Phép cứu trong điều trị châm cứu

2013-08-16 12:00 AM

Cứu không thành sẹo: đặt mồi ngải lên huyệt vị đã định đốt cháy phần đỉnh của nó, một lát rồi lấy đi và đặt lên một mồi khác, đến lúc bệnh nhân cảm thấy nóng rát và hơi đau.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Châm và cứu là hai phương pháp điều trị khác nhau. Châm là chữa bệnh bằng cách châm kim vào một số “huyệt vị” trên cơ thể người với những chiếc kim bằng kim loại, tạo thành kích thích bằng các thao tác khác nhau. Kim có nhiều loại và kích thước khác nhau, thông thường nhất là hào châm, kim ba cạnh, kim mai hoa và kim gài trong da (kim nhỉ hoàn).

Cứu là chữa bệnh do tác dụng kích thích của nhiệt bằng cách hơ nóng do đốt cháy “ngải nhung” hoặc một số chất liệu khác trên các vị trí đặc hiệu ở mặt da.

Phép cứu

Điều trị bằng phép cứu là dùng “ngải nhung” đốt cháy để sản sinh sức nóng trên các huyệt vị hoặc một nơi nào đó tren cơ thể bệnh nhân. “Ngải nhung” được chế bằng lá ngải cứu khô tán thành bột mịn, cọng lá loại bỏ đi. Lá ngải cứu có tính ấm và có tác dụng khai thông kinh lạc, trừ hàn cùng khí ẩm thấp, do đó tăng cường chức năng các tạng phủ. Ngải nhung để càng lâu càng tốt.

Ngải nhung vê thành mồi ngải, mồi ngải lớn nhất là chiều cao độ 1cm và đường kính 0,8cm; mỗi ngải trung bình bằng hạt ngô, mồi nhỏ bằng hạt đậu đen. Trên lâm sàng, một mồi ngải được xem là một đơn vị; nhưng mồi ngải hình nón hiện nay ít dùng.

Ngải nhung còn có thể cuộn như điếu thuốc lá cỡ lớn, cuộn chặt ngải nhung với giấy bản, rồi dán lại. Điếu ngải thường dài khoảng 20cm, khẩu kính 1,5cm.

Cứu trực tiếp

Cứu trực tiếp là đặt trực tiếp mồi ngải đốt cháy lên huyệt trên mặt da. Phương pháp này có 2 cách: cứu không thành sẹo và cứu thành sẹo.

Cứu không thành sẹo: đặt mồi ngải lên huyệt vị đã định đốt cháy phần đỉnh của nó, một lát rồi lấy đi và đặt lên một mồi khác, đến lúc bệnh nhân cảm thấy nóng rát và hơi đau. Cứ thế, lắp đi lắp lại cho tới khi vùng cứu đỏ lên và có hiện tượng xung huyết. Thông thường, dùng từ 3 đến 5mồi ngải cho một lần điều trị; mỗi ngày cứu một lần.

Phương pháp này thường áp dụng cho những bệnh nhân mạn tính thuộc hàn chứng và hư chứng, như hen suyễn, ỉa chảy mạn tính và tiêu hoá kém.

Cứu thành sẹo: Đặt một mồi ngải nhỏ trực tiếp trên huyệt ở mặt da rồi đốt cháy; khi cháy hết hẳn lại đặt mồi khác, lắp đi lắp lại như vậy từ 3 đến 7 mồi trên mỗi huyệt. Chỗ da đó sẽ phồng giộp lên và làm mu, lúc khỏi sẽ để lại sẹo, đúng như tên gọi của phương pháp. Thường chọn một hay hai huyệt cho mỗi lần điều trị. Có thể điều trị hàng ngày hoặc cách nhật. Phương pháp này hiện nay ít dùng vì gây đau đớn và để lại vết sẹo không đang có.

