- Trang chủ
- Thông tin
- Chẩn đoán và điều trị theo y học hiện đại
- Hôn mê và rối loạn ý thức: đánh giá bằng thang điểm Glasgow
Hôn mê và rối loạn ý thức: đánh giá bằng thang điểm Glasgow
Những khuyết tật nhỏ như suy giảm trí nhớ, mất định hướng và sự hoạt động chậm của não, có thể không rõ ràng và khó nhận biết, đặc biệt nếu đồng tồn tại các vấn đề ngôn ngữ, nhìn và nói.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ý thức là một thuật ngữ chưa được hiểu rõ, được định nghĩa một cách mơ hồ.
Ý thức bình thường
Hệ thống lưới hoạt hóa (Reticular activating system- RAS) đi từ dưới lên còn nguyên vẹn (nằm ở thân não và chịu trách nhiệm về sự thức tỉnh).
Chức năng bình thường của vỏ não, đồi thị và sự liên kết giữa chúng (chịu trách nhiệm về nhận thức).
Rối loạn ý thức xảy ra nếu có sự rối loạn một trong hai chức năng trên.
Những khuyết tật nhỏ như suy giảm trí nhớ, mất định hướng và sự hoạt động chậm của não, có thể không rõ ràng và khó nhận biết, đặc biệt nếu đồng tồn tại các vấn đề ngôn ngữ, nhìn và nói.
Cần xem xét khả năng nhiều yếu tố nguyên nhân góp phần gây nên sự rối loạn ý thức: Ví dụ, một bệnh nhân uống rượu rồi ngã trên đường, bị chấn thương đầu, nằm bất động không ai nhìn thấy hàng giờ đồng hồ và bị hạ thân nhiệt.
Thang điểm hôn mê Glasgow (Glasgow Coma Scale GCS) được triển khai nhằm đánh giá/ tiên lượng chấn thương đầu và thường được sử dụng (mặc dù ít có giá trị) để ghi lại mức độ ý thức ở tình trạng không chấn thương. GCS < 15/15 cho thấy có sự thay đổi ý thức. Hôn mê có nghĩa là bệnh nhân không đáp ứng mắt và GCS < 8/15. Không sử dụng các thuật ngữ như nửa tỉnh, sững sờ, trơ cảm giác...
Rối loạn ý thức nhẹ là đặc điểm chủ yếu của mê sảng
Quá trình đánh giá phù hợp cho bệnh nhân có GCS < 15 và:
E < 3, V < 4 hoặc M < 5 nghĩa là giảm >1 điểm ở ít nhất 1 yếu tố.
Biết hoặc nghi ngờ chấn thương đầu.
Biểu hiện lâm sàng không hướng đến mê sảng.
Khi bệnh nhân không chắc có khả năng cung cấp một bệnh sử rõ ràng, rất quan trọng để khai thác bệnh sử từ những người chứng kiến, người thân hoặc đội ngũ cấp cứu. Đặc biệt, cần hỏi về:
Hoàn cảnh tìm thấy bệnh nhân như:
Phơi nhiễm nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá hay là nhiễm độc.
Tốc độ khởi phát, môi trường tự nhiên và những sự kiện xảy ra chung quanh, ví dụ như: Khởi phát đột ngột - xuất huyết dưới nhện (SAH), co giật, chấn thương; khởi phát từ từ - tổn thương nội sọ đang lan rộng, rối loạn chuyển hóa; những cơn co giật tái phát - dao động; những bệnh giống cúm gần đây - viêm màng não, sepsis.
Chấn thương, ví dụ như tai nạn giao thông, ngã và hành hung.
Bệnh sử có dùng thuốc (thuốc kê đơn hoặc thuốc không cần kê đơn), rượu và sử dụng các chất.
Tiền sử trước đây.
Các nguyên nhân hôn mê quan trọng được kể theo danh sách
Nguyên nhân chuyển hóa
Tăng/ Hạ Glucose máu.
Tăng/ Hạ thân nhiệt.
Tăng/ Hạ natri máu.
Suy giáp.
Toan chuyển hóa.
Thuốc/ chất độc:
Rượu.
Opioids, benzodiazepines, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, barbiturates,....
Các chất gây hưng phấn ví dụ như gamma- hydroxybutyrate (GHB), ketamine, mephadrone, vv.
Carbon monoxide/các chất gây độc tế bào khác, ví dụ như cyanide.
Nguyên nhân từ hệ thần kinh trung ương
Chấn thương: Xuất huyết nội sọ (xuất huyết dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới nhện, não thất), tổn thương sợi trục lan tỏa.
