Đánh trống ngực: nguyên nhân các loại rối loạn nhịp tim

2021-01-02 10:18 AM

Nguyên nhân gây nhịp nhanh, lo âu là nguyên nhân thường gặp nhất, với những bệnh nhân thường ghi nhận các đợt tim đập nhanh, đều, mạnh, bắt đầu và hồi phục trong vài phút.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đánh trống ngực (palpitation) là từ để diễn tả một nhận thức khó chịu về nhịp tim. Trong hầu hết các trường hợp, mấu chốt của chẩn đoán nằm ở việc ghi nhận nhịp tim khi có triệu chứng. xác định tần suất, cường độ và ảnh hưởng của triệu chứng là cần thiết để định hướng điều trị.

Tăng nhận thức nhịp tim bình thường

Tình trạng này khá phổ biến nhưng có thể gây ra lo âu ở những bệnh nhân căng thẳng tâm lý hoặc lo lắng đến sức khỏe như nỗi sợ bệnh tim xảy ra gần đây, người trong gia đình chết. Điều này được ghi nhận phổ biến nhất khi thức giấc hoặc khi ngồi nghỉ.

Nhịp nhanh xoang/ tăng thể tích tống máu

Nguyên nhân gây nhịp nhanh, lo âu là nguyên nhân thường gặp nhất, với những bệnh nhân thường ghi nhận các đợt tim đập nhanh, đều, mạnh, bắt đầu và hồi phục trong vài phút. Tăng thể tích tống máu do hở van động mạch chủ hoặc các thuốc dãn mạch có thể gây ra tim đập mạnh nhưng không nhanh.

Ngoại tâm thu

Ngoại tâm thu nhĩ và thất (ổ ngoại vị hoặc nhịp đến sớm) thường gặp ở những người khỏe mạnh nhưng cũng có thể cho biết có bệnh cấu trúc hoặc bệnh mạch vành. Nó không thường xuyên gây triệu chứng nhưng ở một số bệnh nhân, nó gây ra cảm giác hụt nhịp (do giảm thể tích tống máu của nhịp ngoại tâm thu), nhịp nảy và mạnh (do tăng thể tích tống máu ở nhịp xoang sau ngoại tâm thu), hoặc nếu thường xuyên hơn, là một nhịp tim bất thường.

Nhịp nhanh kịch phát trên thất

Thuật ngữ 'nhịp nhanh trên thất' thường được áp dụng cho nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất (AVNRT) và nhịp nhanh vào lại nhĩ thất (AVRT). Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất là do vòng vào lại nhĩ phải và nút nhĩ thất, thường ở tim có cấu trúc bình thường; Hội chứng Wolff-Parkinson- White (AVNT) được gây ra bởi vòng vào lại hình thành từ nút nhĩ thất và một đường dẫn truyền phụ - một dải mô dẫn truyền bất thường nối nhĩ và thất.

Cả hai đều gây ra các đợt nhịp nhanh đều (± choáng váng và hụt hơi) với khởi phát và kết thúc đột ngột. Điện tâm đồ biểu hiện nhịp nhanh đều 140-220/min có phức bộ QRS hẹp.

Ở 50% bệnh nhân với đường dẫn truyền phụ, điện tâm đồ trong nhịp xoang biểu hiện khoảng PR ngắn và nhòe nhánh lên của phức bộ QRS (sóng delta) do khử cực sớm mô thất bởi đường dẫn truyền phụ - kích thích sớm.

Phần lớn các trường hợp nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất và nhịp nhanh vào lại nhĩ thất có thể điều trị với đốt bằng sóng cao tần qua catheter.

Rối loạn nhịp nhĩ (nhịp nhanh nhĩ, cuồng nhĩ và rung nhĩ)

Nhịp nhanh nhĩ gây ra triệu chứng tương tự nhịp nhanh trên thất; Điện tâm đồ biểu hiện nhịp nhanh đều phức bộ hẹp, nhưng với sóng P bất thường.

