- Trang chủ
- Thông tin
- Chẩn đoán và điều trị theo y học hiện đại
- Nhiễm trùng đường hô hấp: những đánh giá bổ sung khi thăm khám
Nhiễm trùng đường hô hấp: những đánh giá bổ sung khi thăm khám
Ở những bệnh nhân khỏe mạnh trước đó mà không có dấu hiệu ngực khu trú hoặc bất thường trên XQ phổi, chẩn đoán nhiều khả năng là nhiễm trùng hô hấp không viêm phổi, ví dụ viêm phế quản cấp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Làm rõ loại nhiễm trùng hô hấp
Ở những bệnh nhân có những đặc điểm của nhiễm trùng hô hấp, phân biệt viêm phổi với những nhiễm trùng không phải viêm phổi khác bởi sự hiện diện các dấu hiệu ngực khu trú, ví dụ ran nổ, âm phế quản và/hoặc bóng mờ mới xuất hiện trên XQ ngực. Phân loại viêm phổi mắc phải cộng đồng (CAP) nếu như nhiễm trùng mắc phải bên ngoài bệnh viện, và viêm phổi mắc phải bệnh viện (HAP) nếu khởi phát bệnh xảy ra > 2 ngày sau khi nhập viện. Ở những bệnh nhân khỏe mạnh trước đó mà không có dấu hiệu ngực khu trú hoặc bất thường trên XQ phổi, chẩn đoán nhiều khả năng là nhiễm trùng hô hấp không viêm phổi, ví dụ viêm phế quản cấp. Ở những bệnh nhân bị giãn phế quản đã biết trước đó, cân nhắc đến đợt nhiễm trùng cấp nếu như khạc đờm mủ nhiều hơn và thường xuyên hơn; đánh giá bệnh nhân có bệnh COPD nền được mô tả ở trên.
Đánh giá mức độ nặng
Thang điểm CURB-65 có thể giúp đánh giá nguy cơ ở những bệnh nhân bị CAP. Xem xét chuyển khoa hồi sức tích cực để theo dõi/can thiệp ở những bệnh nhân có thang điểm CURB-65 > 2.
Tìm yếu tố gây khởi phát
Đánh giá các yếu tố nguy cơ có liên quan đến suy giảm miễn dịch, ví dụ các bệnh lý mạn tính (AIDS, đái tháo đường, xơ gan, suy dinh dưỡng), bệnh lý cấp tính (bất kỳ bệnh lý nguy kịch nào), thuốc (steroids, hóa liệu pháp trong điều trị ung thư) hoặc đã cắt lách trước đó. Nghĩ đến hít sặc ở những bệnh nhân có tiền sử nuốt khó, đột quỵ, nghiện rượu hoặc có rối loạn ý thức gần đây. Viêm phổi có thể xảy ra ở phần ngoại vi đối với các trường hợp ung thư phế quản - lặp lại XQ ngực để tầm soát các thay đổi nghi ngờ ở những bệnh nhân có nguy cơ và cân nhắc tiến hành các xét nghiệm bổ sung, ví dụ nội soi phế quản, nếu như có đặc điểm trên XQ ngực/triệu chứng dai dẳng hoặc viêm phổi tái diễn ở cùng một vị trí.
Nhiễm trùng virus trước đó, đặc biệt là nhiễm cúm có thể là yếu tố làm dễ cho nhiễm trùng vi khuẩn thứ phát nghiêm trọng. Cân nhắc đến viêm nội tâm mạc ở những bệnh nhân có những bóng mờ rải rác hoặc di chuyển trên XQ ngực, đặc biệt ở những người sử dụng thuốc đường tĩnh mạch trước đó.
Tập hợp thông tin để lựa chọn kháng sinh phù hợp
Ở bất kỳ bệnh nhân nào đòi hỏi phải nhập viện vì nhiễm trùng hô hấp, cấy máu và cấy đờm, tiến hành xét nghiệm huyết thanh tìm các tác nhân không điển hình và lấy dịch ngoáy họng tìm virus (trong đợt dịch cúm). Ở những bệnh nhân bị viêm phổi nặng (CURB-65 >2), lấy mẫu nước tiểu (Legionella) và máu/đờm (phế cầu) để tiến hành kĩ thuật phát hiện kháng nguyên nhanh qua PCR). Chọc hút dịch màng phổi để nhuộm soi và nuôi cấy nếu như có tràn dịch khoang lân cận đi kèm theo. Lấy nhiều mẫu đờm (kích thích bởi khí dung nước muối ưu trương nếu cần) để nhuộm Ziehl-Neelsen và lao (TB) nếu như nghĩ đến lao:
Suy nhược hoặc suy giảm miễn dịch đáng kể.
