- Trang chủ
- Thông tin
- Chẩn đoán và điều trị theo y học hiện đại
- Phát ban toàn thân cấp: phân biệt các bệnh cảnh lâm sàng
Phát ban toàn thân cấp: phân biệt các bệnh cảnh lâm sàng
Bài viết này nhằm cung cấp một cách tiếp cận từng bước để xác định được những trường hợp ban da toàn thân cấp là những cấp cứu trong da liễu cần được hỏi ý kiến chuyên khoa da liễu và điều trị ngay.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chấn đoán chính xác trong bệnh lý da có thể rất khó nếu như bạn không phải là chuyên khoa bởi vì việc chẩn đoán chính xác thường phải dựa vào việc nhận diện những dạng tổn thương được hình thành qua quá trình thực hành, rèn luyện hơn là dựa vào những tiếp cận theo quy tắc phân tích thông thường.
Đỏ da toàn thân
Đỏ da toàn thân mô tả những bệnh lý da mà biểu hiện chủ yếu là đỏ da toàn thân chiếm hơn 90% diện tích bề mặt của cơ thể (BSA). Thuật ngữ “sub-erythrodermic” dùng để mô tả những tổn thương gây đỏ da lan rộng nhưng diện tích ảnh hưởng < 90% BSA. Chứng đỏ da toàn thân cấp tính có thể đe dọa tính mạng và phần lớn các trường hợp bệnh nhân đòi hỏi cần được nhập viện và hội chấn da liễu khấn.Những nguyên nhân chính bao gồm chàm (chiếm 40%), vảy nến ^ (25%), u lympho da (15%) và ban da do thuốc (10%).
Hình. Đỏ da toàn thân (Erythroderma)
Chàm
Chàm hay 'viêm da' là những thuật ngữ được sử dụng song song nhau. Viêm da được dùng để biểu thị một nhóm những bệnh lý da viêm không do nhiễm trùng,mà phản ánh một dạng phản ứng với nhiều yếu tố kích thích khác nhau. Viêm da có thể được phân loại dựa vào bệnh sinh (cơ địa, kích ứng, dị ứng/tiếp xúc, tĩnh mạch/huyết động) hoặc dựa vào vị trí (lòng bàn tay, lòng bàn chân, tổ đỉa). Tất cả chúng đều có chìa khóa chung trong đặc điểm lâm sàng đó là: Ngứa, các tổn thương đỏ da với bờ không rõ ràng một cách điển hình. Tổn thương có thể tiến triển qua một số giai đoạn: Cấp (mụn nước và bọng nước), bán cấp (bong vảy và đóng vảy tiết) và mạn tính (gai hóa, lichen hóa và nứt nẻ). Các tổn thương cũng có thể bị nhiễm trùng thứ phát bởi vi khuấn và hình thành nên những tổn thương rỉ dịch, đóng vảy tiết màu vàng nâu (chốc), hoặc bởi virus (ví dụ herpes simplex) gây nên tổn thương dạng mụn nước tập trung (viêm da dạng herpes).
Hình. Viêm da cấp
Hình. Chốc
Hình. Viêm da dạng herpes
Vảy nến
Vảy nến là bệnh lý da có ban tổn thương dạng sấn vảy rất thường gặp, đặc trưng bởi những mảng và sấn màu tím/đỏ có giới hạn rõ và được phủ bên trên bởi những vảy da có màu bạc đặc trưng. Có 3 thể đặc trưng của ban vảy nến cấp: thể đỏ da toàn thân (đã mô tả ở trên), thể mụn mủ - là một thể vảy nến có tiến triển nhanh chóng, và vảy nến thể giọt - đặc trưng với nhiều tổn thương dạng “giọt nước” lan tỏa và thường gặp ở những người trẻ tuổi có liên quan đến viêm họng do liên cầu. Vảy phấn hồng thường dễ nhầm lẫn với vảy nến. Chúng có thể là phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm virus và ban đầu biểu hiện tổn thương với một “đám herald - herald patch”, sau đó xuất hiện nhiều tổn thương vùng thân mình (phân bố dạng cây thông noel).
