Sốt: đánh giá dấu hiệu triệu chứng và các yếu tố nguy cơ

2020-12-25 07:35 PM

Mở rộng tầm soát nhiễm trùng ở các bệnh nhân đặc biệt. Các chủng tác nhân hiện hành thường gặp như viêm phổi có thể khác nhau tùy theo dịch tễ từng vùng, do đó hội chấn với chuyên gia truyền nhiễm ngay ở giai đoạn ban đầu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Phơi nhiễm các chế phẩm máu, thuốc tê, thuốc mê, thuốc chống loạn thần hoặc chất kích thích

Phần lớn bệnh lý có sốt cấp tính được gây ra bởi nhiễm trùng, nhưng những tình trạng sau có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng và do đó việc nhận diện ngay lập tức là rất quan trọng; chúng có thể bị bỏ qua nếu ta không lưu ý đến ngay từ đầu.

Nếu bệnh nhân đang được truyền các chế phẩm máu thì ngưng truyền, bảo đảm không nhầm tên tuổi trên đơn vị truyền cho bệnh nhân, và kiểm tra sự tương hợp nhóm máu ABO và RhD. Gọi cho ngân hàng máu và hội chẩn ngay huyết học nếu có bất kỳ nghi ngờ về bất tương hợp nhóm máu ABO hoặc có phản ứng truyền máu lớn khác. Bên cạnh đó, theo dõi nhiệt độ và các dấu hiệu sống, và cân nhắc truyền trở lại với tốc độ chảy chậm hơn nếu quan sát thấy bệnh nhân ổn định, toàn trạng tốt và nhiệt độ cơ thể tăng < 1.5 độ C.

Nghi ngờ hội chứng an thần ác tính nếu bệnh nhân đã và đang sử dụng thuốc chống loạn thần, ví dụ haloperidol trong 1- 4 tuần trước đó và xuất hiện cứng cơ, rung giật cơ, tăng tiết mồ hôi và/hoặc thay đổi trạng thái ý thức, đặc biệt có liên quan với tăng CK.

Nếu thích hợp, hỏi bệnh nhân về tiền sử gân đây có sử dụng cocaine, thuốc phiện hoặc amphetamine; cân nhắc tăng thân nhiệt do độc tố nếu nhiệt độ cơ thể > 39°C, đặc biệt nếu có những đặc điểm của cường giao cảm, ví dụ: tăng huyết áp, tăng tần số tim, giãn đồng tử, kích thích, rối loạn tâm thần hoặc hội chứng serotonin (ví dụ cứng cơ, tăng phản xạ gân xương). Định lượng CK, ure + điện giải đồ, xét nghiệm chức năng gan và chức năng đông máu, theo dõi ECG, nhịp tim, huyết áp và lượng nước tiểu để xác định các biến chứng tiêu cơ vân, suy thận cấp, loạn nhịp tim, đông máu rải rác lòng mạch (DIC) và suy gan cấp.

Xem như là tăng thân nhiệt ác tính nếu bệnh nhân tiến triển sốt nặng với nhịp tim nhanh ± hủy cơ vân trong thời gian uống thuốc, hoặc trong vòng 1-2 giờ sau khi sử dụng thuốc mê đường thở như halothane hay succinylcholine.

Tất cả những trường hợp kể trên vẫn tiếp tục đánh giá các dấu hiệu nhiễm trùng cũng như các nguyên nhân khác nếu có nghi ngờ trong chẩn đoán.

Tần số tim trên 90, nhịp thở trên 20 hoặc WBC/CRP bất thường

Đánh giá hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS)/sepsis ở bệnh nhân. Ghi nhận và xử trí các rối loạn huyết động và rối loạn chức năng các cơ quan. Nhập những bệnh nhân có sepsis nặng/ shock nhiễm trùng vào đơn vị phụ thuộc cao hoặc hồi sức tích cực (HDU/ICU) để theo dõi và điều trị tích cực, xử trí phù hợp theo Surviving Sepsis guidelines. Điều trị kháng sinh thích hợp sớm là cần thiết để giảm thiểu tỷ lệ tử vong. Tìm kiếm tiêu điểm nhiễm trùng.

Tiêu chuẩn xác định hội chứng đáp ứng viêm hệ thống của cơ thể ký chủ với nhiễm khuẩn (SIRS), nhiễm khuẩn huyết (sepsis), sepsis nặng và shock nhiễm trùng

SIRS

Có ít nhất 2 đặc điểm :

Thân nhiệt > 38°C hoặc < 36°C

Nhịp tim > 90 nhịp/phút

Nhịp thở > 20/phút

WBC >12 x10 mũ 9/L hoặc < 4 x10 mũ 9/L hoặc > 10% bạch cầu chưa trưởng thành; hoặc tăng CRP.

