Tám mạch khác kinh (Kỳ kinh bát mạch)

2013-08-13 11:46 AM

Nhâm có nghĩa là trách nhiệm, có chức năng hướng dẫn. Mạch Nhâm chạy theo đường giữa trước thân và quản lý tất cả các kinh âm, vì thế còn có tên “bể của các kinh âm”.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Tám mạch khác kinh (Kỳ kinh bát mạch) bao gồm các mạch:

Mạch Xung.

Mạch âm kiểu.

Mạch Đới.

Mạch Dương kiểu.

Mạch Đốc.

Mạch âm duy.

Mạch Nhâm.

Mạch Dương duy

Những mạch khác kinh có nhiệm vụ liên lạc và điều hòa sự thịnh suy của khí huyết trong 12 kinh chính để đảm bảo sự cân bằng của cơ thể. Những nhà châm cứu xưa đã xem “những đường kinh như là sông, những mạch khác kinh như là hồ”. Một cách tổng quát như sau:

Các mạch Nhâm, Đốc, Xung, Đới: chức năng sinh đẻ.

Mạch Dương kiểu, âm kiểu: chức năng vận động.

Mạch Dương duy, âm duy: chức năng cân bằng.

Ý nghĩa của những tên gọi

Đốc có nghĩa là chỉ huy, cai trị. Mạch Đốc có lộ trình chạy theo đường giữa sau thân và quản lý tất cả các kinh dương của cơ thể, vì thế còn có tên “bể của các kinh dương”.

Nhâm có nghĩa là trách nhiệm, có chức năng hướng dẫn. Mạch Nhâm chạy theo đường giữa trước thân và quản lý tất cả các kinh âm, vì thế còn có tên “bể của các kinh âm”.

Xung có nghĩa là nơi tập trung, giao lộ. Mạch Xung nối những huyệt của kinh Thận ở bụng và ngực.

Kiểu có nghĩa là thăng bằng, linh hoạt. Đây cũng là tên gọi khác kinh cho mắt cá chân của các vũ công. Hai mạch Kiểu đều bắt nguồn từ mắt cá chân, có nhiệm vụ chỉ đạo các vận động của cơ thể, đến chấm dứt ở khóe mắt trong để duy trì hoạt động của mí mắt.

Duy có nghĩa là nối liền. Mạch âm duy có lộ trình ở phần âm của cơ thể và nối các kinh âm với nhau. Mạch Dương duy có lộ trình ở phần dương của cơ thể và nối các kinh dương với nhau.

Đới có nghĩa là đai. Mạch đới chạy vòng quanh thân, bên dưới các sườn và bọc lấy những đường kinh chính như bó lúa (ngoại trừ kinh Can và kinh Bàng quang).

Đặc điểm chung của tám mạch khác kinh

Những mạch khác kinh tạo thành 4 hệ thống, bao gồm:

Hai hệ thống mạch âm – âm.

Hai hệ thống mạch dương dương.

Có nghĩa là 4 hệ thống liên lạc được gọi “hệ thống chủ khách”.

Hệ thống 1: mạch Xung (âm) với mạch âm duy (âm).

Hệ thống 2: mạch Nhâm (âm) với mạch âm kiểu (âm).

Hệ thống 3: mạch Đốc (dương) với mạch Dương kiểu (dương).

Hệ thống 4: mạch Đới (dương) với mạch Dương duy (dương). 

Những mạch khác kinh không có lộ trình đi sâu vào các tạng phủ, ngoại trừ có một số mạch đi vào phủ khác thường (mạch Đốc, Xung, Nhâm đi từ dạ con (nữ tử bào; mạch Đốc vào não tủy). Mạch khác kinh là những đường dẫn tinh khí của Thận lên đầu.

Trừ mạch Đới đi vòng quanh lưng, 7 mạch còn lại đều đi từ dưới lên và tất cả đều bắt nguồn từ Thận Bàng quang.

Thiên Động du, sách Linh khu có đoạn: “Xung mạch là biển của 12 kinh, cùng với đại lạc của kinh túc thiếu âm, khởi lên từ bên dưới Thận (khởi vu Thận hạ)...”.

Thiên Bản du, sách Linh khu có đoạn: “Mạch Nhâm và Đốc bắt nguồn từ Thận và thông với âm dương của trời đất”.

Những mạch âm kiểu, Dương kiểu, âm duy và Dương duy xuất phát tuần tự từ những huyệt chiếu hải, thân mạch, trúc tân, kim môn thuộc hệ thống Thận Bàng quang.

Những mạch khác kinh không gắn với ngũ hành, không có quan hệ biểu lý như kinh chính.

Chỉ có 2 mạch Nhâm và Đốc có huyệt riêng, các mạch còn lại đều mượn huyệt của các đường kinh chính khi nó đi qua.

Phương pháp sử dụng kỳ kinh bát mạch

Những mạch khác kinh có quan hệ chặt chẽ với những kinh chính. Người xưa đã ví kinh chính như sông, mạch khác kinh như hồ. Sự quan hệ này được thể hiện ở bát mạch giao hội huyệt.

Trong bệnh lý rối loạn của mạch khác kinh, phương pháp chọn huyệt như sau:

Chọn giao hội huyệt của mạch bị bệnh.

Kế tiếp là những huyệt điều trị triệu chứng.

Cuối cùng là huyệt giao hội của mạch khác kinh có quan hệ chủ khách với mạch bị bệnh.

Do phương pháp sử dụng trên nên kỳ kinh bát mạch được khảo sát theo 4 hệ thống chủ khách.

Hệ thống 1: âm âm: mạch Xung với mạch âm duy.

