Kinh biệt và cách vận dụng châm cứu

2013-08-15 03:10 PM

Thủ dương minh và thủ thái âm hợp nhau ở cổ. Với hệ thống này, 12 đường kinh chính thông qua hệ thống kinh biệt đã ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại cương

Mười hai kinh biệt được xếp chung vào nhóm kinh mạch. Tuy nhiên nó tạo thành hệ thống đường đặc biệt (gọi là lục hợp) xuất phát từ kinh chính.

Hệ thống đặc biệt về lục hợp

Chương 41, sách Linh khu mô tả lục hợp cấu thành hệ thống kinh biệt như sau:

Túc thái dương (Bàng quang) và túc thiếu âm (Thận) hợp nhau ở dưới thấp (ở nhượng chân) và ở trên (vùng ót gáy).

Túc thiếu dương (Đởm) và túc quyết âm (Can) hợp nhau ở xương mu.

Túc dương minh (Vị) và túc thái âm (Tỳ) hợp nhau ở bẹn.

Thủ thái dương (Tiểu trường) và thủ thiếu âm (Tâm) hợp nhau ở khóe mắt trong.

Thủ thiếu dương (Tam tiêu) và thủ quyết âm (Tâm bào) hợp nhau ở dưới xương chũm.

Thủ dương minh (Đại trường) và thủ thái âm (Phế) hợp nhau ở cổ. Với hệ thống này, 12 đường kinh chính thông qua hệ thống kinh biệt đã ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể.

Vai trò sinh lý

Các kinh biệt hỗ trợ những đường kinh chính ở bên trong cơ thể:

Các kinh biệt sau khi từ kinh chính phân ra, kinh âm đa số đi hướng về kinh dương và hội họp ở đây và như vậy nó làm tăng thêm mối quan hệ biểu lý của các kinh âm và kinh dương trong cơ thể, nó làm các đường kinh chính mạnh lên bằng cách nối với các kinh dương.

Các kinh biệt đều xuất phát từ các khớp lớn, đi vào trong bụng, trong ngực để đến các tạng phủ, sau đó chúng xuyên qua tâm để nối ra mặt, cổ hay gáy và nối với các đường kinh dương.

Hệ thống nối này giải thích sự việc 12 đường kinh chính không tùy thuộc duy nhất vào hệ thống của chính nó mà còn phụ thuộc vào hệ thống vào/ra (ly/hợp) của các đường kinh biệt. Sự sắp xếp tổ chức của những hệ thốngsau này phức tạp hơn hệ thống ở chân và tay. Nói khác đi, các hoạt động sinh lý của cơ thể không chỉ tùy thuộc 12 đường kinh chính mà cả với kinh biệt.

Kinh biệt có vai trò hỗ trợ, phụ, bù cho các kinh chính. Các vùng không có kinh chính đi qua sẽ chịu sự kiểm soát của kinh biệt. Thông qua sự phân bố và tuần hành 12 kinh biệt, chúng ta thấy chúng tăng cường sự quan hệ giữa các bộ vị trong nội tạng của toàn bộ kinh mạch trong thân thể. Trong những vùng mà 12 kinh chính không phân bố đến thì 12 kinh biệt nối liền chúng lại.

Ví dụ 1: Lý thuyết y học cổ truyền rất chú trọng đến mối quan hệ giữa Tâm và Thận. Khảo sát 12 kinh chính chúng ta thấy sự tuần hành của kinh túc thiếu âm Thận có đến Tâm, ngược lại kinh chính thủ thiếu âm Tâm lại không có phân bố đến Thận. Thế nhưng, kinh biệt túc thái dương Bàng quang có con đường vào Bàng quang, tán ra ở Thận rồi lại bố tán ở Tâm. Đây chính là con đường đã nối liền quan hệ giữa Tâm và Thận.

