- Trang chủ
- Sách y học
- Sách châm cứu học
- Nguyên tắc chọn huyệt châm cứu
Nguyên tắc chọn huyệt châm cứu
Trên một hoặc những đường kinh có liên hệ đến bệnh chứng cần điều trị, người thầy thuốc châm cứu đặc biệt chú ý đến những huyệt nằm ở những đoạn từ khuỷu tay.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Để điều trị, các nhà châm cứu thường phối hợp nhiều huyệt lại với nhau (còn được gọi là một công thức huyệt). Việc xây dựng công thức huyệt tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc chọn huyệt sau:
Nguyên tắc chọn huyệt tại chỗ.
Nguyên tắc chọn huyệt theo lý luận đường kinh.
Nguyên tắc chọn những huyệt đặc hiệu.
Chọn huyệt theo nguyên tắc tại chỗ
Là cách chọn những huyệt ở chỗ đau, và lân cận nơi đau.
Nói chung, mỗi huyệt đều có ba loại tác dụng: tại chỗ, theo đường kinh và toàn thân. Nguyên tắc chọn huyệt tại chỗ là cách vận dụng đặc điểm đầu tiên về tác dụng điều trị của huyệt.
Những ví dụ sau đây là nói về cách chọn huyệt theo nguyên tắc tại chỗ:
Đau nhức khớp vai: chọn các huyệt Kiên ngung, Kiên tỉnh, Trung phủ.
Đau đầu vùng trán: chọn các huyệt Ấn đường, Toản trúc...
Đau răng: chọn các huyệt Giáp xa, Địa thương, Hạ quan.
Chỉ định: cách chọn huyệt này được sử dụng trong điều trị mọi trường hợp, nhất là đau nhức.
Chọn huyệt theo lý luận đường kinh
Là cách chọn huyệt trên các đường kinh có liên hệ với bệnh và chứng cần điều trị.
Cách chọn huyệt này dựa trên nguyên tắc kinh mạch đi qua vùng nào thì có tác dụng phòng chống được bệnh tật liên quan đến vùng đó.
Trên một hoặc những đường kinh có liên hệ đến bệnh chứng cần điều trị, người thầy thuốc châm cứu đặc biệt chú ý đến những huyệt nằm ở những đoạn từ khuỷu tay đến ngón tay và từ đoạn khoeo chân đến ngón chân.
Các huyệt này thường thuộc các nhóm huyệt nguyên lạc, khích huyệt, nhóm huyệt ngũ du. Việc chọn những huyệt thuộc những nhóm này phải tuân theo những luật nhất định về phối hợp huyệt.
Dưới đây là những cách chọn huyệt theo nguyên tắc đường kinh:
Chọn huyệt nguyên lạc của 12 đường kinh chính
Hệ thống nguyên lạc:
Theo học thuyết kinh lạc thì cơ thể con người có 12 đường kinh chính: gồm 6 kinh của tạng (kinh âm) và 6 kinh của phủ (kinh dương).
Mỗi kinh của tạng (kinh âm) đều có quan hệ biểu lý (bên trong và bên ngoài) với một kinh của phủ (kinh dương) nhất định (ví dụ như: kinh Phế với kinh Đại trường, kinh Can với kinh Đởm, kinh Thận với kinh Bàng quang, kinh Tâm bào với kinh Tam tiêu, kinh Tâm với kinh Tiểu trường, kinh Tỳ với kinh Vị).
Mỗi đường kinh đều có một huyệt nguyên và một huyệt lạc. Sự liên hệ giữa kinh âm và kinh dương nêu trên được thực hiện bằng hệ thống nguyên lạc.
Khí huyết của một đường kinh A có thể đến đường kinh B (có quan biểu lý tương ứng với nó) thông qua hệ thống nguyên lạc này. Khí huyết của kinh A sẽ đi từ huyệt lạc của kinh A đến huyệt nguyên của kinh B. Ngược lại khí huyết của kinh B sẽ đi từ huyệt lạc của kinh B đến huyệt nguyên của kinh A.