Hệ thống 2: âm âm: mạch Nhâm với mạch âm kiểu.

Hệ thống 3: dương dương: mạch Đốc với mạch Dương kiểu.

Hệ thống 4: dương dương: mạch Đới với mạch Dương duy.

Chúng tôi không đề cập trong bài này phương pháp sử dụng bát mạch giao hội huyệt theo Linh quy bát pháp. Phương pháp sử dụng huyệt theo thời gian “mở” của những huyệt khóa này sẽ được trình bày trong phương pháp châm theo Linh quy bát pháp.

Hệ thống mạch xung mạch âm duy

Lộ trình của mạch Xung sử dụng những huyệt của kinh Thận, lộ trình của mạch âm duy sử dụng những huyệt của kinh Tỳ và kinh Can. Lộ trình của chúng đi theo những kinh âm chính và nối với mạch Nhâm tại huyệt liêm tuyền.

Mạch xung

Lộ trình đường kinh:

Mạch Xung khởi nguồn từ Thận. Từ Thận, mạch Xung chạy xuống dưới đến huyệt hội âm của mạch Nhâm. Từ đây, mạch Xung chia làm 2 nhánh:

Nhánh sau: chạy đến mặt trong của cột sống.

Nhánh trước: theo mạch Nhâm đến huyệt quan nguyên. Từ đây đến nối với huyệt hoành cốt (ngang trung cực, cách 1/2 thốn), chạy dọc theo kinh Thận đoạn ở bụng đến huyệt u môn (ngang cự khuyết, cách 1/2 thốn). Trên đoạn ở bụng này, mạch Xung có những nhánh nhỏ nối với kinh cân ở trường vị. Đường kinh chạy tiếp tục lên trên theo kinh Thận đến huyệt du phủ. Trên đoạn đường ở ngực, mạch Xung lại cũng cho nhiều nhánh nối với các khoảng liên sườn. Đường kinh chạy tiếp tục lên hầu họng và nối với huyệt liêm tuyền của mạch Nhâm và sau đó lên mặt, vòng quanh môi.

Từ huyệt hoành cốt có nhánh đi xuống theo mặt trong đùi để đi chung với kinh Thận (sách Linh khu, Thiên Động du) đến bắp chân, mắt cá trong. Trên đoạn này, mạch Xung có nhiều nhánh đến những vùng của chi dưới nhằm làm “ấm cho chân và cẳng chân”.

Cũng từ huyệt Hoành cốt, có 1 nhánh khác đến huyệt khí xung của kinh Vị, sau đó tiếp tục đi chéo xuống mặt sau cẳng chân và chấm dứt ở ngón chân cái. Thiên 62 sách Linh khu có ghi “...Khi xuống dưới chân, nó có 1 chi biệt đi lệch vào bên trong mắt cá, xuất ra trên mu bàn chân, nhập vào trong khoảng ngón chân cái, rót vào các lạc mạch, nhằm làm ấm cho chân và cẳng chân”.

Những mối liên hệ của mạch Xung:

Liên hệ với kinh chính Thận: ở đoạn bụng ngực, mạch Xung mượn những huyệt của kinh Thận (hoành cốt, u môn, du phủ).

Liên hệ với mạch Nhâm: mạch Xung có những nhánh đến nối với mạch Nhâm ở mặt tại huyệt liêm tuyền và thừa tương, đến vùng bụng dưới nối với huyệt quan nguyên, âm giao.

Liên hệ với kinh chính Vị: tại huyệt khí xung để từ đó chạy tiếp xuống mặt trong cẳng chân.

Liên hệ với mạch âm duy trong mối quan hệ chủ khách.

Triệu chứng khi mạch Xung rối loạn:

Một cách tổng quát, dựa vào lộ trình đường kinh, chúng ta có thể thấy những biểu hiện sau:

Do rối loạn nhánh ở bụng:

Đau vùng thắt lưng, cảm giác hơi bốc từ bụng dưới.

Đau tức bụng dưới, ói mửa sau khi ăn.

Ở phụ nữ:

Ngứa âm hộ, đau sưng âm hộ.

Kinh kéo dài, sa tử cung, thống kinh.

Co thắt âm hộ, huyết trắng, hiếm muộn.

Ở đàn ông:

Sưng đau dương vật, tinh hoàn; viêm niệu đạo.

Liệt dương, di tinh.

Do rối loạn nhánh ngực và mặt:

Đau vùng trước tim.

Khó thở kèm cảm giác hơi bốc ngược lên.

Khô họng, nói khó.

Theo sách Châm cứu đại thành (quyển 5): “Những triệu chứng khi mạch Xung có bệnh: tức ngực, đau thượng vị, ói mửa sau khi ăn, hơi dồn ở ngực, đau hạ sườn, đau quanh rốn, bệnh ở trường vị do phong kèm sốt, ớn lạnh và đau vùng tim. Ở phụ nữ, bệnh phụ khoa, sót nhau, rong kinh”. 

Huyệt khai (giao hội huyệt của mạch Xung) và cách sử dụng:

Huyệt công tôn là huyệt khai của mạch Xung, nằm ở mặt trong bàn chân, trước đầu sau của xương bàn ngón 1. Huyệt công tôn có quan hệ với huyệt nội quan trong bát mạch giao hội huyệt (mối quan hệ chủ khách).

Phương pháp sử dụng:

Huyệt đầu tiên châm là: huyệt công tôn.

Kế tiếp là những huyệt điều trị.

Cuối cùng là huyệt nội quan.

