- Trang chủ
- Thông tin
- Chẩn đoán và điều trị theo y học hiện đại
- Phù khu trú: đánh giá các nguyên nhân gây lên bệnh cảnh lâm sàng
Phù khu trú: đánh giá các nguyên nhân gây lên bệnh cảnh lâm sàng
Phù một bên chân thường gợi ý những bệnh lý khu trú như tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc bạch mạch; Phù cả hai bên có thể do bởi những nguyên nhân tại chỗ nhưng thường kèm với sự quá tải dịch toàn thân.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nguyên nhân chủ yếu gây sưng nề chân chính là do phù nề - sự tụ dịch bất thường trong khoảng kẽ. Phù có thể do:
Tăng áp lực thủy tĩnh trong hệ thống tĩnh mạch do sự gia tăng thể tích nội mạch hoặc tắc nghẽn.
Giảm protein huyết tương, chủ yếu là albumin, gây giữ nước bên trong khoang mạch máu (giảm áp lực keo) hoặc,
Tắc nghẽn hệ thống dẫn lưu bạch huyết: phù bạch mạch.
Phù một bên chân thường gợi ý những bệnh lý khu trú như tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc bạch mạch; Phù cả hai bên có thể do bởi những nguyên nhân tại chỗ nhưng thường kèm với sự quá tải dịch toàn thân và ảnh hưởng của trọng lực. Phù thường do nhiều yếu tố gây nên, do đó tìm kiếm những nguyên nhân khác kể cả khi bạn đã xác định được tác nhân có khả năng.
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) gây khu trú do tắc nghẽn thực thể hệ thống dẫn lưu tĩnh mạch. Những đặc điểm lâm sàng cực kỳ không đáng tin cậy; D-dimer và/hoặc siêu âm Doppler được thực hiện để tiếp cận với chẩn đoán. Hiếm khi huyết khối tĩnh mạch chủ dưới hoặc chậu cả 2 bên có thể gây phù cả 2 bên.
Suy tĩnh mạch mạn tính
Nguyên nhân thường gặp nhất gây là phù chân một bên hoặc cả 2 bên. Chức năng van tĩnh mạch sâu suy yếu gây trào ngược tĩnh mạch trở lại và làm tăng áp lực thủy tĩnh. Có thể có những búi tĩnh mạch giãn nông hoặc các thay đổi da đặc trưng.
Khối u vùng chậu
Một khối u vùng chậu có thể làm tắc nghẽn dẫn lưu tĩnh mạch tại chỗ và làm gia tăng áp lực thủy tĩnh do chèn ép tĩnh mạch chậu. Những trường hợp u buồng trứng, phù thường thường xảy ra cả 2 bên. Phù cả 2 bên cũng thường gặp ở phụ nữ mang thai do sự gia tăng thể tích tuần hoàn và chèn ép tĩnh mạch hai bên bởi tử cung khi mang thai, nhưng chẩn đoán thường rõ ràng. Hãy nghĩ đến DVT nếu như có phù chân tăng lên đột ngột, đặc biệt vào quý 3 của thai kỳ
Phù bạch mạch
Các nguyên nhân bao gồm các bệnh lý ác tính (u lympho hoặc u xâm nhập hệ bạch mạch), phẫu thuật hoặc xạ trị hạch trước đó, bất thường hệ bạch huyết bẩm sinh hoặc bệnh giun chỉ. Phù bạch mạch sớm khó thể phân biệt với những dạng phù khác nhưng qua thời gian chúng trở nên chắc và không ấn lõm với những thay đổi đặc trưng của da.
Các nguyên nhân khác
Hội chứng ngăn kín (Compartment syndrome) (tăng áp lực, tổn thương mạch máu và chấn thương mô xảy ra bên trong ngăn mạc), vỡ các nang Baker (phù nề túi bán niêm mạc ở vùng sau gối) hoặc huyết khối nông, vùng cẳng chân và viêm mô tế bào có tất cả biểu hiện với đau cấp và sưng nề chân.
Phù mô mỡ (lipoedema) không phải là phù thật sự mà do sự tích tụ quá nhiều chất béo ở mô dưới da. Bệnh thường biểu hiện phù vùng chân đối xứng cả 2 bên và không ấn lõm, ít tập trung ở mặt mu bàn chân.