Nhiễm trùng: Viêm màng nao, viêm não.
Áp xe não, sốt rét thể não.
Đột quỵ vỏ não/ thân não.
Xuất huyết dưới nhện.
Động kinh.
Tổn thương choán chỗ nội sọ
U tiên phát hoặc di căn.
Bệnh não tăng huyết áp.
Căn nguyên tâm lý.
Suy cơ quan
Sốc.
Suy hô hấp (hạ Oxy/ tăng CO2).
Suy thận (bệnh não tăng ure máu).
Suy gan(bệnh não gan)
Thang điểm Glasgow
Mở mắt
Tự nhiên: 4
Khi gọi hỏi: 3
Khi kích thích đau: 2
Không đáp ứng: 1
Đáp ứng lời nói
Trả lời đúng: 5
Lú lẫn: nói thành câu nhưng không đúng: 4
Diễn đạt thành lời: từng từ, không thành câu: 3
Phát âm: kêu rên, không thành từ: 2
Không nói: 1
Đáp ứng vận động
Vâng lời (bảo làm đúng): 6
Đáp ứng chính xác với đau, ví dụ đưa tay hướng đến vị trí đau trên ổ mắt: 5
Gấp để đáp ứng đau: không định vị được vị trí đau trên ổ mắt nhưng gấp khuỷu lại, tạo lực lên giường: 4
Co cứng bất thường: 3
Duỗi cứng: 2
Không đáp ứng: 1.
Bài viết cùng chuyên mục
Tiêu chuẩn Duke cải tiến để chẩn đoán viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Cấy máu dương tính với các sinh vật gây viêm nội tâm mạc nhiễm trùng điển hình, từ 2 mẫu cấy máu riêng biệt hoặc 2 mẫu cấy dương tính từ các mẫu lấy cách nhau > 12 giờ, hoặc 3 hoặc phần lớn 4 lần cấy máu riêng biệt.
Phòng chống thừa cân béo phì
Béo phì rõ ràng liên quan đến đái tháo đường type 2, cao huyết áp, tăng lipid máu, ung thư, viêm xương khớp, bệnh tim mạch, ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn và hen suyễn
Táo bón: phân tích triệu chứng
Những thay đổi về kết cấu của phân, chức năng nhu động hoặc đường kính trong của đại tràng, hoặc chức năng tống xuất của trực tràng và sàn chậu có thể dẫn đến táo bón.
Chẩn đoán bệnh lý: những xác suất và nguy cơ
Chẩn đoán khi xác suất xuất hiện được cho là đủ cao, và loại trừ chẩn đoán khi xác suất đủ thấp. Mức độ chắc chắn đòi hỏi phải dựa vào các yếu tố như hậu quả của sự bỏ sót các chẩn đoán đặc biệt, tác dụng phụ của điều trị và các nguy cơ của test chuyên sâu.
Phù chân: đánh giá dựa trên kết quả lâm sàng và cận lâm sàng
Cân nhắc huyết khối tĩnh mạch sâu ở bất kỳ bệnh nhân nào có phù chân cả hai bên, kể cả khi các yếu tố nguy cơ hoặc những triệu chứng/ dấu chứng khác không rõ ràng.
Tập thể dục: phòng ngừa bệnh tật
Tập thể dục - Phòng ngừa bệnh tật! Tập thể dục thường xuyên có nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp, tăng lipid máu, bệnh tiểu đường loại 2, bệnh túi thừa và loãng xương thấp hơn...
Yếu chi trong đột quỵ: đánh giá dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng
Chụp hình ảnh thần kinh để phân biệt đột quỵ xuất huyết não với đột quỵ nhồi máu não và để loại trừ các bệnh lý không đột quỵ, ví dụ tổn thương choán chỗ.
Phân tích triệu chứng đau đầu để chẩn đoán và điều trị
Đau đầu thường được phân loại thành các loại nguyên phát và thứ phát với hệ thống phân loại quốc tế về rối loạn đau đầu, phiên bản thứ hai.
Nôn ra máu: đánh giá tình trạng lâm sàng
Mọi bệnh nhân nôn ra máu có các dấu hiệu của shock hoặc có bằng chứng bệnh nhân vẫn đang chảy máu, nên tiến hành nội soi cấp cứu sau khi đã hồi sức đầy đủ cho bệnh nhân.
Nguyên tắc quản lý đau
Đối với đau liên tục, giảm đau kéo dài cũng có thể được đưa ra xung quanh thời gian với một loại thuốc tác dụng ngắn khi cần thiết để đột phá với đau đớn.
