Kinh cân và cách vận dụng châm cứu

2013-08-15 03:48 PM

Các kinh cân khởi phát luôn luôn ở đầu ngón tay hoặc ngón chân, chúng nối các khớp lớn lại với nhau, sau đó chúng phân nhánh ở mặt trước/sau của cơ thể hoặc ở đầu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Đây là các nhánh lớn xuất phát từ các đường kinh chính và chạy đến cơ và gân (vì thế mà có tên là kinh cân). Chúng gồm 3 kinh âm và 3 kinh dương của chân và tay.

Các điểm đặc thù của kinh can

Về chức năng sinh lý: Các đường kinh cân chỉ liên hệ duy nhất với phần nông của cơ thể, chúng không có tác dụng đến phần ở sâu, nghĩa là ở tạng/phủ.

Trương Cảnh Nhạc có chú giải về vấn đề này như sau: “Kinh cân có nhiệm vụ nối liền đến trăm hài cốt; do đó nó thắt chặt, liên lạc toàn thân và đều có chỗ định vị của nó. Tuy rằng kinh cân có những đường vận hành tương đồng với kinh mạch, thế nhưng những chỗ kết, chỗ thịnh của kinh cân đều nằm ở các khoảng của khê cốc. Đó là vì cân khí hội nhau ở những nơi cốt tiết. Cân thuộc Mộc, hoa của nó ở trảo, vì thế 12 kinh cân đều khởi lên từ những móng tay chân, sau đó chúng thịnh lên ở phụ cốt, kết ở khuỷu tay và cổ tay, ràng buộc vào đầu gối, liên hệ với cơ nhục, lên trên đến cổ và gáy, chấm dứt ở đầu và mặt. Trên đây là con đường đi đại lược của kinh cân trong thân thể”.

Các kinh cân khởi phát luôn luôn ở đầu ngón tay hoặc ngón chân, chúng nối các khớp lớn lại với nhau, sau đó chúng phân nhánh ở mặt trước/sau của cơ thể hoặc ở đầu.

Cuối cùng các đường kinh cân chi phối những vùng mà không có kinh chính hay kinh biệt đi qua.

Vai trò trong bệnh lý và điều trị

Các rối loạn của các kinh cân được biểu hiện ngay tại vùng mà các đường kinh ấy đi qua. Các rối loạn này thường cục bộ và thường chỉ ở phạm vi cơ, gân của vùng đầu thân và chi, ít khi có kèm biểu hiện lâm sàng ở tạng/phủ. Triệu chứng chủ yếu là đau kèm tê (algoparesthésia) hay ngứa.

Cần phải nhắc rằng, nhờ vào hệ thống kinh cân mà có một số huyệt có những tác dụng ngoài đường kinh chính và kinh biệt.

Ví dụ: Hợp cốc và Dương khê trị được đau đầu là do kinh cân Đại trường đi từ vùng trán bên này băng qua đỉnh phía bên kia, sau đó đi xuống hàm trên bên đối diện.

Về thực hành, kinh cân đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh gọi là “biểu” mà nguyên nhân không lệ thuộc vào các kinh chính và kinh biệt. 
Phương pháp trị liệu chủ yếu gồm 2 yếu tố:

Chọn huyệt: chủ yếu là sử dụng những huyệt đau tại chỗ dọc theo lộ trình kinh cân bệnh. Thiên 13, sách Linh khu khi mô tả lộ trình của 12 kinh cân, triệu chứng bệnh lý của từng kinh cân đều nêu rõ chỉ có một cách chọn huyệt như sau: “Khi châm nên tìm chỗ nào đau (thống điểm) xem đó là du huyệt để châm”.

- Chọn phương pháp và thời gian châm: cũng như trên, thủ pháp và thời gian châm trị bệnh của tất cả kinh cân đều như nhau. Đó là châm có kèm cứu nóng, phép châm phải công tà nhanh, không cần phải theo “Phép nghinh tùy xuất nhập” gì cả. Thiên 13, sách Linh khu có nêu về thủ pháp này như sau: “...Phép trị nên châm bằng phép phần châm để đuôi hàn tà cho nhanh. Không kể số lần châm, châm cho đến khi hết thì thôi”. Về phép phần châm, Trương Cảnh Nhạc chú giải như sau: “Phần châm là phép thiêu châm. Chữ kiếp ý nói dụng hỏa khí đuổi gấp hàn tà khí”. Trương Cảnh Thông lại chú: “Phần châm tức là thiêu châm. Kiếp thích ý nói phép châm này như đang ở thế đoạt khí nhanh, châm vào là tà khí phải ra đi, không theo phép nghinh tùy xuất nhập gì cả”.