Tên huyệt nguyên lạc của 12 kinh chính:
Kinh mạch |
Nguyên |
Lạc |
Phế |
Thái uyên |
Liệt khuyết |
Đại trường |
Hợp cốc |
Thiên lịch |
Tâm bào |
Đại lăng |
Nội quan |
Tam tiêu |
Dương trì |
Ngoại quan |
Tâm |
Thần môn |
Thông lý |
Tiểu trường |
Uyển cốt |
Chi chính |
Can |
Thái xung |
Lãi câu |
Đởm |
Khâu khư |
Quang minh |
Tỳ |
Thái bạch |
Công tôn |
Vị |
Xung dương |
Phong long |
Thận |
Thái khê |
Đại chung |
Bàng quang |
Kinh cốt |
Phi dương |
Phương pháp sử dụng huyệt nguyên lạc:
Dùng huyệt nguyên kinh tương ứng của bệnh chứng đó phối hợp với huyệt lạc của kinh quan hệ biểu lý tương ứng với nó. Cách phối hợp này thường được áp dụng trong các bệnh lý hư.
Ví dụ:
Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán phế hư: huyệt được chọn gồm Thái uyên (huyệt nguyên của Phế) và Thiên lịch (huyệt lạccủa Đại trường).
Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Đại trường hư, huyệt được chọn gồm Hợp cốc (huyệt nguyên của kinh Đại trường) và Liệt khuyết (huyệt lạc của Phế).
Dùng huyệt lạc kinh tương ứng với chứng bệnh đó. Cách sử dụng riêng huyệt lạc thường được sử dụng cho cả trường hợp bệnh lý thực và trong cả bệnh lý hư.
Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Phế thực, huyệt được chọn là Liệt khuyết (huyệt lạc của Phế).
Trong điều trị bệnh chứng được chẩn đoán Đại trường thực, huyệt được chọn là Thiên lịch (huyệt lạc của Đại trường).
Chọn huyệt du mộ
Trong châm cứu học, có một nguyên tắc chọn huyệt rất gần với đặc điểm sinh lý giải phẫu thần kinh. Đó là nguyên tắc sử dụng các huyệt du và mộ.
Hệ thống du mộ huyệt của 12 đường kinh:
Huyệt du: là những huyệt nằm trên kinh Bàng quang ở lưng (do đó còn gọi là bối du huyệt), đại biểu cho các tạng phủ. Ví dụ:
Phế du (bối du huyệt của Phế) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 3 4, dù thuộc về kinh Bàng quang nhưng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Phế (các bệnh lý có liên quan đến hô hấp).
Tỳ du (bối du huyệt của Tỳ) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 11 12, thuộc về kinh Bàng quang, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Tỳ (các bệnh lý có liên quan đến tiêu hóa).
Đại trường du (bối huyệt du của Đại trường) có vị trí ở ngang đốt sống lưng 4 5, thuộc về kinh Bàng quang, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Đại trường (các bệnh lý có liên quan đến ruột già).
Huyệt mộ: là một loại huyệt đại biểu khác cho các tạng phủ, nằm ở các đường kinh chính đi qua bụng. Ví dụ:
Đản trung (mộ huyệt của Tâm bào) nằm trên đường giữa ngực, ngang khoảng liên sườn 4; dù nằm trên mạch Nhâm nhưng được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Tâm bào (có liên quan đến các bệnh lý của hệ tim mạch).
Trung quản (mộ huyệt của Vị) nằm trên đường giữa bụng, trên rốn 4 thốn; trên mạch Nhâm; được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Vị (các bệnh của hệ tiêu hóa).
Trung cực (mộ huyệt của Bàng quang) nằm trên đường giữa bụng, dưới rốn 4 thốn; trên mạch Nhâm, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý của Bàng quang (các bệnh lý liên quan đến tiết niệu).
Hai loại huyệt này (du và mộ huyệt) có đặc điểm chung là ở gần các tạng phủ mà chúng đại diện. Vì vậy có tác dụng lớn trong chữa bệnh mạn tính của tạng phủ mà các huyệt này đại diện.
