Đau thắt lưng: phân tích bệnh cảnh lâm sàng

2020-12-31 06:03 PM

Cân nhắc đi lặc cách hồi thần kinh nếu đau thắt lưng kèm theo khó chịu ở cẳng chân và đùi hai bên ví dụ: cảm giác bỏng, đè ép, tê rần; tăng lên khi đi hoặc đứng và giảm nhanh khi ngồi, nằm xuống hoặc cúi người tới trước.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh thần kinh chi dưới hai bên, rối loạn cơ tròn hoặc giảm cảm giác quanh hậu môn?

Đặc biệt hỏi về:

Thay đổi tần suất đi tiểu.

Bất kỳ khó khăn mới xuất hiện nào khi bắt đầu và kết thúc đi tiểu.

Thay đổi cảm giác giấy vệ sinh khi lau sau khi đi vệ sinh.

Tiểu tiện/ đại tiện không tự chủ.

Nếu có bất kỳ nghi ngờ rối loạn chức năng ruột/bàng quang, thực hiện thăm khám trực tràng để đánh giá trương lực cơ hậu môn và đo thể tích bàng quang ngay lập tức sau khi đi tiểu bằng siêu âm tại giường hoặc đặt cathater; > 200mL gợi ý tồn dư nước tiểu.

Cũng hỏi về yếu chi hoặc cảm giác bất thường, ví dụ như: tê rần, kiến bò ở chi dưới; khám cẳng chân cẩn thận đánh giá giảm sức cơ, giảm phản xạ, rối loạn cảm giác và kiểm tra cảm giác quanh hậu môn.

Chụp MRI cột sống ngay để loại trừ hội chứng chùm đuôi ngựa ở bất kỳ bệnh nhân đau thắt lưng (đặc điểm không hồi phục) kèm theo với:

Tiểu tiện/ đại tiện không tự chủ..

Tồn dư nước tiểu (đặc biệt nước tiểu còn tồn dư sau khi đi tiểu hoặc tăng thể tích bàng quang không mong muốn).

Thay đổi cảm giác quanh hậu môn/ ịtrương lực cơ hậu môn.

Dấu chứng/ triệu chứng thần kinh chi dưới hai bên.

Đề nghị cấp cứu chấn thương chỉnh hình/phẩu thuật thần kinh hội chẩn nếu MRI xác định có chèn ép chùm đuôi ngựa.

Sốt, tăng chất chỉ điểm viêm hoặc lâm sàng nghi ngờ cao nhiễm trùng

Kiểm tra WBC, CRP và ESR và thực hiện X quang cột sống nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng cột sống, đau cột sống khu trú hoặc tiền sử vã mồ hôi về đêm, run hoặc các triệu chứng rối loạn khác liên quan. Tiến hành cấy máu ba lần và chụp MRI khẩn cấp nếu có bất kỳ đặc điểm sau:

Sốt (> 37.9°C).

Tăng WBC/CRP/ESR.

Lâm sàng nghi ngờ cao ở bệnh nhân lưu catheter mạch máu, lạm dụng thuốc qua đường tĩnh mạch, suy giảm miễn dịch.

Đặc điểm X quang gợi ý viêm xương tủy xương.

Đau khởi phát đột ngột + đã biết/nghi ngờ loãng xương?

Chụp X quang để tìm kiếm gãy cột sống thắt lưng do đè ép nếu bệnh nhân mới khởi phát hoặc khởi phát đột ngột đau lưng và đã biết/nghi ngờ loãng xương. Nghi ngờ loãng xương nếu:

Liệu pháp Corticoid kéo dài.

Trên 65 tuổi với giảm cân, gù hoặc gãy xương chậu/ xương quay trước đó.

Tìm kiếm các nguyên nhân khác nếu X quang không phát hiện gãy xương hoặc không liên quan đến mức độ đau. Cân nhắc tìm hiểu thêm nếu có bất kỳ dấu hiệu cờ đỏ nào, ngoài dấu hiệu tuổi.

Dấu hiệu cờ đỏ đối với ung thư?

