- Trang chủ
- Thông tin
- Chẩn đoán và điều trị theo y học hiện đại
- Đau bụng cấp: có thai và các bệnh có vị trí điểm đau đặc trưng
Đau bụng cấp: có thai và các bệnh có vị trí điểm đau đặc trưng
Yêu cầu thăm khám phụ khoa để đánh giá biến chứng liên quan đến có thai ở bất kì phụ nữa nào mà đã biết có thai trong tử cung và đau bụng dưới cấp, cần xem xét chẩn đoán khác bao gồm viêm ruột thừa cấp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đã biết có thai, thử thai dương tính hoặc xuất huyết âm đạo
Test thử thai tại giường ở bất kì phụ nữ nào chưa mãn kinh có đau bụng dưới. Nếu dương tính hoặc có xuất huyết âm đạo cần thăm khám phụ khoa ngay với siêu âm qua thành bụng ± âm đạo để loại trừ thai ngoài tử cung. Nếu test thử thai âm tính nhưng vẫn nghi ngờ có thai (như thời kì mà xét nghiệm chưa dương tính), xuất huyết âm đạo, gửi mẫu máu đi xét nghiệm định lượng beta hCG.
Yêu cầu thăm khám phụ khoa để đánh giá biến chứng liên quan đến có thai ở bất kì phụ nữa nào mà đã biết có thai trong tử cung và đau bụng dưới cấp, cần xem xét chẩn đoán khác bao gồm viêm ruột thừa cấp.
Đau nổi bật ở hố chậu phải
Hai đặc trưng lâm sàng hữu ích nhất của viêm ruột thừa cấp là:
Đau di chuyển từ quanh rốn về một phần tư bụng dưới bên phải.
Tăng cảm giác đau ở một phần tư bụng dưới bên phải hoặc dấu phúc mạc khu trú.
Trong trường hợp chưa cắt ruột thừa trước đây, thì có khả năng cao viêm ruột thừa cấp nếu biểu hiện cả 2 dấu hiệu trên, bên cạnh sốt nhẹ hoặc tăng bạch cầu hoặc tăng CRP. Trong những bối cảnh này, xét nghiệm hình ảnh không chắc giúp ích cho chẩn đoán và bệnh nhân nên chuyển ngay cho khoa ngoại.
Tăng bạch cầu và tăng CRP không đặc hiệu cho viêm ruột thừa, nhưng chẩn đoán không chắc chắn nếu cả hai chỉ số trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên vẫn bắt buộc xem xét phẫu thuật nếu các mặt khác điển hình, đặc biệt nếu triệu chứng khở phát < 12 giờ.
Tiếp tục nghi ngờ viêm ruột thừa cấp ở bất kì bệnh nhân nào có đau một phần tư bụng dưới bên phải. Yêu cầu xem xét phẫu thuật nhanh và xem xét chẩn đoán hình ảnh khẩn cấp để hỗ trợ chẩn đoán nếu đau kèm theo hoặc một trong hai biểu hiện trên hoặc tăng bạch cầu/ tăng CRP.
Siêu âm bụng có thể giúp xác nhận chẩn đoán nhanh chóng, hoặc nhận diện bệnh lý vùng chậu ở phụ nữ như nang buồng trứng/xoắn buồng trứng.
CT cho chẩn đoán chính xác hơn và có thể được xem xét ở bệnh nhân nam hoặc nếu chẩn đoán vẫn chưa chăc chắn sau khi siêu âm.
Đau, tăng cảm giác đau một phần tư bụng dưới bên trái + đáp ưng viêm
Loại trừ viêm túi thừa đại tràng sigmoid ở bất kì bệnh nhân nào có đau bụng cấp một phần tư bụng dưới bên trái và tăng cảm giác đau (± phản ứng thành bụng) với bằng chứng của viêm - đặc biệt nếu > 40 tuổi. Thậm chí trong trường hợp không có tăng cảm giác đau hoặc biểu hiện viêm, vẫn nghi ngờ nếu bệnh nhân lớn tuổi hoặc có bệnh lý túi thừa đã biết.
Cho CT khẩn để xác nhận chẩn đoán và xác nhận biến chứng như áp xe, hoặc để tìm kiếm nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng đó.