Du và mộ huyệt của 12 đường kinh:
Kinh mạch |
Mộ |
Du |
Tâm |
Cự khuyết |
Tâm du |
Can |
Kỳ môn |
Can du |
Tỳ |
Chương môn |
Tỳ du |
Phế |
Trung phủ |
Phế du |
Thận |
Kinh môn |
Thận du |
Tâm bào |
Đản trung |
Tâm bào du |
Đại trường |
Thiên xu |
Đại trường du |
Tam tiêu |
Thạch môn |
Tam tiêu du |
Tiểu trường |
Quan nguyên |
Tiểu trường du |
Vị |
Trung quản |
Vị du |
Đởm |
Nhật nguyệt |
Đởm du |
Bàng quang |
Trung cực |
Bàng quang du |
Phương pháp sử dụng du mộ huyệt:
Nhóm huyệt du mộ được chỉ định trong các bệnh lý của các cơ quan nội tạng (bệnh của tạng phủ) và thường dùng trong các bệnh được chẩn đoán hư theo y học cổ truyền.
Cách sử dụng khi có chỉ định là phối hợp cả du huyệt và mộ huyệt của kinh tương ứng với tạng phủ có bệnh.
Ví dụ: chọn huyệt Trung phủ (mộ của Phế) và Phế du (du huyệt của Phế) để điều trị bệnh lý Phế hư.
Tuy nhiên, trongthực tế lâm sàng việc sử dụng đồng thời cả du và mộ huyệt có lúc khó khăn, do đó du mộ huyệt còn được sử dụng theo luật “dương dẫn âm, âm dẫn dương”, nghĩa là bệnh của tạng (thuộc âm) thì sử dụng bối du huyệt (ở lưng, thuộc dương); và ngược lại bệnh của phủ (thuộc dương) thì sử dụng mộ huyệt (ở bụng, thuộc âm), ví dụ: bệnh lý phế hư (thuộc âm) chọn huyệt phế du (thuộc dương); bệnh lý phủ Vị (thuộc dương) chọn huyệt Trung quản (thuộc âm).
Chọn huyệt ngũ du
Ngũ du huyệt:
Ngũ du huyệt là một nhóm huyệt trong những huyệt đặc trị của 12 đường kinh.
Nó được phân bố từ khuỷu tay trở ra và đầu gối trở xuống.
Người xưa dựa vào sự vận hành của khí huyết trong kinh mạch, dùng hiện tượng nước chảy tự nhiên để minh họa (khí hành từ nhỏ đến lớn, từ nông đến sâu). Để phân biệt, người ta dùng 5 tên gọi: tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợpvới những tác dụng riêng để biểu hiện sự lưu hành của khí qua mỗi huyệt trong kinh mạch.
Nơi nước đầu nguồn, chỗ xuất của khí là tỉnh.
Nơi nước chảy nhẹ, chỗ lưu của khí là vinh (huỳnh).
Nơi nước dồn lại để lưu hành, chỗ chú của khí là du.
Nơi nước đi qua, chỗ hành của khí là kinh.
Nơi nước tụ lại, chỗ nhập của khí là hợp.
Tác dụng của ngũ du huyệt:
Tỉnh huyệt chủ trị dưới tâm đầy.
Huỳnh (vinh) huyệt chủ trị sốt.
Du huyệt chủ trị phong thấp, đau khớp.
Kinh huyệt chủ trị suyễn, ho.
Hợp huyệt chủ trị khí nghịch, tiết tả.