Sự cấu thành hệ thống đặc biệt “4 hợp”

*Các đường kinh cân liên hệ với nhau theo quy cách: 3 đường kinh âm, 3 đường kinh dương.

Chương 13, sách Linh khu xác định:

Ba kinh cân dương ở chân hợp ở xương hàm trên (apphyse zygomatique).

Ba kinh cân âm ở chân hợp nhau ở bộ phận sinh dục.

Ba kinh cân dương ở tay hợp ở 2 bên sọ (đầu duy).

Ba kinh cân âm ở tay hợp nhau ở bên lồng ngực.

“Bốn hợp” của kinh cân:

Kinh cân Bàng quang - Đởm - Vị.

Kinh cân Tỳ - Can - Thận.

Kinh cân Tam tiêu - Tiểu trường - Đại trường.

Kinh cân Phế - Tâm bào - Tâm.

Đặc điểm chung của kinh can

Lộ trình kinh cân luôn xuất phát từ đầu ngón tay hoặc chân và có hướng đi hướng tâm. Kinh cân chỉ phân bố ở phần ngoài của cơ thể, chủ yếu là gân, cơ, khớp.

Lộ trình kinh cân phần lớn trùng khớp với lộ trình nổi của kinh chính tương ứng, do đó học lộ trình kinh cân chủ yếu dựa vào lộ trình nổi của kinh chính tương ứng + phần khác biệt của kinh cân.

Mười hai kinh cân hợpvới nhau thành 4 hợp, theo quy cách: 3 đường kinh âm ở tay, 3 đường kinh dương ở tay, 3 đường kinh âm ở chân, 3 đường kinh dương ở chân.

Biểu hiện bệnh lý của kinh cân chủ yếu:

Đau tại chỗ (có thể kèm tê) nơi kinh cân có đi qua.

Không có biểu hiện triệu chứng của tạng phủ tương ứng.

Chẩn đoán bệnh của kinh cân dựa vào:

Đau theo lộ trình phân bố của kinh cân.

Điểm phản ứng tại hợp huyệt của các kinh cân.

Điều trị bệnh của kinh cân gồm:

Công thức huyệt là tổng hợp các điểm phản ứng.

Kỹ thuật là “phần châm” và ngưng điều trị khi không còn điểm phản ứng. 

Tiên lượng bệnh của kinh cân:

Dễ trị.

Hệ thống thứ I (ba kinh cân dương ở chân)

Kinh cân bàng quang

Lộ trình đường kinh:

Xuất phát góc ngoài gốc móng út (chí âm), đến mắt cá ngoài => chia làm 3 nhánh:

Nhánh ngoài: theo mặt ngoài cẳng chân lên đến phần sau, ngoài đầu gối.

Nhánh trong: đi xuống gót, sau đó đi lên mặt trong cẳng chân và gắn vào - hố nhượng.

Nhánh sau ngoài: nhánh này chéo qua nhánh trong ở hố nhượng, chạy lên mông, theo cột sống lên cổ và chia làm 2 nhánh nhỏ:

Một nhánh đến tận cùng ở đáy lưỡi.

Một nhánh thẳng phân nhánh ở xương chũm, rồi chạy lên đầu ra trước trán (phân nhánh vùng cơ ở mắt phía trên) chạy xuống mũi và tận cùng ở cung gò má. Ở vùng lưng, ngang đốt sống lưng thứ 7 cho nhánh đến nếp nách, chạy lên vai đến huyệt Kiên ngung. Ở nếp nách có một nhánh băng qua dưới nách ra ngực, chạy lên hố thượng đòn đến huyệt Khuyết bồn. Từ đây chia làm 2 nhánh:

Nhánh cổ sau: đến xương chũm.

Nhánh cổ trước: đến mặt và gắn vào cung gò má.

Triệu chứng rối loạn đường kinh:

Đau nhức từ ngón út đến gót chân.

Co cứng các cơ vùng cổ.

Co cứng cơ hố nhượng.

Co cứng khớp vai.

Đau vùng hố nách đến hố thượng đòn.

Thiên Kinh cân sách Linh khu: “Bệnh của nó (túc thái dương) sẽ làm cho ngón chân út và ngón chân sưng thũng và đau, khoeo chân bị chuột rút, lưng bị ưỡn như muốn gãy, gân gáy bị co rút, vai không đưa cao lên được, đau từ nách lên đến Khuyết bồn như bó vặn lại, không lắc lư được từ phải hay trái gì cả”.