Nghi ngờ bệnh lý phụ khoa cấp tính
Nghi ngờ bệnh lý phụ khoa cấp tính ở bất kỳ phụ nữa nào ở tuổi sinh đẻ có đau bụng dưới hay vùng chậu cấp tính.
Cho siêu âm khẩn cấp nếu có bệnh sử đau bụng dưới hoặc vùng chậu dữ dội khởi phát đột ngột kèm bất kỳ biểu hiện nào:
Kèm buồn nôn và nôn.
Tăng cảm giác đau một bên.
Tăng cảm giác đau phần phụ hoặc khối phần phụ có thể sờ được.
Tuổi < 35.
Mục đích chính của siêu âm là để tìm kiếm bằng chứng của xoắn buồng trứng nhưng nó có thể chỉ ra một chẩn đoán khác như nang buồng trứng. Yêu cầu khám phụ khoa nếu nghi ngờ khả năng cao xoắn buồng trứng trên lâm sàng hoặc kết quả siêu âm không rõ ràng.
Nếu không có biểu hiện gợi ý xoắn buồng trứng, xem xét bệnh lý viêm cấp tính vùng chậu, Nghi ngờ chẩn đoán này nếu có đau bụng dưới hai bên và tăng cảm giác đau ± sốt kèm theo bất kỳ biểu hiện nào dưới đây:
Tiết dịch bất thường âm đạo hoặc cổ tử cung.
Tăng cản giác đau khi di động cổ tử cung lúc khám âm đạo bằng hai tay (kích thích tử cung).
Tăng cảm giác đau phần phụ tử cung khi khám âm đạo bằng hai tay.
Chẩn đoán thường là chẩn đoán loại trừ, trong bối cảnh cấp cứu, nên tìm kiếm ý kiến của bác sĩ phụ khoa, trong những trường hợp khó, cần nội soi ổ bụng chẩn đoán. Bất cứ lúc nào nghi ngờ chẩn đoán này cần dùng gạc lấy bệnh phẩm để xét nghiệm Chlamydia, lậu và điều trị tất cả các trường hợp dương tính.
Bạch cầu/ nitrit trong nước tiểu
Đau/tăng cảm giác đau trên mu là phổ biến ở nhiễm trùng đường tiểu, nhưng không có bạch cầu và nitrit trong nước tiểu khiến chẩn đoán không chắc chắn.
Viêm ruột thừa cấp có thể gây ra tiểu khó thường xuyên và cấp tính với xét nghiệm nước tiểu dương tính như tiểu máu, bạch cầu niệu nếu ruột thừa viêm nằm cạnh bàng quang hoặc niệu quản; luôn luôn xem xét khả năng này đặc biệt là ở nam (hiếm khi viêm bàng quang). Tuy nhiên, nếu không có những yếu tố đáng lo ngại, xét nghiệm bạch cầu và nitrit dương tính, đặc biệt là ở phụ nữ, sẽ gợi ý nhiễm trùng đường tiết niệu; lấy mẫu nước tiểu giữa dòng và bắt đầu điều trị theo kinh nghiệm.
Xem xét nguyên nhân khác ± theo dõi/ hội chẩn ngoai ngoại nếu lo ngại
Xem xét các biểu hiện không điển hình của viêm ruột thừa do sự đa dạng của vị trí của ruột thừa; ví dụ như, ruột thừa viêm trong khung chậu có thể chỉ tăng cảm giác đau khi thăm khám trực tràng. Chẩn đoán khác ở bệnh nhân có biểu hiện viêm bao gồm viêm hồi tràng và viêm hạch mạc treo. Nếu chẩn đoán không chắc chắc cần tìm kiếm ý kiến chính thức của nhà ngoại khoa.
Xem xét nhồi máu mạc treo ở bất kỳ bệnh nhân nào mà không khỏe hoặc toan lactic không giải thích được - đặc biệt nếu họ có bệnh lý mạch máu hoặc rung nhĩ đã biết trước.
Trường hợp sỏi thận gây tắc nghẽn, triệu chứng phổ biến nhất là đau thắt lưng, trường hợp tăc nghẽn niệu quản, có thể tăng cảm giác đau khu trú hơn ở một phần tư bụng dưới bên trái hoặc bên phải; đặc biệt nếu lan xuống bìu/ môi lớn hoặc liên quan với tiểu máu đại thể/ vi thể.