Phù niêm trước xương chày là tình trạng tích tụ các thành phần mô liên kết bất thường ở da gặp trong bệnh Grave. Những vùng này đặc trưng là không ấn lõm ở mặt trước hoặc mặt bên của cẳng chân, với các mảng hoặc nốt màu tím/hồng. Phần lớn bệnh nhân sẽ có bằng chứng của bệnh mắt Grave.
Những thay đổi da trong suy tĩnh mạch mạn tính
Tích tụ sắc tố Hemosiderin.
Teo da.
Rụng lông.
Viêm da huyết động.
Xơ cứng mô dưới da.
Loét.
Bài viết cùng chuyên mục
Khám lão khoa: tiếp cận bệnh nhân già yếu suy kiệt
Thách thức trong việc đánh giá lão khoa cấp tính thường phức tạp do các quan niệm sai lầm mà quá trình luôn có sự khó chịu và mệt mỏi trong đó.
Kỹ năng khám sức khỏe trên lâm sàng
Mặc dù bác sỹ không sử dụng tất cả các kỹ thuật nhìn sờ gõ nghe cho mọi hệ cơ quan, nên nghĩ đến bốn kỹ năng trước khi chuyển sang lĩnh vực tiếp theo được đánh giá.
Chảy máu trực tràng: đánh giá tình trạng lâm sàng
Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa thấp ở bệnh nhân không có rối loạn huyết động tuy nhiên cần phải nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa cao nếu có các đặc điểm của shock giảm thể tích.
Đau bụng mạn tính (từng giai đoạn): đặc điểm từng bệnh lý cụ thể
Đau bụng mạn tính là đau tồn tại trong hơn sáu tháng và xảy ra không có bằng chứng của một rối loạn về thể chất cụ thể. Nó cũng không liên quan đến các chức năng của cơ thể (chẳng hạn như kinh nguyệt, nhu động ruột hoặc ăn uống), thuốc hoặc độc tố.
Lesovir: thuốc điều trị nhiễm virus viêm gan C mạn tính
Lesovir được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan C mạn tính genotype 1, 4, 5 hoặc 6. Liều khuyến cáo của Lesovir là 1 viên, uống 1 lần/ngày cùng hoặc không cùng với thức ăn.
Đau cổ: phân tích triệu chứng
Các triệu chứng chính liên quan đến cổ là các triệu chứng ở rễ, chẳng hạn như dị cảm, mất cảm giác, yếu cơ, có thể cho thấy chèn ép rễ thần kinh.
Vàng da: phân tích triệu chứng
Bilirubin được hình thành chủ yếu thông qua sự phân hủy trao đổi chất của các vòng heme, chủ yếu là từ quá trình dị hóa của các tế bào hồng cầu.
Tiếp cận bệnh nhân bị bệnh thận
Bệnh thận có thể là cấp hoặc mãn, suy thận cấp thì chức năng thận xáu đi từng giờ hoặc từng ngày làm ứ đọng sản phẩm chuyển hóa nitơ trong máu.
Khối u vú: đặc điểm khi thăm khám lâm sàng
Đối với bất kỳ bệnh nhân sau mãn kinh có tổn thương dạng nốt khu trú cần chuyển bệnh nhân làm bộ 3 đánh giá ngay. Đối với bệnh nhân tiền mãn kinh, thăm khám lại sau kỳ kinh tiếp theo và chuyển làm 3 đánh giá nếu vẫn còn những tổn thương dạng nốt khu trú đó.
Sốt: mở rộng tầm soát nhiễm trùng ở từng nhóm bệnh nhân
Nếu sốt đi kèm tiêu chảy, cách ly bệnh nhân, chú ý tiền sử đi du lịch gần đây và tiến hành lấy mẫu phân xét nghiệm. Nhanh chóng hội chẩn với khoa vi sinh và truyền nhiễm nếu có nghi ngờ bệnh tả, ví dụ ở người làm việc ở khu vực có nguy cơ cao.
Định hướng chẩn đoán khó nuốt
Bệnh nhân với khó nuốt cần loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng, trừ khi tiền sử chỉ ra vấn đề miệng hầu, kiểm tra thực quản để loại trừ tắc nghẽn cơ học.
