Phù chân: đánh giá suy thận và chức năng thận

2020-12-28 06:14 PM

Xác định và điều trị những nguyên nhân, theo dõi chức năng thận và thảo luận với đội chuyên khoa thận nếu như có bất kỳ sự tụt giảm mức lọc cầu thận thêm nữa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận diện rối loạn chức năng thận

Tiêu chuẩn chẩn đoán cho tổn thương thận cấp (AKI) và bệnh lý thận mạn được liệt kê.

Xác định và điều trị tăng kali máu

Tăng K+ có thể gây loạn nhịp đe dọa mạng sống và ngừng tim. Đo ECG nếu như Kali máu > 5.5 mmol/L nhằm tìm kiếm:

Các thay đổi sớm: sóng T cao, nhọn.

Các thay đổi tiến triển: Sóng P dẹt, tăng khoảng PR, tăng thời gian QRS

Điều trị như sau: Canxi tĩnh mạch ví dụ 10% canxi gluconate với theo dõi ECG liên tục nếu như có những thay đổi trên ECG - chuẩn độ đến 10 ml cho đến khi phục hồi được các thay đổi này.

Điều trị làm giảm K+ máu ví dụ như dextrose tĩnh mạch và insulin, đặc biệt khi K+ > 6.0 mmol/L hoặc ECG thay đổi. Lặp lại xét nghiệm u rê và điện giải đồ, và ECG sau điều trị.

Cân nhắc hội chấn chuyên khoa thận khẩn cấp.

Phân bệt tổn thương thận mãn với tổn thương thận cấp

Kết quả u rê và điện giải đồ trước đó là gợi ý tốt nhất cho rối loạn chức năng thận mạn. Nếu như không có được, những yếu tố gợi ý có thể có bệnh thận mạn bao gồm:

Bằng chứng của bệnh lý xương chuyển hóa (đặc biệt khi tăng hormone cận giáp).

Thận nhỏ cả 2 bên trên siêu âm.

Khởi phát và tiến triển phù từ vài tuần đến vài tháng.

Xem như là AKI (ít nhất khi khởi đầu), nếu như không có những đặc điểm trên và không có các kết quả Urea và điện giải trước đó để so sánh.

Nếu như bệnh cảnh chưa từng xuất hiện trước đó, tiền hành xét nghiệm chẩn đoán đầy đủ

Đánh giá tình trạng thể tích: Giảm tưới máu thận (suy thận trước thận) là nguyên nhân thường gặp hơn. Tìm kiếm:

 Yếu tố khởi phát (tiêu chảy, nôn, mất máu, giảm thu nhận đường miệng, lợi tiểu).

 Đặc điểm mất nước (nếp véo da mất chậm, niêm mạc khô, khát) và,

Dấu hiệu của shock. Nếu như nghĩ có tình trạng giảm thể tích máu, đánh giá đáp ứng qua lượng nước tiểu và u rê và điện giải đồ đối với hồi súc dịch và khắc phụ nguyên nhân bên dưới.

Loại trừ tắc nghẽn: Tắc nghẽn dòng chảy bàng quang xảy ra chủ yếu ở nam giới bị phì đại tiền liệt tuyến. Đặt sonde tiểu nếu nếu như khám thấy bàng quang căng hoặc tăng lượng nước tiểu tồn dư trên hình ảnh siêu âm bàng quang. Cần siêu âm thận để loại trừ tắc nghẽn đường tiểu trên.

Đánh giá tất cả các thuốc được kê đơn hoặc không kê đơn được sử dụng trong thời gian gần đây. Những tác nhân thường gặp bao gồm chất cản quang, NSAIDS, ức chế men chuyển/ức chế thụ thê angiotensin, kháng sinh (gentamicin, vancomycin, penicillins, amphotericin B) và ciclosporin.

Tìm những dấu hiệu của nhiễm trùng huyết, và nếu như có, thực hiện đầy đủ xét nghiệm theo dõi nhiễm trùng.

Cân nhắc những nguyên nhân khác. Nghĩ đến viêm cầu thận ở bất kỳ bệnh nhân nào có triệu chứng nặng ví dụ như:

Hồng cầu niệu/protein niệu > 3+ trên que thử dipstick. Đánh giá khả năng bệnh lý đa hệ thống (ban da, bệnh lý khớp, ho ra máu), tiến hành xét nghiệm huyết thanh và thảo luận khẩn với chuyên khoa thận.

Cân nhắc hội chứng urê máu huyết tán/ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối nếu như AKI đi kèm với những bệnh lý có tiêu chảy cấp hoặc các đặc điểm thần kinh. Xem xét lại công thức máu, phiến đồ máu để tìm: giảm Hb, giảm tiểu cầu, tăng tế bào lưới và mảnh vỡ hồng cầu. Hội chẩn ngay với chuyên gia nếu có nghi ngờ đến.