Mạch âm duy

Lộ trình đường kinh:

Mạch âm duy xuất phát từ huyệt trúc tân của kinh Thận, đi dọc lên trên theo mặt trong của đùi đến nếp bẹn tại huyệt phú xá (kinh Tỳ), đến bụng tại huyệt đại hoành và phúc ai (kinh Tỳ), đến cạnh sườn tại huyệt kỳ môn (kinh Can), xuyên cơ hoành lên ngực vào vú, lên cổ tại huyệt thiên đột và liêm tuyền của mạch Nhâm. 

Những mối liên hệ của mạch âm duy:

Mạch âm duy có quan hệ với:

Kinh chính của Thận: mạch âm duy khởi phát từhuyệt trúc tân của kinh Thận.

Kinh chính Tỳ (phú xá, đại hoành, phúc ai), kinh Can (kỳ môn) và mạch Nhâm (liêm tuyền, thiên đột).

Vì những mối quan hệ trên mà mạch âm duy có chức năng nối liền tất cả các kinh âm của cơ thể, điều hòa quan hệ giữa các kinh âm để duy trì sự thăng bằng của cơ thể.

Triệu chứng khi mạch âm duy bị rối loạn:

Rối loạn chủ yếu khi mạch âm duy bị bệnh là đau vùng tim.

Trong Y học nhập môn có đoạn “Mạch âm duy nốiliền các khí âm. Nếu khí này không hành thì huyết sẽ không hành được và gây chứng đau ở tim”.

Trong Châm cứu đại thành: “Mạch âm duy khởi ở hội của kinh âm. Nếu khí âm không nối liền với khí âm, người bệnh sẽ bất định. Chứng bệnh chủ yếu là đau vùng tim”.

Nêu rõ vấn đề này, Trung y học khái luận có đoạn: “Khi mạch âm duy bệnh, người bệnh than đau ở tim vì mạch âm duy nối các kinh âm và nằm ở phần âm của cơ thể”. Một cách tổng quát, chứng hậu đau vùng tim gây nên do huyết ứ tại mạch âm duy và do mạch âm duy nối liền với các kinh (Tỳ, Can) và mạch Nhâm nên chứng đau ngực này có nhiều loại khác nhau:

Đau ngựccó liên quan đến Tỳ (kiểu Tỳ): đau ngực có đặc điểm như kim đâm. Có thể có kèm với mất ý thức và đau đầu. Thiên 24, sách Linh khu có nêu “Chứng quyết tâm thống làm cho bệnh nhân đau như dùng cây chùy đâm vào Tâm. Tâm bị thống nặng gọi là Tỳ tâm thống...”.

Đau ngực có liên quan đến Can (kiểu Can): đau ngực kiểu Can rất nặng làm bệnh nhân không thở được, có thể kèm với đau đầu vùng thái dương. Thiên Quyết bệnh sách Linh khu: “Chứng quyết tâm thống làm cho sắc mặt bị xanh, xanh như màu của người chết, suốt ngày không thở được một hơi dài...”.

Đau ngực có liên quan đến mạch Nhâm (đau ngực kiểu mạch Nhâm): loại đau ngực này đồng nghĩa với rối loạn toàn bộ 3 kinh âm và như thếtạo nên ngay tức khắc sự mất cân bằng âm dương của cơ thể dẫn đến đau vùng tim. Đau ngực này có đặc điểm lan ra sau lưng; thường kèm với đau hạ sườn, đau vùng cổ gáy... Thường xuất hiện triệu chứng co thắt ngực hoặc hơi dồn lên hay cảm giác thiếu hơi. Đau đầu trong loại này thường khởi đầu ở cổ rồi lan xuống vùng thận.

Huyệt khai (giao hội huyệt của mạch âm duy) và cách sử dụng:

Huyệt khai của mạch âm duy là nội quan, nằm trên nếp cổ tay 2 thốn, giữa gân cơ gan bàn tay lớn và gan bàn tay bé. Huyệt nội quan có quan hệ với huyệt công tôn (mối quan hệ chủ khách) trong bát mạch giao hội huyệt.

Phương pháp sử dụng:

Huyệt đầu tiên châm là: huyệt nội quan.

Kế tiếp là những huyệt điều trị.

Cuối cùng là huyệt công tôn.

Hệ thống mạch nhâm và mạch âm kiểu

Mạch Nhâm và mạch âm kiểu là hệ thống thứ 2 mang tính chất âm của 8 mạch khác kinh. Một cách tổng quát, mạch Nhâm hội khí của 3 kinh âm và điều hòa phần trước của cơ thể; mạch âm kiểu điều hòa phần trước của bụng. Như thế mạch Nhâm và mạch âm kiểu có cùng một số tính chất chung:

Điều hòa khí âm ở phần trước cơ thể.

Có những huyệt hội chung với nhau (tình minh và trung cực).

Mạch nhâm

Lộ trình đường kinh:

Mạch Nhâm khởi lên từ Thận, đến vùng hội âm tại huyệt hội âm, chạy vòng ngược lên xương vệ, qua huyệt quan nguyên, theo đường giữa bụng ngực lên mặt đến hàm dưới tại huyệt thừa tương.

Từ huyệt thừa tương có những mạch vòng quanh môi, lợi rồi liên lạc với mạch Đốc tại huyệt ngân giao. Cũng từ huyệt thừa tương xuất phát 2 nhánh đi lên 2 bên đến huyệt thừa khấp rối đi sâu vào trong mắt.

Những mối liên hệ của mạch Nhâm:

Mạch Nhâm có vai trò rất quan trọng trong vận hành khí huyết ở phần âm của cơ thể (vùng bụng ngực).

Mạch Nhâm là nơi hội tụ của 3 kinh âm ở chân:

Trung quản là huyệt hội của khí thái âm.

