- Trang chủ
- Thông tin
- Chẩn đoán và điều trị theo y học hiện đại
- Nôn ra máu: đánh giá tình trạng lâm sàng
Nôn ra máu: đánh giá tình trạng lâm sàng
Mọi bệnh nhân nôn ra máu có các dấu hiệu của shock hoặc có bằng chứng bệnh nhân vẫn đang chảy máu, nên tiến hành nội soi cấp cứu sau khi đã hồi sức đầy đủ cho bệnh nhân.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đánh giá thấy bệnh nhân cần hồi sức
Hồi sức giữ tính mạng cho bệnh nhân là ưu tiên hàng đầu. Sử dụng hướng dẫn để đánh giá xem bệnh nhân có cần các phương pháp hồi sức hay không, tuy nhiên cần lưu ý ở từng bệnh nhân riêng biệt. Nên nhớ rằng nhịp tim có thể không nhanh ở bệnh nhân sử dụng các loại thuốc làm chậm nhịp tim như chẹn beta, chẹn kênh canxi hoặc ở bệnh nhân đặt máy tạo nhịp, và cơ chế co mạch có thể không xảy ra ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc giãn mạch. Theo dõi những thông số cung cấp nhiều thông tin hữu ích và cần thiết để đánh giá đáp ứng điều trị hơn so với chỉ đánh giá nhanh các triệu chứng riêng lẻ. Ở bệnh nhân đại tiện phân máu đỏ tươi, nếu bệnh nhân nôn ra máu đen hình hạt café hoặc đại tiện phân đen có thể đơn giản biểu thị nguồn gốc chảy máu ở dạ dày, nhưng nếu nôn hoặc đại tiện phân đỏ tươi có nghĩa chảy máu vẫn đang tiếp tục tiến triển
Chảy máu chưa cầm, dấu hiệu shock nghi ngờ vỡ tĩnh mạch thực quản
Mọi bệnh nhân nôn ra máu có các dấu hiệu của shock hoặc có bằng chứng bệnh nhân vẫn đang chảy máu, nên tiến hành nội soi cấp cứu sau khi đã hồi sức đầy đủ cho bệnh nhân.
Vỡ giãn tĩnh mạch thực quản có tỷ lệ tử vong cao (30 - 50%) và thường yêu cầu nội soi cấp cứu sau khi hồi sức và điều chỉnh các bệnh lý đông máu.
Thiên về xử trí vỡ giãn tĩnh mạch thực quản nếu bệnh nhân có tiền sử xơ gan, đặc điểm lâm sàng của bệnh gan mạn tính hoặc các xét nghiệm chức năng gan bất thường với bằng chứng của giảm chức năng tổng hợp của gan (tăng PT, giảm albumin).
Điểm nguy cơ Rockall > 0
Nếu bệnh nhân đã ngừng chảy máu, không có rối loạn huyết động hoặc giãn tĩnh mạch thực quản, sử dụng hệ thống thang điểm nguy cơ để cho bệnh nhân nhập viện và tiến hành nội soi. Thang điểm Rockall dựa vào các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi. Điểm đánh giá lâm sàng trước khi nội soi bằng 0 dự đoán nguy cơ tử vong thấp (0,2%) và tái chảy máu (0.2%), nhưng tỷ lệ tử vong dự đoán tăng lên 2.4% nếu điểm lâm sàng là 1 và 5.6% nếu là 2. Cho bệnh nhân có điểm Rockall lâm sàng >0 nhập viện để đánh giá sâu hơn và theo dõi kỹ càng; phần lớn cần nội soi dạ dày tá tràng để tính điểm Rockall đầy đủ và thiết lập chẩn đoán.
Đặc điểm cảnh báo toàn thân
Yêu cầu nội soi đường tiêu hóa trên để loại trừ các bệnh lý ác tính nếu bệnh nhân có các đặc điểm cảnh báo sau:
Sụt cân, chán ăn, ăn mau no.
Nuốt khó.
Khối u thượng vị
Nổi hạch.
Vàng da
≥ 50 tuổi.