Hình. Vảy nến thể mụn mủ
Hình. Vảy nến thể giọt
Hình. Vảy phấn hồng
Lyell hoại tử thượng bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson và hồng ban đa dạng
Hội chứng ly hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) là giai đoạn nặng cuối cùng của dạng ban da cấp gây ra bởi những phản ứng độc tế bào qua phản ứng trung gian tế bào chống lại những tế bào thượng bì. Bệnh đặc trưng bởi sốt (>38oC), đỏ da đau lan rộng chiếm >30% bề mặt da và có tổn thương niêm mạc kèm theo (xem bên dưới). Đỏ da thường được đi kèm sau đó với toàn bộ lớp thượng bì da và niêm mạc hoại tử lan rộng. Sau đó những lớp hoại tử này sẽ bong tróc sau một vài ngày. Những đặc điểm tương tự ảnh hưởng <10% diện tích bề mặt cơ thể thì được gọi là hội chứng Stevens- Johnson (SJS). SJS đôi khi còn được biết đến với tên gọi 'hồng ban đa dạng thế lớn’ (major). Nếu như diện tích ảnh hưởng từ 10-30% thì được phân loại chồng lấp giữa TEN/SJS. Các thuốc như allopurinol, chống động kinh, NSAIDS... gây ra hơn 80% trường hợp và thường được ghi nhận có sử dụng trước khởi phát bệnh cảnh từ 1 -3 tuần.
Hồng ban đa dạng (thể nhỏ - minor) cũng có biểu hiện tương tự nhưng là loại phản ứng gây độc tế bào nhẹ hơn. Theo mô tả kinh điển, bệnh biểu hiện tổn thương bia bắn, gồm có 3 vùng: vùng sâm màu hoặc mụn nước ở trung tâm (mắt bò) được bao quanh bởi vùng nhạt màu và ngoài cùng là một vòng đỏ da. Tổn thương chủ yếu xảy ra ở bàn tay/bàn chân và ảnh hưởng dưới 10% diện tích bề mặt cơ thể mà không có tổn thương niêm mạc. Các nguyên nhân nền thường do virus (đặc biệt là herpes simplex) hơn là do thuốc gây ra.
Hình. Lyell hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN)
Hình. Hồng ban đa dạng - tổn thương bia bắn
Pemphigus/pemphigoid/viêm da dạng herpes
Sự phân tách các tế bào sừng giữa các lớp ra khỏi nhau hoặc với lớp trung bì bên dưới hình thành nên những bọng-mụn nước. Có ba dạng rối loạn bọng-mụn nước thường gặp đó là pemphigus, dạng pemphigus (pemphigoid và viêm da dạng herpes). Bệnh viêm da dạng herpes thường có liên quan đến bệnh coeliac (bất dung nạp gluten).
Hình. Pemphigus
Hình. Bọng nước dạng Pemphigus
Mày đay/phù mạch
Mày đay là phản ứng da thường gặp với tình trạng phù nề xảy ra ở lớp trung bì thứ phát do sự hoạt hóa các tế bào mast (dưỡng bào).
Phù mạch xảy ra do phù nề sâu hơn trong lớp trung bì và mô dưới da và có thể chiếm đến khoảng 40% các trường hợp mày đay. Mặc dù nguyên nhân thường nghĩ tới là do dị ứng nhưng phần lớn các trường hợp mày đay cấp lại không thông qua các globulin miễn dịch IgE. Chúng xảy ra do cơ thể phản ứng lại với các thuốc (đặc biệt là với kháng sinh), thức ăn (đậu lạc, trứng, tôm cua) và chất tiếp xúc (latex, thực vật, ong/côn trùng đốt). Bệnh có thể tiến triển thành sốc phản vệ. Các nguyên nhân không do IgE bao gồm nhiễm trùng đồng thời (đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp trên), các thuốc gây khởi phát quá trình phóng thích hạt dưỡng bào (dẫn xuất opiate, aspirin, NSAIDS, ức chế men chuyển) và các thức ăn có chứa salicylate và chất phụ gia.
Hình. Mày đay
Ban xuất huyết (gồm cả viêm mạch)
Ban xuất huyết là sự nhuộm màu cố định da gây ra bởi tình trạng thoát các tế bào máu từ lòng mạch và cần được phân biệt với những vết bầm máu đơn giản. Nguyên nhân bao gồm:
Thuyên tắc nhiễm trùng từ những bệnh lý nhiễm trùng hệ thống.
Những rối loạn huyết học.
Ngoại ban cấp.
'Ngoại ban' đơn giản có nghĩa là “bên ngoài” và, mặc dù thuật ngữ chủ yếu dùng để chỉ những ban da gây ra do những tác nhân nhiễm trùng, chúng cũng có thể được xem như một biệt danh dành cho bất kỳ những trường hợp ban da cấp tính nào.