Huyệt ngọc đường là huyệt hội của khí quyết âm.

Huyệt liêm tuyền là huyệt hội của khí thiếu âm.

Triệu chứng khi mạch Nhâm rối loạn:

Khi mạch Nhâm rối loạn, chủ yếu xuất hiện những triệu chứng sau:

Đau tức vùng bụng dưới.

Hơi dồn từ dưới lên.

Thiên 41 sách Tố vấn: “Bệnh ở mạch Nhâm làm đau thắt lưng, đau trước ... vùng thấp kèm xuất hạn mồ hôi; mồ hôi xuất ra, người bệnh khát nhiều...”.

Những biểu hiện bệnh lý:

Ở nam: co rút bìu, đau tinh hoàn, tinh hoàn ứ nước.

Ở nữ: khí hư, rối loạn kinh nguyệt, hiếm muộn.

Huyệt khai (giao hội huyệt của mạch Nhâm) và cách sử dụng:

Huyệt liệt khuyết là huyệt khai của mạch Nhâm, nằm ở bờ ngoài cẳng tay, trên nếp cổ tay 1,5 thốn. Huyệt liệt khuyết có quan hệ với huyệt chiếu hải của mạch âm kiểu (mối quan hệ chủ khách).

Theo sách Châm cứu đại thành, huyệt liệt khuyết được chỉ định trong những trường hợp: trĩ, sa trực tràng, khạc đờm có máu, tiểu khó, tiểu máu, đau vùng tim, đau bụng. Ở phụ nữ dùng chữa chứng rối loạn tinh thần sau khi sinh kèm đau khớp, đau lưng, lạnh quanh rốn, thai chết trong bụng, đau thắt lưng.

Phương pháp sử dụng:

Huyệt đầu tiên châm là: huyệt liệt khuyết.

Kế tiếp là những huyệt điều trị.

Cuối cùng là huyệt chiếu hải.

Mạch âm kiểu

Lộ trình đường kinh:

Mạch âm kiểu xuất phát từ kinh chính Thận (từ huyệt nhiên cốc), chạy đến huyệt chiếu hải (nằm ngay dưới mắt cá trong) rồi đến huyệt giao tín; chạy lên theo mặt trong cẳng chân và đùi, đi vào trong bụng dưới; chạy theo mặt trong thành bụng lên ngực và xuất hiện ở hố thượng đòn tại huyệt khuyết bồn, chạy tiếp đến huyệt nhân nghinh; chạy tiếp lên mặt, đi sâu vào xương hàm trên và đến tận cùng ở khóe mắt trong để nối với túc thái dương Bàng quang kinh tại huyệt tình minh (huyệt giao hội của các kinh thái dương, dương minh và mạch âm kiểu).

Những mối liên hệ của mạch âm kiểu:

Mạch âm kiểu có những liên hệ với:

Kinh chính Thận qua việc xuất phát từ huyệt nhiên cốc của kinh Thận và thông qua những huyệt chiếu hải, giao tín.

Kinh chính của Vị thông qua những huyệt khuyết bồn và nhân nghinh.

Mạch Nhâm trong mối quan hệ chủ khách và thông qua huyệt trung cực.

Triệu chứng khi mạch âm kiểu rối loạn:

Triệu chứng chủ yếu xuất hiện khi mạch âm kiểu bị rối loạn là tình trạng ngủ gà hoặc ly bì.

Thiên Đại luận, sách Linh khu có đoạn: “Khi mà vệ khí lưu lại ở âm phận mà không vận hành đến được nơi dương phận thì âm khí sẽ bị thịnh. Âm khí thịnh thì mạch âm kiểu đầy.... vì thế mắt cứ phải nhắm lại”.

Thiên thứ 21 (Hàn nhiệt bệnh), sách Linh khu có đoạn: “Khi đầu hay mắt bị khổ thống, thủ huyệt nằm ở giữa 2 đường gân giữa cổ nhập vào não. Đây là nơi tương biệt với mạch âm kiểu và Dương kiểu, là nơi giao hội giữa các đường kinh âm dương, là nơi mà mạch Dươngkiểu nhập vào âm và mạch âm kiểu xuất ra ở dương để rồi giao nhau ở khóe mắt trong. Khi nào dương khí thịnh thì mắt mở trừng, khi nào âm khí thịnh thì mắt nhắm lại”.

Để tổng kết về triệu chứng chủ yếu của mạch âm kiểu khi bị rối loạn, có thể nêu ra đây đoạn văn sau trong Trung y học khái luận, chương I: “Khi mạch âm kiểu bị rối loạn, dương khí của cơ thể bị hư, âm khí trở nên thịnh. Vì thế người bệnh luôn luôn cảm thấy buồn ngủ”.

Một triệu chứng khác cũng được đề cập trong những tài liệu kinh điển khi mạch âm kiểu bị rối loạn là chứng nói khó. Thiên 41, sách Tố vấn có đoạn: “Mạch âm kiểu cảm phải ngoại tà, làm đau thắt lưng lan đến cổ, người bệnh 
nhìn thấy mờ. Nếu cảm nặng, thời người ngửa ra sau, lưỡi cứng và không nói ra được”. Ngoài ra mạch âm kiểu còn được đề cập đến trong trị liệu chứng đau nhức mà vị trí đau khó xác định.

Thiên Quan năng, sách Linh khu có đoạn: “Nếu có chứng đau nhức mà không có bộ vị nhất định, ta chọn huyệt thân mạch là nơi mà mạch Dương kiểu đi qua, hoặc huyệt chiếu hải là nơi mà mạch âm kiểu đi qua; ở người đàn ông thì ta chọn mạch Dương kiểu, ở người đàn bà thì ta chọn mạch âm kiểu”.

