- Trang chủ
- Thông tin
- Chẩn đoán và điều trị theo y học hiện đại
- Định hướng chẩn đoán chảy máu trực tràng
Định hướng chẩn đoán chảy máu trực tràng
Phần lớn bệnh nhân xuất huyết đường tiêu hóa dưới là lành tính, bệnh nhân xuất huyết trực tràng cấp tính, đánh giá mức độ xuất huyết và tiến hành đầy đủ các bước cấp cứu trước khi chẩn đoán chính xác.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại tiện ra phân màu đen, thường là biểu hiện của một tình trạng chảy máu cấp tính của đường tiêu hóa trên, tuy nhiên thỉnh thoảng cũng do nguyên nhân chảy máu ở ruột non hoặc đại tràng phải. Haematochezia nghĩa là đại tiện ra phân màu đỏ tươi hoặc phân nâu từ trực tràng; đây thường là biểu hiện của chảy máu ở đường tiêu hóa dưới tuy nhiên 15% trường hợp là do một tình trạng chảy máu ồ ạt ở đường tiêu hóa trên.
Phần lớn bệnh nhân xuất huyết do các nguyên nhân lành tính. Ở bệnh nhân xuất huyết trực tràng cấp tính, đánh giá mức độ xuất huyết và tiến hành đầy đủ các bước cấp cứu trước khi chẩn đoán chính xác. Những nguyên nhân quan trọng sẽ được đưa ra dưới đây:
Các bệnh lý lành tính ở hậu môn
Đây là những nguyên nhân thường gặp ở mọi lứa tuổi của bệnh nhân xuất huyết trực tràng. Các bệnh lý này điển hình bởi chảy máu nhỏ giọt màu đỏ tươi từng lúc trong hoặc sau khi đi đại tiện, mặc dù trĩ có thể gây nên tình trạng chảy máu nhiều và nặng. Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị trĩ thường là cảm thấy khó chịu, đau hậu môn hoặc đại tiện phân nhầy máu. Nếu đau nặng khi đại tiện thường là gợi ý của nứt kẽ hậu môn. Chẩn đoán bằng thăm trực tràng và nội soi đại tràng, tuy nhiên cần lưu ý 1 ổ chảy máu ở trên xảy ra đồng thời.
Bệnh lý ở túi thừa
Bệnh lý ở túi thừa là nguyên nhân thường gặp nhất của xuất huyết trực tràng cấp nặng. Xuất huyết xảy ra là do các mạch máu ở cổ túi thừa bị ăn mòn; nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng thường tự cầm trong 75% trường hợp.
Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là ung thư thường gặp ở cả nam và nữ. Sụt cân gần đây, thay đổi thói quen đại tiện hoặc đau vùng bụng dưới có thể là triệu chứng tuy nhiên diễn tiến bệnh thường âm thầm với rất ít biểu hiện lâm sàng. Polyp cũng là nguyên nhân có thể gây ra xuất huyết trực tràng. Chẩn đoán thường dựa vào nội soi đại tràng.
Bệnh lý ruột viêm
Viêm đại trực tràng chảy máu hoặc bệnh Crohn có thể là nguyên nhân gây xuất huyết trực tràng.
Đại tiện phân máu nhìn thấy được ± phân nhầy và mót rặn có thể xảy ra trong viêm trực tràng.
Viêm đại tràng gây ỉa chảy phân máu với đau quặn vùng bụng dưới từng cơn và thường gây rối loạn hệ thống cơ thể. Nội soi và sinh thiết đại tràng có thể giúp xác định chẩn đoán, các marker chẩn đoán viêm cung cấp những thông tin hữu ích về tiến triển của bệnh.
Khiếm khuyết ở động tĩnh mạch
Đây là một nguyên nhân quan trọng của xuất huyết tiêu hóa dưới nặng, đặc biệt ở người lớn tuổi. Đặc điểm điển hình trên nội soi có thể xuất hiện tuy nhiên chẩn đoán bệnh cảnh này là một thách thức và chảy máu thường xuyên bị tái phát.
Những nguyên nhân khác
Tình trạng chảy máu nặng ồ ạt ở đường tiêu hóa trên có thể gây ra đại tiện phân máu đỏ tươi.
Nhiễm trùng xâm nhập đường tiêu hóa có thể gây ra tiêu chảy phân máu, thường kèm theo rối loạn hệ thống cơ thể.
Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ (Ischaemic colitis), gây ra bởi tình trạng tắc nghẽn cấp tính ở động mạch mạc treo tràng dưới, có khuynh hướng xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi và có thể gây chảy máu nặng kèm đau bụng hạ vị.
Viêm đại trực tràng do nhiễm xạ nên được lưu ý ở bệnh nhân có tiền sử chiếu xạ ở khung chậu, ví dụ ung thư tiền liệt tuyến hoặc bệnh lý ác tính phụ khoa, thường xảy ra trong vòng 2 năm kể từ khi bắt đầu chiếu xạ.
Loét đại tràng là nguyên nhân ít phổ biến gây chảy máu, thường lên quan đến tiền sử sử dụng NSAIDs.
Bài viết cùng chuyên mục
Đột quỵ: phân tích triệu chứng
Đột quỵ được định nghĩa là tình trạng thiếu hụt thần kinh cấp tính kéo dài hơn 24 giờ. Các vấn đề kéo dài dưới 24 giờ được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua.
Tương quan bệnh học lâm sàng về dinh dưỡng
Có vô số sự thiếu hụt vitamin và nguyên tố vi lượng, và việc mô tả chúng nằm ngoài phạm vi, tuy nhiên, có một số điều đáng xem xét.
Thăm khám lâm sàng vùng bìu: những điểm cần chú ý
Ở những bệnh nhân có khối sưng viêm/đau hoặc đau vùng bìu cấp tính thì hay kiểm tra phản xạ da bìu, bình thường tinh hoàn bên phía đó sẽ được cơ bìu nâng lên.
Viêm họng: phân tích triệu chứng
Viêm họng bao gồm nhiều loại nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất ở những người có khả năng miễn dịch bình thường là viêm họng nhiễm trùng cấp tính, chủ yếu là do virus.
Khám lão khoa: điểm đặc biệt trong đánh giá người già yếu suy kiệt
Khi có thể, xem xét các yếu tố trong tiền sử bệnh nhân có tương tự với những thông tin của người chứng kiến, người chăm sóc, người thân, ghi chú của bệnh nhân hoặc các nhân viên y tế khác không.
Nhịp tim nhanh: phân tích triệu chứng
Triệu chứng nhịp tim nhanh gồm khó chịu ở ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng váng, tiền ngất, ngất và đánh trống ngực, cần tìm kiếm trong tiền sử bệnh lý.
Tiêu chảy tái phát (mãn tính): phân tích đặc điểm lâm sàng
Tiến hành khám xét đại trực tràng để loại trừ ung thư/bệnh lý ruột viêm nếu bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài kèm theo với bất kỳ dấu hiệu: chảy máu khi thăm khám trực tràng, khối sờ thấy vùng bụng/trực tràng, sụt cân, thiếu máu thiếu sắt.
U nang xương: phân tích đặc điểm
U nang xương xuất hiện nhiều hơn trên phim trơn vì chúng có xu hướng ăn mòn xương xung quanh và thường bị tách ra và chứa đầy máu.
Thăm khám bệnh nhân suy dinh dưỡng
Trên cơ sở bệnh sử và kết quả khám sức khỏe, bệnh nhân được xếp theo 3 loại là dinh dưỡng tốt, suy dinh dưỡng trung bình hoặc nghi ngờ và suy dinh dưỡng nặng.
Tim to: phân tích triệu chứng
Tim to là do quá tải áp lực và phì đại cơ của một hoặc nhiều buồng tim, quá tải thể tích với sự giãn nở của các buồng tim hoặc bệnh cơ tim.
Đau bụng cấp: triệu chứng kèm các dấu hiệu cảnh báo
Xét nghiệm bổ sung thường được yêu cầu ở bệnh nhân > 45 tuổi có triệu chứng mới khởi phát, sụt cân, suy sụp hoặc xét nghiệm sàng lọc bất thường.
Phân tích triệu chứng chán ăn để chẩn đoán và điều trị
Chán ăn là tình trạng chán ăn kéo dài, đây là một triệu chứng phổ biến của nhiều vấn đề y tế và cần được phân biệt với bệnh chán ăn tâm thần.