Phát hiện di căn cột sống như: xạ hình xương nếu bệnh nhân có tiền sử trước đây hoặc đang có ung thư phổi/vú/tiền liệt tuyến/ thận/tuyến giáp. Khám vú và sàng lọc u tủy xương, định lượng PSA (nam), Ca2+ và ALP, và cân nhắc chụp MRI cột sống ở bất kỳ bệnh nhân có dấu hiệu cờ đỏ.

Các đặc điểm viêm?

Kiểm tra ESR/CRP và tiến hành chụp X quang cột sống nếu khởi phát từ từ đau thắt lưng và cứng khớp.

Chuyển đến khoa cơ xương khớp để đánh giá thêm đau lưng do viêm nếu có đặc điểm X-quang của viêm đốt sống như khối các thân đốt sống/viêm khớp cùng chậu hoặc có >1 đặc điểm sau:

Cứng khớp buổi sáng > 30 phút.

Cải thiện triệu chứng sau khi hoạt động và không giảm khi nghỉ ngơi.

Đau lưng về đêm và tăng lên lúc nửa đêm.

Đau lan xuống mông.

Giới hạn vận động cột sống lưng.

Yếu khớp cùng chậu.

Tăng ESR/CRP không giải thích được.

Đau rễ?

Đau gọi là đau rễ nếu đau lan xuống chi dưới với bất kỳ:

Sự phân bố khúc bì.

Bằng chứng bệnh lý rễ.

Test căng thần kinh tọa hoặc đùi dương tính.

Nghi ngờ thoát vị đĩa đệm khi khởi phát đau rễ cấp, đặc biệt nếu test căng thần kinh(+). Khi không có dấu hiệu cờ đỏ hoặc các đặc điểm liên quan, đánh giá lại sau 6 -12 tuần điều trị giảm đau và vật lý trị liệu.

Nghi ngờ hẹp ống sống thắt lưng nếu bệnh nhân > 50 tuổi với các triệu chứng diễn tiến chậm và hoặc dấu đi lặc cách hồi thần kinh.

Cân nhắc tham khảo thêm nếu:

Đau dai dẳng.

Bằng chứng có >1 rễ thần kinh tổn thương.

Mất phần lớn khả năng hoạt động.

Nghi ngờ hẹp ống sống.

Đi lặc cách hồi thần kinh?

Cân nhắc đi lặc cách hồi thần kinh nếu đau thắt lưng kèm theo khó chịu ở cẳng chân và đùi hai bên ví dụ: cảm giác bỏng, đè ép, tê rần; tăng lên khi đi hoặc đứng và giảm nhanh khi ngồi, nằm xuống hoặc cúi người tới trước.

Đánh giá đầu tiên đối với đi lặc cách hồi mạch máu nếu bệnh nhân có tiền sử xơ vữa, >1 yếu tố nguy cơ mạch máu ví dụ: đái tháo đường, thuốc, tăng huyết áp, tăng cholesterol hoặc dấu chứng bệnh động mạch ngoại biên như mạch yếu, tiếng thổi ở đùi, thay đổi dinh dưỡng da. Kiểm tra chỉ số huyết áp cánh tay- cổ chân (ABPI) và yêu cầu ý kiến của chuyên gia mạch máu nếu <1.0.

Nếu vẫn còn nghi ngờ đi lặc cách hồi thần kinh, cân nhắc chụp MRI cột sống để xác định có hẹp ống sống, đặc biệt nếu các triệu chứng gây mất khả năng hoạt động.

Khả năng đau lưng cơ năng. Cân nhắc chụp MRI nếu các triệu chứng dai dẳng/ tiến triển

Chuyển đến khoa chấn thương chỉnh hình nếu có rối loạn chức năng thần kinh hoặc bất thường cột sống. Nếu không có các đặc điểm thần kinh, cấu trúc, nhiễm trùng, dấu hiệu cờ đỏ hoặc đặc điểm rễ thần kinh thì làm bệnh nhân yên tâm và điều trị giảm đau. Khuyến cáo nếu bệnh nhân ổn định thì đánh giá lại sau 6-12 tuần. Nếu đau dai dẳng, tìm đặc điểm của trầm cảm và tìm hiểu thêm các yếu tố tâm lý xã hội khác. Hình ảnh cột sống không giúp ích gì nhưng cần hội chẩn chuyên khoa nếu các triệu chứng dai dẳng/tiến triển bất lợi.

