- Trang chủ
- Sách y học
- Sách châm cứu học
- Phương pháp vận dụng lộ trình đường kinh châm cứu
Phương pháp vận dụng lộ trình đường kinh châm cứu
Nhờ vào hệ kinh lạc, người thầy thuốc có thể biết được biểu hiện của bệnh tật, kiểm soát các hệ thống chức năng của cơ thể.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Kinh lạc là những đường vận hành khí huyết. Những con đường này chạy khắp châu thân, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, cả bên trong (ở các tạng phủ) lẫn ngoài nông. Học thuyết Kinh lạc đã quy nạp được một hệ thống liên hệ chặt chẽ giữa tất cả các vùng của cơ thể thành một khối thống nhất, thể hiện đầy đủ các học thuyết âm dương, Tạng phủ, Ngũ hành; mối liên quan trong ngoài, trên dưới...
Học thuyết Kinh lạc đóng vai trò rất lớn trong sinh bệnh lý học y học cổ truyền, trong chẩn đoán cũng như trong điều trị. Sở dĩ như vậy là do hệ thống kinh lạc có chức năng rất cơ bản sau đây:
Hệ thống kinh lạc có chức năng liên lạc thông tin từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong: cơ thể con người được cấu tạo bởi nhiều thành phần: ngũ tạng, lục phủ, tứ mạc, ngũ quan, da lông, cơ nhục và khí huyết... Mỗi thành phần đều đảm nhiệm một chức năng riêng của mình và tham gia vào tổng thể chức năng sinh lý của cả cơ thể. Tình trạng “cơ thể thống nhất” này thực hiện được là nhờ vào hệ kinh lạc. Thiên 33, Linh khu có đoạn: “Ôi thập nhị kinh mạch, bên trong thuộc về tạng phủ, bên ngoài lạc với tứ chi và cốt tiết....” (hệ kinh lạc là hệ thống liên lạc giữa các tạng phủ bên trong và các phần cơ thể bên ngoài).
Trong trường hợp bệnh, đây cũng chính là đường mà tà khí mượn đường để xâm nhập. Chương 56, sách Tố vấn có đoạn: “Nếu khí huyết của hệ kinh lạc bị rối loạn, vai trò chống đỡ ngoại tà của cơ thể sẽ giảm sút và tác nhân gây bệnh sẽ theo hệ kinh lạc mà xâm nhập vào sâu các tạng phủ”.
Ngược lại bệnh ở tạng phủ có thể mượn hệ kinh lạc để thể hiện ra bên ngoài ở các chi, các khớp. Thiên 71, Linh khu có ghi: “Khi Tâm và Phế có tà khí thì nó sẽ lưu lại nơi hai cánh chỏ, khi can có tà khí, nó sẽ lưu lại nơi hai bên nách; khi tỳ có tà khí, thì nó sẽ lưu lại nơi hai mấu chuyển lớn; khi Thận có tà khí, nó sẽ lưu lại nơi hai khoeo chân....”
Hệ thống kinh lạc có vai trò nuôi dưỡng toàn thân: thiên 47, sách Linh khu có nêu: “...Huyết, Khí, Tinh, Thần của con người là nhằm phụng cho sự sống và chu hành trọn vẹn cho tính và mệnh. Kinh mạch là nhằm vận hành cho huyết, khí; mở rộng cho âm dương; làm trơn nhuận cho gân cốt, làm thông lợi các khớp xương”.
Điều 33, sách Nạn kinh có ghi: “Như vậy, hệ kinh lạc giúp cho khí huyết, những thành phần cơ bản trong việc nuôi sống và duy trì đời sống, vận hành không ngừng nghỉ đi khắp châu thân, đảm bảo vai trò tư dưỡng”.
Với những chức năng trên, kiến thức về hệ kinh lạc có thể ví như kiến thức giải phẫu sinh lý (kiến thức cơ bản) của người thầy thuốc. Vì thế mà sách Linh khu, thiên 11, đoạn 1 có viết: “Ôi thập nhị kinh mạch là nơi mà con người dựa vào để sống, nơi mà bệnh dựa vào để thành, nơi mà con người dựa vào để trị, nơi mà bệnh dựa vào để khởi lên; cái học (về y) bắt đầu từ đâu, sự khéo léo (của người thầy thuốc) phải đạt đến....”.