Kinh cân đởm

Lộ trình đường kinh:

Xuất phát từ góc ngoài gốc ngón chân 4 (Khiếu âm), chạy theo mu chân đến mắt cá ngoài.

Chạy lên theo mặt ngoài cẳng chân đến gối (ở đây có nhánh gắn vào gân cơ bánh chè).

Chạy tiếp lên theo mặt ngoài đùi, ở đoạn này có phân hai nhánh: một nhánh lên vùng huyệt phục thỏ (kinh Vị) và một nhánh đến xương cụt. Chạy tiếp lên vùng sườn 11 - 12 đến dưới nách, rồi chia làm hai nhánh:

Nhánh trước: chạy ra trước ngực, vú và gắn vào hố thượng đòn.

Nhánh thẳng: đi lên phía trước nách, lên hố thượng đòn, chạy lên đầu ở phía sau tai, chạy đến góc trán ở huyệt Đầu duy. Từ đây nó chia làm 2 nhánh nhỏ:

Nhánh chạy lên đến bách hội và nối với kinh cân Đởm bên đối diện.

Nhánh dưới chạy xuống cằm vòng lên má ở huyệt Quyền liêu và tận cùng ở khóe mắt ngoài ở huyệt đồng tử liêu.

Triệu chứng rối loạn đường kinh:

Co cứng ngón 4, lan đến mặt ngoài chi dưới, mặt ngoài gối.

Cứng đau khớp gối và co cứng nhượng chân.

Đau mặt trước ngoài đùi, đến vùng háng đùi, đau vùng mặt trong đùi đến xương cụt.

Đau hông sườn đến hố thượng đòn.

Thiên kinh cân, sách Linh khu: “Khi bệnh, nó (túc thiếu dương) sẽ làm cho chuyển cân ở ngón áp út phía ngón út, dẫn lên đến gối làm chuyển cân ở mép ngoài gối, làm cho gối không co duỗi được, khoeo chân bị co rút, mặttrước co giật lên đến háng, phía sau làm cho giật đến vùng xương cùng. Nó làm đau lan tràn lên đến vùng mềm của bờ sườn cụt, lên trên nó dẫn đến vùng ngực, vú và Khuyết bồn cũng đau. Cân duy trì ở cổ bị co rút từ trái sang phải, mắt phải không mở ra được...”.

Kinh cân vị

Lộ trình đường kinh:

Xuất phát từ góc ngoài các gốc ngón chân 2, 3, 4 chạy đến gắn vào cổ chân rồi chia làm 2 nhánh:

Nhánh ngoài chạy theo mặt ngoài xương chày, gắn vào mặt ngoài gối, chạy thẳng lên háng, đến huyệt Hoàn khiêu. Từ đây lên vùng sườn 11, 12 và tận cùng ở cột sống.

Nhánh trong đi từ cổ chân theo xương chày lên gối, gắn vào phía dưới xương bánh chè và từ đây chia làm 2 nhánh nhỏ:

Một nhánh chạy ra ngoài lồi cầu ngoài xương chày đến huyệt Dương lăng tuyền.

Một nhánh chạy lên qua vùng phục thỏ đến tam giác Scarpa ở dưới bẹn, chạy vào giữa ở huyệt Khúc cốt và Trung cực, gắn vào các cơ bụng, chạy tiếp thẳng lên hố thượng đòn, lên cổ đến góc hàm, vòng quanh môi và tận cùng ở huyệt Quyền liêu. Từ đó có các nhánh tận cùng.

Đến mũi.

Đến mí mắt trên (nối với một kinh cân khác).

Đến phân nhánh ở mi dưới.

Đến phân nhánh ở trước tai.

Triệu chứng rối loạn đường kinh:

Đau ở ngón 2 và mặt ngoài cẳng chân.

Cứng đau vùng phục thỏ, sưng đau vùng bẹn.

Viêm sưng tinh hoàn và phó tinh hoàn.

Cứng đau cơ bụng lan lên hố thượng đòn và mặt.

Lệch vùng miệng.

Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó (túc dương minh) sẽ làm cho chuyển cân từ ngón chân giữa lên đến hĩnh cốt, bàn chân bị giật nhảy lên và cứng, vùng huyệt phục thỏ bị chuyển cân, vùng háng bị sưng thũng, bị chứng đồi sán, cân ở bụng bị co giật, dẫn lên đến khuyết bồn và má, miệng méo xệch. Nếu bệnh cấp thì mắt không nhắm lại được. Nếu nhiệt thì cân bị mềm lỏng, mắt không mở được. Nếu cân ở má bị nhiệt thì nó sẽ làm cho cân bị buông lỏng, không co lại được, miệng xệ xuống”. 

Khảo sát huyệt hội của 3 kinh cân dương ở chân

Huyệt Quyền liêu: hõm tạo bởi cung gò má và xương hàm trên. Trong trường hợp cả 3 kinh cân đều bị bệnh, huyệt hội này thường phản ứng và đau. Việc chẩn đoán đường kinh cân nào bị bệnh ở đầu mặt được dựa vào:

Xuất hiện điểm đau ở huyệt Quyền liêu.

Vùng đau lan theo kinh nào?

Ví dụ:

Đau lan từ góc trán xuống hàm dưới: bệnh ở kinh cân Đởm.

Đau dây V kèm đau từ khóe mắt trong: bệnh ở kinh cân Bàng quang.

Đau dây V kèm đau các cơ vùng quanh môi lan đến khóe mắt trong: bệnh ở kinh cân Vị.

Hệ thống thứ II (3 kinh cân âm ở chân)

Kinh cân tỳ

Lộ trình đường kinh:

Xuất phát góc trong gốc ngón cái (huyệt Ẩn bạch), chạy đến mắt cá trong, chạy lên theo mặt trong cẳng chân, mặt trong đùi.

Gắn vào tam giác Scarpa, băng ngang bộ phận sinh dục đến huyệt Khúc cốt và từ đây chia làm 2 nhánh:

Nhánh ngoài: chạy lên rốn đi sâu vào trong bụng đến các cơ hạ sườn và thành trong lồng ngực.

Nhánh trong: chạy vào dương vật và gắn vào cột sống.

Triệu chứng rối loạn đường kinh:

Cứng đau ngón cái đến mắt cá trong.

Đau mặt trong cẳng chân, gối, đùi.

Đau xương vệ, đau quanh rốn, hạ sườn, ngực.

Đau cột sống.

Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó (túc thái âm) sẽ làm cho từ đầu ngón chân cái đến mắt cá trong đều đau như chuột rút, xương phụ cốt bên trong gối bị đau, từ mặt trong vế lên đến háng bị đau, vùng bộ sinh dục bị đau xoắn; rốn và hai bên hông sườn đau dẫn đến ngực và trong cột sống đau”.

Kinh cân thận

Lộ trình đường kinh:

Xuất phát từ lưng ngón chân út, chạy xuống lòng bàn chân qua huyệt Dũng tuyền, chạy theo kinh cân tỳ đến mắt cá trong → chạy đến gót nối với kinh cân Bàng quang, từ đây chạy lên theo mặt trong cẳng chân gắn vào lồi cầu trong xương quyển, chạy lên theo kinh cân Tỳ, đến bộ phận sinh dục (huyệt Khúc cốt, Trung cực), đi vào hố chậu, trở ra vùng mông, chạy lên dọc theo các cơ cạnh gai sống, gắn vào gáy và nối với kinh cân Bàng quang.

Triệu chứng rối loạn đường kinh:

Cơ co cứng ở vùng đường kinh đi qua.

Nếu có các rối loạn loại âm chứng: bệnh có cảm giác nặng vùng hố chậu và không ngửa ra sau được. Ở phụ nữ: rối loạn kinh nguyệt kèm thống kinh.

Nếu là dương chứng: không cúi ra trước được kèm nặng vùng hố chậu.

Thiên 13 sách Linh Khu: “Khi gây bệnh, nó sẽ làm cho gan bàn chân bị chuyển cân; cho nên các nơi mà đường kinh kết vào đều đau và đều chuyển cân. Vì bệnh được biểu hiện các nơi này, cho nên sẽ gây thành động kinh, co quắp và cứng mình. Nếu bệnh ở ngoài thì sẽ không cúi xuống được, nếu bệnh ở trong thì không ngửa lên được, cho nên bệnh ở dương thì thắt lưng bị gãy ngược ra sau, không cúi xuống được; nếu bệnh ở âm thì không ngửa lên được”.

Kinh cân can

Lộ trình đường kinh:

Xuất phát lưng ngón chân cái, đến gắn vào mắt cá trong, chạy lên theo xương quyển và gắn phía dưới lồi cầu trong xương này, chạy lên bẹn gắn vào xương mu và hòa với kinh cân Tỳ và kinh cân Thận.