Cuồng nhĩ được gây ra bởi vòng vào lại lớn trong nhĩ phải tạo ra tần số nhĩ khoảng 300/min. Nó thường phối hợp với block nhĩ thất, dẫn đến tần số thất khoảng 150/min (block 2:1) hoặc 100/min (block 3:1). Các triệu chứng tương tự như nhịp nhanh trên thất. Điện tâm đồ biểu hiện nhịp nhanh đều phức bộ hẹp với sóng cuồng nhĩ hình răng cưa. Block 2:1 có thể không rõ ràng, do vây, cần nghi ngờ cuồng nhĩ ở bết kì bệnh nhân nào có nhịp nhanh đều phức bộ hẹp với tần số tim khoảng 150/min.

Rung nhĩ là thường gặp. Nhĩ hoạt động hỗn loạn, đáp ứng thất nhanh và không đều. Bệnh nhân với rung nhĩ kịch phát có thể nhận thấy thấy nhịp tim không đều hoặc bất thường mà thường nhanh và có thể kèm theo hụt hơi, choáng váng hoặc giảm khả năng gắng sức. Điện tâm đồ biểu hiện nhịp nhanh phức bộ hẹp không đều, không có sóng P. Bệnh nhân với rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ có nguy cơ biến chứng thuyên tắc huyết khối cao, bao gồm đột quỵ.

Nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất (VT) là rối loạn nhịp nguy hiểm đe dọa tính mạng mà thường xuất hiện nhất ở bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc bệnh cơ tim nhưng cũng có thể xuất hiện ở tim có cấu trúc bình thường. Bệnh nhân cảm thấy đánh trống ngực nhanh, khởi phát đột ngột và thường kèm theo với tiền ngất (cảm giác cháng váng và gần ngất), ngất, hụt hơi hoặc đau ngực. ECG biểu hiện nhịp nhanh đều phức bộ rộng. Một biến thể khác là xoắn đỉnh, với đặc điểm của điện tâm đồ, có thể xuất hiện ở bệnh nhân với khoảng QT kéo dài.

Nhịp chậm như hội chứng nút xoang bệnh lý, block AV không liên tục

Nhịp tim chậm thường biểu hiện bởi choáng váng hoặc ngất nhưng bệnh nhân cũng có thể ghi nhận các đợt cách quãng mà nhịp tim chậm nhưng mạnh. Kèm theo biểu hiện trên điện tâm đồ bao gồm ngưng xoang, nhịp bộ nối và block nhĩ thất độ 2 hoặc 3 không liên tục (Hình 29.1, 29.2, tr. 261).

Nguyên nhân của nhịp nhanh xoang

Rối loạn lo lắng hoặc sợ hãi.

Lo lắng hoặc cảm xúc mạnh.

Thuốc: đồng vận beta2, kháng cholinergics, cocaine, amphetamines.

Thiếu máu.

Nhiễm đọc giáp.

Sốt.

Nhịp nhanh trên thất

Hình. Nhịp nhanh trên thất.

Tiền kích thích

Hình. Tiền kích thích: nhịp xoang trong hội chứng Wolff-Parkinson-White.

Cuồng nhĩ

Hình. Cuồng nhĩ với block AV 2:1.

Rung nhĩ với đáp ứng thất nhanh

Hình. Rung nhĩ với đáp ứng thất nhanh.

Nhịp nhanh thất

Hình. Nhịp nhanh thất.

Xoắn đỉnh

Hình. Xoắn đỉnh

Các nguyên nhân thường gặp của rung nhĩ

Bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Bệnh van tim (đặc biệt là hẹp hai lá).

Tăng huyết áp.

Bệnh cơ tim.

Hội chứng nút xoang bệnh lý.

Uống nhiều rượu.

Bệnh tim bẩm sinh.

Viêm màng ngoài tim co thắt.

Cường giáp.

Vô căn (Rung nhĩ đơn độc).