Huyệt khai (giao hội huyệt) của mạch âm kiểu và cách sử dụng:

Huyệt khai của mạch âm kiểu là huyệt chiếu hải của kinh Thận, nằm ở hõm dưới mắt cá trong. Huyệt chiếu hải có quan hệ với huyệt liệt khuyết trong mối quan hệ chủ khách của hệ thống mạch Nhâm và mạch âm kiểu.

Theo sách Châm cứu đại thành thì huyệt chiếu hải được sử dụng trong những trường hợp co thắt thanh quản, tiểu đau, đau bụng dưới, đau vùng hố chậu, tiểu máu lẫn đàm nhớt. Trên người phụ nữ, có thể dùng điều trị khó sinh do tử cung không co bóp, rong kinh.

Phương pháp sử dụng:

Trước tiên là châm huyệt chiếu hải.

Kế tiếp là châm nhữmg huyệt trị triệu chứng.

Cuối cùng chấm dứt với huyệt liệt khuyết.

Hệ thống mạch đốc và mạch dương kiểu

Mạch Đốc và mạch Dương kiểu hợp thành hệ thống mạch thứ nhất mang tính chất dương. Cả 2 mạch đều có một đặc điểm chung là phân bố ở vùng phần dương của cơ thể và hợp nhau ở huyệt tình minh nhánh lên của mạch Đốc theo kinh cân của túc thái dương đến cổ, mặt rồi đến huyệt tình minh. Mạch Dương kiểu chạy theo vùng dương của cơ thể lên mặt và tận cùng ở huyệt tình minh). 

Mạch đốc

Lộ trình đường kinh:

Mạch Đốc bắt nguồn từ Thận, chạy đến huyệt hội âm, chạy tiếp đến huyệt trường cường. Từ đây đường kinh chạy tiếp lên trên dọc theo cột sống đến cổ tại huyệt phong phủ (từ đây đường kinh có nhánh đi sâu vào não), chạy tiếp lên đỉnh đầu đến huyệt bách hội, vòng ra trước trán, xuống mũi, môi trên (huyệt nhân trung) và ngân giao ở nướu răng hàm trên.

Từ huyệt phong phủ (ở gáy), có nhánh đi ngược xuống 2 bả vai để nối với kinh cân của túc thái dương Bàng quang, chạy tiếp xuống mông và tận cùng ở bộ sinh dục tiết niệu. Từ đây (từ huyệt trung cực) xuất phát 2 nhánh:

Nhánh đi lên trên: theo kinh cân Tỳ đến rốn. Tiếp tục đi lên theo mặt sau thành bụng, qua Tâm, xuất hiện trở ra ngoài da ở ngực để nối với kinh cân của Bàng quang ở ngực, chạy tiếp đến cổ, mặt, đi sâu vào đồng tử và chấm dứt ở huyệt tình minh.

Nhánh đi xuống: theo bộ phận sinh dục tiết niệu đến trực tràng, đến mông (nối với kinh cân Bàng quang tại đây) rồi chạy ngược lên đầu đến tận cùng ở huyệt tình minh (từ đây đi sâu vào não). Lại theo kinh chính Thận đi xuống đến thắt lưng ở huyệt Thận du rồi cho nhánh đi vào Thận.

Những mối liên hệ của mạch Đốc:

Mạch Đốc nhận tất cả kinh khí từ các đường kinh dương của cơ thể (bể của các kinh dương). Mạch Đốc cùng với tất cả những kinh dương (thái dương, dương minh, thiếu dương) hòa hợp với nhau và tạo thành dương của cơ thể. Mạch Đốc có tác dụng:

Điều chỉnh và phấn chấn dương khí toàn thân.

Duy trì nguyên khí của cơ thể.

Triệu chứng khi mạch Đốc bị rối loạn:

Tùy theo tình trạng thực hay hư mà có biểu hiện khác nhau:

Trong trường hợp thực: đau và cứng cột sống.

Trong trường hợp hư: cảm giác đầu trống rỗng, váng đầu.

Những triệu chứng kèm theo khi mạch Đốc rối loạn có liên quan chặt chẽ đến những nhánh của mạch Đốc:

Đau thắt lưng kèm sốt cơn; nếu bệnh nặng, người bệnh có cảm giác lưng cứng như gỗ kèm không giữ được nước tiểu (Thiên 41, sách Tố vấn).

Đau vùng hố chậu lan lên ngực.

Đau vùng tim lan ra sau lưng. Thiên 58, sách Tố vấn... “Khi mất cân bằng giữa âm và dương, làm xuất hiện tâm thống lan ra trước hoặc ra sau, lan xuống hạ sườn kèm có cảm giác khí dồn lên trên (thượng tiêu)”.

Châm cứu đại thành nêu lên những triệu chứng khá cụ thể như:

Đau lưng, đau thắt lưng, đau các chi, cứng cổ, trong trường hợp trúng phong: co giật, mất tiếng nói.

Cứng và run các chi.

Đau đầu, đau mắt, chảy nước mắt, đau răng, sưng hầu họng.

Cứng ưỡn lưng, tê các chi.

Huyệt khai (giao hội huyệt) của mạch Đốc và cách sử dụng:

Huyệt hậu khê, nằm trên đường tiếp giáp da gan và mu bàn tay, bờ trong bàn tay ngang với đầu trong đường văn tim, là huyệt khai của mạch Đốc. Huyệt có quan hệ với huyệt thân mạch (quan hệ chủ khách).