Các biểu hiện thường gặp trong bệnh nội tiết
Gen gây béo sản xuất ra leptin, một cytokin do các tế bào mỡ tiết ra nhằm đối phó với sự cất giữ chất mỡ. Khi béo lên, leptin sẽ tác động đến vùng dưới đồi
Tiêm vắc xin Covid-19: các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm
Nói chuyện với bác sĩ về việc dùng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, acetaminophen, aspirin hoặc thuốc kháng histamine, nếu gặp bất kỳ cơn đau và khó chịu nào sau khi chủng ngừa.
Định hướng chẩn đoán đau ngực cấp
Mục đích chủ yếu là để nhận diện hội chứng vành cấp và những nguyên nhân đe dọa mạng sống khác như bóc tách động mạch chủ và thuyên tắc phổi.
Tăng bạch cầu ái toan: phân tích triệu chứng
Bạch cầu ái toan phát triển từ tiền chất myeloid trong tủy xương thông qua hoạt động của ít nhất ba cytokine tạo máu. Interleukin-5 (IL-5) đặc hiệu cho quá trình biệt hóa bạch cầu ái toan.
Trầm cảm: phân tích để chẩn đoán và điều trị
Để được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, bệnh nhân phải trải qua năm triệu chứng trở lên và phải có tâm trạng chán nản và hoặc giảm hứng thú trong 2 tuần.
Chứng khát nước: phân tích triệu chứng
Chứng khát nhiều là một triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường (DM) và nổi bật ở bệnh nhân đái tháo nhạt (DI). Chứng khát nhiều có tỷ lệ hiện mắc là 3-39% ở những bệnh nhân tâm thần nội trú mãn tính.
Tiêu chảy tái phát (mãn tính): phân tích đặc điểm lâm sàng
Tiến hành khám xét đại trực tràng để loại trừ ung thư/bệnh lý ruột viêm nếu bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài kèm theo với bất kỳ dấu hiệu: chảy máu khi thăm khám trực tràng, khối sờ thấy vùng bụng/trực tràng, sụt cân, thiếu máu thiếu sắt.
Phân tích triệu chứng chán ăn để chẩn đoán và điều trị
Chán ăn là tình trạng chán ăn kéo dài, đây là một triệu chứng phổ biến của nhiều vấn đề y tế và cần được phân biệt với bệnh chán ăn tâm thần.
Ngứa da: phân tích triệu chứng
Nhiều bệnh ngoài da có biểu hiện ngứa cục bộ hoặc toàn thân, bao gồm viêm da tiếp xúc, viêm da dạng herpes, viêm da dị ứng, bệnh móng chân, pemphigoid bọng nước, nấm mycosis và bệnh vẩy nến.
Dị cảm và loạn cảm: phân tích triệu chứng
Dị cảm và rối loạn cảm giác là do rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh có thể xảy ra ở bất cứ đâu dọc theo con đường cảm giác giữa vỏ não và thụ thể cảm giác.
Khó nuốt miệng hầu: các nguyên nhân thường gặp
Tổn thương neuron vận động trên của dây thần kinh sọ IX-XII hai bên dẫn đến cơ lưỡi và hầu nhỏ, co rút và cử động chậm với giật cằm nhanh. Điều này có thể liên quan với rối loạn giọng nói và cảm xúc không ổn định.
Phết tế bào cổ tử cung bất thường: phân tích triệu chứng
Hầu hết bệnh nhân mắc chứng loạn sản cổ tử cung đều không có triệu chứng. Cũng có thể xuất hiện bằng chứng khi xem bên ngoài bao cao su, tiết dịch âm đạo hoặc thậm chí chảy máu âm đạo.
Nguy cơ té ngã: cách thực hiện đánh giá dáng đi
Sự an toàn và vững chắc chung; bất thường dáng đi một bên (đột quỵ, tổn thương thần kinh ngoại biên, bệnh khớp, đau); bước đi ngắn, lê chân (bệnh Parkinson, bệnh lý mạch máu não lan tỏa); dáng đi bước cao.
Biểu hiện toàn thân và đau trong thận tiết niệu
Đau là biểu hiện của căng tạng rỗng (niệu quản, ứ nước tiểu) hoặc căng bao cơ quan (viêm tuyến tiền liệt, viêm thận bể thận).
Mờ mắt: phân tích triệu chứng
Các nguyên nhân gây mờ mắt từ nhẹ đến có khả năng gây ra thảm họa, hầu hết các nguyên nhân liên quan đến hốc mắt, mặc dù một số nguyên nhân ngoài nhãn cầu phải được xem xét.