Sepsis

SIRS + nghi ngờ hoặc chứng minh có nhiễm trùng.

Sepsis nặng

Sepsis + rối loạn chức năng cơ quan hoặc hạ huyết áp.

Shock nhiễm trùng

Sepsis nặng dai dẳng mặc dù đã hồi sức dịch đầy đủ.

Yếu tố nguy cơ đặc hiệu của nhiễm trùng

Ngoại trừ những bệnh lý nhiễm trùng đã đề cập ở trên, những bệnh lý nhiễm trùng khác cũng cần được cân nhắc ở những bệnh nhân trở về nước từ nước ngoài (đặc biệt ở những vùng nhiệt đới) và ở những người suy giảm miễn dịch hoặc tiêm chích ma túy. Nếu bệnh nhân đến từ những vùng dịch tễ sốt xuất huyết và có chảy máu không giải thích được, hội chẩn khẩn đội bảo vệ sức khỏe (trước khi nhập khoa, với ta thì nên là khoa truyền nhiễm). Bên cạnh đó, hoàn thành các bước tầm soát nhiễm trùng như ở phần công cụ lâm sàng:

Mở rộng tầm soát nhiễm trùng ở các nhóm bệnh nhân đặc biệt. Các chủng tác nhân hiện hành và các mẫu đề kháng của các bệnh nhiễm trùng thường gặp như viêm phổi có thể khác nhau tùy theo dịch tễ từng vùng, do đó hội chấn với chuyên gia truyền nhiễm ngay ở giai đoạn ban đầu.

Các bệnh nhân suy giảm miễn dịch mặc dù chỉ nhiễm tác nhân nhiễm khuẩn thông thường nhưng vẫn dễ gây ra các biến chứng nặng nề hơn đồng thời những bệnh nhân này cũng dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội, đặc biệt là nhóm mycobacteria, virus và nấm. Làm theo các bước bổ sung cho người suy giảm miễn dịch (công cụ lâm sàng: mở rộng tầm soát nhiễm trùng ở các nhóm bệnh nhân đặc biệt) nếu bệnh nhân có suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc bẩm sinh (bao gồm HIV); đang được điều trị với steroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch, DMARDs hoặc thuốc anti-TNF; hoặc giảm bạch cầu hạt trung tính vì bất cứ lý do gì. Các dạng đặc biệt hơn của suy giảm miễn dịch bao gồm suy giảm chức năng lách (tăng nhạy cảm với các vi sinh vật có vỏ bọc và sốt rét) và người có mang thiết bị thông mạch hoặc vật liệu nhân tạo khác. Xét nghiệm HIV ở bệnh nhân có nguy cơ mắc cao hoặc nhiễm vi khuẩn không điển hình hoặc có các chỉ điểm khác của HIV.

Hỏi về tất cả các dạng thuốc sử dụng ở bệnh nhân có sốt không rõ nguyên nhân. Nếu có, thiết lập mức độ thường xuyên, thời gian sử dụng thuốc tĩnh mạch và vị trí tiêm chích. Nhận biết các vụ dịch ở địa phương cũng như trong nước bởi vì các tác nhân không thường gặp có thể là nguyên nhân, ví dụ bệnh than. Luôn luôn cân nhắc khả năng có bệnh lây truyền qua đường máu ở bệnh nhân, ví dụ viêm gan B, C hoặc HIV. Hội chẩn với đội truyền nhiễm nếu bệnh nhân rối loạn huyết động hoặc không đáp ứng với các biện pháp điều trị.

Dấu hiệu lâm sàng/xét nghiệm ban đầu gợi ý nguồn gây sốt có khả năng

Sau khi cấy bệnh phấm thích hợp, điều trị kháng sinh ngay theo nguồnnhiễm trùng có khả năng và hướng dẫn thược hành ở địa phương ở bệnh nhân sepsis nặng. Nếu không xác định được nguồn nhiễm trùng rõ ràng hoặc có giảm bạch cầu (đặc biệt nếu số lượng bạch cầu < 1.0 x 10 mũ 9/L) hoặc dấu hiệu suy giảm miễn dịch đáng kể khác, tiến hành điều trị kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm ± kháng nấm. Lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc vào các yếu tố bệnh nhân và dạng kháng thuốc ở địa phương - hội chẩn với các nhà vi sinh và chuyên khoa có liên quan khác, ví dụ khoa Ung Bướu, Huyết học. Hiệu chỉnh liệu trình kháng sinh trong thảo luận vi sinh dựa trên nền kết quả cấy máu sau đó.