Triệu chứng rối loạn đường kinh:

Đau ngón chân cái đến mắt cá trong.

Đau mặt trong gối, đau các cơ mặt trong đùi.

Rối loạn nguyên nhân bên trong: bất lực.

Rối loạn nguyên nhân bên ngoài thường là hàn tà: cơ quan sinh dục co rút... 

Rối loạn nguyên nhân bên ngoài thường là nhiệt tà: cơ quansinh dục chảy dài... 

Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó sẽ làm cho từ ngón chân cái đến trước mắt cá chân đau, trong xương phụ cốt đau, phía trong vế đau, chuyển cân, bộ sinh dục bất dụng, liệt không dùng được nữa. Nếu bị thương bên trong nó sẽ không cứng lên được, nếu bị thương bởi hàn tà thì nó bị teo thụt vào trong; nếu bị thương bởi nhiệt thì nó bị cứng lên, không nhỏ lại được”.

Khảo sát huyệt hội 3 kinh cân ở chân

Huyệt Trung cực: huyệt này phản ứng khi 3 kinh cân âm ở chân đều bệnh. Chú ý lộ trình lan của đau để xác định kinh có bệnh.

Ví dụ:

Đau hố chậu kèm đau thắt lưng và đau ở Trung cực: bệnh ở kinh cân Thận.

Đau hố chậu ở trung cực không kèm theo triệu chứng khác: bệnh ở kinh cân Can.

Đau hố chậu ở trung cực kèm đau quanh rốn và lan lên ngực: bệnh ở kinh cân Tỳ.

Hệ thống thứ III (3 king cân dương ở tay)

Kinh cân tiểu trường

Lộ trình đường kinh:

Xuất phát từ góc trong gốc móng út (thiếu xung), gắn vào cạnh trong cổ tay, chạy theo cạnh sau trong cẳng tay gắn vào bờ trong khớp khuỷu, đến nếp nách đến mặt sau vai đến cổ rồi chia làm 2 nhánh:

Nhánh sau: đến xương chũm (tại đây phân một nhánh vào trong vai), sau đó tiếp tục vòng từ sau ra trước tai, xuống hàm dưới, trở lên khóe mắt ngoài.

Nhánh trước: chạy đến góc hàm (giáp xa), đến khóe mắt ngoài, mép tóc trán (đầu duy).

Triệu chứng rối loạn của đường kinh:

Đau từ ngón 4 đến khớp khuỷu (mặt trong).

Đau mặt trong cánh tay đến nách.

Đau vai lan đến cổ kèm ù tai.

Đau từ cằm lên đến khóe mắt ngoài.

Ngoài ra trong các trường hợp nặng bệnh của kinh cân Tiểu trường còn kèm theo các triệu chứng:

Đau cứng cổ có kèm sốt và ớn lạnh.

Đau cứng các cơ nơi đường kinh đi qua.

Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh, nó (thủ thái dương) sẽ làm cho ngón tay út lan ra đến mép sau xương lồi nhọn phía trong khuỷu tay đều bị đau, đau dần lên phía trong cẳng tay nhập vào dưới nách, dưới nách cũng đau, mép sau nách đau, vòng theo sau bả vai dần lên đến cổ đau, ứng theo đó là trong tai bị kêu và đau đầu dẫn đến hàm, mắt có khi bị mờ hồi lâu rồi mới thấy trở lại. Khi cân ở cổ bị co rút thì sẽ làm cho cân bị nuy và cổ sưng thũng, đó là hàn nhiệt đang ở tại cổ”.

Kinh cân tam tiêu

Lộ trình đường kinh:

Xuất phát ở góc trong gốc ngón 4 (quan xung), chạy lên mu bàn tay, gắn vào cổ tay, chạy tiếp mặt sau cẳng tay, gắn vào cùi chỏ, đến mặt sau cánh tay lên vai, lên cổ, gắn với kinh cân Tiểu trường(sau góc hàm dưới) ở huyệt Thiên dung và chia làm 2 nhánh.

Nhánh nội: đi sâu vào trong miệng và tận cùng ở đáy lưỡi.

Nhánh ngoại: chạy đến Giáp xa, lên trước tai, đến khóe mắt ngoài, và ở tận cùng Đầu duy.

Triệu chứng rối loạn của đường kinh:

Rụt lưỡi.

Đau cứng cơ vùng đường kinh đi qua.