Nôn ra máu sau khi nôn mửa dữ dội
Với tiền sử đặc trưng của hội chứng Mallory - Weiss, chẩn đoán có thể được thiết lập dựa trên lâm sàng mà không cần phải nội soi. Trong những trường hợp khác, chẩn đoán viêm dạ dày hoặc thực quản có thể được gợi ý thông qua tiền sử bệnh nhân. Cân nhắc nội soi nếu không tìm được nguyên nhân hoặc nôn ra máu tái diễn.
Hồi sức ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cấp tính
Bước đầu tiên
A+B rồi đánh giá C: Kiểm tra đường hô hấp thường xuyên, đặc biệt nếu↓Glasgow/nôn mửa. Cho bệnh nhân thở O2 nồng độ cao.
Kêu gọi giúp đỡ: 1 người có thể là chưa đủ. Nếu cần thiết, gọi thêm người ở khoa cấp cứu hoặc tim mạch trợ giúp.
Tiến hành theo phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa nếu có thể.
Thiết lập đường truyền tĩnh mạch và theo dõi
Đặt 2 đường truyền ở tĩnh mạch lớn ở tay hoặc tương đương.
Đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, ví dụ ở tĩnh mạch đùi nếu không đặt được ở tĩnh mạch ngoại biên.
Gọi chuyên gia giúp đỡ ngay lập tức nếu không thể đặt thành công.
Làm công thức máu toàn bộ, u rê và điện giải, chức năng gan, chức năng đông máu và xét nghiệm nhóm máu khẩn.
Kiểm tra mạch, huyết áp, tần số thở, glassgow, và đánh giá lại sự đổ đầy ngoại biên mỗi 10-15 phút.
Đặt thông tiểu, theo dõi lượng nước tiểu mỗi giờ.
Tiến hành hồi sức và lượng giá lại bệnh nhân
Đặc điểm shock giai đoạn sớm hoặc dấu hiệu đang tiếp tục mất máu:
Truyền tĩnh mạch 0.5-1 lít dịch keo hoặc cao phân tử.
Hai đơn vị hồng cầu khối nếu Hb < 8 g/dL, vẫn tiếp tục chảy máu hoặc đã truyền > 2 lít tĩnh mạch dịch keo và cao phân tử.
Lượng giá lại bệnh nhân:
Nếu bệnh nhân shock nặng hoặc tiếp tục mất máu ồ ạt , chuyển sang các bước ở cột đối diện.
Bên cạnh đó, tiếp tục các bước như trên và hội chẩn huyết học nếu có các đặc điểm sau:
Bệnh lý đông máu/đang điều trị chống đông.
INR > 1.4
Tiểu cầu < 100 x 10 mũ 9/L
Fibrinogen < 1 g/L.
≥ 4 lít dịch dịch truyền ở bất cứ dạng nào.
Đặc điểm shock nặng hoặc tiếp tục mất 1 lượng máu lớn:
Truyền tĩnh mạch 1 – 2 lít dịch keo hoặc cao phân tử.
Truyền hồng cầu khối càng sớm càng tốt.
Cân nhắc truyền máu O (-) nếu chưa có kết quả xét nghiệm nhóm máu.
Đánh giá lại bệnh nhân
Nếu bệnh nhân hết shock nặng hoặc hết mất máu chuyển sang các bước ở cột đối diện.
Nếu vẫn tiếp tục shock nặng hoặc chảy máu ồ ạt, truyền hồng cầu khối/dịch càng nhanh càng tốt, liên lạc với chuyên gia như đơn vị chăm sóc tích cực (ICU), tiêu hóa, ngoại khoa cũng như hội chẩn huyết học về nâng đỡ cầm máu ví dụ truyền huyết tương tươi đông lạnh.
Đặc điểm lâm sàng shock giảm thể tích
Giai đoạn sớm
Nhịp tim >100 lần mỗi phút.
Thời gian làm đầy mao mạch (CRT) > 2s.
Huyết áp kẹt.
Hạ huyết áp tư thế.
Da xanh tái, đổ mồ hôi, khát nước, kích động.
Giai đoạn nặng
Huyết áp tâm thu < 100 mmHg (hoặc giảm 40 mmHg so với huyết áp thường ngày của bệnh nhân).
Tần số thở > 20 lần/phút.
Lạnh, nổi vân ngoại biên.
