải creatinin là chỉ số hay đánh giá chức năng lọc của cầu thận cao hơn thực tế, độ thanh thải ure thường đánh giá mức lọc thấp hơn bình thường. Mất nước trong cơ thể thường làm tăng tái hấp thu ure và thừa nước gây ngược lại. Bình thường tỷ lệ ure/ creatinin máu = 10 : 1, nhưng khi mất quá nhiều máu hoặc dịch thì tỷ lệ này có thể lên đên 20 : 1 hoặc cao hơn. Các nguyên nhân khác của tăng ure máu là: Tăng dị hóa (xuất huyết tiêu hóa, tiêu hủy tế bào), tăng khẩu phần protein, giảm tưới máu thận (suy tim sung huyết, hẹp động mạch thận.

Hoàn cảnh làm creatin máu độc lập với mức lọc cầu thận

Làm tăng creatinin:

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường: Tạo màu không phải creatinin.

Điều trị bằng cephalotin, cefoxitin: Tạo màu không phải creatinin.

Dùng thuốc Aspirin, cimetidin, trimethoprim: Ức chế sự tiết creatinin của ống thận.

Làm hạ creatinin:

Lớn tuổi: Giảm khối cơ sinh lý.

Gầy mòn: Giảm khối cơ sinh lý.

Bệnh gan: Giảm tổng hợp từ gan và gầy mòn.

Bài viết cùng chuyên mục

Co giật: phân tích triệu chứng

Nguyên nhân gây co giật bao gồm rối loạn chức năng hệ thống thần kinh trung ương nguyên phát cũng như rối loạn chuyển hóa hoặc bệnh hệ thống.

Cổ trướng: phân tích triệu chứng

Cổ trướng là do giãn động mạch ngoại vi ở bệnh nhân xơ gan, tăng áp tĩnh mạch cửa gây ra tăng áp lực xoang, gây ra sự giãn động mạch nội tạng và ngoại biên qua trung gian oxit nitric.

Vàng da: đánh giá bổ sung bệnh gan mạn tính

Đánh giá biến chứng ở tất cả những bệnh nhân xơ gan đã biết hoặc nghi ngờ. Lượng giá bệnh não gan và khám báng, phù, vàng da và suy dinh dưỡng. Đo albumin và PT để đánh giá chức năng tổng hợp của gan.

Đau ngực cấp: phân tích đặc điểm điện tâm đồ và các triệu chứng lâm sàng

Nếu có ST chênh lên nhưng không phù hợp những tiêu chuẩn, làm lại điện tâm đồ thường xuyên và xử trí như bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên/ đau thắt ngực không ổn định.

Lú lẫn mê sảng: đánh giá khi có tổn thương

Khi không chỉ định chụp hình ảnh não, có thể duy trì các biện pháp điều trị trong vài ngày. CT sọ não có thể được chỉ định để loại trừ xuất huyết dưới nhện và những bất thường cấu trúc khác nếu bệnh nhân thất bại điểu trị hoặc nặng hơn.

Rối loạn cương dương: phân tích triệu chứng

Rối loạn cương dương, trước đây thường được gọi là bất lực, được định nghĩa là không có khả năng đạt được hoặc duy trì sự cương cứng đủ để giao hợp, về bản chất là một chẩn đoán do bệnh nhân xác định.

Bệnh tiểu đường: phân tích triệu chứng

Phân loại lâm sàng của bệnh tiểu đường  là týp 1, týp 2, thai kỳ và các týp cụ thể khác thứ phát do nhiều nguyên nhân.

Di chuyển khó khăn: các nguyên nhân gây té ngã

Các vấn đề di chuyển có thể tự thúc đẩy như là tình trạng giảm hoạt động dẫn đến mất chức năng và độ chắc của khối cơ. Cách tiếp cận có hệ thống một cách toàn diện là điều cần thiết.

Thăm khám lâm sàng vùng bìu: những điểm cần chú ý

Ở những bệnh nhân có khối sưng viêm/đau hoặc đau vùng bìu cấp tính thì hay kiểm tra phản xạ da bìu, bình thường tinh hoàn bên phía đó sẽ được cơ bìu nâng lên.

Đau bụng cấp: bệnh nhân rất nặng với chỉ số hình ảnh và xét nghiệm

Nếu xquang ngực không chứng minh có khí tự do hoặc tương đương nhưng nghi ngờ trên lâm sàng cao như đau bụng dữ dội khởi phát đột ngột với tăng cảm giác đau, đề kháng vùng thượng vị, cho chụp CT nhưng trước tiên cho làm amylase và ECG.