Thiên 13 sách Linh khu: “Khi gây bệnh thì suốt con đường mà kinh đi qua đều chuyển cân, lưỡi bị cuốn lại”.

Kinh cân đại trường

Lộ trình đường kinh:

Xuất phát từ góc ngoài gốc móng 2 (thương dương), gắn vào cổ tay, chạy theo mặt ngoài cẳng tay, đến khuỷu lên vai ở huyệt Kiên ngung và chia làm 2 nhánh:

Nhánh từ vai đến Đại chùy.

Nhánh đi tiếp lên góc hàm gắn vào mi dưới. Từ góc hàm có một nhánh chạy tiếp lên nếp tóc trán rồi vòng qua phía đối diện đến gắn vào góc hàm dưới bên kia.

Triệu chứng rối loạn của đường kinh:

Đau cứng cơ vùng đường kinh chi phối.

Cổ vai cứng, không cử động được.

Thiên 13 sách Linh khu: “Khi bệnh, nó (thủ dương minh) sẽ gây cho suốt trên đường mà nó đi qua đều bị đau và chuyển cân. Vai không đưa lên cao được, cổ không ngó qua tả và hữu được”.

Khảo sát huyệt hội 3 kinh cân dương ở tay

Huyệt Đầu duy thường phản ứng khi các kinh trên có bệnh.

Việc chẩn đoán đường kinh bệnh được dựa vào vị trí lan của đau.

Ví dụ:

Migraine kèm đau vai, cổ, tai, đau ở mặt: bệnh ở kinh cân Tiểu trường.

Migraine kèm đau vai, cổ, khóe mắt ngoài, kèm cảm giác co rút lưỡi: bệnh ở kinh cân Tam tiêu.

Migraine kèm đau ở mặt lan lên đầu như đội nón (vòng quanh trán sang bên đối diện): bệnh ở kinh cân Đại trường.

Hệ thống thứ IV (3 kinh cân âm ở tay)

Kinh cân phế

Lộ trình đường kinh:

Xuất phát góc ngoài gốc ngón cái (thiếu thương), chạy theo đường kinh chính đến giữa khuỷu, chạy lên theo mặt trước cánh tay đi vào vùng dưới nách ở huyệt Uyên dịch (kinh Đởm), chạy trở lên hố thượng đòn, gắn vào mặt trước vai rồi quay trở lại hố thượng đòn đi vào trong thành ngực gắn ở đó và phân nhánh ở tâm vị và hạ sườn.

Triệu chứng rối loạn của đường kinh:

Đau cứng cơ vùng đường kinh đi qua.

Trường hợp nặng:

Đau tức ngực, hội chứng ép ở thượng đòn.

Đau co cứng ở hạ sườn kèm ói máu.

Thiên 13 sách Linh khu: “Khi bệnh, nó (thủ thái âm) sẽ làm cho suốt con đường mà nó đi qua đều bị chuyển, cân đau. Nếu nặng hơn sẽ thành chứng tức bôn, hông sườn bị vặn, thổ huyết”.

Kinh cân tam bào

Lộ trình đường kinh:

Xuất phát từ góc ngoài gốc ngón giữa Trung xung đi trong lòng bàn tay đến cẳng tay, tới giữa khuỷu tay chạy lên theo kinh chính đến dưới nách. Từ đây chia làm 2 bó:

Bó 1: phân nhánh đến các sườn và tận cùng ở sườn 12 bên đối diện.

Bó 2: đi sâu vào vùng dưới nách ở huyệt Uyên dịch rồi phân nhánh ở thành trong lồng ngực và tận cùng ở tâm vị.

Triệu chứng rối loạn của đường kinh:

Rối loạn đường kinh do nguyên nhân bên trong:

Đau dọc theo bên trong thành ngực kèm cảm giác ép ở thượng đòn.

Đau cứng cơ dọc theo lộ trình đường kinh:

Thiên 13, sách Linh khu viết: “Bệnh của nó xảy ra sẽ làm cho suốt con đường mà nó đi qua đều bị chuyển cân cho đến vùng ngực bị đau, chứng tức bôn”. 
Chú thích: “tức bôn” được chú giải như sau:

Nội kinh giảng nghĩa: “Tức bôn là một trong ngũ tích. Chứng này khiến cho người bệnh hô hấp dồn dập, gấp rút”.

Điều 56, sách Nạn kinh có ghi: “Tích khí của phế gọi là tức bôn hình thành ở dưới sườn phía hữu, to như cái ly úp xuống, bệnh lâu không dứt khiến cho người bệnh bị vào trạng thái lúc hàn, lúc nhiệt, ho suyễn, phát ra phế ung”. 

