- Trang chủ
- Thông tin
- Chẩn đoán và điều trị theo y học hiện đại
- Định hướng chẩn đoán tiêu chảy
Định hướng chẩn đoán tiêu chảy
Tiêu chảy cấp dưới hai tuần thường do nhiễm trùng gây ra, đôi khi có liên quan đến việc sử dụng thuốc hoặc bệnh cảnh đầu tiên của bệnh lý ruột viêm, tiêu chảy mạn tính có thể là biểu hiện của bệnh lý ruột viêm, ung thư đại trực tràng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Tiêu chảy có thể định nghĩa khi đi ngoài ≥3 lần hoặc phân nước/ngày. Chẩn đoán phân biệt tùy thuộc vào diễn tiến của triệu chứng. Tiêu chảy cấp (<2 tuần) thường do nhiễm trùng gây ra, đôi khi có liên quan đến việc sử dụng thuốc hoặc bệnh cảnh đầu tiên của bệnh lý ruột viêm (IBD). Tiêu chảy mạn tính/tái diễn có thể là biểu hiện của bệnh lý ruột viêm, ung thư đại trực tràng nhưng phần lớn trường hợp được gây ra do hội chứng ruột kích thích (IBS).
Tiêu chảy nhiễm trùng
Tiêu chảy nhiễm trùng do các tác nhân lây truyền theo đường phân miệng, như virus, vi khuẩn, độc tố vi khuân hoặc kí sinh trùng. Phần lớn các trường hợp đều tự giới hạn và ít khi xác đị nh được bệnh sinh. Các virus và độc tố chủ yếu ảnh hưởng lên dạ dày và ruột non gây ra tiêu chảy phân nước, lượng lớn và thường có nôn trước đó; Trong tiêu chảy do các độc tố, v.d tụ cầu vàng, thời gian ủ bệnh thường ngắn <12h. Những tác nhân xâm nhập, v.d như các E.coli và lỵ, có thể gây tiêu chảy phân máu và thường có những cơn đau quặn bụng dữ dội và hội chứng lỵ.
Nhiễm Clostridium difficile (CDI) là một nguyên nhân quan trọng của tiêu chảy mắc phải bệnh viện, đặc biệt là sau liệu trình kháng sinh phổ rộng kéo dài; CDI thay đổi từ tiêu chảy mức độ nhẹ đến viêm đại tràng giả mạc gây đe dọa tính mạng. Tiêu chảy kéo dài >10 ngày ít có khả năng do nhiễm trùng hơn, nhưng cần cân nhắc đến nhiễm các kí sinh trùng (như giardia, amip) hoặc nhiễm Cryptosporidium, ở những người suy giảm miễn dịch hoặc đã đi du lịch vùng nhiệt đới gần đây.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
IBS là nguyên nhân thường gặp nhất gây tiêu chảy mạn tính. Thói quen đi ngoài bị thay đổi giữa táo bón và tiêu chảy và việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào những đặc điểm lâm sàng điểm hình (Hộp 9.1) ở những trường hợp không có bệnh lý thực thể rõ ràng. Các triệu chứng này có xu hướng xen kẽ quãng thời gian hồi phục và tái phát, thường khởi phát bởi các căng thẳng về tâm lý.
Thuốc
Có nhiều thuốc có thể gây ra tiêu chảy.
Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng có thể biểu hiện với tiêu chảy, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở đại tràng trái hoặc phần cuối đại tràng.
Những đặc điểm gợi ý bao gồm sụt cân, đại tiện phân máu, khối sờ được hoặc có tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Nhưng nếu như không có các triệu chứng trên thì cũng không loại trừ được. Chẩn đoán cần được xem xét khi bệnh nhân >45 tuổi có biểu hiện tiêu chảy mới khởi phát và kéo dài dai dẳng, và chẩn đoán thường được xác định bằng nội soi đại tràng sinh thiết.
Bệnh lý ruột viêm
Viêm đại tràng dạng loét (UC) được dùng để chỉ các trường hợp tổn thương giới hạn ở đại tràng và biểu hiện điển hình với tiêu chả y phân máu và đau quặn bụng dưới ± mót rặn, đại tiện nhầy, sốt và toàn trạng thay đổi. Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa và có thể biểu hiện những triệu chứng của đại tràng như là bệnh lý UC, hoặc những triệu chứng ruột non, v.d tiêu chảy không có máu, phân nước kèm theo đau bụng và sụt cân. Cả hai bệnh lý này đều liên quan đến các đặc điểm khác ngoài đường tiêu hóa.