Các bệnh nhân với sốt tái diễn sau điều trị hoặc sốt những người không có suy giảm miễn dịch, giảm bạch cầu hoặc rối loạn huyết động, có thể đợi kết quả cấy máu rồi mới sử dụng kháng sinh. Nếu đã tìm được tiêu điểm nhiễm trùng rõ ràng, bắt đầu liệu pháp kháng sinh theo kinh nghiệm và điều chỉnh thuốc nếu cần thiết sau khi đã có kết quả cấy máu và kháng sinh đồ; bên cạnh đó, đánh giá lại hàng ngày trong khi chờ đợi kết quả tầm soát nhiễm trùng.

Cấy máu dương tính

Xem xét lại chẩn đoán ban đầu và điều trị theo kết quả cấy máu.

Cấy máu dương tính có thể giúp củng cố cho chẩn đoán vị trí nhiễm trùng trước đó, ví dụ nước tiểu giữa dòng, đàm, và giúp cho việc lựa chọn kháng sinh thích hợp cho điều trị. Nói cách khác, cấy máu nếu cho kết quả không mong đợi có thể là 1 thách thức trong vấn đề chẩn đoán và đòi hỏi phải đánh giá lại để tìm tiêu điểm nhiễm trùng. Ví dụ cấy máu cho kết quả S. aureus trong khi chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ở bệnh nhân không thể tìm thấy tiêu điểm sốt, nếu cấy máu dương tính, đặc biệt ở nhiều mẫu, có thể giúp xác định nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng và giúp định hướng cho các thăm dò tiếp theo; ví dụ: kết quả cấy máu là tiêu chuẩn quan trọng của chẩn đoán viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Cấy máu dương tính dai dẳng mặc dù đã điều trị bằng kháng sinh thích hợp gợi ý 1 ổ nhiễm trùng sâu; ổ nhiễm trùng này phải được xác định vị trí và loại bỏ ra khỏi cơ thể. Ví dụ: phẫu thuật cắt lọc vết thương, dẫn lưu ổ abces.

Sốt dai dẳng

Sốt cấp tính thường là biểu hiện của sốt tự giới hạn do virus. Nếu bệnh nhân không bị sốt tiếp hoặc không còn các triệu chứng, kết quả xét nghiệm không đáng lo ngại thì những điều trị tiếp theo là không cần thiết.

Sốt quay trở lại, đặc biệt với sự tăng dai dẳng các marker biểu thị viêm hoặc thể trạng suy kiệt, yêu cầu những đánh giá chuyên sâu; nếu xuất hiện những đặc điểm này, tiến hành đánh giá như ở phần Đánh giá chuyên sâu ở bệnh nhân sốt dai dẳng chưa rõ nguyên nhân.

Bài viết cùng chuyên mục

Định hướng chẩn đoán mệt mỏi

Mệt mỏi là tình trạng kiệt quệ về thể chất và hoặc tinh thần, điều này rất phổ biến và không đặc hiệu, do vậy mà việc xác định tình trạng bệnh nền gặp nhiều khó khăn.

Bệnh học chứng khó tiêu

Điêu trị chứng khó tiêu hướng về nguyên nhân cơ bản, ở những bệnh nhân khó tiêu không do loét, cần xem xét:

Đau ngực: phân tích triệu chứng

Nguyên nhân của đau ngực thường lành tính và không do tim, cách tiếp cận tiêu chuẩn là cần thiết, do bỏ sót một tình trạng đe dọa đến tính mạng.

Khám lão khoa: điểm đặc biệt trong đánh giá người già yếu suy kiệt

Khi có thể, xem xét các yếu tố trong tiền sử bệnh nhân có tương tự với những thông tin của người chứng kiến, người chăm sóc, người thân, ghi chú của bệnh nhân hoặc các nhân viên y tế khác không.

Viêm thận bể thận trong chẩn đoán và điều trị

Beta lactam tĩnh mạch và một thuốc nhóm Aminoglycosid là lực chọn ban đầu khi chưa có kháng sinh đồ, Ở cơ sở ngoại trú có thể điều trị bằng Trimethoprim sulfamethoxazol

Tim to: phân tích triệu chứng

Tim to là do quá tải áp lực và phì đại cơ của một hoặc nhiều buồng tim, quá tải thể tích với sự giãn nở của các buồng tim hoặc bệnh cơ tim.

Sốt và tăng thân nhiệt

Sốt là một triệu chứng cung cấp thông tin quan trọng về sự hiện diện của bệnh, đặc biệt là nhiễm trùng và những thay đổi trong tình trạng lâm sàng của bệnh nhân

Phòng ngừa khi dùng thuốc ở người cao tuổi

Bệnh nhân, hoặc người chăm sóc, mang tất cả thuốc men, mỗi khi khám lại, có thể giúp các nhà cung cấp sức khỏe củng cố lý do cho sử dụng thuốc

Ho ra máu, chẩn đoán và điều trị

Các động mạch phế quản xuất phát từ động mạch chủ hoặc động mạch liên sườn và mang máu dưới áp lực của hệ thống vào đường hô hấp, mạch máu, rốn phổi, và màng phổi tạng

Nhịp tim chậm: phân tích triệu chứng

Các tình trạng có thể nhịp tim chậm bao gồm phơi nhiễm, mất cân bằng điện giải, nhiễm trùng, hạ đường huyết, suy giáp/cường giáp, thiếu máu cơ tim.