Ví dụ 2: Vị có ảnh hưởng đến Tâm. Thiên Nghịch điệu luận, Tố vấn có nêu: “Vị bất hòa thì ngủ không yên giấc”. Khảo sát 12 kinh chính, ta thấy Vị kinh không có nhánh đến Tâm và ngược lại kinh chính Tâm cũng không có nhánh đến Vị. Nhưng nếu khảo sát hệ thống kinh biệt thì thấy kinh biệt Vị có đến Tỳ, lên trên lại thông với Tâm, làm thông được con đường nối liền giữa Tâm và Vị. Nhờ thế mà phương pháp hòa vị khí để an tâm thần là có cơ sở.

Các kinh chính âm:

Các kinh chính âm (ngoại trừ kinh túc quyết âm Can lên đến đỉnh đầu và kinh Tâm lên đến vùng mặt) đều có ảnh hưởng trên đầu và mặt, dù lộ trình của nó tận cùng ở ngực và hầu.

Lý do là các kinh biệt âm đều chạy đến cổ hay mặt và nối với các kinh biệt dương. Các kinh chính dương ở vùng đầu mặt như vậy đã nhận được khí huyết từ các kinh biệt âm.

Vai trò trong bệnh lý và điều trị

Chương 11 sách Linh khu khảo sát về kinh biệt đã mô tả rõ các đường đi của kinh nhưng không nêu lên các rối loạn của kinh biệt. Dù thế nào đi nữa về mặt điều trị, chúng ta phải chọn các huyệt theo đường kinh và dựa trêntính chất âm dương của bệnh và trên triệu chứng học.

Trong thực hành châm trị, khi tiến hành việc thủ huyệt để châm, người thầy thuốc rất cần chú trọng đến lý luận biểu, lý, thuộc, lạc. Có những bệnh thực sự ở biểu kinh mà ta lại chọn huyệt ở lý kinh (ví dụ: nhức đầu thủ huyệt Liệt khuyết, ngược lại có khi Phế kinh bị bệnh mà thủ huyệt Hợp cốc, Khúc trì; hoặc như trường hợp tỳ hư, sự vận hóa trở nên thất thường làm xuất hiện chứng bụng trướng, cầu phân lỏng ta thủ huyệt Túc tam lý...).

Khi khảo sát triệu chứng của 12 đường kinh chính, chúng ta nhận thấy có những bệnh lý mà vị trí nằm bên ngoài vùng chi phối bởi các đường kinh chính. Các bệnh ấy nằm trong vùng chi phối của kinh biệt.

Trong châm cứu trị liệu, người ta rất chú trọng vai trò của những huyệt trên đầu và mặt (nhĩ châm, diện châm, tỵ châm). Những phương pháp nói trên đã đóng góp nhiều trong việc trị liệu tật bệnh toàn thân và ngay cả lĩnh vực châm tê nữa. Tất cả những kết quả đó phải kể đến vai trò hội họp của kinh biệt, giữa kinh biệt và kinh mạch làm cho kinh khí tập trung được lên đầu mặt.

Tác dụng của một số huyệt trên một số vùng không có đường kinh đi qua đã cho thấy sự ảnh hưởng của kinh biệt (ví dụ: tác dụng của những huyệt Giản sử và Đại lăng ở hầu - kinh chính không đi qua cổ). Như vậy có thể xem triệu chứng của kinh biệt đã xen lẫn với các triệu chứng của kinh chính.

Đặc điểm chung của kinh biệt

Lộ trình những kinh biệt có đặc điểm:

Xuất phát từ các khớp lớn.

Chủ yếu phân bố bên trong cơ thể (đi vào trong bụng, trong ngực để đến các tạng phủ).

Hệ thống những kinh biệt đóng vai trò hỗ trợ cho hệ thống kinh chính:

Trong sinh lý: liên lạc và vận hành khí huyết đến những vùng cơ thể (chủ yếu bên trong) mà kinh chính không kiểm soát, đảm bảo đặc điểm “cơ thể thống nhất” của Đông y học.

Trong bệnh lý: hỗ trợ phân tích những triệu chứng không thể giải thích được với chỉ lộ trình kinh chính tương ứng.