Cân nhắc đến ly giải cơ vân ở những bệnh nhân có tiền sử chấn thương, nằm bất động lâu hoặc sử dụng thuốc để tiêu khiển như là cocaine. Kiểm tra CK (> 5 lần giới hạn trên bình thường) và tiến hành phân tích nước tiểu +/- soi nước tiểu dưới kính hiển vi (hồng cầu niệu trên que thử dipstick mà không có hồng cầu khi soi dưới kính hiển vi gợi ý đến myoglobin niệu).

Lấy mẫu huyết tương để điện di protein và protein Bence Jones trong nước tiểu nếu như nghi ngờ đến bệnh lý đa u tủy xương, ví dụ như tăng canxi máu, gãy xương bệnh lý hoặc nguyên nhân gây rối loạn chức năng thận vẫn còn chưa biết rõ.

Nếu như là đợt cấp trên nền suy thận mạn, xem xét những nguyên nhân làm tình trạng xấu đi

Đợt cấp thường gây ra do bởi:

Mất nước.

Nhiễm trùng.

Tụt huyết áp.

Thuốc gây độc cho thận.

Xác định và điều trị những nguyên nhân đó, theo dõi chức năng thận và thảo luận với đội chuyên khoa thận nếu như có bất kỳ sự tụt giảm mức lọc cầu thận thêm nữa.

Nếu như bệnh thận mạn ổn định, tìm các bằng chúng của biến chúng

Cần cố gắng tìm kiếm các hậu quả của bệnh thận mạn và điều chỉnh lại; nếu có:

Thiếu máu do thận: điều này có thể được gây ra sự sản xuất không đủ lượng erythropoietin. Đánh giá l ượng ferritin và độ bão hòa transferrin đ ể’ đả m bả o rằng các bệ nh nhân dư thừa sắt (ferritin >100 ng/mL; độ bão hòa transferrin > 20%), loại trừ các nguyên nhân gây thiếu máu khác và chuyển đến nhà thận học để xem xét sử dụng các yếu tố kích thích tổng hợp erythropoietin.

 Nhiễm toan chuyển hóa: tình trạng này được gợi ý bởi lượng bicarbonate tĩnh mạch thấp và được điề u chỉnh bằng Natri bicarbonate uống.

Bệnh lý xương chuyển hóa: ị thải phosphate và giảm hoạt hóa vitamin D ở thận làm dẫn đến tăng PCO4 3-, giảm Ca2+ và tăng hormone cận giáp (cường cận giáp thứ phát). Điều trị với các chất gắn phosphate và chất đồng dạng vitamin D (vitamin D analogue) nhằm mục đích chính để duy trì lượng Ca2+ và PO4 3- huyết tương trong giới hạn bình thường.

Quá tải thể tích: Ở những bệnh nhân có bệnh thận mạn tiến triển, thiểu niệu có thể dẫn đến quá tải thể tích đáng kể ± phù phổi. Liên lạc với nhà thận học nếu như tình trạng này đề khángvới liệupháp lợi tiểu và chế độ hạn chế muối.

Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân thường gặp gây bệnh thận mạn, thúc đẩy nhanh chóng sụt giảm chức năng thận và gia tăng nguy cơ tim mạch. Cần theo dõi huyết áp và kiểm soát ngưỡng điều trị đích nghiêm ngặt, ví dụ như giữ mức huyết áp < 130/80 mmHg.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tổn thương thận cấp (AKI)        

Tăng Creatinine huyết tương > 26 pmol/L từ mức cơ bản (baseline) trong 48h.

Tăng Creatinine huyết tương > 1.5 lần mức cơ bản trong vòng 1 tuần.

Lượng nước tiểu < 0.5 mL/kg/h trong > 6 giờ liên tiếp.

Phân loại bệnh thận mạn

Giai đoạn, phân loại và mức lọc cầu thận (GFR) - ml/ phút/1.73 m2.

Giai đoạn 1. Bằng chứng tổn thương thận mạn tính* với GFR bình thường: > 90.

Giai đoạn 2.         Bằng chứng tổn thương thận mạn tính* với GFR rối loạn mức độ nhẹ: 60-89.

Giai đoạn 3.         Rối loạn GFR mức trung bình: 30 – 59.

Giai đoạn 4.         Rối loạn mức độ GFR nặng: 15 – 29.

Giai đoạn 5.         Suy thận giai đoạn cuối: < 15.