Phù toàn thân: đánh giá các nguyên nhân gây lên bệnh cảnh lâm sàng

Phù thường do nhiều yếu tố gây nên, do đó tìm kiếm những nguyên nhân khác kể cả khi bạn đã xác định được tác nhân có khả năng. Phù cả hai bên thường kèm với sự quá tải dịch toàn thân và ảnh hưởng của trọng lực.

Khó thở do bệnh phế quản phổi, tim, toàn thân hoặc nguyên nhân khác

Khởi phát nhanh, khó thở nghiêm trọng trong trường hợp không có triệu chứng lâm sàng khác cần nâng cao mối quan tâm đối với tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi

Ngứa da: phân tích triệu chứng

Nhiều bệnh ngoài da có biểu hiện ngứa cục bộ hoặc toàn thân, bao gồm viêm da tiếp xúc, viêm da dạng herpes, viêm da dị ứng, bệnh móng chân, pemphigoid bọng nước, nấm mycosis và bệnh vẩy nến.

Co giật: phân tích triệu chứng

Nguyên nhân gây co giật bao gồm rối loạn chức năng hệ thống thần kinh trung ương nguyên phát cũng như rối loạn chuyển hóa hoặc bệnh hệ thống.

Quang tuyến vú bất thường: phân tích triệu chứng

Sàng lọc rộng rãi bằng chụp nhũ ảnh và những tiến bộ trong điều trị đã dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú.

Bệnh nhân hen phế quản cấp: những đánh giá bổ sung khi thăm khám

Đặc điểm cần quan tâm, ví dụ hen gần tử vong trước đó, kém dung nạp điều trị. Nếu như những đặc điểm nặng vẫn tiếp tục, theo dõi ở môi trường chăm sóc tích cực với đánh giá lặp lại với các chỉ số SpO2, PEFR.

Ù tai: phân tích triệu chứng

Bản thân ù tai không phải là bệnh mà là triệu chứng của một số quá trình đang diễn ra khác, bệnh lý hoặc lành tính, nhiều giả thuyết đã được đề xuất về cơ chế bệnh sinh.

Vàng da: đánh giá bổ sung bệnh gan mạn tính

Đánh giá biến chứng ở tất cả những bệnh nhân xơ gan đã biết hoặc nghi ngờ. Lượng giá bệnh não gan và khám báng, phù, vàng da và suy dinh dưỡng. Đo albumin và PT để đánh giá chức năng tổng hợp của gan.

Viêm bàng quang cấp trong chẩn đoán và điều trỊ

Viêm bàng quang không biến chứng ở phụ nữ có thể dùng kháng khuẩn liều đơn ngắn ngày. Viêm bàng quang biến chứng ít gặp ở nam giới.

Phì đại tuyến vú ở nam giới: phân tích triệu chứng

Vú nam bao gồm một lượng tối thiểu các mô mỡ và tuyến. Tỷ lệ estrogen-testosterone bị thay đổi ở nam giới có thể dẫn đến chứng vú to ở nam giới, hoặc sự tăng sinh của mô tuyến vú.

Tập thể dục: phòng ngừa bệnh tật

Tập thể dục - Phòng ngừa bệnh tật! Tập thể dục thường xuyên có nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp, tăng lipid máu, bệnh tiểu đường loại 2, bệnh túi thừa và loãng xương thấp hơn...

Hỏi bệnh và thăm khám bệnh nhân béo phì

Thừa cân hoặc béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh và tử vong do tăng huyết áp, đái tháo đường týp 2, rối loạn lipid máu, bệnh động mạch vành, đột quỵ, sỏi mật, viêm xương khớp, các vấn đề về hô hấp.

Rung giật nhãn cầu: phân tích triệu chứng

Rung giật nhãn cầu có thể liên quan đến những bất thường của hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại biên, mặc dù trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác có thể không được xác định.

Đau bìu: phân tích triệu chứng

Hầu hết các nguyên nhân phổ biến của đau bìu là do các tình trạng lành tính như viêm mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tràn dịch tinh mạc, tinh trùng, viêm nút quanh động mạch và u nang mào tinh hoàn hoặc tinh hoàn.

Lesovir: thuốc điều trị nhiễm virus viêm gan C mạn tính

Lesovir được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan C mạn tính genotype 1, 4, 5 hoặc 6. Liều khuyến cáo của Lesovir là 1 viên, uống 1 lần/ngày cùng hoặc không cùng với thức ăn.