Ngứa da: phân tích triệu chứng
Nhiều bệnh ngoài da có biểu hiện ngứa cục bộ hoặc toàn thân, bao gồm viêm da tiếp xúc, viêm da dạng herpes, viêm da dị ứng, bệnh móng chân, pemphigoid bọng nước, nấm mycosis và bệnh vẩy nến.
Chóng mặt và choáng váng: phân tích các đặc điểm lâm sàng
Muốn xỉu ở bệnh nhân miêu tả cảm giác váng đầu như thể là tôi sắp xỉu mất hoặc cảm giác tương tự cảm giác sau khi đứng dậy nhanh đột ngột. Nếu có bất kỳ cơn nào kèm theo tối sầm thì đánh giá thêm mất ý thức thoáng qua.
Chảy máu trực tràng: đánh giá tình trạng lâm sàng
Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa thấp ở bệnh nhân không có rối loạn huyết động tuy nhiên cần phải nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa cao nếu có các đặc điểm của shock giảm thể tích.
Tiêu chảy: đánh giá độ nặng và phân tích nguyên nhân
Giảm thể tích máu có thể dẫn đến tổn thương thận cấp trước thận, đặc biệt là nếu như kết hợp thêm thuốc hạ huyết áp hoặc các thuốc độc cho thận như lợi tiểu, ức chế men chuyển, NSAIDS.
Sưng khớp: đánh giá các triệu chứng và nguyên nhân
Ở bệnh nhân trẻ tuổi không có tiền sử chấn thương, đã loại trừ được viêm khớp nhiễm khuẩn, sự xuất hiện của bất cứ triệu chứng nào sau đây là dấu hiệu gợi ý cao của viêm khớp phản ứng.
Ngất: phân tích triệu chứng để chẩn đoán và điều trị
Ngất có thể được phân loại bằng cách sử dụng các hệ thống khác nhau từ các tình trạng ác tính và lành tính đến các tình trạng do tim và không do tim.
Gan to: phân tích triệu chứng
Gan trưởng thành bình thường có khoảng giữa xương đòn là 8–12 cm đối với nam và 6–10 cm đối với nữ, với hầu hết các nghiên cứu xác định gan to là khoảng gan lớn hơn 15 cm ở đường giữa đòn.
Khó thở cấp tính: các nguyên nhân quan trọng
Khó thở cấp được định nghĩa khi khó thở mới khởi phát hoặc trở nặng đột ngột trong 2 tuần trở lại. Khi có giảm oxy máu nghiêm trọng, tăng CO2 máu, thở dốc hoặc giảm điểm glasgow thì có thể báo hiệu những bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh nhân hen phế quản cấp: những đánh giá bổ sung khi thăm khám
Đặc điểm cần quan tâm, ví dụ hen gần tử vong trước đó, kém dung nạp điều trị. Nếu như những đặc điểm nặng vẫn tiếp tục, theo dõi ở môi trường chăm sóc tích cực với đánh giá lặp lại với các chỉ số SpO2, PEFR.
Khai thác tiền sử: hướng dẫn khám bệnh
Những thông tin chi tiết về tiền sử sử dụng thuốc thường được cung cấp tốt hơn bởi lưu trữ của bác sĩ gia đình và những ghi chú ca bệnh hơn là chỉ hỏi một cách đơn giản bệnh nhân, đặc biệt lưu tâm đến các kết quả xét nghiệm trước đây.
Chuẩn bị cho việc khám lâm sàng
Việc khám sức khỏe thường bắt đầu sau khi bệnh sử đã được khai thác. Nên có một hộp đựng di động được thiết kế để chứa tất cả các thiết bị cần thiết.
Vàng da: đánh giá bệnh cảnh lâm sàng
Vàng da xảy ra khi có sự rối loạn vận chuyển bilirubin qua tế bào gan có thể tắc nghẽn của ống dẫn mật do viêm hoặc phù nề. Điển hình là sự tăng không tỉ lệ giữa ALT và AST liên quan với ALP và GGT.
Sốt: đánh giá chuyên sâu ở bệnh nhân sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân
Nếu nguyên nhân gây sốt vẫn không rõ ràng, tiếp tục làm các xét nghiệm chuyên sâu với chụp bạch cầu gắn nhãn, xạ hình xương, siêu âm Doppler và/hoặc sinh thiết gan, và cân nhắc các chẩn đoán loại trừ, ví dụ bệnh Behget's, sốt địa Trung Hải, sốt giả tạo.