Nhờ vào hệ kinh lạc, người thầy thuốc có thể biết được biểu hiện của bệnh tật, kiểm soát các hệ thống chức năng của cơ thể. Trong điều trị, hệ kinh lạc có vai trò dẫn truyền các tác dụng của thuốc (quy kinh) cũng như dẫn truyền những kích thích của châm cứu đến những tạng phủ bên trong.
Hệ kinh lạc có vai trò chức năng như trên, được xem như hệ thống giải phẫu sinh lý của y học cổ truyền. Do vậy, hệ thống kinh lạc đóng vai trò cơ bản, chủ yếu trong hệ thống lý luận y học cổ truyền và chỉ đạo trong mọi chuyên khoa của y học cổ truyền (thuốc, châm cứu, nội hay nhi khoa...).
Vận dụng lộ trình đường kinh
Với những chức năng đã nêu trên, hệ thống kinh lạc được vận dụng vào việc chẩn đoán bệnh tật và cả điều trị. Nội dung trình bày trong bài này chỉ nêu lên việc vận dụng khái niệm đường kinh để chẩn đoán bệnh.
Vận dụng kinh lạc để chẩn đoán
Để vận dụng lộ trình đường kinh vào mục đích chẩn đoán, nhất thiết phải nắm vững 3 nội dung cơ bản sau:
Thuộc lòng lộ trình đường kinh đi.
Liệt kê đầy đủ và phân tích chính xác những chức năng của tạng phủ mà đường kinh có liên hệ đến.
Phân tích, xem xét tất cả những khái niệm, những nội dung nêu trên trong những mối quan hệ với nhau.
Học lộ trình đường kinh:
Hệ thống kinh lạc là một hệ thống liên hệ chặt chẽ giữa tất cả các vùng của cơ thể thành một khối thống nhất, thể hiện đầy đủ các học thuyết triết học Đông phương như âm dương, tạng phủ, ngũ hành; mối liên quan trong ngoài, trên dưới...
Giới khoa học ngày nay chưa công nhận sự hiện hữu của đường kinh châm cứu về mặt giải phẫu học. Các nhà khoa học ngày nay chỉ công nhận sự hiện hữu của châm cứu về mặt hiệu quả trị liệu và về mặt điện sinh vật. Trên cơ thể người sống, ở những vùng da mà các nhà châm cứu học đã mô tả có lộ trình đường kinh thì điện trở da (récistance cutanée) và trở kháng(incompédance) luôn thấp hơn vùng da xung quanh và tại những nơi có mô tả là huyệt thì điện trở da còn thấp hơn nữa.
Với quan niệm nêu trên, việc học thuộc lòng lộ trình đường kinh (kiến thức cơ sở, kiến thức giải phẫu sinh lý) là nêu được đầy đủ:
Tất cả những vùng cơ thể mà đường kinh bên ngoài có đi đến, trên đoạn đường kinh ở chi (tay hoặc chân) cần mô tả chính xác theo mốc giải phẫu YHHĐ (y học hiện đại).
Tất cả những vùng, những tạng phủ mà lộ trình bên trong có đề cập đến. Kiến thức ở phần này không phải nhất thiết phải theo đúng thứ tự trước sau, mà chỉ cần đầy đủ, không được thiếu. Ví dụ việc mô tả lộ trình bên trong kinh Phế bắt đầu từ trung tiêu, vòng xuống đại trường, trở ngược lên xuyên cách mô, phân hai nhánh vào phế, nhập lại ở khí quản, chạy thẳng lên họng, vòng trở xuống ra trước vai xuất hiện ngoài da... cũng tương đương với việc mô tả như sau: lộ trình bên trong kinh Phế bắt đầu từ trung tiêu, đến Phế, Đại trường, khí quản, họng rồi đến trước vai và bắt đầu lộ trình bên ngoài.
Liệt kê đầy đủ và phân tích chính xác những chức năng của tạng, phủ mà đừờng kinh có quan hệ:
Trong việc vận dụng khái niệm đường kinh, việc liệt kê đầy đủ những chức năng sinh lý của tạng phủ mà đường kinh có liện hệ đến thì rất quan trọng, nhất là khi vận dụng những đường kinh âm (khi vận dụng những đường kinh dương, chủ yếu là vận dụng lộ trình bên ngoài của đường kinh ấy, vận dụng những vùng cơ thể mà đường kinh ấy được mô tả có đi đến).
Phân tích và vận dụng đúng ý nghĩa của những chức năng sinh lý được đề cập là nội dung quan yếu vì ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận dụng tiếp sau đó. Việc phân tích chức năng này đôi khi rất tế nhị vì ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ cổ.