Sự phân bố của ngũ du theo ngũ hành:
Kinh âm |
Kinh dương |
Tỉnh huyệt thuộc mộc Vinh huyệt thuộc hỏa Du huyệt thuộc thổ Kinh huyệt thuộc kim Hợp huyệt thuộc thủy |
Tỉnh huyệt thuộc kim Vinh huyệt thuộc thủy Du huyệt thuộc mộc Kinh huyệt thuộc hỏa Hợp huyệt thuộc thổ |
Hệ thống ngũ du huyệt của 6 âm chính kinh:
Huyệt - Kinh |
Tỉnh mộc |
Vinh hỏa |
Nguyên du thổ |
Kinh kim |
Hợp thủy |
Phế |
Thiếu dương |
Ngư tế |
Thái uyên |
Kinh cừ |
Xích trạch |
Tâm bào |
Trung xung |
Lao cung |
Đại lăng |
Giản sử |
Khúc trạch |
Tâm |
Thiếu xung |
Thiếu phủ |
Thần môn |
Linh đạo |
Thiếu hải |
Tỳ |
Ẩn bạch |
Đại đô |
Thái bạch |
Thương khâu |
Âm lăng |
Can |
Đại đôn |
Hành gian |
Thái xung |
Trung phong |
Khúc tuyền |
Thận |
Dũng tuyền |
Nhiên cốc |
Thái khê |
Phục lưu |
Âm cốc |
Hệ thống ngũ du huyệt của 6 dương chính kinh:
Huyệt - Kinh |
Tỉnh kim |
Vinh thủy |
Du mộc |
Nguyên |
Kinh hỏa |
Hợp thổ |
Đại trường |
Thương dương |
Nhị gian |
Tam gian |
Hợp cốc |
Dương khê |
Khúc trì |
Tam tiêu |
Quan xung |
Dịch môn |
Trung chữ |
Dương trì |
Chi câu |
Thiên tĩnh |
Tiểu trường |
Thiếu trạch |
Tiền cốc |
Hậu khê |
Uyển cốt |
Dương cốc |
Tiểu hải |
Vị |
Lệ đoài |
Nội đình |
Hãm cốc |
Xung dương |
Giải khê |
Túc tam lý |
Đởm |
Khiếu âm |
Hiệp khê |
Lâm khấp |
Khâu khư |
Bài viết cùng chuyên mục
Châm cứu viêm tủy xám (bại liệt trẻ em)
Bệnh sẽ khỏi sau một, hai tuần lễ. Một số bệnh nhi có xu hướng khỏi trong vòng một năm, một số khác sẽ để lại di chứng teo cơ và biến dạng vĩnh viễn.
Tám mạch khác kinh (Kỳ kinh bát mạch)
Nhâm có nghĩa là trách nhiệm, có chức năng hướng dẫn. Mạch Nhâm chạy theo đường giữa trước thân và quản lý tất cả các kinh âm, vì thế còn có tên “bể của các kinh âm”.
Châm cứu viêm màng tiếp hợp cấp (viêm mắt quang tuyến)
Viêm màng tiếp hợp cấp là một bệnh nhiễm khuẩn đột ngột, thường xảy ra giữa xuân sang hè. Triệu chứng chủ yếu là đỏ, sưng, đau, ngứa, có cảm giác cộm ở mắt, kèm theo sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có nhiều dử.
Châm cứu đau khuỷu tay
Có tiền sử chấn thương cấp tính sưng đau, tụ máu hoặc chảy máu tại chỗ. Tuỳ vị trí tổn thương, đau hoặc giảm chức năng có thể khác nhau.
Châm cứu đinh nhọt
Sau vài ngày thì có mủ, đau sẽ dịu bớt khi thoát mủ. Nếu đinh nhọt được chích nặn quán sớm, thường có sốt, đau nhức, rối loạn tâm thần, chóng mặt, nôn nao và chỗ viêm sẽ lân rộng.
Châm cứu hysteria (tinh thần phân lập)
Tinh thần phân lập thường gặp chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Bệnh khởi phát lặng lẽ và diễn biến kéo dài. Về phương diện lâm sàng.
Lộ trình và hội chứng bệnh của 12 kinh chính trong châm cứu
Mỗi kinh chính đều có vùng phân bố nhất định ở mặt ngoài của thân thể và tạng phủ bên trong. Vì vậy, mỗi kinh đều bao gồm một lộ trình bên ngoài và một lộ trình bên trong.
Châm cứu di tinh và liệt dương
Chỉ định huyệt: (a) Quan nguyên, Thái khê, Túc tam lý. (b) Thận du, Chí thất, Tam âm giao.
Châm cứu thai nghịch ngôi
Cứu bằng điếu ngải trong 30 phút, mỗi ngày một lần cho đến khi ngôi thai thuận. Yêu cầu thai phụ nới lỏng cạp quần trong khi điều trị.
Điện châm trong châm cứu
Đây là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (của y học hiện đại).
Biệt lạc (lạc mạch) và cách vận dụng châm cứu
Các lạc dọc có thể đến trực tiếp các tạng/phủ và vùng đầu mặt. Một cách tổng quát, các lạc dọc này không quá sâu, không quá dài, không đầy đủ như các kinh chính.