*Bằng chứng tổn thương thận mạn tính bao gồm:

Microalbumin niệu/protàn niệu /tiểu máu dai dẳng.

Bất thường cấu trúc thận trên hình ảnh học.

Các đặc điểm của viêm cầu thận mạn trên sinh thiết thận.

Các lý do để chuyển khoa thận khẩn

Chỉ định liệu pháp thay thế thận khẩn cấp trong trường hợp

Tăng K+ hoặc phù phổi đề kháng với điều trị nội khoa

Nhiễm toan chuyển hóa nặng

Viêm màng ngoài tim do tăng urea máu

Bệnh não tăng urea máu

Quá trình tăng creatinin huyết thanh vẫn diễn tiến mặc dù được hồi sức dịch/loại bỏ các yếu tố gây độc cho thận.

Các bệnh nhân vô niệu hoặc thiểu niệu kéo dài

Bệnh lý cầu thận được nghĩ đến

Bệnh nhân bị tổn thương thận mãn có gia tăng các triệu chứng của tăng urea máu hoặc khả năng diễn tiến sang giai đoạn 5.

Các xét nghiệm huyết thanh nếu như nghĩ đến viêm cầu thận (xét nghiệm và chẩn đoán)

ANA: Bệnh lý mô liên kết như là lupud ban đỏ hệ thống.

Anti ds-DNA (các kháng nguyên nhân chiết).

- Kháng thể kháng GMB: Bệnh Goodpasture.

- ANCA: Viêm mạch như bệnh u hạt Wegener.

- Hiệu giá ASLO: Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu.

- Cryoglobulin: Cryoglobulin máu.

Bài viết cùng chuyên mục

Phù toàn thân: đánh giá các nguyên nhân gây lên bệnh cảnh lâm sàng

Phù thường do nhiều yếu tố gây nên, do đó tìm kiếm những nguyên nhân khác kể cả khi bạn đã xác định được tác nhân có khả năng. Phù cả hai bên thường kèm với sự quá tải dịch toàn thân và ảnh hưởng của trọng lực.

Đau khớp: phân tích triệu chứng

Đau khớp có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân, bao gồm chấn thương cơ học đối với khớp, bệnh thoái hóa khớp, viêm xương khớp, nhiễm trùng và viêm cục bộ hoặc toàn thân.

Phân tích tình trạng té ngã để chẩn đoán và điều trị

Hầu hết xét nghiệm máu đều có giá trị thấp và nên được thực hiện để xác nhận nghi ngờ, điện tâm đồ rất hữu ích ở người cao tuổi để loại trừ bệnh tim.

Phân tích và quyết định trong chẩn đoán bệnh lý

Thông thường, cây quyết định được sử dụng để đại diện cho các lựa chọn thay thế khác nhau, với các xác suất được chỉ định cho các lựa chọn thay thế và tiện ích gắn liền với các kết quả có thể xảy ra.

Đau màng phổi: phân tích triệu chứng

Màng phổi thành là nguồn gốc chính của cơn đau do hô hấp, bề mặt trên của cơ hoành và ranh giới bên của trung thất, nó được chi phối bởi các dây thần kinh liên sườn.

Phân tích triệu chứng phù nề để chẩn đoán và điều trị

Phù là do sự bất thường trong trao đổi dịch ảnh hưởng đến huyết động mao mạch, trao đổi natri và nước ở thận, hoặc cả hai, phù nề là một triệu chứng phổ biến trong nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.

Lú lẫn mạn tính: đánh giá về tình trạng lâm sàng

Thực hiện CT sọ não ở mỗi bệnh nhân biểu hiện lú lẫn mãn tính. Nó có thể giúp phát hiện được các nguyên nhân hồi phục được như xuất huyết dưới nhện, hoặc não úng thủy áp lực bình thường hoặc gợi ý các yếu tố nguyên nhân gây bệnh như bệnh mạch máu.

Ngất: phân tích triệu chứng để chẩn đoán và điều trị

Ngất có thể được phân loại bằng cách sử dụng các hệ thống khác nhau từ các tình trạng ác tính và lành tính đến các tình trạng do tim và không do tim.

Đánh trống ngực: phân tích triệu chứng

Đánh trống ngực là một nhận thức bất thường khó chịu về nhịp tim. Chúng thường được mô tả là tim đập thình thịch.

Mệt mỏi: đánh giá bệnh cảnh lâm sàng

Một số bệnh nhân, khó để phân biệt giữa mệt mỏi và khó thở; nếu có một bệnh sử rõ ràng hoặc bằng chứng của giảm khả năng gắng sức. Cân nhắc tiếp cận tương tự đối với khó thở gắng sức mạn tính.

