- Trang chủ
- Sách y học
- Sách châm cứu học
- Thủ thuật bổ tả trong châm cứu
Thủ thuật bổ tả trong châm cứu
Bổ dùng thủ thuật Thiêu sơn hỏa có thể gây được cảm nóng ấm ở chỗ châm hoặc có khi cả toàn thân. Thủ thuật này phối hợp ba thủ thuật trên cùng làm.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Trong quá trình điều trị bệnh nhân, người thầy thuốc châm cứu, phải quan tâm đến thủ thuật bổ tả. Tùy theo trường hợp chọn lựa của thầy thuốc mà thủ thuật này sẽ được tiến hành đồng thời hoặc sau khi đã đạt được cảm giác “đắc khí”.
Chỉ định của phép bổ
Những bệnh mà Y học cổ truyền chẩn đoán là hư, thường là những bệnh mắc đã lâu.
Cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm.
Chỉ định của phép tả
Những bệnh mà Y học cổ truyền chẩn đoán là thực, thường là những bệnh mới mắc.
Cơ thể bệnh nhân còn khỏe, phản ứng với bệnh còn mạnh.
Những loại thủ thuật bổ và tả kinh điển
Có cách bổ tả dùng đơn thuần một thủ thuật, có cách bổ tả dùng phối hợp 2 đến 3 thủ thuật. Người xưa đã đề cập đến những thủ thuật sau đây:
Bổ tả theo hơi thở
Bổ: khi người bệnh thở ra thì châm kim vào, gây được cảm giác “đắc khí”, chờ lúc người bệnh hít vào thì rút kim ra. Như thế, khí được đầy đủ ở trong nên có tác dụng bổ hư.
Tả: khi người bệnh hít vào thì châm kim vào, gây được cảm giác “đắc khí”, chờ lúc người bệnh thở ra thì rút kim ra.
Bổ tả theo chiều mũi kim, thứ tự châm
Bổ: sau khi đạt cảm giác “đắc khí”, hướng mũi kim đi theo chiều vận hành của kinh mạch để dẫn khí, do đó có tác dụng bổ, (ví dụ: châm các kinh âm ở tay thì hướng mũi kim về phía ngón tay, châm các kinh dương ở tay thì mũi kim hướng về phía đầu); nếu châm nhiều huyệt trên một kinh thì châm các huyệt theo thứ tự thuận với chiều vận hành của kinh khí, (ví dụ: châm các kinh âm ở tay thì châm các huyệt ở ngực, cánh tay trước; huyệt ở bàn tay, ngón tay sau).
Tả: sau khi đạt cảm giác “đắc khí”, hướng mũi kim đi ngược chiều vận hành của kinh mạch để đón khí, chuyển khí, do đó có tác dụng của tả (ví dụ: châm các kinh âm ở chân thì hướng mũi kim về phía ngón chân, châm các kinh dương ở chân thì hướng mũi kim về phía đầu). Nếu châm nhiều huyệt trên một kinh thì châm các huyệt theo thứ tự nghịch với chiều vận hành của kinh khí (ví dụ: châm các kinh âm ở chân thì châm các huyệt ở ngực, bụng trước, các huyệt ở bàn chân, ngón chân sau; châm các kinh dương ở chân thì châm các huyệt ở ngón chân, bàn chân trước, các huyệt ởđầu, mặt sau).
Bổ tả theo kích thích từng bậc:
Bổ: châm nhanh vào dưới da (bộ thiên), gây “đắc khí”, vê kim theo một chiều 9 lần (số dương) rồi châm nhanh vào lớp cơ nông (bộ nhân) gây “đắc khí”, vê kim theo một chiều 9 lần; lại châm nhanh vào lớp cơ sâu (bộ địa) gây “đắc khí”, vê kim theo một chiều 9 lần; sau đó từ từ rút kim đến dưới da, dừng lại một lát, từ từ rút kim ra hẳn. Nếu bệnh tình cần thiết, có thể châm lại như trên lần thứ hai.
Tả: làm ngược lại với cách bổ. Trước tiên, từ từ châm thẳng vào lớp cơ sâu (bộ địa), gây “đắc khí”, vê kim theo một chiều 6 lần (số âm); rút kim nhanh lên lớp cơ nông (bộ nhân), gây “đắc khí”, vê kim theo một chiều 6 lần rồi lại rút kim nhanh lên dưới da (bộ thiên), gây “đắc khí”, vê kim theo một chiều 6 lần; sau đó dừng lại một lát rồi rút kim nhanh ra ngoài. Nếu bệnh tình cần thiết, có thể châm lại như trên lần thứ hai.