Hôn mê và rối loạn ý thức: đánh giá bằng thang điểm Glasgow
Những khuyết tật nhỏ như suy giảm trí nhớ, mất định hướng và sự hoạt động chậm của não, có thể không rõ ràng và khó nhận biết, đặc biệt nếu đồng tồn tại các vấn đề ngôn ngữ, nhìn và nói.
Tim to: phân tích triệu chứng
Tim to là do quá tải áp lực và phì đại cơ của một hoặc nhiều buồng tim, quá tải thể tích với sự giãn nở của các buồng tim hoặc bệnh cơ tim.
Nguyên tắc của trị liệu da liễu
Chất làm mềm da có hiệu quả nhất khi được áp dụng khi làm da ướt, Nếu da quá nhờn sau khi sử dụng, lau khô bằng khăn ẩm
Đau ngực: phân tích triệu chứng
Nguyên nhân của đau ngực thường lành tính và không do tim, cách tiếp cận tiêu chuẩn là cần thiết, do bỏ sót một tình trạng đe dọa đến tính mạng.
Chứng khát nước: phân tích triệu chứng
Chứng khát nhiều là một triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường (DM) và nổi bật ở bệnh nhân đái tháo nhạt (DI). Chứng khát nhiều có tỷ lệ hiện mắc là 3-39% ở những bệnh nhân tâm thần nội trú mãn tính.
Giảm bạch cầu trung tính: phân tích triệu chứng
Ba quá trình cơ bản dẫn đến giảm bạch cầu trung tính mắc phải bao gồm giảm sản xuất, tăng cường phá hủy ngoại vi và tổng hợp bạch cầu trung tính trong nội mạc mạch máu hoặc mô.
Thở khò khè: phân tích triệu chứng
Nguyên nhân gây thở khò khè phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi là bệnh hen, và cần cố gắng loại trừ các nguyên nhân gây thở khò khè khác, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.
Khó nuốt miệng hầu: các nguyên nhân thường gặp
Tổn thương neuron vận động trên của dây thần kinh sọ IX-XII hai bên dẫn đến cơ lưỡi và hầu nhỏ, co rút và cử động chậm với giật cằm nhanh. Điều này có thể liên quan với rối loạn giọng nói và cảm xúc không ổn định.
Loét áp lực do tỳ đè
Các công cụ này có thể được sử dụng để xác định các bệnh nhân nguy cơ cao nhất có thể hưởng lợi nhiều nhất như nệm làm giảm hoặc giảm bớt áp lực
Xét nghiệm Covid-19: hướng dẫn thu thập và xử lý bệnh phẩm
Đối với xét nghiệm chẩn đoán ban đầu với các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 hiện tại, khuyến nghị nên thu thập và xét nghiệm bệnh phẩm đường hô hấp trên.
Tiếng cọ màng ngoài tim: phân tích triệu chứng
Viêm màng ngoài tim cấp nói chung là một tình trạng lành tính, tự giới hạn và dễ điều trị, viêm có thể tạo ra phản ứng huyết thanh, sợi huyết hoặc mủ.
Nôn ra máu: đánh giá tình trạng lâm sàng
Mọi bệnh nhân nôn ra máu có các dấu hiệu của shock hoặc có bằng chứng bệnh nhân vẫn đang chảy máu, nên tiến hành nội soi cấp cứu sau khi đã hồi sức đầy đủ cho bệnh nhân.
Tiếng thở rít: phân tích triệu chứng
Thở rít thì hít vào, cho thấy có tắc nghẽn ở hoặc trên thanh quản, thở rít hai pha với tắc nghẽn tại hoặc dưới thanh quản, thở khò khè gợi ý tắc khí quản xa hoặc phế quản gốc.
Tiêu chảy tái phát (mãn tính): phân tích đặc điểm lâm sàng
Tiến hành khám xét đại trực tràng để loại trừ ung thư/bệnh lý ruột viêm nếu bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài kèm theo với bất kỳ dấu hiệu: chảy máu khi thăm khám trực tràng, khối sờ thấy vùng bụng/trực tràng, sụt cân, thiếu máu thiếu sắt.