Giảm điểm glasgow.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngứa da: phân tích triệu chứng
Nhiều bệnh ngoài da có biểu hiện ngứa cục bộ hoặc toàn thân, bao gồm viêm da tiếp xúc, viêm da dạng herpes, viêm da dị ứng, bệnh móng chân, pemphigoid bọng nước, nấm mycosis và bệnh vẩy nến.
Sưng khớp: đánh giá bệnh cảnh lâm sàng
Nếu nguyên nhân tại khớp thường gây sưng, nóng, đau nhiều hơn và giới hạn vận động khớp cả các động tác chủ động và thụ động. Viêm bao hoạt dịch là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bởi các hoạt động lặp đi lặp lại.
Phân tích triệu chứng ngủ nhiều để chẩn đoán và điều trị
Ngủ nhiều quá mức nên được phân biệt với mệt mỏi tổng quát và mệt mỏi không đặc hiệu, vì bệnh nhân thường sử dụng các thuật ngữ thay thế cho nhau.
Sốt: mở rộng tầm soát nhiễm trùng ở từng nhóm bệnh nhân
Nếu sốt đi kèm tiêu chảy, cách ly bệnh nhân, chú ý tiền sử đi du lịch gần đây và tiến hành lấy mẫu phân xét nghiệm. Nhanh chóng hội chẩn với khoa vi sinh và truyền nhiễm nếu có nghi ngờ bệnh tả, ví dụ ở người làm việc ở khu vực có nguy cơ cao.
Hạch to khu trú: phân tích triệu chứng
Hạch cổ 2 bên thường do viêm họng, ở cổ phía sau cơ ức đòn chũm là một phát hiện đáng ngại hơn và cần được đánh giá thêm. Sờ hạch thượng đòn bên trái dẫn lưu các vùng trong ổ bụng và bên phải dẫn lưu phổi, trung thất và thực quản.
Tiểu khó: phân tích triệu chứng
Chẩn đoán phổ biến nhất cho bệnh nhân mắc chứng khó tiểu là nhiễm trùng đường tiết niệu, mặc dù là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các triệu chứng khó tiểu, nhưng nhiều nguyên nhân khác cần được chẩn đoán chính xác.
Đi tiểu ra máu: các nguyên nhân thường gặp
Tiểu máu đại thể gợi ý nghĩ nhiều đến bệnh lý đường tiểu và luôn đòi hỏi phải đánh giá thêm. Tiểu máu vi thể thường tình cờ phát hiện ở bệnh nhân không có triệu chứng và thách thức nằm ở việc phân biệt các nguyên nhân lành tính với các bệnh lý nghiêm trọng.
Dấu hiệu bệnh lý: các bước thăm khám và chỉ định xử trí
Nếu như có dấu hiệu suy hô hấp và tràn khí màng phổi áp lực, tiến hành chọc kim hút khí cấp cứu ngay. Nếu như ran rít khắp cả lan tỏa, kiểm tra dấu hiệu của shock phản vệ. Nếu có, xử trí theo mô tả; ngược lại tiến hành thở khí dung giãn phế quản.
Giảm cân ngoài ý muốn: phân tích triệu chứng để chẩn đoán và điều trị
Các vấn đề gây ra giảm cân thông qua một hoặc nhiều cơ chế, lượng calo hấp thụ không đủ, nhu cầu trao đổi chất quá mức hoặc mất chất dinh dưỡng qua nước tiểu hoặc phân.
Tiêu chảy tái phát (mãn tính): phân tích đặc điểm lâm sàng
Tiến hành khám xét đại trực tràng để loại trừ ung thư/bệnh lý ruột viêm nếu bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài kèm theo với bất kỳ dấu hiệu: chảy máu khi thăm khám trực tràng, khối sờ thấy vùng bụng/trực tràng, sụt cân, thiếu máu thiếu sắt.
Mất ý thức thoáng qua: ngất và co giật
Chẩn đoán mất ý thức thoáng qua thường dựa vào sự tái diễn, và sự phân tầng nguy cơ là điều thiết yếu để xác định những người cần phải nhập viện, và những người được lượng giá an toàn như bệnh nhân ngoại trú.