Bài viết cùng chuyên mục

Mất thị lực: phân tích triệu chứng

Mất thị lực có thể đột ngột hoặc dần dần, một mắt hoặc hai mắt, một phần hoặc toàn bộ và có thể là một triệu chứng đơn độc hoặc một phần của hội chứng phức tạp.

Sốt: mở rộng tầm soát nhiễm trùng ở từng nhóm bệnh nhân

Nếu sốt đi kèm tiêu chảy, cách ly bệnh nhân, chú ý tiền sử đi du lịch gần đây và tiến hành lấy mẫu phân xét nghiệm. Nhanh chóng hội chẩn với khoa vi sinh và truyền nhiễm nếu có nghi ngờ bệnh tả, ví dụ ở người làm việc ở khu vực có nguy cơ cao.

Đồng tử không đều: phân tích triệu chứng

Ở hầu hết các bệnh nhân, đồng tử không đều được phát hiện tình cờ; các triệu chứng là tương đối hiếm gặp, cần hỏi về các triệu chứng ở mắt như đau, đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.

Định hướng chẩn đoán tiêu chảy

Tiêu chảy cấp dưới hai tuần thường do nhiễm trùng gây ra, đôi khi có liên quan đến việc sử dụng thuốc hoặc bệnh cảnh đầu tiên của bệnh lý ruột viêm, tiêu chảy mạn tính có thể là biểu hiện của bệnh lý ruột viêm, ung thư đại trực tràng.

Phòng chống lạm dụng rượu và ma túy bất hợp pháp

Phòng chống lạm dụng rượu và ma túy bất hợp pháp! Tỷ lệ lạm dụng có vẻ cao hơn ở nam giới, người da trắng, thanh niên chưa lập gia đình và cá nhân...

Mất ý thức thoáng qua: đánh giá các vấn đề tuần hoàn hô hấp

Bằng chứng trên điện tâm đồ của thiếu máu cơ tim cấp gợi ý rối loạn nhịp thứ phát do thiếu máu; ví dụ nhịp nhanh thất, ngất liên quan đến thiếu máu cơ tim. Thảo luận ngay với bác sĩ tim mạch nếu bất kỳ đặc điểm nào ở trên hiện diện.

Phù gai thị: phân tích triệu chứng

Phù gai thị thực sự luôn đi kèm với tăng áp lực nội sọ, chẩn đoán phân biệt đối với phù gai thị gồm chấn thương, khối u nội sọ, hẹp cống não, giả u não (tăng áp lực nội sọ vô căn.

Đi tiểu ra máu: đánh giá các triệu chứng lâm sàng

Tiểu máu vi thể đơn độc thường phổ biến và do bệnh lý lành tính như hội chứng màng đáy cầu thận mỏng. Cần đảm bảo rằng các nguyên nhân ở trên đã được loại trừ; làm cho bệnh nhân yên tâm rằng xét nghiệm thêm là không cần thiết.

Định hướng chẩn đoán đau ngực từng cơn

Đau ngực từng cơn có thể là cơn đau thắt ngực do tim, cũng có thể do các rối loạn dạ dày thực quản, những rối loạn của cơ xương, cơn hen phế quản hoặc lo lắng.

Phân tích triệu chứng chán ăn để chẩn đoán và điều trị

Chán ăn là tình trạng chán ăn kéo dài, đây là một triệu chứng phổ biến của nhiều vấn đề y tế và cần được phân biệt với bệnh chán ăn tâm thần.

Thăm khám lâm sàng vùng bìu: những điểm cần chú ý

Ở những bệnh nhân có khối sưng viêm/đau hoặc đau vùng bìu cấp tính thì hay kiểm tra phản xạ da bìu, bình thường tinh hoàn bên phía đó sẽ được cơ bìu nâng lên.