Các rối loạn hấp thu
Kém hấp thu chất béo có thể gây ra đại tiện nhiều lần, phân mỡ và nhạt màu kèm theo cảm giác ậm ạch và thường được mô tả phân khó dội sạch được (phân mỡ). Những đặc điểm khác của rối loạn hấp thu bao gồm đại tiện phân sống, sụt cân, ậm ạch và thiếu hụt dưỡng chất. Nguyên nhân nền thường gặp là bệnh lý ruột viêm, bệnh Crohn’s, bất dung nạp gluten, u lympho, tiêu chảy nhiệt đới, sau phẫu thuật cắt ruột non hoặc suy tụy.
Các nguyên nhân khác
Viêm túi thừa, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ (ischaemic colitis).
Cường giáp, bệnh lý thần kinh tự động.
U carcinoid, utiết gastrin, u VIP.
Táo bón nặng gây quá tải dịch chứa.
Bài viết cùng chuyên mục
Đau ngực cấp: đặc điểm đau ngực do tim và các nguyên nhân khác
Mục đích chủ yếu là để nhận diện hội chứng vành cấp và những nguyên nhân đe dọa mạng sống khác như bóc tách động mạch chủ và thuyên tắc phổi. Phân tích ECG, xquang ngực và marker sinh học như troponin, D-dimer đóng vai trò quan trọng.
Đau một khớp: phân tích triệu chứng
Đau khớp một bên có nhiều nguyên nhân. Đau một khớp cấp tính thường gặp nhất là do chấn thương, nhiễm trùng, viêm xương khớp hoặc các tình trạng do tinh thể gây ra.
Điện tâm đồ trong nhồi máu cơ tim có ST chênh lên
ST chênh lên ở các chuyển đạo V2-V5 có thể là dấu hiệu bình thường của tái cực sớm lành tính (‘high take-off’) và, nếu không có điện tâm đồ trước đó có thể gây ra chẩn đoán nhầm.
Viêm miệng: phân tích triệu chứng
Viêm miệng đại diện cho một loại nhiễm trùng niêm mạc miệng, tình trạng viêm và các tổn thương miệng khác, có thể là bệnh ác tính nên các tổn thương dai dẳng.
Lú lẫn: mê sảng và mất trí
Chẩn đoán phân biệt mê sảng thường rộng và gặp trong bệnh nhân có não dễ bị tổn thương, bao gồm hầu hết các bệnh lý cơ thể cấp tính, sang chấn tinh thần hay các chấn thương do môi trường bên ngoài gây ra.
Shock: phân tích các đặc điểm triệu chứng lâm sàng
Một số bệnh nhân có thể duy trì huyết áp trong giới hạn bình thường mặc dù có rối loạn chức năng cơ quan, cân nhắc bệnh lý khu trú nếu chỉ có một cơ quan bị rối loạn, chẳng hạn thiểu niệu mà không có bằng chứng rõ ràng của rối loạn huyết động.
Ho: phân tích triệu chứng
Ho được kích hoạt thông qua kích hoạt cảm giác của các sợi hướng tâm trong dây thần kinh phế vị, phản xạ nội tạng này có thể được kiểm soát bởi các trung tâm vỏ não cao hơn.
Đau bụng kinh: phân tích triệu chứng
Đau bụng kinh có thể được định nghĩa là cơn đau quặn thắt tái phát trong hoặc ngay trước khi hành kinh. Đây là triệu chứng phụ khoa phổ biến nhất được ghi nhận bởi phụ nữ.
Váng đầu và xỉu: các nguyên nhân gây lên rối loạn
Phản xạ giãn mạch và chậm nhịp tim xảy ra khi đáp ứng với một tác nhân như cảm xúc mạnh, các chất kích thích độc hại. Ví dụ, bệnh nhân giãn tĩnh mạch. Có tiền triệu nôn, vã mồ hôi, nhìn mờ/ mất nhìn ngoại biên.
Chẩn đoán bệnh lý: tổng hợp các bước của quá trình
Phương pháp chính xác để đạt được chẩn đoán có thể sẽ có phần khó hiểu cho những người mới bắt đầu thực hành lâm sàng. Những người chẩn đoán giỏi lúc nào cũng sử dụng một vài kỹ năng bổ trợ mà đã thu lượm được qua hàng năm hoặc hàng chục năm kinh nghiệm.
Mất ý thức thoáng qua: ngất và co giật
Chẩn đoán mất ý thức thoáng qua thường dựa vào sự tái diễn, và sự phân tầng nguy cơ là điều thiết yếu để xác định những người cần phải nhập viện, và những người được lượng giá an toàn như bệnh nhân ngoại trú.