Trong điều trị: hỗ trợ giải thích những tác dụng điều trị của huyệt.

Hệ thống hợp thứ I (bàng quang - thận)

Kinh biệt bàng quang

Bắt đầu từ Ủy trung đi lên mông, nhập vào giang môn.

Cách xa xương cụt 5 thốn, nó phân nhánh đến thận, đi lên dọc theo cột sống phân nhánh vào Tâm đến vùng gáy. Nơi đây nó đi vào kinh Bàng quang ở huyệt Thiên trụ.

Kinh biệt thận

Từ huyệt Âm cốc, xuất phát nhánh kinh biệt đi vào hố nhượng (nối với Ủy trung), đi cùng kinh biệt của Bàng quang đến Thận.

Ở khoang đốt sống thắt lưng 2 nó đi vào mạch Đới, theo mạch Đới đi tới huyệt Trung chú của Thận kinh, sau đó nó mượn đường mạch Xung để đến đáy lưỡi, từ đáy lưỡi nó xuất hiện ra gáy nối với kinh chính Bàng quang ở huyệt Thiên trụ.

Hệ thống hợp thứ II (đởm - can)

Kinh biệt đởm

Xuất phát từ huyệt Hoàn khiêu chạy vào vùng trên xương vệ (nối với kinh biệt của Can ở huyệt Khúc cốt). Từ Khúc cốt, đi lên về hướng hông sườn đi sâu vào bụng ở các sườn giả (huyệt Chương môn) đến Đởm rồi đến Can, chạy tiếp theo thành trong ngực đến Tâm và đến hầu họng.

Xuất hiện ở hàm dưới, phân nhánh ở mặt và đến khóe mắt ngoài nối với kinh chính ở Đồng tử liêu.

Kinh biệt can

Kinh chính của Can đi đến vùng xương mu ở huyệt Khúc cốt thì cho nhánh biệt. Nhánh này đi theo kinh biệt Đởm để đến vùng sườn giả đi vào Can, Đởm, tâm, hầu họng.

Xuất hiện ở mặt, đến khóe mắt ngoài tạo thành hợp thứ 2.

Hệ thống hợp thứ III (vị - tỳ)

Kinh biệt vị

Kinh chính của Vị đến mặt trước ngoài đùi (huyệt Phục thỏ) thì cho kinh biệt đi lên nếp bẹn ở huyệt Khí xung.

Từ đây, đi sâu vào bụng đến Vị và Tỳ, đến Tâm, đi lên cổ ở huyệt Nhân nghinh tạo thành hệ thống hợp thứ 3, sau đó, đến miệng, đến dưới cánh mũi, đến bờ dưới ổ mắt, đến khóe mắt trong Tình minh (nơi đây nối với nhánh của kinh chính Vị).

Kinh biệt tỳ

Kinh chính đi đến giữa đùi (huyệt kỳ môn của Tỳ kinh) thì xuất phát kinh biệt đi lên đến bẹn ở huyệt khí xung (hợp với kinh biệt của Vị), từ đây đi tiếp theo đường kinh biệt của Vị đến cổ (hợp với Vị ở huyệt Nhân nghinh) sau đó lặn sâu vào lưỡi.

Hệ thống hợp thứ IV (tiểu trường - tâm)

Kinh biệt tiểu trường

Xuất phát từ huyệt Nhu du ở vai (kinh Tiểu trường). Đi vào hố nách đến huyệt Uyên dịch. Từ đây đi sâu vào trong ngực đến tâm và Tiểu trường.

Một nhánh biệt khác xuất phát từ Quyền liêu đến nối ở Tình minh để tạo thành hệ thống hợp thứ 4.

Kinh biệt tâm

Xuất phát từ huyệt Cực tuyền đến huyệt Uyên dịch. Từ đây đi sâu vào trong ngực đến Tâm đi lên cổ, xuất hiện ở mặt đến huyệt Tình minh.