Châm cứu động kinh
Các huyệt nhóm b và c có thể áp dụng xen kẽ trong thời kỳ ngừng cơn. Động kinh chỉ là một triệu chứng, ngoài châm cứu, cần sử dụng thuốc men tuỳ trường hợp bệnh lý.
Châm cứu viêm khớp
Viêm khớp dạng thấp chủ yếu hay gặp ở thanh niên và trung niên từ 20 đến 40 tuỏi. Bệnh khởi phát thường lặng lẽ; đôi khi bệnh khởi phát rầm rộ.
Châm cứu bướu giáp đơn thuần và cường năng tuyến giáp
Trạng thái kích thích, tim đập nhanh, vã mồ hôi, thêm ăn, lồi mắt, run ngón tay kèm tuyến giáp phì đại, có tiếng thổi tim và sờ thấy rung miu.
Châm cứu co giật mạn tính ở trẻ em
Chứng co giật mạn tính ở trẻ em thường do nôn và ỉa chảy kéo dài, hậu quả gây rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng, do viêm nhiễm mạn tính ở hệ thống thần kinh trung ương.
Châm cứu sốt rét
Sốt rét là bệnh lây truyền do một loại nguyên sinh động vật (chủng Plasmodium) xâm nhập vào máu qua vết đốt của muỗi anophen. Có ba thể loại bệnh tuỳ theo chủng plasmodium: sốt cách nhật, sốt cách 3 ngày hoặc mỗi ngày một cơn.
Châm cứu teo dây thần kinh thị giác
Sự thay đổi sắc tố ở võng mạc là do tình trạng lắng đọng các sắc tố hình sao hay hình cốt bào tại vùng xích đạo ở đáy mắt gây nên.
Châm cứu bệnh trĩ
Trĩ ngoại có thể gây chứng huyết khối, tạo thành những cục huyết ở dưới da, gây đau hậu môn kéo dài và đau trội lên khi đi ngoài. Trĩ ngoại thường dễ nhìn thấy bên ngoài hậu môn.
Châm kim hoa mai (mai hoa châm) trong châm cứu
Người xưa quan niệm rằng mặt da của cơ thể là một bộ phận của kinh lạc, chia thành 12 vùng có liên quan đến sự phân bố của 12 đường kinh mạch, tức 12 khu da (bì bộ).
Châm cứu viêm vú
Chỉ định huyệt: Thái xung, Túc lâm khấp, Nhũ căn, Thiếu trạch, Túc tam lý, Đản trung. Ghi chú: Chọn 2 - 3 huyệt mỗi lần điều trị. Mỗi ngày châm một lần, lưu kim 15 - 20 phút.
Châm cứu viêm amiđan, viêm hầu họng
Chất dịch viêm màu hơi trắng bám rải rác ở bề mặt amiđan, màng này có thể bóc dễ dàng, không gây chảy máu. Đây là dấu hiệu để chẩn đoán phân biệt với bệnh bạch hầu.
Phép cứu trong điều trị châm cứu
Cứu không thành sẹo: đặt mồi ngải lên huyệt vị đã định đốt cháy phần đỉnh của nó, một lát rồi lấy đi và đặt lên một mồi khác, đến lúc bệnh nhân cảm thấy nóng rát và hơi đau.
Châm cứu viêm gan truyền nhiễm
Ở một số người bệnh, trong quá trình diễn biến của bệnh, không xuất hiện vàng da, những trường hợp này gọi là “viêm gan truyền nhiễm không vàng da”.
Đại cương về huyệt châm cứu
Các nhà khoa học ngày nay chỉ công nhận sự hiện hữu của huyệt vị châm cứu về mặt hiệu quả trị liệu và về mặt điện sinh vật.
Châm cứu đau thần kinh liên sườn
Đau thường chạy dọc theo khoảng sườn, đau tăng khi ho hoặc thở sâu, dấu hiệu đặc trưng là có lúc đau nhói như kim châm hoặc có cảm giác như điện giật. Trường hợp nặng, đau toả lan tới vùng lưng.