Ban da do thuốc thường gặp và không phải khi nào cũng do tình trạng dị ứng gây ra. Khoảng 3% của tất cả bệnh nhân được nhập viện có ban da do tác dụng phụ của thuốc. Những tác nhân thường gặp được liệt kê. Ớ bệnh viện, ban thường được quy cho hoặc thường gây bởi thuốc điều trị, những những dấu hiệu da tương tự cũng có thể do bệnh lý nền sẵn có hoặc bệnh lý đi kèm khác (ví dụ như: ngoại ban của virus hoặc vi khuấn hoặc bệnh lý nội khoa), những phản ứng không đặc hiệu với điều trị (ví dụ như ban mồ hôi do quá trình nằm tại chỗ ở giường kéo dài) hoặc những bệnh lý da riêng biệt chưa được xác định trước đó.
Ngoại ban nhiễm trùng thường do một nhóm lớn các virus. Có nhiều tình trạng đã được mô tả ở trên có thể xem xét như là những ví dụ đặc biệt của ngoại ban nhiễm trùng ví dụ như hồng ban đa dạng hình thành sau nhiễm herpes simplex, vảy nến thể giọt sau viêm họng do liên cầu và vảy phấn hồng.
Hình. Viêm mạch/ban xuất huyết
Những thuốc gây ra ban da thường gặp >1% người sử dụng
Penicilin.
Carbamazepin.
Allopurnol.
Vàng.
Sulphonamides.
NSAIDS.
Phenytoin.
INH.
Chloramphenicol.
Erythromycin.
Streptomycin.
Bài viết cùng chuyên mục
Cương cứng kéo dài: phân tích triệu chứng
Hai loại cương cứng kéo dài, dòng chảy thấp hoặc tắc tĩnh mạch và hoặc dòng chảy cao động mạch, đã được mô tả dựa trên vấn đề cơ bản.
Chảy máu trực tràng: phân tích triệu chứng
Đánh giá ban đầu nên xác định mức độ nghiêm trọng và sự ổn định huyết động của bệnh nhân và xác định nguồn gốc của chảy máu là đường tiêu hóa trên hoặc dưới về bản chất.
Đau bụng kinh: phân tích triệu chứng
Đau bụng kinh có thể được định nghĩa là cơn đau quặn thắt tái phát trong hoặc ngay trước khi hành kinh. Đây là triệu chứng phụ khoa phổ biến nhất được ghi nhận bởi phụ nữ.
Ho ra máu: đánh giá các nguyên nhân thường gặp
Phù phổi có thể gây khạc đàm bọt hồng nhưng khó thở hầu như luôn là triệu chứng chủ yếu. Các nguyên nhân khác bao gồm tăng áp phổi, rối loạn đông máu, hít phải dị vật, chấn thương ngực, u hạt Wegener và hội chứng Goodpasture.
Chứng rậm lông: phân tích triệu chứng
Rậm lông có thể báo hiệu một rối loạn bệnh lý và cũng có tác động tiêu cực đến lòng tự trọng của bệnh nhân, vì vậy việc nhận biết nguyên nhân và đánh giá tình trạng này là rất quan trọng.
Đau bụng mạn tính (từng giai đoạn): đặc điểm từng bệnh lý cụ thể
Đau bụng mạn tính là đau tồn tại trong hơn sáu tháng và xảy ra không có bằng chứng của một rối loạn về thể chất cụ thể. Nó cũng không liên quan đến các chức năng của cơ thể (chẳng hạn như kinh nguyệt, nhu động ruột hoặc ăn uống), thuốc hoặc độc tố.
Nguy cơ tự tử: phân tích để chẩn đoán và điều trị
Tự tử thường được coi là một quyết định đạo đức mâu thuẫn với nhiều giá trị tôn giáo và xã hội, đối với nhiều cá nhân cố gắng hoặc tự tử, chất lượng cuộc sống đã trở nên cạn kiệt đến mức không còn lựa chọn nào khác.
Suy giảm trí nhớ: phân tích triệu chứng
Trí nhớ là một quá trình nhận thức phức tạp, bao gồm cả hai khía cạnh có ý thức và vô thức của sự hồi tưởng, có thể được chia thành bốn loại.
Nôn ra máu: đánh giá tình trạng lâm sàng
Mọi bệnh nhân nôn ra máu có các dấu hiệu của shock hoặc có bằng chứng bệnh nhân vẫn đang chảy máu, nên tiến hành nội soi cấp cứu sau khi đã hồi sức đầy đủ cho bệnh nhân.
Hôn mê và rối loạn ý thức: đánh giá bằng thang điểm Glasgow
Những khuyết tật nhỏ như suy giảm trí nhớ, mất định hướng và sự hoạt động chậm của não, có thể không rõ ràng và khó nhận biết, đặc biệt nếu đồng tồn tại các vấn đề ngôn ngữ, nhìn và nói.