3. Phân tích, xem xét tất cả những khái niệm, những nội dung nêu trên trong những mối liên hệ với nhau:
Phương pháp sử dụng trong Đông y học là phương pháp biện chứng (do đó mà có tên “biện chứng luận trị”), nghĩa là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với những sự vật hiện tượng khác.Việc phântích những triệu chứng bệnh lý khi đường kinh hoặc tạng phủ tương ứng có bệnh cũng phải được thực hiện trong tất cả mối quan hệ của nó. Tuy nhiên, trong phạm vi vận dụng lộ trình đường kinh, chỉ những nội dung có liên quan đến đường kinh mới được xem xét như dương minh kinh (táo, kim), thái dương kinh (hàn, thủy),...kinh khí ít, huyết nhiều; kinh đa khí, đa huyết..., vùng cơ thể mà đường kinh đi qua.
Những ví dụ cụ thể
Hai ví dụ đề cập dưới đây (một đường kinh âm, một đường kinh dương) giúp minh họa phương pháp vận dụng lộ trình đường kinh châm cứu để chẩn đoán bệnh Đông y.
Những triệu chứng xuất hiện trong trường hợp hệ thống tương ứng bị rối loạn là kết quả của những liên hệ của tất cả những nội dung có liên quan đến hệ thống ấy, bao gồm những vùng cơ thể có liên quan, những chức năng sinh lý và những khái niệm Đông y tương ứng.
Phương pháp vận dụng kinh lạc trong chẩn đoán
Trên cơ sở thuộc lộ trình đường kinh đi, liệt kê đầy đủ những chức năng tạng phủ và vùng cơ thể mà đường kinh có liên hệ.
Phân tích chính xác những chức năng của tạng phủ mà đường kinh có liên hệ đến.
Phân tích, xem xét tất cả những khái niệm, những nội dung nêu trên trong những mối quan hệ với nhau (phương pháp biện chứng).
Phương pháp khám đường kinh
Hệ thống kinh lạc khi vận dụng vào chẩn đoán như trên đã giúp người thầy thuốc giải thích được cơ sở lý luận của những triệu chứng bệnh lý; đồng thời, đườngkinh cũng còn tham gia vào quá trình chẩn đoán bệnh tật bằng những điểm phản ứng trên đường kinh bệnh khi phát hiện bằng phương pháp khám thích hợp.
Đã có ba phương pháp khám đường kinh từ trước đến nay được đề cập:
Phương pháp khám đường kinh bằng cách ấn đè dọc (khám bằng tay) theo lộ trình đường kinh để tìm điểm đau (điểm phản ứng). Phương pháp khám đường kinh bằng tay là phương pháp cổ điển nhất và cũng là phương pháp thường được sử dụng nhất.
Việc khám đường kinh có thể được tiến hành nhất loạt trên tất cả các đường kinh.
Chọn những đường kinh cần khám: tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, thường người thầy thuốc xác định những đường kinh cần khám. Việc xác định này được định hướng bởi những triệu chứng khai thác được trên bệnh nhân và qua việc vận dụng học thuyết kinh lạc như trên đã nêu.
Những vùng cần khám trên những đường kinh được chọn:
Đoạn từ khuỷu đến ngón (từ cùi chỏ đến ngón tay và từ đầu gối đến chân). Đặc biệt cần chú ý khám các huyệt khích trong trường hợp đau nhức cấp.
Những huyệt du, mộ ở thân (còn được gọi là huyệt chẩn đoán).
Những điểm cần chú ý khi khám đường kinh bằng tay:
Lực ấn đè phải: đồng nhất trên một vùng cơ thể. Dù vậy, phải thay đổi lực ấn đè cho phù hợp với từng vùng cơ thể, phù hợp từng người bệnh (ở vùng cơ dày, người mập: lực mạnh; vùng cơ mỏng, người gầy: lực yếu).
Trong quá trình khám luôn luôn so sánh với bên đối diện hoặc so sánh với nơi không đau.
Phương pháp đo điện trở da ở nguyên huyệt: đây là phương pháp được đề cập nhiều bởi những nhà nghiên cứu Nhật Bản (Trung Cốc Nghĩa Hùng).