Suy tim sung huyết: phân tích triệu chứng

Nguyên nhân của suy tim khác nhau tùy thuộc vào chức năng thất trái (phân suất tống máu thất trái giảm hoặc bảo tồn), bên trái hoặc bên phải, hoặc cấp tính hoặc mãn tính.

Sưng bìu: phân tích các bệnh cảnh lâm sàng

Phần lớn các nguyên nhân gây sưng bìu đều lành tính, nhưng các khối u tế bào mầm có thể là nguyên nhân hàng đầu của bệnh lý ác tính gặp ở người trẻ.

Tiêu chảy tái phát (mãn tính): phân tích đặc điểm lâm sàng

Tiến hành khám xét đại trực tràng để loại trừ ung thư/bệnh lý ruột viêm nếu bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài kèm theo với bất kỳ dấu hiệu: chảy máu khi thăm khám trực tràng, khối sờ thấy vùng bụng/trực tràng, sụt cân, thiếu máu thiếu sắt.

Định hướng chẩn đoán mệt mỏi

Mệt mỏi là tình trạng kiệt quệ về thể chất và hoặc tinh thần, điều này rất phổ biến và không đặc hiệu, do vậy mà việc xác định tình trạng bệnh nền gặp nhiều khó khăn.

Khó nuốt miệng hầu: các nguyên nhân thường gặp

Tổn thương neuron vận động trên của dây thần kinh sọ IX-XII hai bên dẫn đến cơ lưỡi và hầu nhỏ, co rút và cử động chậm với giật cằm nhanh. Điều này có thể liên quan với rối loạn giọng nói và cảm xúc không ổn định.

Tăng huyết áp: phân tích triệu chứng

Không xác định được nguyên nhân được cho là mắc tăng huyết áp nguyên phát, có một cơ quan hoặc khiếm khuyết gen cho là tăng huyết áp thứ phát.

Đánh trống ngực: đánh giá dựa trên loại rối loạn nhịp tim

Đánh giá tần suất và cường độ của các triệu chứng và ảnh hưởng lên nghề nghiệp và lối sống. Xác minh hiệu quả và tác dụng phụ của những đợt điều trị trước.

Đau một khớp: phân tích triệu chứng

Đau khớp một bên có nhiều nguyên nhân. Đau một khớp cấp tính thường gặp nhất là do chấn thương, nhiễm trùng, viêm xương khớp hoặc các tình trạng do tinh thể gây ra.

Khó nuốt: đánh giá các triệu chứng lâm sàng

Nếu không có nguyên nhân nào được xác định trên nội soi tiêu hóa trên, hội chẩn với chuyên gia tiêu hóa để đánh giá bổ sung cho rối loạn vận động, như nuốt barium hoặc đo áp lực thực quản có thể cần thiết.

Khó nuốt thực quản (cấu trúc): các nguyên nhân thường gặp

Cả bệnh cấu trúc và rối loạn vận động đều có thể gây khó nuốt. Nguyên nhân cấu trúc thường gây khó nuốt với thức ăn rắn; rối loạn vận động có thể gây khó nuốt với cả thức ăn rắn và chất lỏng.

Thiếu máu: phân tích triệu chứng

Thiếu máu chỉ là một triệu chứng của bệnh chứ không phải bản thân bệnh. Bất cứ khi nào thiếu máu được tìm thấy, nguyên nhân phải được tìm kiếm.

Chứng khát nước: phân tích triệu chứng

Chứng khát nhiều là một triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường (DM) và nổi bật ở bệnh nhân đái tháo nhạt (DI). Chứng khát nhiều có tỷ lệ hiện mắc là 3-39% ở những bệnh nhân tâm thần nội trú mãn tính.

Các biểu hiện thường gặp trong bệnh nội tiết

Gen gây béo sản xuất ra leptin, một cytokin do các tế bào mỡ tiết ra nhằm đối phó với sự cất giữ chất mỡ. Khi béo lên, leptin sẽ tác động đến vùng dưới đồi

Biểu hiện toàn thân và đau trong thận tiết niệu

Đau là biểu hiện của căng tạng rỗng (niệu quản, ứ nước tiểu) hoặc căng bao cơ quan (viêm tuyến tiền liệt, viêm thận bể thận).