Điện tâm đồ trong nhồi máu cơ tim có ST chênh lên
ST chênh lên ở các chuyển đạo V2-V5 có thể là dấu hiệu bình thường của tái cực sớm lành tính (‘high take-off’) và, nếu không có điện tâm đồ trước đó có thể gây ra chẩn đoán nhầm.
Khó thở cấp: đánh giá lâm sàng và chỉ định can thiệp
Đánh giá hô hấp gắng sức bởi quan sát lặp lại các yếu tố lâm sàng tần số, biên độ và dạng hô hấp; tìm kiếm dấu hiệu sử dụng cơ hô hấp phụ và những đặc điểm của suy kiệt hô hấp.
Giảm sút cân không chủ đích
Giảm cân không tự nguyện được coi là có ý nghĩa về mặt lâm sàng khi nó vượt quá 5 phần trăm hoặc hơn trọng lượng cơ thể bình thường trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng
Phòng ngừa khi dùng thuốc ở người cao tuổi
Bệnh nhân, hoặc người chăm sóc, mang tất cả thuốc men, mỗi khi khám lại, có thể giúp các nhà cung cấp sức khỏe củng cố lý do cho sử dụng thuốc
Chứng hôi miệng: phân tích triệu chứng
Chứng hôi miệng đã bị kỳ thị, bệnh nhân hiếm khi tìm kiếm sự giúp đỡ và thường không nhận thức được vấn đề, mặc dù nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ và sự tự tin.
Bệnh Raynaud: phân tích triệu chứng
Căng thẳng và lạnh là nguyên nhân lớn nhất gây ra các cơn co thắt, các cơn co thắt có thể kéo dài vài phút đến vài giờ, có ba giai đoạn thay đổi màu sắc.
Nhân tuyến giáp: phân tích triệu chứng
Tiếp xúc với bức xạ ion hóa hoặc xạ trị chùm tia bên ngoài (đặc biệt là trước 20 tuổi) làm tăng tỷ lệ mắc các nhân tuyến giáp lành tính và ác tính với tỷ lệ 2% mỗi năm và đạt đỉnh 15–20 năm sau khi tiếp xúc.
Tim to: phân tích triệu chứng
Tim to là do quá tải áp lực và phì đại cơ của một hoặc nhiều buồng tim, quá tải thể tích với sự giãn nở của các buồng tim hoặc bệnh cơ tim.
Các xét nghiệm cơ bản: chỉ định khi thăm khám bệnh
Các xét nghiệm được khuyến cáo cho những bối cảnh lâm sàng khác được trình bày ở các bệnh tương ứng. Trong một số bệnh cũng cung cấp thêm những hướng dẫn chi tiết cách tiếp cận kết quả xét nghiệm.
Tốc độ máu lắng và Protein phản ứng C: phân tích triệu chứng
ESR và CRP hiện là các chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất về phản ứng protein giai đoạn cấp tính được sử dụng để phát hiện các bệnh liên quan đến nhiễm trùng cấp tính và mãn tính, viêm nhiễm, chấn thương, phá hủy mô, nhồi máu và ung thư tiên tiến.
Tâm trạng lo lắng: phân tích để chẩn đoán và điều trị
Nhiều yếu tố góp phần vào sự lo lắng, bao gồm di truyền, tiền sử gia đình, các yếu tố gây căng thẳng, các nguồn đối phó, các bệnh kèm theo.
Ho cấp tính, ho dai dẳng và mãn tính
Ở người lớn khỏe mạnh, chứng ho cấp tính hầu hết là do nhiễm trùng đường hô hấp do virus. Các tính năng khác của nhiễm trùng như sốt, nghẹt mũi, đau họng và giúp xác định chẩn đoán.
Đau màng phổi: phân tích triệu chứng
Màng phổi thành là nguồn gốc chính của cơn đau do hô hấp, bề mặt trên của cơ hoành và ranh giới bên của trung thất, nó được chi phối bởi các dây thần kinh liên sườn.
Thiểu niệu và vô niệu: phân tích triệu chứng
Thiểu niệu cấp tính nên được nhập viện do nguy cơ phát triển các biến chứng có thể gây tử vong như tăng kali máu, quá tải dịch, nhiễm toan chuyển hóa và viêm màng ngoài tim.
Sốt: tầm soát nhiễm trùng bằng cận lâm sàng
Sự phối hợp lâm sàng với phân tích cận lâm sàng có thể phát hiện được các nguyên nhân không nhiễm trùng của sốt. Các bước tầm soát đầy đủ có thể là không cần thiết ở tất cả bệnh nhân, đặc biệt là với những bệnh nhân đã có tiêu điểm nhiễm trùng rõ ràng.