Bổ tả theo bịt và không bịt lỗ châm
Bổ: rút kim ra nhanh (Nội kinh) hoặc rút kim ra từ từ (Đại thành), day ấn để bịt ngay lỗ châm không cho khí thoát ra ngoài.
Tả: rút kim ra từ từ (Nội kinh) hoặc rút kim ra nhanh (Đại thành), không day bịt lỗ kim để cho khí tản ra ngoài.
Bảng tóm tắt các cách bổ tả:
Phương pháp |
Bổ |
Tả |
Hơi thở |
Thở ra, châm kim vào |
Hít vào, châm kim vào |
Chiều mũi kim |
Hướng mũi kim đi thuận chiều kinh mạch |
Hướng mũi kim đi ngược chiều kinh mạch |
Thứ tự châm |
Châm các huyệt theo thứ tự thuận chiều kinh mạch |
Châm các huyệt theo thứ tự ngược chiều kinh mạch |
Kích thích từng bậc |
Châm vào nhanh 3 bậc |
Châm vào nhanh 1 lần |
Bịt hay không bịt lỗ kim |
Rút kim chậm hay nhanh, day ấn bịt lỗ kim |
Rút kim nhanh hay chậm, không day bịt lỗ kim |
Phương pháp bổ tả hỗn hợp
Thiêu sơn hỏa, Thấu thiên lương:
Bổ: dùng thủ thuật Thiêu sơn hỏa có thể gây được cảm nóng ấm ở chỗ châm hoặc có khi cả toàn thân. Thủ thuật này phối hợp ba thủ thuật trên cùng làm, bảo người bệnh hít vào bằng mũi 1 lần, thở ra bằng miệng 5 lần. Khi người bệnh đang thở ra châm mau vào dưới da, gây “đắc khí”, vê kim theo một chiều 3 hoặc 9 lần (số dương); châm tiếp vào lớp cơ nông, gây “đắc khí”, vê kim theo một chiều 3 hoặc 9 lần; lại châm tiếp vàp lớp cơ sâu, gây “đắc khí”, vê kim theo một chiều 3 hoặc 9 lần. Sau khi tiến hành và kích thích 3 bậc, từ từ kéo kim lên dưới da, dừng lại một lát, đợi người bệnh hít vào thì rút hẳn kim và day bịt ngay lỗ kim (Châm cứu đại thành).
Tả: dùng thủ thuật Thấu thiên lương, có thể gây được cảm giác mát ở chỗ châm hoặc có khi cả toàn thân. Đây cũng là thủ thuật phối hợp ba thủ thuật đơn giản trên. Bảo người bệnh thở vào bằng miệng 1 lần, thở ra bằng mũi 5 lần. Khi người bệnh đang thở vào, châm từ từ vào lớp cơ sâu, gây “đắc khí”, vê kim theo một chiều 6 lần; rút nhanh lên lớp cơ nông, châm xuống từ từ rồi rút kim nhanh 3 lần; sau đó rút kim nhanh lên dưới da, dừng lại một lát, đợi khi người bệnh thở ra thì rút kim nhanh ra ngoài và không day bịt lỗ kim (Châm cứu đại thành).
Những loại thủ thuật bổ và tả thường dùng hiện nay
Trên cơ sở kinh nghiệm của người xưa, hiện nay các thủ thuật bổ tả thường dùng gồm:
Bổ tả theo hơi thở bệnh nhân.
Bổ tả theo cường độ kích thích kim.
Bổ tả theo thời gian lưu kim.
Bổ tả theo kỹ thuật lúc rút kim.
Bảng: Thủ thuật bổ tả thường dùng:
Phương pháp |
Bổ |
Tả |
Theo hơi thở |
Thở ra, châm kim vào Hít vào, rút kim ra |
Hít vào, châm kim vào Thở ra, rút kim ra |
Cường độ |
Châm “đắc khí”, để nguyên không vê kim |
Châm “đắc khí”, vê kim nhiều lần |
Thời gian |
Lưu kim lâu |
Lưu kim ngắn |
Rút kim |
Rút kim nhanh |
Rút kim từ từ |
Bịt lỗ châm |
Rút kim bịt ngay lỗ châm |
Rút kim không bịt lỗ châm |
Thầy thuốc châm cứu hiện nay có khi phối hợp cả 5 yêu cầu trên, nhưng rất thường chỉ phối hợp 2 yêu cầu cường độ và thời gian.