Đánh giá nhồi máu cơ tim không có ST chênh/ đau thắt ngực không ổn định

Phân tầng nguy cơ bệnh nhân bằng thang điểm TIMI hoặc các thang điểm khác. Cho dù bệnh nhân có biến chứng hay đau ngực tiếp diễn, nên theo dõi điện tâm đồ liên tục cho bệnh nhân nguy cơ trung bình.

Yếu chi: phân tích các đặc điểm lâm sàng

Nếu biểu hiện hiện tại của yếu chi chỉ giới hạn ở một bên của cơ thể thì đánh giá như yếu chi một bên. Mặt khác, tiếp tục theo các cách thức chẩn đoán hiện tại thậm chí nếu các triệu chứng không đối xứng rõ ràng.

Lú lẫn mê sảng do hạ natri máu: các bước đánh giá lâm sàng

Giảm nhanh Na+ huyết tương có thể dẫn đến phù não đe dọa tính mạng và yêu cầu phải điều chỉnh nhanh chóng. Ngược lại giảm từ từ Na+ cho phép các neuron thần kinh điều chỉnh thích nghi áp lực thẩm thấu.

Ho: phân tích triệu chứng

Ho được kích hoạt thông qua kích hoạt cảm giác của các sợi hướng tâm trong dây thần kinh phế vị, phản xạ nội tạng này có thể được kiểm soát bởi các trung tâm vỏ não cao hơn.

Điều trị theo triệu chứng: điều trị trước khi chẩn đoán xác định

Trong nhiều bệnh nhân có thay đổi ý thức hay rối loạn chức năng thần kinh cấp mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng, thì hai tình trạng cần được loại trừ và điều trị ngay.

Mệt mỏi và Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Acyclovir, globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch, nystatin, và liều thấp hydrocortisone, fludrocortisone không cải thiện triệu chứng

Khối u ở vú: phân tích triệu chứng

Đánh giá khối u ở vú nên bắt đầu bằng việc hỏi bệnh sử đầy đủ và khám thực thể. Điều quan trọng là phải xác định nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của bệnh nhân.

U sắc tố (melanoma) ác tính

Trong khi bề mặt khối u ác tính lan truyền phần lớn là một bệnh của người da trắng, người thuộc các chủng tộc khác vẫn có nguy cơ này và các loại khác của các khối u ác tính.

Lập luận chẩn đoán từ nhiều dấu hiệu và triệu chứng không độc lập

Trong thực tế, nhiều dấu hiệu, triệu chứng và kết quả xét nghiệm thường không độc lập, bởi vì sự hiện diện của một phát hiện làm tăng xác suất xuất hiện của một phát hiện khác.

Các xét nghiệm cơ bản: chỉ định khi thăm khám bệnh

Các xét nghiệm được khuyến cáo cho những bối cảnh lâm sàng khác được trình bày ở các bệnh tương ứng. Trong một số bệnh cũng cung cấp thêm những hướng dẫn chi tiết cách tiếp cận kết quả xét nghiệm.

Phù gai thị: phân tích triệu chứng

Phù gai thị thực sự luôn đi kèm với tăng áp lực nội sọ, chẩn đoán phân biệt đối với phù gai thị gồm chấn thương, khối u nội sọ, hẹp cống não, giả u não (tăng áp lực nội sọ vô căn.

Viêm gan: phân tích triệu chứng

Viêm gan A phổ biến nhất đối với viêm gan cấp tính và viêm gan B và viêm gan C hầu hết dẫn đến nhiễm trùng mãn tính. Vi-rút viêm gan D có thể đồng nhiễm hoặc bội nhiễm. Viêm gan E ở các quốc gia kém phát triển.

Hạch to khu trú: phân tích triệu chứng

Hạch cổ 2 bên thường do viêm họng, ở cổ phía sau cơ ức đòn chũm là một phát hiện đáng ngại hơn và cần được đánh giá thêm. Sờ hạch thượng đòn bên trái dẫn lưu các vùng trong ổ bụng và bên phải dẫn lưu phổi, trung thất và thực quản.

Nguy cơ té ngã: cách thực hiện đánh giá dáng đi

Sự an toàn và vững chắc chung; bất thường dáng đi một bên (đột quỵ, tổn thương thần kinh ngoại biên, bệnh khớp, đau); bước đi ngắn, lê chân (bệnh Parkinson, bệnh lý mạch máu não lan tỏa); dáng đi bước cao.

Insulin tiêm dưới da cho bệnh nhân nằm viện: phác đồ và mục tiêu điều trị

Có khoảng ba mươi phần trăm, bệnh nhân nhập viện bị tăng đường huyết, nhiều bệnh nhân trong số này có tiền sử đái tháo đường trước đó