Phương pháp sử dụng:

Trước tiên là châm huyệt hậu khê.

Kế tiếp là châm những huyệt trị triệu chứng.

Cuối cùng chấm dứt với huyệt thân mạch.

Mạch dương kiểu

Lộ trình đường kinh:

Mạch Dương kiểu xuất phát từ huyệt thân mạch, nằm dưới mắt cá ngoài, chạy đến huyệt bộc tham, chạy lên theo mặt ngoài cẳng chân đến huyệt dương phụ, chạy tiếp lên theo mặt ngoài đùi, mông nối với kinh chính Đởm tại huyệt cự liêu. Từ động mạch Dương kiểu chạy tiếp theo mặt ngoài thân đến vai nối với kinh chính Tiểu trường và mạch Dương duy tại huyệt nhu du, nối với kinh Tam tiêu tại huyệt kiên liêu và kinh chính Đại trường tại huyệt cự cốt; sau đó nối với kinh Vị và mạch Nhâm tại huyệt địa thương, cự liêu và thừa khấp. Chạy tiếp lên trên đến khóe mắt trong tại huyệt tình minhchạy tiếp lên trán vòng ra sau gáy để tận cùng tại huyệt phong trì.

Những mối liên hệ của mạch Dương kiểu:

Mạch Dương kiểu có quan hệ với:

Tất cả những kinh dương chính của tay và chân: liên hệ với kinh Đởm tại huyệt dương phụ, cự liêu, liên hệ với kinh Bàng quang tại huyệt bộc tham, thân mạch, liên hệ với kinh Vị tại huyệt địa thương, cự liêu, thừa khấp; liên hệ với kinh Tiểu trường tại huyệt nhu du; liên hệ kinh Tam tiêu tại huyệt kiên liêu và kinh Đại trường tại huyệt cự cốt.

Mạch âm kiểu tại huyệt tình minh. Trương Cảnh Thông chú: “Mạch âm kiểu đi từ chân lên trên ứng với địa khí tăng lên, cho nên ở người con gái phải tính vào số âm. Mạch âm kiểu lên để thuộc vào khóe mắt trong và hợp với mạch Dương kiểu để lên trên, đó là Dương kiểu thọ khí của âm kiểu để từ chân tóc đi xuống đến chân, ứng với thiên khí trên đường giáng xuống dưới, vì thế người con trai phải tính vào số dương”.

Triệu chứng khi mạch Dương kiểu rối loạn:

Trong tài liệu Trung y học khái luận: “Mạch Dương kiểu có bệnh, âm (thủy) suy hư, dương (hỏa) thực nên người bệnh mất ngủ”.

Triệu chứng chủ yếu này có thể có kèm theo (hoặc không) những tình trạng sau:

Đau thắt lưng như bị đập, có thể kèm sưng tại chỗ. Đau mắt, chảy nước mắt, luôn khởi phát từ khóe mắt trong.

Triệu chứng mạch Dương kiểu theo tài liệu Châm cứu đại thành:

Cứng cột sống.

Phù các chi.

Đau đầu, đau mắt, sưng đỏ mắt, đau vùng mi mắt.

Ít sữa.

Huyệt khai (huyệt giao hội) của mạch Dương kiểu và cách sử dụng:

Huyệt thân mạch (1 thốn dưới mắt cá ngoài), là huyệt khai của mạch Dương kiểu. Huyệt thân mạch có quan hệ với huyệt hậu khê trong mối quan hệ chủ khách.

Phương pháp sử dụng:

Trước tiên là châm huyệt thân mạch.

Kế tiếp là châm những huyệt trị triệu chứng.

Cuối cùng chấm dứt với huyệt hậu khê.

Hệ thống mạch đới và mạch dương duy

Mạch Đới và mạch Dương duy là hệ thống thứ 2 thuộc kỳ kinh mang tính chất dương. Mạch Đới và mạch Dương duy không có huyệt chung, chúng sử dụng kinh Đởm làm cầu nối giữa chúng với nhau.

Mạch đới

Lộ trình đường kinh:

Mạch Đới xuất phát từ huyệt đới mạch (kinh Đởm), chạy chếch xuống vùng thắt lưng và chạy nối vùng quanh bụng.

Những mối liên hệ của mạch Đới:

Mạch Đới có mối liên hệ với:

Kinh Đởm tại những huyệt mà nó mượn sử dụng (đới mạch, ngũ xu, duy đạo), ngoài ra còn có huyệt lâm khấp là huyệt khai của mạch. Kinh thiếu dương đóng vai trò như “chốt cửa” “bản lề”, do đó, khi vai trò này bị rối loạn, sẽ xuất hiện rối loạn vận động. Thiên Căn kết, sách Linh khu có đoạn: “Kinh (túc) thái dương đóng vai trò khai (mở cửa), kinh (túc) dương minh đóng vai trò hạp (đóng cửa), kinh (túc) thiếu dương đóng vai trò khu (chốt cửa). Cho nên khi nào cửa bị gãy thì bên trong cơ nhục bị nhiễu loạn.... Khi nào cửa đóng bị gãythì khí không còn chỗ để ngừng nghỉ và chứng nuy tật nổi lên”.

Những kinh chính mà nó bao quanh: Thiên 44, sách Tố vấn có đoạn: “Ở vùng bụng và thắt lưng, kinh dương minh, mạch Xung, kinh thiếu âm, kinh thái âm, mạch Nhâm và mạch Đốc là những kinh mạch được bao bọc và chỉ huy bởi mạch Đới”. Và như vậy kinh quyết âm và thái dương không được bao bên ngoài bởi mạch Đới.

Mạch Dương duy trong mối quan hệ chủ khách.