Những thủ thuật và chỉ định thường dùng
Tên gọi phương pháp |
Thao tác chính |
Chứng thích hợp |
|
Phương pháp bổ, tả; bình bổ, bình tả dựa theo tốc độ tiến lùi và vê kim |
Phép bổ |
Tiến kim chậm, vê kim nhẹ nhàng, khi rút kim đến sát ngoài da nghỉ 1 chút rồi rút kim nhanh |
Hư chứng |
Phép điều hòa |
Tiến lui kim vừa phải |
Không hư không thực |
|
Phép tả |
Tiến kim nhanh, vê kim nhanh và rút chậm rãi |
Thực chứng |
|
Phương pháp dựa theo cường độ kích thích |
Kích thích nhẹ |
Vê kim chậm và nhẹ nhàng |
Trẻ con, bệnh nhân sợ kim hay xỉu |
Kích thích vừa |
Cường độ kích thích vừa |
Các loại bệnh |
|
Kích thích mạnh |
Vê kim mạnh và nhanh |
Bệnh nhân phản ứng chậm (hôn mê), viêm khớp, viêm cơ, bệnh tâm thần |
|
Phương pháp dựa theo độ nông sâu của kim châm |
Châm nông |
Châm đến dưới da |
Bệnh ngoài da, bệnh trẻ con, nhiệt chứng tại biểu |
Châm vừa |
Châm vào thịt |
Các loại bệnh hàn chứng |
|
Châm sâu |
Châm xuyên qua thịt |
Viêm cơ, viêm khớp, phong thấp mạn tính, bệnh tâm thần |
|
Phương pháp dựa theo thời gian châm |
Châm nhanh |
Châm vào nhanh, rút ra nhanh |
Hôn mê, nhiệt chứng (ở biểu) |
Châm hoãn |
Châm vào một lúc thì đổi thủ pháp |
Các bệnh mạn chứng nhiệt chứng (ở lý) |
|
Lưu kim lâu |
Lưu kim thời gian dài |
Hàn chứng (viêm cơ, viêm khớp, phong thấp mạn tính), đau nhức, kinh liệt, co rút. |
|
Bài viết cùng chuyên mục
Châm cứu bong gân chi dưới
Trong tổn thương cấp tính ở phần mềm, trước hết châm các huyệt A thị. Nếu cần kết quả không rõ ràng, châm vào khu vực tương ứng về phía bên lành.
Châm cứu nhiễm trùng đường tiết niệu
Chọn huyệt tại chỗ, phối hợp với các huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Cường độ kích thích và thao tác châm kim cần được xác định tuỳ từng tình huống bệnh lý.
Châm cứu viêm nhiều (đa) dây thần kinh
Viêm nhiều dây thần kinh còn gọi là viêm dây thần kinh ngoại biên, là trạng thái rối loạn cảm giác đối xứng kèm theo cóc liệt mềm. Những triệu chứng ở khu vực xa thường nặng hơn ở khu vực gần gốc chi, có hiện tượng tiến triển hướng tâm dần dần.
Kỹ thuật châm và cứu
Cần kiên trì khéo léo giải thích cho bệnh nhân yên tâm trước những thủ thuật châm, giúp bệnh nhân tránh những căng thẳng vô ích trong khi châm.
Châm cứu kinh nguyệt không đều, bế kinh
Đau lưng: gõ kim hoa mai vùng thắt lưng - cùng; châm Thứ liêu. Điều trị mỗi ngày một lần hoặc cách nhật. Lưu kim 15 - 20 phút. Các huyệt trên cũng được chỉ định trong thống kinh.
Châm cứu cứng cổ gáy
Điều trị: Chọn các huyệt chủ yếu thuộc kinh Đởm và kinh Tiểu trường, phối hợp huyệt vị cục bộ. Kích thích vừa phải hoặc mạnh. Có thể áp dụng phương pháp bầu giác.
Lộ trình và hội chứng bệnh của 12 kinh chính trong châm cứu
Mỗi kinh chính đều có vùng phân bố nhất định ở mặt ngoài của thân thể và tạng phủ bên trong. Vì vậy, mỗi kinh đều bao gồm một lộ trình bên ngoài và một lộ trình bên trong.
Điện châm trong châm cứu
Đây là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (của y học hiện đại).
Châm cứu đau vai
Đau vai là một triệu chứng thường gặp do bong gân, hoặc do các phần mềm quanh khớp vai hoạt động quá mức, có thể gây viêm quanh khớp vai, viêm gân trên gai, viêm hôm dưới mỏm cùng vai.