Bài viết cùng chuyên mục

Thiếu máu: phân tích triệu chứng

Thiếu máu chỉ là một triệu chứng của bệnh chứ không phải bản thân bệnh. Bất cứ khi nào thiếu máu được tìm thấy, nguyên nhân phải được tìm kiếm.

Đau đầu: đánh giá triệu chứng lâm sàng biểu hiện màng não

Nhận diện bệnh nhân viêm màng não do vi khuẩn là ưu tiên hàng đầu cho phép điều trị kháng sinh nhanh chóng để cứu sống bệnh nhân. Bệnh nhân có thể thiếu các biểu hiện kinh điển nhưng hầu hết các trường hợp sẽ có ít nhất một biểu hiện.

Hôn mê và rối loạn ý thức: đánh giá bằng thang điểm Glasgow

Những khuyết tật nhỏ như suy giảm trí nhớ, mất định hướng và sự hoạt động chậm của não, có thể không rõ ràng và khó nhận biết, đặc biệt nếu đồng tồn tại các vấn đề ngôn ngữ, nhìn và nói.

Khám bệnh: những triệu chứng không thể tìm ra tổn thương thực thể

Những bệnh nhân với bệnh lý mạn tính thì có nhiều khả năng biểu hiện những khía cạnh về tâm lý trong tình trạng của họ (đặc biệt là trầm cảm), và nó có thể ảnh hưởng lên hình thái lâm sàng.

Mất ý thức thoáng qua: phân tích bệnh cảnh lâm sàng

Trước khi cho bệnh nhân xuất viện, thông báo về các quy định luật lái xe và khuyên họ tránh các hoạt động nơi mà mất ý thức thoáng qua có thể gây nguy hiểm như bơi, vận hành máy móc nặng, đi xe đạp.

Loãng xương: phân tích triệu chứng

Sự mất cân bằng hoạt động của nguyên bào xương và nguyên bào xương có thể do một số tình trạng liên quan đến tuổi tác và bệnh tật gây ra, thường được phân loại là loãng xương nguyên phát và thứ phát.

Lú lẫn mê sảng do hạ natri máu: các bước đánh giá lâm sàng

Giảm nhanh Na+ huyết tương có thể dẫn đến phù não đe dọa tính mạng và yêu cầu phải điều chỉnh nhanh chóng. Ngược lại giảm từ từ Na+ cho phép các neuron thần kinh điều chỉnh thích nghi áp lực thẩm thấu.

Thăm khám lâm sàng vùng bìu: những điểm cần chú ý

Ở những bệnh nhân có khối sưng viêm/đau hoặc đau vùng bìu cấp tính thì hay kiểm tra phản xạ da bìu, bình thường tinh hoàn bên phía đó sẽ được cơ bìu nâng lên.

Giảm sút cân không chủ đích

Giảm cân không tự nguyện được coi là có ý nghĩa về mặt lâm sàng khi nó vượt quá 5 phần trăm hoặc hơn trọng lượng cơ thể bình thường trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng

Đánh trống ngực hồi hộp

Mặc dù bệnh nhân mô tả bằng vô số cách, hướng dẫn bệnh nhân mô tả cẩn thận về đánh trống ngực của họ có thể chỉ ra một cơ chế và thu hẹp chẩn đoán phân biệt.

Đau thắt ngực từng cơn: đánh giá triệu chứng đau ngực

Nhiều bệnh nhân không thể chẩn đoán chắc chắn. Đánh giá lại những bệnh nhân mà xét nghiệm không đi đến kết luận đau thắt ngực hoặc nguy cơ cao bệnh mạch vành nếu triệu chứng dai dẳng.

Chóng mặt choáng váng: triệu chứng nghiêm trọng tiền ngất

Xem xét các cơn váng đầu có xuất hiện trong khi bệnh nhân đang đứng và có yếu tố khởi phát rõ ràng không, ví dụ như xúc cảm mạnh, tiêm tĩnh mạch, đứng lâu và/hoặc kèm theo các triệu chứng phó giao cảm như nôn, vã mồ hôi, rối loạn thị giác.