Có thể tóm tắt nguyên lý của phương pháp này như sau:
Đo lượng thông điện qua huyệt nguyên của đường kinh bị bệnh: nếu bệnh thuộc thực chứng thì lượng thông điện qua huyệt nguyên của kinh đó tăng lên. Nếu bệnh thuộc hư chứng thì lượng thông điện qua huyệt nguyên của kinh đó giảm xuống.
Đo lượng thông điện qua huyệt nguyên trước và sau khi điều trị bằng châm cứu nhận thấy: người bệnh khỏi, lượng thông điện qua huyệt nguyên của kinh bị bệnh lại trở về giá trị bình thường.
Phương pháp hơ nóng những tĩnh huyệt: đây là phương pháp khảo sát đường kinh của nhóm nghiên cứu Nhật Bản (Akabane), còn được gọi là phương pháp “đo độ cảm giác về nhiệt”. Qua quá trình nghiên cứu, ông ghi nhận:
Khi một đường kinh bị bệnhthì cảm giác về nóng ở huyệt của đường kinh đó sẽ thay đổi, cảm giác bên bệnh khác bên lành, sự chênh lệch này thể hiện rất rõ ở huyệt tỉnh.
Có thể sử dụng phương pháp này, so sánh sự chênh lệch giữa hai bên phải trái để tìm ra đường kinh có bệnh.
Tác giả Đổng Thừa Thống (Trung Quốc) sử dụng phương pháp “đo thời gian cảm ứng với nhiệt độ” để so sánh sự chênh lệch giữa hai bên phải trái và cũng có ghi nhận kết quả tương tự.
Tạng phủ bên trong khi rối loạn chức năng có thể biểu hiện ra ngoài đường kinh tương ứng bằng điểm nhạy cảm (kinh điển), hoặc thay đổi điện trở da/nguyên huyệt, hoặc cảm giác khó chịu khi hơ nóng tĩnh huyệt kinh bệnh (những tác giả Nhật Bản).
Có 3 phương pháp chẩnđoán bằng đường kinh:
Khám đường kinh bằng tay.
Đo điện trở da tại nguyên huyệt.
Hơ nóng các tĩnh huyệt.
Bài viết cùng chuyên mục
Châm cứu thiếu sữa
Khi vú không căng, hoặc sữa xuống không đủ nhu cầu của trẻ sơ sinh sau khi đẻ 48 giờ, được coi là thiếu sữa. Nguyên nhân do cơ thể suy nhược, chán ăn, quá xúc động hoặc cho bú không đúng cách.
Châm cứu sa trực tràng
Là hiện tượng sa niêm mạc hậu môn, hoặc sa một phần trực tràng ra bên ngoài hậu môn. Trong giai đoạn đầu, sa trực tràng chỉ xảy ra sau mỗi lần đi ngoài; trường hợp nặng.
Châm cứu teo dây thần kinh thị giác
Sự thay đổi sắc tố ở võng mạc là do tình trạng lắng đọng các sắc tố hình sao hay hình cốt bào tại vùng xích đạo ở đáy mắt gây nên.
Đại cương và quy tắc chọn huyệt
Để đưa kỹ thuật đạt đến một trình độ cao hơn, thầy thuốc phải thường xuyên tra cứu, tập hợp tài liệu, đi đến những kết luận rút ra từ thực tế bản thân.
Châm cứu liệt mặt
Liệt dây thần kinh mặt, còn gọi là “liệt mặt”, được chia thành thể ngoại biên và thể trung ương. Liệt mặt ngoại biên chủ yếu là viêm dây thần kinh mặt do cảm nhiễm gió lạnh.
Châm cứu viêm mũi xoang mạn tính
Viêm mũi mạn tính chủ yếu là viêm nhiễm niêm mạc mũ kéo dài, gây viêm mạn tính niêm mạc và tổ chức bên dưới niêm mạc mũi. Thường nghẹt mũi từng đợt xen kẽ, chảy nhiều dịch mũi.
Châm cứu hen phế quản
Liệu pháp dự phòng khi sắp thay đổi thời tiết; cứu trên huyệt Phế du, Tỳ du, Túc tam lý.
Châm cứu co giật cấp tính ở trẻ em
Châm cứu có thể hạ nhiệt độ và ngừng co giật, nhưng nguyên nhân gây co giật cần được xác định ngay để tiến hành điều trị nội khoa hoặc áp dụng biện pháp thích đáng khác.
Châm cứu viêm quầng
Tổn thương hơi nhô lên với những bờ quầng rõ ràng, giữa quần màu xám. Các hạch bạch huyết tại chỗ, có thể sưng to; có thể có những triệu chứng toàn thân như sốt, gai rét, nhức đầu.