Cứu gián tiếp

Đặt một lát gừng hay lát tỏi mỏng, hoặc một lớp muối lên trên huyệt vị, sau đó đặt lên trên một mồi ngải (cỡ lớn hoặc cỡ trung bình), rồi đốt cháy. Chi tiết của phương pháp như sau:

Cứu gián tiếp với gừng:

Thái một lát gừng mỏng độ 0,3 - 0,5cm, chọc thủng nhiều lỗ, đặt lên huyệt vị. Đặt mồi ngải (cỡ lớn hay trung bình) lên trên lát gừng rồi đốt mồi. Khi bệnh nhân có cảm giác nóng bỏng thì lấy đi và lại đốt mồi khác. Cứ thế làm đi làm lại đến khi mặt da đỏ lên và ướt lấp nhấp. Mỗi lần điều trị dùng từ 3 đến 5 mồi ngải, mỗi ngày cứu một lần.

Cứu gián tiếp với tỏi:

Cách này cũng giống như trên, dùng tỏi thay cho gừng. Phương pháp được chỉ định trong lao phổi, lao hạch, áp xe lạnh ở giai đoạn đầu. Không dùng phương pháp này cho những bệnh nhân đang sốt.

Cứu gián tiếp với muối:

Phép này chủ yếu áp dụng trên rốn. Cho muối trắng vào lỗ rốn ngang mức với mặt da; đặt trên lớp muối một lát gừng và đốt mồi ngải lên trên.

Bài viết cùng chuyên mục

Châm cứu câm điếc

Khi châm huyệt Á môn, mũi kim hướng về phía xương hàm dưới, đốâu không quá 1,5 tấc, ở người lớn, để tránh chạm vào tuỷ sống. Không vê kim. Nên châm nông độ 5mm.

Châm cứu liệt hai chân (chi dưới)

Liệt hai chân là hiện tượng rối loạn thần kinh chức phận do bị dứt ngang tủy sống, hậu quả của chấn thương, viêm nhiễm, hay khối u ở tuỷ sống gây nên.

Châm cứu kinh nguyệt không đều, bế kinh

Đau lưng: gõ kim hoa mai vùng thắt lưng - cùng; châm Thứ liêu. Điều trị mỗi ngày một lần hoặc cách nhật. Lưu kim 15 - 20 phút. Các huyệt trên cũng được chỉ định trong thống kinh.

Châm cứu viêm bạch mạch cấp tính (đinh nhọt đỏ)

Là một bệnh nhiễm khuẩn sinh mủ cấp tính thuộc hệ thống bạch mạch, thường là hậu quả của một ổ viêm nhiễm. Có thể xuất hiện một hay nhiều đường đỏ chạy từ chỗ viêm nhiễm đến các hạch bạch huyết hữu quan.

Châm cứu mề đay phù quincke

Mề đay là một bệnh dị ứng, thường quen gọi nổi mẩn hay nổi mề đay. Có nhiều nguyên nhân, như dị ứng thức ăn hoặc thuốc, nhiễm giun đũa…Phát bệnh thường đột ngột, nổi lên từng mảng có kích thước to nhỏ khác nhau và hết sức ngứa.

Phép châm điều trị châm cứu

Tì đầu ngón tay cái của bàn tay trái vào cạnh huyệt, ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm chuôi kim. Trong khi bệnh nhân chú ý vào chỗ tay trái tì bấm.

Châm cứu chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài nghĩa là sinh đẻ chậm, ảnh hưởng đến sự ra đời của đứa trẻ. Nguyên nhân có thể do dạ con co bóp chậm và yếu. Châm cứu có thể thúc đẻ được nhờ tác dụng gây co bóp dạ con.

Châm cứu co giật mạn tính ở trẻ em

Chứng co giật mạn tính ở trẻ em thường do nôn và ỉa chảy kéo dài, hậu quả gây rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng, do viêm nhiễm mạn tính ở hệ thống thần kinh trung ương.

Châm cứu viêm rưột cấp tính, kiết lỵ

Triệu chứng của bệnh lỵ cấp tính tương tự như trong bệnh viêm ruột, nhưng có mót rặn, phân ít và có máu hoặc chất nhầy.

Châm cứu viêm amiđan, viêm hầu họng

Chất dịch viêm màu hơi trắng bám rải rác ở bề mặt amiđan, màng này có thể bóc dễ dàng, không gây chảy máu. Đây là dấu hiệu để chẩn đoán phân biệt với bệnh bạch hầu.