Điện tâm đồ trong viêm màng ngoài tim cấp

Không giống như nhồi máu cơ tim với ST chênh lên, ST chênh lên điển hình kéo dài trong vài ngày. Sóng T cao cùng với thay đổi ST, sau đó đảo ngược.

Tương quan bệnh học lâm sàng về dinh dưỡng

Có vô số sự thiếu hụt vitamin và nguyên tố vi lượng, và việc mô tả chúng nằm ngoài phạm vi, tuy nhiên, có một số điều đáng xem xét.

Đau bắp chân: phân tích triệu chứng

Thông tin thích hợp bao gồm vị trí chính xác của cơn đau, cũng như chất lượng, mức độ nghiêm trọng, thời gian kéo dài và các yếu tố làm trầm trọng thêm hoặc giảm nhẹ.

Buồn nôn và ói mửa: phân tích triệu chứng để chẩn đoán và điều trị

Buồn nôn là triệu chứng gặp phải trong nhiều rối loạn cũng gây nôn, nôn là một phản ứng nhằm bảo vệ khỏi việc nuốt phải các chất có hại hoặc độc hại.

Phân tích tình trạng té ngã để chẩn đoán và điều trị

Hầu hết xét nghiệm máu đều có giá trị thấp và nên được thực hiện để xác nhận nghi ngờ, điện tâm đồ rất hữu ích ở người cao tuổi để loại trừ bệnh tim.

Mục tiêu của việc thăm khám lâm sàng

Hiệu lực của một phát hiện vật lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố, kinh nghiệm lâm sàng và độ tin cậy của các kỹ thuật khám là quan trọng nhất.

Phòng ngừa khi dùng thuốc ở người cao tuổi

Bệnh nhân, hoặc người chăm sóc, mang tất cả thuốc men, mỗi khi khám lại, có thể giúp các nhà cung cấp sức khỏe củng cố lý do cho sử dụng thuốc

Ngứa da: phân tích triệu chứng

Nhiều bệnh ngoài da có biểu hiện ngứa cục bộ hoặc toàn thân, bao gồm viêm da tiếp xúc, viêm da dạng herpes, viêm da dị ứng, bệnh móng chân, pemphigoid bọng nước, nấm mycosis và bệnh vẩy nến.

Tiết dịch niệu đạo: phân tích triệu chứng

Tiết dịch niệu đạo có thể nhiều hoặc ít, trong, hơi vàng hoặc trắng, có mủ, mủ nhầy hoặc huyết thanh, nâu, xanh lá cây hoặc có máu, mủ chảy nước hoặc mủ đặc.

Sốt không xác định được nguồn gốc (FUO)

Các thuật toán tiêu chuẩn cho sốt không xác định được nguồn gốc rất khó để suy luận cho bệnh nhân, Tuy nhiên, kết quả của lịch sử, khám lâm sàng, xét nghiệm thường quy

Đau ngực không điển hình: phân tích triệu chứng

Đau ngực không điển hình có thể bắt nguồn từ bất kỳ cơ quan nào trong lồng ngực, cũng như từ các nguồn ngoài lồng ngực, ví dụ viêm tuyến giáp hoặc rối loạn hoảng sợ.

Phòng chống loãng xương

Nguy cơ của loãng xương là gãy xương khoảng 5o phần trăm đối với phụ nữ và 30 phần trăm đối với nam giới, Loãng xương gãy xương có thể gây đau đáng kể và tàn tật

Thực hành kiểm soát nhiễm trùng khi chăm sóc sức khỏe

Tất cả các nhân viên y tế cần tuân thủ thường xuyên các hướng dẫn này bất cứ khi nào có khả năng tiếp xúc với các vật liệu có khả năng lây nhiễm như máu hoặc các chất dịch cơ thể khác.