Chẩn đoán tắc nghẽn niệu quản cấp thường rõ ràng nhưng nên được loại trừ ở những bệnh nhân đau, tăng cảm giác đau bụng dưới còn mơ hồ.
Ở bệnh nhẫn nữ, xem xét khả năng có bệnh lý khác ở cổ tử cung như lạc nội mạc tử cung hoặc chứng đau giữa chu kì kinh (những đợt đau bụng dưới tái phát mà thường xảy ra ở giữa chu kì kinh), đặc biệt nếu có tiền sử những đợt tái phát tương tự giữa chu kì kinh.
Nhiều bệnh nhân khó để có một chẩn đoán chính xác, vì với đau bụng trên, các rối loạn chức năng là các nguyên nhân phổ biến.
Bài viết cùng chuyên mục
Chảy máu trực tràng: đánh giá tình trạng lâm sàng
Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa thấp ở bệnh nhân không có rối loạn huyết động tuy nhiên cần phải nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa cao nếu có các đặc điểm của shock giảm thể tích.
Lú lẫn: mê sảng và mất trí
Chẩn đoán phân biệt mê sảng thường rộng và gặp trong bệnh nhân có não dễ bị tổn thương, bao gồm hầu hết các bệnh lý cơ thể cấp tính, sang chấn tinh thần hay các chấn thương do môi trường bên ngoài gây ra.
Brain natriuretic peptide: phân tích triệu chứng
Brain natriuretic peptide cung cấp một cách để chẩn đoán và quản lý điều trị suy tim sung huyết và một loạt các bệnh khác có ảnh hưởng thứ phát đến tim.
Rong kinh: phân tích triệu chứng
Rong kinh được định nghĩa là lượng máu kinh nguyệt bị mất nhiều hơn 80 ml, xảy ra đều đặn hoặc kéo dài ≥7 ngày. việc đánh giá lượng máu mất có tiện ích hạn chế.
Đau bụng cấp: vàng da đáp ứng viêm và tính chất của đau quặn mật
Giả định nhiễm trùng đường mật ít nhất là lúc đầu, nếu bệnh nhân không khỏe với sốt cao ± rét run hoặc vàng da tắc mật; cho kháng sinh tĩnh mạch, và nếu siêu âm xác nhận giãn đường mật, chuyển phẫu thuật ngay lập tức để giảm áp lực đường mật.
Chiến lược sử dụng thuốc giảm đau
Nếu cơn đau không thể kiểm soát mà không có tác dụng phụ khó chịu của thuốc, các bác sĩ nên xem xét sử dụng liều thấp hơn của nhiều loại thuốc, được thực hiện thường cho đau thần kinh
Di chuyển khó khăn: các nguyên nhân gây té ngã
Các vấn đề di chuyển có thể tự thúc đẩy như là tình trạng giảm hoạt động dẫn đến mất chức năng và độ chắc của khối cơ. Cách tiếp cận có hệ thống một cách toàn diện là điều cần thiết.
Thăm khám chẩn đoán bệnh nhân nặng
Nếu hệ thống thần kinh trung ương hoạt động tốt, khả năng đáp ứng các câu hỏi một cách thích hợp, thì các chức năng quan trọng không chắc đã bị rối loạn đến mức cần phải can thiệp ngay lập tức.
Khàn tiếng: phân tích triệu chứng
Hầu hết các trường hợp khàn tiếng đều tự cải thiện, cần phải xem xét các nguyên nhân bệnh lý quan trọng, đặc biệt là trong những trường hợp kéo dài hơn một vài tuần.
Tiểu khó: phân tích triệu chứng
Chẩn đoán phổ biến nhất cho bệnh nhân mắc chứng khó tiểu là nhiễm trùng đường tiết niệu, mặc dù là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các triệu chứng khó tiểu, nhưng nhiều nguyên nhân khác cần được chẩn đoán chính xác.
Viêm mũi: phân tích triệu chứng
Viêm mũi dị ứng là kết quả của tình trạng viêm niêm mạc do dị ứng, viêm mũi không dị ứng không phụ thuộc vào immunoglobulin E (IgE) hoặc quá trình viêm chủ yếu.