Những triệu chứng khi mạch Đới rối loạn:

Thông thường khi mạch Đới bị rối loạn sẽ xuất hiện chứng trạng:

Bụng đầy chướng, kinh nguyệt không đều.

Cảm giác như “ngồi trong nước” (tê từ thắt lưng xuống hai chi dưới). 
Yếu, liệt 2 chi dưới.

Huyệt khai (giao hội huyệt) và cách sử dụng:

Huyệt lâm khấp là huyệt khai của mạch Đới, nằm ở góc giữa xương bàn ngón 4 và 5. Huyệt lâm khấp có quan hệ với huyệt ngoại quan.

Huyệt lâm khấp có tác dụng khác kinh trên những bệnh lý yếu chi dưới và hệ sinh dục.

Phương pháp sử dụng:

Trước tiên là châm huyệt lâm khấp.

Kế tiếp là châm những huyệt trị triệu chứng.

Cuối cùng chấm dứt với huyệt ngoại quan.

Mạch dương quy

Lộ trình đường kinh:

Mạch Dương duy bắt đầu từ huyệt kim môn (kinh Bàng quang), chạy theo mặt ngoài cẳng chân đến huyệt dương giao (kinh Đởm), chạy tiếp lên vùng mông đến huyệt cự liêu (kinh Đởm), chạy theo mặt ngoài thân lên vai đến huyệt nhu du (kinh Tiểu trường), chạy đến huyệt kiên liêu (kinh Tam tiêu) rồi đến kiên tỉnh (kinh Đởm, cũng là giao hội với túc dương minh Vị), chạy tiếp đến á môn, phong phủ (mạch Đốc), sau đó vòng từ phía sau đầu ra trước để đến tận cùng ở dương bạch sau khi đã đến các huyệt chính doanh, bản thần, lâm khấp (kinh Đởm). 
Với lộ trình như trên, mạch Dương duy (cũng như mạch âm duy) đã nối với toàn bộ các kinh dương của cơ thể (thái dương, dương minh và mạch Đốc).

Những mối liên hệ của mạch Dương duy:

Mạch Dương duy có những mối liên hệ với:

Kinh chính Thái dương nơi nó xuất phát (kim môn).

Kinh chính Thiếu dương mà nó chủ yếu mượn đường để đi và qua đó đã nối với tất cả các kinh dương của cơ thể dương giao, cự liêu, kiên tĩnh, dương bạch, chính doanh, bản thần, lâm khấp kinh Đởm; kiên liêu, kinh Tam tiêu; nhu du, kinh Tiểu trường; á môn, phong phủ mạch Đốc.

Mạch Đới trong mối quan hệ chủ khách.

Triệu chứng khi mạch Dương duy rối loạn:

Triệu chứng chủ yếu của rối loạn mạch Dương duy là sốt và ớn lạnh.

Trung y học khái luận có nêu lên vấn đề này như sau: “Khi mạch Dương duy có bệnh sẽ phát nhiều cơn ớn lạnh và sốt cao vì mạch Dương duy phân bố ở phần dương của cơ thể nơi phần vệ quản lý. Vì thế mà có sốt và ớn lạnh”.

Trong Y học nhập môn: “Mạch Dương duy nối liền tất cả các khí dương. Nếu khí dương bị tắc trở sẽ xuất hiện sốt cao. Bệnh trạng là sốt cao và lạnh nhiều”.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ thâm nhập của tà khí vào phần dương nào của cơ thể mà có thể xuất hiện kèm các triệu chứng như:

Đau đầu, miệng đắng, chóng mặt, ù tai, buồn nôn (nếu bệnh ở vùng đầu).

Đau cứng cổ gáy sợ gió (nếu bệnh ở vùng gáy).

Đau vai lan đến cổ (nếu bệnh ở vùng vai).

Huyệt khai (giao hội huyệt) và cách sử dụng:

Huyệt ngoại quan là huyệt khai của mạch Dương duy, nằm ở 2 thốn trên nếp cổ tay mặt ngoài cẳng tay. Huyệt ngoại quan có quan hệ với huyệt lâm khấp (quan hệ chủ khách).

Phương pháp sử dụng:

Trước tiên là châm huyệt ngoại quan.

Kế tiếp là châm những huyệt trị triệu chứng.

Cuối cùng chấm dứt với huyệt lâm khấp.

Bài viết cùng chuyên mục

Phương pháp châm loa tai (nhĩ châm)

Những người để cho chích bên cạnh tai, lúc giao hợp vẫn phóng tinh, song tinh dịch chỉ có ít tinh trùng, nên không có tác dụng làm thụ thai.

Châm cứu đau dây thần kinh sinh ba

Đau dây thần kinh sinh ba là một bệnh rất dai dẳng, thường tái diễn. Nếu cần, phối hợp điều trị nội khoa để làm dịu bệnh tạm thời. Khuyên bệnh nhân nên kiên trì điều trị châm cứu.

Châm cứu phong huyết (tai biến mạch máu não)

Trụy tim mạch đột ngột, hôn mê, mắt nhắm nghiền, tay duỗi thẳng, miệng há, da mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi khắp trán và mặt, thở khò khèn, người lạnh toát.

Châm cứu co thắt cơ hoành

Ghi chú: Yêu cầu bệnh nhân hợp tác với thầy thuốuc bằng cách thở sâu trong khi tiến hành điều trị.

Châm cứu đau thần kinh liên sườn

Đau thường chạy dọc theo khoảng sườn, đau tăng khi ho hoặc thở sâu, dấu hiệu đặc trưng là có lúc đau nhói như kim châm hoặc có cảm giác như điện giật. Trường hợp nặng, đau toả lan tới vùng lưng.