Sốt: tầm soát nhiễm trùng bằng cận lâm sàng
Sự phối hợp lâm sàng với phân tích cận lâm sàng có thể phát hiện được các nguyên nhân không nhiễm trùng của sốt. Các bước tầm soát đầy đủ có thể là không cần thiết ở tất cả bệnh nhân, đặc biệt là với những bệnh nhân đã có tiêu điểm nhiễm trùng rõ ràng.
Khó thở mãn tính: đánh giá triệu chứng của các bệnh lý thực thể
Tìm kiếm bằng chứng khách quan của phục hồi hoặc biến đổi đường thở để khẳng định chấn đoán: Thực hiện bởi phế dung kế sau đó yêu cầu bệnh nhân ghi lại nhật ký lưu lượng thở đỉnh. Xem xét đánh giá chuyên khoa nếu như chẩn đoán không chắc chắn.
Phosphatase kiềm tăng cao: phân tích triệu chứng
ALP huyết thanh chỉ nên được chỉ định nếu nghi ngờ có bệnh về xương hoặc gan. Kết quả ALP nên được so sánh với phạm vi bình thường phù hợp trên cơ sở tuổi tác và tiền sử lâm sàng.
Mê sảng: phân tích để chẩn đoán và điều trị
Cơ chế sinh học thần kinh của mê sảng chưa được hiểu rõ, nhưng một giả thuyết bao gồm mối quan hệ với hoạt động giảm acetycholine.
Phân tích triệu chứng phù nề để chẩn đoán và điều trị
Phù là do sự bất thường trong trao đổi dịch ảnh hưởng đến huyết động mao mạch, trao đổi natri và nước ở thận, hoặc cả hai, phù nề là một triệu chứng phổ biến trong nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.
Đau bụng cấp: triệu chứng kèm các dấu hiệu cảnh báo
Xét nghiệm bổ sung thường được yêu cầu ở bệnh nhân > 45 tuổi có triệu chứng mới khởi phát, sụt cân, suy sụp hoặc xét nghiệm sàng lọc bất thường.
Suy giáp: phân tích triệu chứng
Nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp nguyên phát là viêm tuyến giáp tự miễn, hoặc bệnh Hashimoto, là kết quả của sự phá hủy dần dần tuyến giáp bởi các tế bào T.
Định hướng chẩn đoán đau bụng mạn tính
Đau bụng mạn tính rất phổ biến, hầu hết bệnh nhân trẻ sẽ có rối loạn chức năng, bệnh nhân lớn tuổi với đau bụng mới, dai dẳng, ưu tiên là loại trừ bệnh lý ác tính.
Cường giáp/Nhiễm độc giáp: phân tích triệu chứng
Trong cường giáp nặng, lo lắng, khả năng cảm xúc, suy nhược, không dung nạp nhiệt, giảm cân và tăng tiết mồ hôi là phổ biến.
Đau bìu: phân tích triệu chứng
Hầu hết các nguyên nhân phổ biến của đau bìu là do các tình trạng lành tính như viêm mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tràn dịch tinh mạc, tinh trùng, viêm nút quanh động mạch và u nang mào tinh hoàn hoặc tinh hoàn.
Nhìn đôi: phân tích triệu chứng
Nhìn đôi xảy ra khi cảnh trước mắt dưới dạng hai hình ảnh khác nhau, quá trình lập bản đồ bình thường không thể xảy ra và bộ não cảm nhận được hai hình ảnh chồng lên nhau.
Tiết dịch niệu đạo: phân tích triệu chứng
Tiết dịch niệu đạo có thể nhiều hoặc ít, trong, hơi vàng hoặc trắng, có mủ, mủ nhầy hoặc huyết thanh, nâu, xanh lá cây hoặc có máu, mủ chảy nước hoặc mủ đặc.
Phù chân: đánh giá suy thận và chức năng thận
Xác định và điều trị những nguyên nhân, theo dõi chức năng thận và thảo luận với đội chuyên khoa thận nếu như có bất kỳ sự tụt giảm mức lọc cầu thận thêm nữa.
Lú lẫn mê sảng: đánh giá khi có tổn thương
Khi không chỉ định chụp hình ảnh não, có thể duy trì các biện pháp điều trị trong vài ngày. CT sọ não có thể được chỉ định để loại trừ xuất huyết dưới nhện và những bất thường cấu trúc khác nếu bệnh nhân thất bại điểu trị hoặc nặng hơn.