Thiên 4, sách Linh khu: “Phế mạch khi hoạt thậm gây thành chứng tức bôn”.

Kinh cân tâm

Lộ trình đường kinh:

Xuất phát từ góc ngoài gốc ngón út (thiếu thương), theo kinh chính lên cạnh trong khuỷu chạy lên đến vùng dưới nách ở huyệt Uyên dịch, từ đây đi vào trong lồng ngực chạy theo đường giữa đến tâm vị rồi đến rốn.

Triệu chứng rối loạn của đường kinh:

Do nguyên nhân bên trong: đau lồng ngực làm cản trở vận hành khí huyết dẫn đến triệu chứng “u” vùng thượng vị kèm triệu chứng buồn bã, đau ở rốn và cảm giác bị nhức ở cùi chỏ và cổ tay.

Do bên ngoài: đau cứng cơ dọc theo đường kinh.

Thiên 13 sách Linh khu: “Nếu gây bệnh, nó (thủ thiếu âm) sẽ làm cho gân bên trong co rút, tiếp nhận lấy bệnh phục lương, xuống dưới làm cho khuỷu tay như bị một màn lưới co kéo”.

Nếu gây bệnh, thì nó sẽ làm cho con đường mà nó đi qua sẽ bị chuyển cân, cân bị thống”.

Chú thích: phục có nghĩa là cái gì đó núp dưới tâm, rồi vươn dài tới rốn như bắc một chiếc cầu nối liền hai vùng, cho nên mới gọi là phục lương (Du Thượng Thiện chú giải).

Khảo sát huyệt hội 3 kinh cân ở tay

Huyệt Uyên dịch (liên sườn 5, nách giữa) sẽ phản ứng khi 3 đường kinh cân âm ở tay có bệnh.

Nếu một trong 3 đường kinh bị bệnh, các triệu chứng sẽ khác nhau ở vị trí đau lan.

Ví dụ:

Đau nách kèm đau ở ngực không định được ở hố thượng đòn đau vai kèm tức ngực: bệnh ở kinh cân Phế.

Đau nách kèm đau định được ở hạ sườn, ở ngực: bệnh ở kinh cân Tâm bào.

Đau nách kèm đau bụng, ngực (đặc biệt vùng trên rốn) kèm triệu chứng có “u” ở thượng vị: bệnh ở kinh cân Tâm.

Bài viết cùng chuyên mục

Châm cứu ho gà

Bệnh nhi thường bị phù nề ở mặt và quanh ổ mắt; khoảng một nửa số bệnh nhi có hiện tượng tăng bạch cầu và tăng tế bào lympho. Đôi khi có biến chứng viêm phổi hay viêm não.

Châm tê trong châm cứu

Huyệt được chọn phải liên quan mật thiết đến vùng mổ, phải dễ gây đắc khí, không ở vị trí trở ngại cho thao tác ngoại khoa và khi vê hoặc xoay kim không làm chảy máu.

Châm cứu hysteria (tinh thần phân lập)

Tinh thần phân lập thường gặp chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Bệnh khởi phát lặng lẽ và diễn biến kéo dài. Về phương diện lâm sàng.

Châm cứu cảm cúm

Triệu chứng lâm sàng thường là: ớn lạnh đột ngột rồi sốt 390C hoặc cao hơn, kèm theo nhức đầu nhiều; đau mỏi tứ chi.

Châm cứu bệnh đường mật

Nếu giun chui ống mật hay sỏi mật xảy ra cùng một lúc, thường có cơn đau cấp tính cao độ, điểm đau rõ rệt ở phía phải bụng trên.

Châm cứu bí đái

Bệnh nhân mót đái nhiều nhưng không thể đái được, đồng thời đau buốt không thể chịu được, căng tức vùng bàng quang. Nếu do sỏi niệu đạo thì có thể đẩi máu và đau buốt nhiều.

Châm cứu sa dạ con

Chỉ định huyệt: Châm Duy bào (Kỳ huyệt), Tam âm giao, Cứu Khí hải, Bách hội, Thượng liêu, Thứ liêu, Trung liêu, Hạ liêu, Châm Túc tam lý.

Châm cứu cận thị

Mỗi đợt điều trị 10 lần; sau đó nghỉ châm 5 - 7 ngày, rồi lại tiếp tục. Có thể day bấm nắn các huyệt ở gần mắt, chọn 2 - 3 huyệt và day bấm nắn trong vòng 3 - 5 phút.