Châm cứu di tinh và liệt dương

Chỉ định huyệt: (a) Quan nguyên, Thái khê, Túc tam lý. (b) Thận du, Chí thất, Tam âm giao.

Châm cứu ho gà

Bệnh nhi thường bị phù nề ở mặt và quanh ổ mắt; khoảng một nửa số bệnh nhi có hiện tượng tăng bạch cầu và tăng tế bào lympho. Đôi khi có biến chứng viêm phổi hay viêm não.

Châm cứu hen phế quản

Liệu pháp dự phòng khi sắp thay đổi thời tiết; cứu trên huyệt Phế du, Tỳ du, Túc tam lý.

Châm cứu hysteria (tinh thần phân lập)

Tinh thần phân lập thường gặp chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Bệnh khởi phát lặng lẽ và diễn biến kéo dài. Về phương diện lâm sàng.

Biệt lạc (lạc mạch) và cách vận dụng châm cứu

Các lạc dọc có thể đến trực tiếp các tạng/phủ và vùng đầu mặt. Một cách tổng quát, các lạc dọc này không quá sâu, không quá dài, không đầy đủ như các kinh chính.

Châm cứu suy dinh dưỡng trẻ em

Suy dinh dưỡng trẻ em là một hội chứng do nhiều bệnh mạn tính khác nhau gây ra, như ăn kém tiêu, dinh dưỡng kém, ký sinh trùng đường ruột, hoặc các bệnh gây suy mòn mạn tính.

Châm cứu bí đái

Bệnh nhân mót đái nhiều nhưng không thể đái được, đồng thời đau buốt không thể chịu được, căng tức vùng bàng quang. Nếu do sỏi niệu đạo thì có thể đẩi máu và đau buốt nhiều.

Châm cứu co thắt cơ hoành

Ghi chú: Yêu cầu bệnh nhân hợp tác với thầy thuốuc bằng cách thở sâu trong khi tiến hành điều trị.

Châm cứu viêm mũi xoang mạn tính

Viêm mũi mạn tính chủ yếu là viêm nhiễm niêm mạc mũ kéo dài, gây viêm mạn tính niêm mạc và tổ chức bên dưới niêm mạc mũi. Thường nghẹt mũi từng đợt xen kẽ, chảy nhiều dịch mũi.

Phương pháp châm loa tai (nhĩ châm)

Những người để cho chích bên cạnh tai, lúc giao hợp vẫn phóng tinh, song tinh dịch chỉ có ít tinh trùng, nên không có tác dụng làm thụ thai.

Châm cứu viêm phế quản

Viêm phế quản mạn tính chủ yếu là do viêm nhiễm hay tái phát ở đường hô hấp. Cơn kich phát của bệnh thường diễn ra khi thay đổi thời tiết, nhất là vào mùa Đông - Xuân.

Đại cương về huyệt châm cứu

Các nhà khoa học ngày nay chỉ công nhận sự hiện hữu của huyệt vị châm cứu về mặt hiệu quả trị liệu và về mặt điện sinh vật.

Châm cứu choáng (sốc)

Trong khi câhm, thỉnh thoảng vê kim (cách 15 - 20 phút vê kim một lần). Nếu huyết áp không lên, châm Nội quan và vê kim liên tục, hoặc cứu huyệt Khí hải cho đến khi triệu chứng choáng thuyên giảm.

Châm cứu viêm nhiều (đa) dây thần kinh

Viêm nhiều dây thần kinh còn gọi là viêm dây thần kinh ngoại biên, là trạng thái rối loạn cảm giác đối xứng kèm theo cóc liệt mềm. Những triệu chứng ở khu vực xa thường nặng hơn ở khu vực gần gốc chi, có hiện tượng tiến triển hướng tâm dần dần.

Châm cứu nôn do thai nghén

Có thể coi đó là những biểu hiện bình thường, nhưng nếu nôn quá nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống và sức khoẻ của thai phụ, thì có thể coi đó là trường hợp bệnh lý.