Châm cứu co giật mạn tính ở trẻ em
Chứng co giật mạn tính ở trẻ em thường do nôn và ỉa chảy kéo dài, hậu quả gây rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng, do viêm nhiễm mạn tính ở hệ thống thần kinh trung ương.
Châm cứu viêm tuyến mang tai (bệnh quai bị)
Triệu chứng thuyên giảm sau 10 ngày, không để lại di chứng viêm mủ. Ở trẻ em dễ gây biến chứng viêm màng não; còn ở người lớn (nam giới), có thể viêm tinh hoàn.
Học thuyết kinh lạc châm cứu
Kinh lạc là những đường vận hành khí huyết. Những con đường này chạy khắp châu thân, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, cả bên trong (ở các tạng phủ) lẫn ngoài nông.
Biệt lạc (lạc mạch) và cách vận dụng châm cứu
Các lạc dọc có thể đến trực tiếp các tạng/phủ và vùng đầu mặt. Một cách tổng quát, các lạc dọc này không quá sâu, không quá dài, không đầy đủ như các kinh chính.
Tám mạch khác kinh (Kỳ kinh bát mạch)
Nhâm có nghĩa là trách nhiệm, có chức năng hướng dẫn. Mạch Nhâm chạy theo đường giữa trước thân và quản lý tất cả các kinh âm, vì thế còn có tên “bể của các kinh âm”.
Châm cứu nhiễm trùng đường tiết niệu
Chọn huyệt tại chỗ, phối hợp với các huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Cường độ kích thích và thao tác châm kim cần được xác định tuỳ từng tình huống bệnh lý.
Nguyên tắc chọn huyệt châm cứu
Trên một hoặc những đường kinh có liên hệ đến bệnh chứng cần điều trị, người thầy thuốc châm cứu đặc biệt chú ý đến những huyệt nằm ở những đoạn từ khuỷu tay.
Châm cứu viêm phế quản
Viêm phế quản mạn tính chủ yếu là do viêm nhiễm hay tái phát ở đường hô hấp. Cơn kich phát của bệnh thường diễn ra khi thay đổi thời tiết, nhất là vào mùa Đông - Xuân.
Kỹ thuật châm và cứu
Cần kiên trì khéo léo giải thích cho bệnh nhân yên tâm trước những thủ thuật châm, giúp bệnh nhân tránh những căng thẳng vô ích trong khi châm.
Châm cứu viêm gan truyền nhiễm
Ở một số người bệnh, trong quá trình diễn biến của bệnh, không xuất hiện vàng da, những trường hợp này gọi là “viêm gan truyền nhiễm không vàng da”.
Châm cứu bong gân chi dưới
Trong tổn thương cấp tính ở phần mềm, trước hết châm các huyệt A thị. Nếu cần kết quả không rõ ràng, châm vào khu vực tương ứng về phía bên lành.
Châm cứu nôn do thai nghén
Có thể coi đó là những biểu hiện bình thường, nhưng nếu nôn quá nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống và sức khoẻ của thai phụ, thì có thể coi đó là trường hợp bệnh lý.
Châm cứu nhức đầu
Nhiều bệnh lý khác nhau có thể gây chứng nhức đầu: (a) Các bệnh trong sọ não: (b) Các bệnh thuộc các giác quan, trong đó có viêm xoang; (c) Nhưng chứng trạng chức phận đều có thể gây nhức đầu và (d) những bệnh toàn thân như cao huyết áp chẳng hạn.
Châm cứu bệnh tim mạch
Điều trị: Chọn các huyệt Bối - du trên kinh Bàng quang là chủ yếu, phối hợp những huyệt vị thuộc kinh Tâm và kinh Tâm bào lạc.
Châm cứu đinh nhọt
Sau vài ngày thì có mủ, đau sẽ dịu bớt khi thoát mủ. Nếu đinh nhọt được chích nặn quán sớm, thường có sốt, đau nhức, rối loạn tâm thần, chóng mặt, nôn nao và chỗ viêm sẽ lân rộng.
Châm cứu viêm ruột thừa cấp tính
Ở đa số bệnh nhân, có thể sờ thấy một khối nổi lên. Trường hợp cơ thành bụng căng, mạch nhanh và sốt cao, là triệu chứng bệnh nặng. Ở trẻ em, có thể ỉa chảy.