Sinh sống ở vùng dịch tễ lao trước đó.
Tiếp xúc gần gũi với những người lao AFB dương tính thời gian gần đây.
XQ ngực có bằng chứng của lao trước đó.
Bệnh cảnh ho khạc đờm kéo dài kèm theo sụt cân, vã mồ hôi đêm hoặc các triệu chứng mệt mỏi mạn tính khác.
Thang điểm CURB-65
Đặc điểm |
Giá trị |
Lơ mơ |
Test đánh giá tâm thần sơ lược < 8/10 |
Urê |
> 7 mmol/L |
Tần số thở |
> 30/min |
Huyết áp |
Tâm thu < 90 hoặc tâm trương < 60 mmHg |
Tuổi |
> 65 tuổi |
Tổng điểm |
Nguy cơ tử vong 30-ngày |
0 |
0.6% |
1 |
3.2% |
2 |
13.0% |
3 |
17.0% |
4 |
41.5% |
5 |
57.0% |
Bài viết cùng chuyên mục
Lesovir: thuốc điều trị nhiễm virus viêm gan C mạn tính
Lesovir được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan C mạn tính genotype 1, 4, 5 hoặc 6. Liều khuyến cáo của Lesovir là 1 viên, uống 1 lần/ngày cùng hoặc không cùng với thức ăn.
Tiết dịch niệu đạo: phân tích triệu chứng
Tiết dịch niệu đạo có thể nhiều hoặc ít, trong, hơi vàng hoặc trắng, có mủ, mủ nhầy hoặc huyết thanh, nâu, xanh lá cây hoặc có máu, mủ chảy nước hoặc mủ đặc.
Hạch to khu trú: phân tích triệu chứng
Hạch cổ 2 bên thường do viêm họng, ở cổ phía sau cơ ức đòn chũm là một phát hiện đáng ngại hơn và cần được đánh giá thêm. Sờ hạch thượng đòn bên trái dẫn lưu các vùng trong ổ bụng và bên phải dẫn lưu phổi, trung thất và thực quản.
Đi tiểu ra máu: đánh giá các triệu chứng lâm sàng
Tiểu máu vi thể đơn độc thường phổ biến và do bệnh lý lành tính như hội chứng màng đáy cầu thận mỏng. Cần đảm bảo rằng các nguyên nhân ở trên đã được loại trừ; làm cho bệnh nhân yên tâm rằng xét nghiệm thêm là không cần thiết.
Viêm gan: phân tích triệu chứng
Viêm gan A phổ biến nhất đối với viêm gan cấp tính và viêm gan B và viêm gan C hầu hết dẫn đến nhiễm trùng mãn tính. Vi-rút viêm gan D có thể đồng nhiễm hoặc bội nhiễm. Viêm gan E ở các quốc gia kém phát triển.
Tăng huyết áp: phân tích triệu chứng
Không xác định được nguyên nhân được cho là mắc tăng huyết áp nguyên phát, có một cơ quan hoặc khiếm khuyết gen cho là tăng huyết áp thứ phát.
Thăm khám lâm sàng vùng bìu: những điểm cần chú ý
Ở những bệnh nhân có khối sưng viêm/đau hoặc đau vùng bìu cấp tính thì hay kiểm tra phản xạ da bìu, bình thường tinh hoàn bên phía đó sẽ được cơ bìu nâng lên.
Tràn dịch màng phổi: phân tích triệu chứng
Tràn dịch màng phổi do tăng áp suất thủy tĩnh trong tuần hoàn vi mạch, giảm áp suất keo trong tuần hoàn vi mạch như giảm albumin máu và tăng áp suất âm trong khoang màng phổi.
Protein niệu: phân tích triệu chứng
Sự bài tiết liên tục albumin trong khoảng từ 30 đến 300 mg/ngày (20–200 <g/phút) được gọi là albumin niệu vi lượng, trong khi các giá trị trên 300 mg/ngày được gọi là albumin niệu đại thể.
Đau nhiều cơ: phân tích triệu chứng
Một số tình trạng có thể dẫn đến đau đa cơ. Các nguyên nhân phổ biến nhất là đau đa cơ do thấp khớp và các tình trạng viêm. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác là không rõ.
Yếu chi: đánh giá triệu chứng trên bệnh cảnh lâm sàng
Yếu chi một bên có thể do nhiều nguyên nhân không đột quỵ gây ra và không nên vội vàng lờ đi các nguyên nhân này để có thể kiểm soát thích hợp.