Biểu hiện toàn thân và đau trong thận tiết niệu
Đau là biểu hiện của căng tạng rỗng (niệu quản, ứ nước tiểu) hoặc căng bao cơ quan (viêm tuyến tiền liệt, viêm thận bể thận).
Tăng Creatinin: phân tích triệu chứng
Creatinine tăng cao là do suy thận và có thể được chia thành ba nhóm, trước thận, bệnh thận nội tại và sau thận. Chúng cũng có thể được chia thành các nguyên nhân cấp tính (vài ngày đến vài tuần) và mãn tính.
Đánh giá chức năng nhận thức: lú lẫn mê sảng và mất trí
Cần chắc chắn rằng sự suy giảm nhận thức rõ ràng không do các vấn đề giao tiếp hoặc một rối loạn riêng biệt về hiểu, khó tìm từ diễn đạt (mất ngôn ngữ diễn đạt), trí nhớ (hội chứng quên), hành vi và khí sắc.
Khối u trung thất: phân tích triệu chứng
Khi nghi ngờ hoặc phát hiện khối trung thất, kiến thức về ranh giới của các ngăn trung thất riêng lẻ và nội dung của chúng tạo điều kiện cho việc đưa ra chẩn đoán phân biệt.
Hôn mê và rối loạn ý thức: đánh giá bằng thang điểm Glasgow
Những khuyết tật nhỏ như suy giảm trí nhớ, mất định hướng và sự hoạt động chậm của não, có thể không rõ ràng và khó nhận biết, đặc biệt nếu đồng tồn tại các vấn đề ngôn ngữ, nhìn và nói.
Rụng tóc: đánh giá đặc điểm
Rụng tóc có thể được phân loại theo biểu hiện lâm sàng, nghĩa là, theo việc rụng tóc là cục bộ hay toàn thể, ngoài ra, việc phân loại có thể dựa trên bệnh lý của tình trạng gây rụng tóc.
Khó thở cấp: đánh giá lâm sàng và chỉ định can thiệp
Đánh giá hô hấp gắng sức bởi quan sát lặp lại các yếu tố lâm sàng tần số, biên độ và dạng hô hấp; tìm kiếm dấu hiệu sử dụng cơ hô hấp phụ và những đặc điểm của suy kiệt hô hấp.
Khám lâm sàng tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân dựa trên chiều cao và cân nặng được diễn giải bằng chỉ số khối cơ thể, là một chỉ số đáng tin cậy hơn về tình trạng béo phì so với các bảng chiều cao cân nặng.
Điều trị theo triệu chứng: điều trị trước khi chẩn đoán xác định
Trong nhiều bệnh nhân có thay đổi ý thức hay rối loạn chức năng thần kinh cấp mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng, thì hai tình trạng cần được loại trừ và điều trị ngay.
Nhịp tim nhanh: phân tích triệu chứng
Triệu chứng nhịp tim nhanh gồm khó chịu ở ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng váng, tiền ngất, ngất và đánh trống ngực, cần tìm kiếm trong tiền sử bệnh lý.
Mệt mỏi và Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Acyclovir, globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch, nystatin, và liều thấp hydrocortisone, fludrocortisone không cải thiện triệu chứng
Lú lẫn mê sảng do hạ natri máu: các bước đánh giá lâm sàng
Giảm nhanh Na+ huyết tương có thể dẫn đến phù não đe dọa tính mạng và yêu cầu phải điều chỉnh nhanh chóng. Ngược lại giảm từ từ Na+ cho phép các neuron thần kinh điều chỉnh thích nghi áp lực thẩm thấu.
Xuất huyết và ban xuất huyết: phân tích triệu chứng
Trình tự thời gian và tiền sử ban xuất huyết cũng như bất kỳ dấu hiệu chảy máu bất thường nào đều quan trọng, bởi vì nguyên nhân của ban xuất huyết có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải.
Đau ngực từng cơn: đặc điểm đau do tim và các nguyên nhân khác
Đau ngực do tim thường được mô tả điển hình là cảm giác bị siết chặt, đè nặng nhưng nhiều trường hợp khác có thể mô tả là bỏng rát. Nhiều bệnh nhân không cảm thấy đau mà chỉ là cảm giác khó chịu nếu chỉ hỏi về đau, có thể bỏ sót chẩn đoán.