Nguyên tắc quản lý đau

Đối với đau liên tục, giảm đau kéo dài cũng có thể được đưa ra xung quanh thời gian với một loại thuốc tác dụng ngắn khi cần thiết để đột phá với đau đớn.

Lập luận chẩn đoán từ nhiều dấu hiệu và triệu chứng không độc lập

Trong thực tế, nhiều dấu hiệu, triệu chứng và kết quả xét nghiệm thường không độc lập, bởi vì sự hiện diện của một phát hiện làm tăng xác suất xuất hiện của một phát hiện khác.

Đau đầu gối: phân tích triệu chứng

Đau đầu gối có nhiều nguyên nhân như chấn thương cấp tính, lạm dụng, viêm hoặc thoái hóa khớp, nhiễm trùng và các vấn đề khác. Đau quy chiếu từ hông hoặc lưng dưới cũng có thể dẫn đến đau đầu gối.

Đau thượng vị: phân tích triệu chứng

Các triệu chứng phổ biến là đầy hơi và nhanh no, tuy nhiên, các triệu chứng chồng chéo khiến chẩn đoán trở nên khó khăn và nguyên nhân xác định không được thiết lập.

Chứng khát nước: phân tích triệu chứng

Chứng khát nhiều là một triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường (DM) và nổi bật ở bệnh nhân đái tháo nhạt (DI). Chứng khát nhiều có tỷ lệ hiện mắc là 3-39% ở những bệnh nhân tâm thần nội trú mãn tính.

Khó thở cấp ở những bệnh nhân bị COPD: những đánh giá bổ sung

Nếu như khò khè là chủ yếu và không có đặc điểm của nhiễm trùng, chẩn đoán có khả năng là đợt cấp COPD không do nhiễm trùng. Tìm kiếm yếu tố khởi phát, ví dụ chẹn beta, không dung nạp với khí dung/bầu hít, yếu tố khởi phát từ môi trường.

Nhiễm trùng đường hô hấp: những đánh giá bổ sung khi thăm khám

Ở những bệnh nhân khỏe mạnh trước đó mà không có dấu hiệu ngực khu trú hoặc bất thường trên XQ phổi, chẩn đoán nhiều khả năng là nhiễm trùng hô hấp không viêm phổi, ví dụ viêm phế quản cấp.

Sốt: tầm soát nhiễm trùng bằng cận lâm sàng

Sự phối hợp lâm sàng với phân tích cận lâm sàng có thể phát hiện được các nguyên nhân không nhiễm trùng của sốt. Các bước tầm soát đầy đủ có thể là không cần thiết ở tất cả bệnh nhân, đặc biệt là với những bệnh nhân đã có tiêu điểm nhiễm trùng rõ ràng.

Tập thể dục: phòng ngừa bệnh tật

Tập thể dục - Phòng ngừa bệnh tật! Tập thể dục thường xuyên có nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp, tăng lipid máu, bệnh tiểu đường loại 2, bệnh túi thừa và loãng xương thấp hơn...

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh hô hấp

Triệu chứng bao gồm Khó thở, ho dai dẳng, thở rít, thở khò khè, ho ra máu, Dấu hiệu Thở nhanh, mạch nghich thường, tím tái, ngón tay dúi trống, gõ vang.

Chiến lược sử dụng thuốc giảm đau

Nếu cơn đau không thể kiểm soát mà không có tác dụng phụ khó chịu của thuốc, các bác sĩ nên xem xét sử dụng liều thấp hơn của nhiều loại thuốc, được thực hiện thường cho đau thần kinh

Khó thở: phân tích triệu chứng

Khó thở có thể là biểu hiện nhiều tình trạng, nhưng đại đa số đều có một trong năm tình trạng mãn tính, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh phổi kẽ, rối loạn chức năng cơ tim, béo phì và suy nhược cơ thể.

Tiểu khó: phân tích triệu chứng

Chẩn đoán phổ biến nhất cho bệnh nhân mắc chứng khó tiểu là nhiễm trùng đường tiết niệu, mặc dù là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các triệu chứng khó tiểu, nhưng nhiều nguyên nhân khác cần được chẩn đoán chính xác.

Sốt và tăng thân nhiệt

Sốt là một triệu chứng cung cấp thông tin quan trọng về sự hiện diện của bệnh, đặc biệt là nhiễm trùng và những thay đổi trong tình trạng lâm sàng của bệnh nhân

Tiếng thổi tâm thu: phân tích triệu chứng khi nghe tim

Tiếng thổi tâm thu xảy ra trong giai đoạn co bóp của tim (tâm thu) xảy ra giữa S1, đóng van hai lá và van ba lá, và S2, đóng van động mạch chủ và động mạch phổi.