Châm cứu bướu giáp đơn thuần và cường năng tuyến giáp

Trạng thái kích thích, tim đập nhanh, vã mồ hôi, thêm ăn, lồi mắt, run ngón tay kèm tuyến giáp phì đại, có tiếng thổi tim và sờ thấy rung miu.

Châm cứu liệt mặt

Liệt dây thần kinh mặt, còn gọi là “liệt mặt”, được chia thành thể ngoại biên và thể trung ương. Liệt mặt ngoại biên chủ yếu là viêm dây thần kinh mặt do cảm nhiễm gió lạnh.

Châm cứu kinh nguyệt không đều, bế kinh

Đau lưng: gõ kim hoa mai vùng thắt lưng - cùng; châm Thứ liêu. Điều trị mỗi ngày một lần hoặc cách nhật. Lưu kim 15 - 20 phút. Các huyệt trên cũng được chỉ định trong thống kinh.

Châm cứu viêm bạch mạch cấp tính (đinh nhọt đỏ)

Là một bệnh nhiễm khuẩn sinh mủ cấp tính thuộc hệ thống bạch mạch, thường là hậu quả của một ổ viêm nhiễm. Có thể xuất hiện một hay nhiều đường đỏ chạy từ chỗ viêm nhiễm đến các hạch bạch huyết hữu quan.

Châm cứu đau lưng

Đau lưng là một triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Sau đây là những hiện tượng thường gặp trên lâm sàng.

Châm cứu choáng (sốc)

Trong khi câhm, thỉnh thoảng vê kim (cách 15 - 20 phút vê kim một lần). Nếu huyết áp không lên, châm Nội quan và vê kim liên tục, hoặc cứu huyệt Khí hải cho đến khi triệu chứng choáng thuyên giảm.

Châm cứu chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài nghĩa là sinh đẻ chậm, ảnh hưởng đến sự ra đời của đứa trẻ. Nguyên nhân có thể do dạ con co bóp chậm và yếu. Châm cứu có thể thúc đẻ được nhờ tác dụng gây co bóp dạ con.

Châm cứu viêm phế quản

Viêm phế quản mạn tính chủ yếu là do viêm nhiễm hay tái phát ở đường hô hấp. Cơn kich phát của bệnh thường diễn ra khi thay đổi thời tiết, nhất là vào mùa Đông - Xuân.

Biệt lạc (lạc mạch) và cách vận dụng châm cứu

Các lạc dọc có thể đến trực tiếp các tạng/phủ và vùng đầu mặt. Một cách tổng quát, các lạc dọc này không quá sâu, không quá dài, không đầy đủ như các kinh chính.

Châm cứu bệnh tim mạch

Điều trị: Chọn các huyệt Bối - du trên kinh Bàng quang là chủ yếu, phối hợp những huyệt vị thuộc kinh Tâm và kinh Tâm bào lạc.

Kỹ thuật châm và cứu

Cần kiên trì khéo léo giải thích cho bệnh nhân yên tâm trước những thủ thuật châm, giúp bệnh nhân tránh những căng thẳng vô ích trong khi châm.

Châm cứu liệt hai chân (chi dưới)

Liệt hai chân là hiện tượng rối loạn thần kinh chức phận do bị dứt ngang tủy sống, hậu quả của chấn thương, viêm nhiễm, hay khối u ở tuỷ sống gây nên.

Châm cứu teo dây thần kinh thị giác

Sự thay đổi sắc tố ở võng mạc là do tình trạng lắng đọng các sắc tố hình sao hay hình cốt bào tại vùng xích đạo ở đáy mắt gây nên.

Châm cứu nôn do thai nghén

Có thể coi đó là những biểu hiện bình thường, nhưng nếu nôn quá nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống và sức khoẻ của thai phụ, thì có thể coi đó là trường hợp bệnh lý.

Châm kim hoa mai (mai hoa châm) trong châm cứu

Người xưa quan niệm rằng mặt da của cơ thể là một bộ phận của kinh lạc, chia thành 12 vùng có liên quan đến sự phân bố của 12 đường kinh mạch, tức 12 khu da (bì bộ).

Châm cứu cứng cổ gáy

Điều trị: Chọn các huyệt chủ yếu thuộc kinh Đởm và kinh Tiểu trường, phối hợp huyệt vị cục bộ. Kích thích vừa phải hoặc mạnh. Có thể áp dụng phương pháp bầu giác.

Nguyên tắc chọn huyệt châm cứu

Trên một hoặc những đường kinh có liên hệ đến bệnh chứng cần điều trị, người thầy thuốc châm cứu đặc biệt chú ý đến những huyệt nằm ở những đoạn từ khuỷu tay.

Châm cứu viêm rưột cấp tính, kiết lỵ

Triệu chứng của bệnh lỵ cấp tính tương tự như trong bệnh viêm ruột, nhưng có mót rặn, phân ít và có máu hoặc chất nhầy.

Châm cứu thiếu sữa

Khi vú không căng, hoặc sữa xuống không đủ nhu cầu của trẻ sơ sinh sau khi đẻ 48 giờ, được coi là thiếu sữa. Nguyên nhân do cơ thể suy nhược, chán ăn, quá xúc động hoặc cho bú không đúng cách.

Phép cứu trong điều trị châm cứu

Cứu không thành sẹo: đặt mồi ngải lên huyệt vị đã định đốt cháy phần đỉnh của nó, một lát rồi lấy đi và đặt lên một mồi khác, đến lúc bệnh nhân cảm thấy nóng rát và hơi đau.