Tốc độ máu lắng và Protein phản ứng C: phân tích triệu chứng
ESR và CRP hiện là các chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất về phản ứng protein giai đoạn cấp tính được sử dụng để phát hiện các bệnh liên quan đến nhiễm trùng cấp tính và mãn tính, viêm nhiễm, chấn thương, phá hủy mô, nhồi máu và ung thư tiên tiến.
Tím tái: phân tích triệu chứng
Tím tái xuất hiện khi nồng độ hemoglobin khử trong các mô da vượt quá 4 g/dL, tím tái được phân loại là trung ương hoặc ngoại vi dựa trên sự bất thường cơ bản.
Tiếp cận bệnh nhân bị bệnh thận
Bệnh thận có thể là cấp hoặc mãn, suy thận cấp thì chức năng thận xáu đi từng giờ hoặc từng ngày làm ứ đọng sản phẩm chuyển hóa nitơ trong máu.
Đau bắp chân: phân tích triệu chứng
Thông tin thích hợp bao gồm vị trí chính xác của cơn đau, cũng như chất lượng, mức độ nghiêm trọng, thời gian kéo dài và các yếu tố làm trầm trọng thêm hoặc giảm nhẹ.
Viêm bàng quang cấp trong chẩn đoán và điều trỊ
Viêm bàng quang không biến chứng ở phụ nữ có thể dùng kháng khuẩn liều đơn ngắn ngày. Viêm bàng quang biến chứng ít gặp ở nam giới.
Khó thở do bệnh phế quản phổi, tim, toàn thân hoặc nguyên nhân khác
Khởi phát nhanh, khó thở nghiêm trọng trong trường hợp không có triệu chứng lâm sàng khác cần nâng cao mối quan tâm đối với tràn khí màng phổi, thuyên tắc phổi
Suy tim sung huyết: phân tích triệu chứng
Nguyên nhân của suy tim khác nhau tùy thuộc vào chức năng thất trái (phân suất tống máu thất trái giảm hoặc bảo tồn), bên trái hoặc bên phải, hoặc cấp tính hoặc mãn tính.
Sốt: đánh giá dấu hiệu triệu chứng và các yếu tố nguy cơ
Mở rộng tầm soát nhiễm trùng ở các bệnh nhân đặc biệt. Các chủng tác nhân hiện hành thường gặp như viêm phổi có thể khác nhau tùy theo dịch tễ từng vùng, do đó hội chấn với chuyên gia truyền nhiễm ngay ở giai đoạn ban đầu.
Sưng khớp: đánh giá bệnh cảnh lâm sàng
Nếu nguyên nhân tại khớp thường gây sưng, nóng, đau nhiều hơn và giới hạn vận động khớp cả các động tác chủ động và thụ động. Viêm bao hoạt dịch là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bởi các hoạt động lặp đi lặp lại.
Shock: phân tích các đặc điểm triệu chứng lâm sàng
Một số bệnh nhân có thể duy trì huyết áp trong giới hạn bình thường mặc dù có rối loạn chức năng cơ quan, cân nhắc bệnh lý khu trú nếu chỉ có một cơ quan bị rối loạn, chẳng hạn thiểu niệu mà không có bằng chứng rõ ràng của rối loạn huyết động.
Chảy máu sau mãn kinh: phân tích triệu chứng
Chảy máu âm đạo bất thường là một vấn đề ngoại trú phổ biến, xảy ra ở 10% phụ nữ trên 55 tuổi và chiếm 70% số lần khám phụ khoa trong những năm tiền mãn kinh và sau mãn kinh.
Đau ngực, chẩn đoán và điều trị
Thiếu máu cơ tim thường được mô tả là tức nặng, đau cảm giác áp lực, thắt chặt, ép, chứ không phải là nhói sắc nét hoặc co thắt
Chóng mặt và choáng váng: phân tích các đặc điểm lâm sàng
Muốn xỉu ở bệnh nhân miêu tả cảm giác váng đầu như thể là tôi sắp xỉu mất hoặc cảm giác tương tự cảm giác sau khi đứng dậy nhanh đột ngột. Nếu có bất kỳ cơn nào kèm theo tối sầm thì đánh giá thêm mất ý thức thoáng qua.
Mề đay: phân tích triệu chứng
Mề đay được phân loại là miễn dịch, không miễn dịch hoặc vô căn. Globulin miễn dịch loại I hoặc loại III Các phản ứng qua trung gian E là nguyên nhân chính gây mày đay cấp tính.