Châm cứu sa dạ con
Chỉ định huyệt: Châm Duy bào (Kỳ huyệt), Tam âm giao, Cứu Khí hải, Bách hội, Thượng liêu, Thứ liêu, Trung liêu, Hạ liêu, Châm Túc tam lý.
Học thuyết kinh lạc châm cứu
Kinh lạc là những đường vận hành khí huyết. Những con đường này chạy khắp châu thân, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, cả bên trong (ở các tạng phủ) lẫn ngoài nông.
Châm cứu đau vùng thượng vị
Điều trị: Chọn huyệt theo phương pháp phối huyệt “Bối - Du và huyệt Mộ” và “8 huyệt giao hội của 8 kinh kỳ”. Thông thường chỉ kích thích nhẹ. Trong cơn kịch phát cần kích thích mạnh.
Châm cứu viêm tuyến mang tai (bệnh quai bị)
Triệu chứng thuyên giảm sau 10 ngày, không để lại di chứng viêm mủ. Ở trẻ em dễ gây biến chứng viêm màng não; còn ở người lớn (nam giới), có thể viêm tinh hoàn.
Châm cứu di tinh và liệt dương
Chỉ định huyệt: (a) Quan nguyên, Thái khê, Túc tam lý. (b) Thận du, Chí thất, Tam âm giao.
Châm cứu viêm bạch mạch cấp tính (đinh nhọt đỏ)
Là một bệnh nhiễm khuẩn sinh mủ cấp tính thuộc hệ thống bạch mạch, thường là hậu quả của một ổ viêm nhiễm. Có thể xuất hiện một hay nhiều đường đỏ chạy từ chỗ viêm nhiễm đến các hạch bạch huyết hữu quan.
Châm cứu chuyển dạ kéo dài
Chuyển dạ kéo dài nghĩa là sinh đẻ chậm, ảnh hưởng đến sự ra đời của đứa trẻ. Nguyên nhân có thể do dạ con co bóp chậm và yếu. Châm cứu có thể thúc đẻ được nhờ tác dụng gây co bóp dạ con.
Châm tê trong châm cứu
Huyệt được chọn phải liên quan mật thiết đến vùng mổ, phải dễ gây đắc khí, không ở vị trí trở ngại cho thao tác ngoại khoa và khi vê hoặc xoay kim không làm chảy máu.
Châm cứu bệnh suy nhược thần kinh
Chọn huyệt thuộc kinh Tâm và kinh Tâm bào lạc là chủ yếu, phối hợp các huyệt vị theo triệu chứng. Châm kích thích vừa phải hoặc nhẹ. Có thể gõ bằng kim hoa mai.
Đại cương và quy tắc chọn huyệt
Để đưa kỹ thuật đạt đến một trình độ cao hơn, thầy thuốc phải thường xuyên tra cứu, tập hợp tài liệu, đi đến những kết luận rút ra từ thực tế bản thân.
Châm cứu mề đay phù quincke
Mề đay là một bệnh dị ứng, thường quen gọi nổi mẩn hay nổi mề đay. Có nhiều nguyên nhân, như dị ứng thức ăn hoặc thuốc, nhiễm giun đũa…Phát bệnh thường đột ngột, nổi lên từng mảng có kích thước to nhỏ khác nhau và hết sức ngứa.
Châm cứu hysteria (tinh thần phân lập)
Tinh thần phân lập thường gặp chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Bệnh khởi phát lặng lẽ và diễn biến kéo dài. Về phương diện lâm sàng.
Châm cứu viêm rưột cấp tính, kiết lỵ
Triệu chứng của bệnh lỵ cấp tính tương tự như trong bệnh viêm ruột, nhưng có mót rặn, phân ít và có máu hoặc chất nhầy.
Kinh cân và cách vận dụng châm cứu
Các kinh cân khởi phát luôn luôn ở đầu ngón tay hoặc ngón chân, chúng nối các khớp lớn lại với nhau, sau đó chúng phân nhánh ở mặt trước/sau của cơ thể hoặc ở đầu.
Châm cứu teo dây thần kinh thị giác
Sự thay đổi sắc tố ở võng mạc là do tình trạng lắng đọng các sắc tố hình sao hay hình cốt bào tại vùng xích đạo ở đáy mắt gây nên.
Châm cứu viêm mũi xoang mạn tính
Viêm mũi mạn tính chủ yếu là viêm nhiễm niêm mạc mũ kéo dài, gây viêm mạn tính niêm mạc và tổ chức bên dưới niêm mạc mũi. Thường nghẹt mũi từng đợt xen kẽ, chảy nhiều dịch mũi.