Châm cứu teo dây thần kinh thị giác

Sự thay đổi sắc tố ở võng mạc là do tình trạng lắng đọng các sắc tố hình sao hay hình cốt bào tại vùng xích đạo ở đáy mắt gây nên.

Phép cứu trong điều trị châm cứu

Cứu không thành sẹo: đặt mồi ngải lên huyệt vị đã định đốt cháy phần đỉnh của nó, một lát rồi lấy đi và đặt lên một mồi khác, đến lúc bệnh nhân cảm thấy nóng rát và hơi đau.

Châm cứu bong gân chi dưới

Trong tổn thương cấp tính ở phần mềm, trước hết châm các huyệt A thị. Nếu cần kết quả không rõ ràng, châm vào khu vực tương ứng về phía bên lành.

Châm cứu mề đay phù quincke

Mề đay là một bệnh dị ứng, thường quen gọi nổi mẩn hay nổi mề đay. Có nhiều nguyên nhân, như dị ứng thức ăn hoặc thuốc, nhiễm giun đũa…Phát bệnh thường đột ngột, nổi lên từng mảng có kích thước to nhỏ khác nhau và hết sức ngứa.

Châm cứu sốt rét

Sốt rét là bệnh lây truyền do một loại nguyên sinh động vật (chủng Plasmodium) xâm nhập vào máu qua vết đốt của muỗi anophen. Có ba thể loại bệnh tuỳ theo chủng plasmodium: sốt cách nhật, sốt cách 3 ngày hoặc mỗi ngày một cơn.

Châm cứu tăng huyết áp

Có hai loại cao huyết áp: tiên phát và thứ phát. Trong điều kiện nghỉ ngơi, mà huyết áp trênh 140/90mmHg thì coi là cao huyết áp. Cao huyết áp tiên phát chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân trên 30 tuổi.

Châm cứu di tinh và liệt dương

Chỉ định huyệt: (a) Quan nguyên, Thái khê, Túc tam lý. (b) Thận du, Chí thất, Tam âm giao.

Châm cứu co thắt cơ hoành

Ghi chú: Yêu cầu bệnh nhân hợp tác với thầy thuốuc bằng cách thở sâu trong khi tiến hành điều trị.

Châm cứu viêm rưột cấp tính, kiết lỵ

Triệu chứng của bệnh lỵ cấp tính tương tự như trong bệnh viêm ruột, nhưng có mót rặn, phân ít và có máu hoặc chất nhầy.

Điện châm trong châm cứu

Đây là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (của y học hiện đại).

Châm cứu viêm gan truyền nhiễm

Ở một số người bệnh, trong quá trình diễn biến của bệnh, không xuất hiện vàng da, những trường hợp này gọi là “viêm gan truyền nhiễm không vàng da”.

Châm cứu viêm mũi xoang mạn tính

Viêm mũi mạn tính chủ yếu là viêm nhiễm niêm mạc mũ kéo dài, gây viêm mạn tính niêm mạc và tổ chức bên dưới niêm mạc mũi. Thường nghẹt mũi từng đợt xen kẽ, chảy nhiều dịch mũi.

Phương pháp vận dụng lộ trình đường kinh châm cứu

Nhờ vào hệ kinh lạc, người thầy thuốc có thể biết được biểu hiện của bệnh tật, kiểm soát các hệ thống chức năng của cơ thể.

Châm cứu viêm vú

Chỉ định huyệt: Thái xung, Túc lâm khấp, Nhũ căn, Thiếu trạch, Túc tam lý, Đản trung. Ghi chú: Chọn 2 - 3 huyệt mỗi lần điều trị. Mỗi ngày châm một lần, lưu kim 15 - 20 phút.

Châm cứu viêm ruột thừa cấp tính

Ở đa số bệnh nhân, có thể sờ thấy một khối nổi lên. Trường hợp cơ thành bụng căng, mạch nhanh và sốt cao, là triệu chứng bệnh nặng. Ở trẻ em, có thể ỉa chảy.

Châm cứu đau khuỷu tay

Có tiền sử chấn thương cấp tính sưng đau, tụ máu hoặc chảy máu tại chỗ. Tuỳ vị trí tổn thương, đau hoặc giảm chức năng có thể khác nhau.

Châm cứu viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp chủ yếu hay gặp ở thanh niên và trung niên từ 20 đến 40 tuỏi. Bệnh khởi phát thường lặng lẽ; đôi khi bệnh khởi phát rầm rộ.