Đánh trống ngực: đánh giá bệnh cảnh khi thăm khám
Nhiều bệnh nhân với đánh trống ngực mô tả nhịp tim mạnh và rõ hơn là nhanh, chậm hay bất thường. Điều này phản ánh tình trạng tăng thể tích tống máu như hở chủ, thiếu máu, dãn mạch, hoặc chỉ là chú ý đến nhịp tim.
Mục tiêu của việc thăm khám lâm sàng
Hiệu lực của một phát hiện vật lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố, kinh nghiệm lâm sàng và độ tin cậy của các kỹ thuật khám là quan trọng nhất.
Đau bụng kinh: phân tích triệu chứng
Đau bụng kinh có thể được định nghĩa là cơn đau quặn thắt tái phát trong hoặc ngay trước khi hành kinh. Đây là triệu chứng phụ khoa phổ biến nhất được ghi nhận bởi phụ nữ.
Nhiễm trùng đường hô hấp: những đánh giá bổ sung khi thăm khám
Ở những bệnh nhân khỏe mạnh trước đó mà không có dấu hiệu ngực khu trú hoặc bất thường trên XQ phổi, chẩn đoán nhiều khả năng là nhiễm trùng hô hấp không viêm phổi, ví dụ viêm phế quản cấp.
Tím tái: phân tích triệu chứng
Tím tái xuất hiện khi nồng độ hemoglobin khử trong các mô da vượt quá 4 g/dL, tím tái được phân loại là trung ương hoặc ngoại vi dựa trên sự bất thường cơ bản.
Sưng bìu: phân tích các bệnh cảnh lâm sàng
Phần lớn các nguyên nhân gây sưng bìu đều lành tính, nhưng các khối u tế bào mầm có thể là nguyên nhân hàng đầu của bệnh lý ác tính gặp ở người trẻ.
Viêm gan: phân tích triệu chứng
Viêm gan A phổ biến nhất đối với viêm gan cấp tính và viêm gan B và viêm gan C hầu hết dẫn đến nhiễm trùng mãn tính. Vi-rút viêm gan D có thể đồng nhiễm hoặc bội nhiễm. Viêm gan E ở các quốc gia kém phát triển.
Nôn ra máu: đánh giá tình trạng lâm sàng
Mọi bệnh nhân nôn ra máu có các dấu hiệu của shock hoặc có bằng chứng bệnh nhân vẫn đang chảy máu, nên tiến hành nội soi cấp cứu sau khi đã hồi sức đầy đủ cho bệnh nhân.
Điện tâm đồ trong viêm màng ngoài tim cấp
Không giống như nhồi máu cơ tim với ST chênh lên, ST chênh lên điển hình kéo dài trong vài ngày. Sóng T cao cùng với thay đổi ST, sau đó đảo ngược.
Mất ý thức thoáng qua: ngất và co giật
Chẩn đoán mất ý thức thoáng qua thường dựa vào sự tái diễn, và sự phân tầng nguy cơ là điều thiết yếu để xác định những người cần phải nhập viện, và những người được lượng giá an toàn như bệnh nhân ngoại trú.
Phòng chống loãng xương
Nguy cơ của loãng xương là gãy xương khoảng 5o phần trăm đối với phụ nữ và 30 phần trăm đối với nam giới, Loãng xương gãy xương có thể gây đau đáng kể và tàn tật
Dấu hiệu bệnh lý: các bước thăm khám và chỉ định xử trí
Nếu như có dấu hiệu suy hô hấp và tràn khí màng phổi áp lực, tiến hành chọc kim hút khí cấp cứu ngay. Nếu như ran rít khắp cả lan tỏa, kiểm tra dấu hiệu của shock phản vệ. Nếu có, xử trí theo mô tả; ngược lại tiến hành thở khí dung giãn phế quản.
Khó thở cấp ở những bệnh nhân bị COPD: những đánh giá bổ sung
Nếu như khò khè là chủ yếu và không có đặc điểm của nhiễm trùng, chẩn đoán có khả năng là đợt cấp COPD không do nhiễm trùng. Tìm kiếm yếu tố khởi phát, ví dụ chẹn beta, không dung nạp với khí dung/bầu hít, yếu tố khởi phát từ môi trường.
Định hướng chẩn đoán đau ngực từng cơn
Đau ngực từng cơn có thể là cơn đau thắt ngực do tim, cũng có thể do các rối loạn dạ dày thực quản, những rối loạn của cơ xương, cơn hen phế quản hoặc lo lắng.