Hệ thống hợp thứ V (tam tiêu - tâm bào)

Kinh biệt tam tiêu

Kinh chính Tam tiêu có nhánh đến Bách hội. Từ bách hội xuất phát kinh biệt Tam tiêu chạy xuống xương chũm (huyệt Thiên dũ) để nối với kinh biệt Tâm bào. Sau đó xuống hố thượng đòn (huyệt Khuyết bồn và huyệt Khí hộ của Vị kinh) đến Tâm bào và Tam Tiêu.

Kinh biệt tâm bào

Xuất phát từ huyệt Thiên dung. Đến huyệt Uyên dịch, đi sâu vào lồng ngực đến Tâm bào rồi vào Tam tiêu.

Từ ngực cho một nhánh lên cổ ở huyệt Liêm tuyền, sau đó ra sau xương chũm ở huyệt Thiên dũ để tạo thành hệ thống thứ 5.

Hệ thống hợp thứ VI (đại trường - phế)

Kinh biệt đại trường

Xuất phát từ huyệt Kiên ngung, đi vào trong ngực đến Phế và Đại trường. Từ Phế lên cổ xuất hiện ở thượng đòn (huyệt Khuyết bồn), rồi nối vào kinh chính ở huyệt phù đột của Vị kinh để tạo thành hệ thống thứ 6.

Kinh biệt phế

Xuất phát từ huyệt Trung phủ, đi xuống Uyên dịch vào trong ngực đến Phế và Đại trường. Từ Phế đến hố thượng đòn ở huyệt Khuyết bồn, theo cổ lên đến Phù đột.

Sơ đồ lục hợp của 12 kinh biệt

Bảng: Hệ thống kinh biệt ở chân.

Đường kinh

Xuất phát

Phân nhánh

Nơi xuất

Nơi hợp

Túc thái dương

Giữa khoeo chân, giang môn

Bàng quang, Thận, Tâm

Cổ gáy

Túc thái dương nhất hợp (cổ gáy)

Túc thiếu âm

Giữa khoeo chân

Đới mạch, cuống lưỡi, đốt sống thứ 14

 

 

Túc thiếu dương

Mép lông mu, bờ sườn cụt

Đởm, Can, Tâm, Thực quản

Hàm dưới, mép, khóe mắt ngoài

Túc thiếu dương nhị hợp (khóe mắt ngoài)

Túc quyết âm

Mép lông mu

Cùng đi với kinh biệt thiếu dương

 

 

Túc dương minh

Mấu chuyển lớn, trong bụng

Vị, Tỳ, Tâm, Thực quản

Miệng, mục hệ

Túc dương minh tam hợp (thực quản)

Túc thái âm

Mấu chuyển lớn

Cùng đi với biệt xuyên cuống lưỡi

 

 

Bảng: Hệ thống kinh biệt ở tay.

Đường kinh

Xuất phát

Phân nhánh

Nơi xuất

Nơi hợp

Thủ thái dương

Vùng khớp vai, nách

Tiểu trường, Tâm

Mặt, khóe mắt trong

Thủ thái dương tứ hợp (khóe mắt trong)

Thủ thiếu âm

Huyệt Uyên dịch, giữa 2 gân

Tâm

 

 

Thủ thiếu dương

Đỉnh đầu, Khuyết bồn

Tam tiêu, giữa ngực

Sau tai dưới, hoàn cốt, hầu lưng

Thủ thiếu dương ngũ hợp (sau tai dưới Hoàn cốt)

Thủ quyết âm

Dưới Uyên dịch 3 thốn

Tam tiêu, giữa ngực

 

 

Thủ dương minh

Huyệt Kiên ngung, Trụ cốt

Đại trường, Phế, hầu lung

Khuyết bồn, hầu lưng

Thủ dương minh lục hợp (Khuyết bồn)

Thủ thái âm

Uyên dịch, trước kinh thiếu âm

Phế, Đại trường

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Châm cứu sốt rét

Sốt rét là bệnh lây truyền do một loại nguyên sinh động vật (chủng Plasmodium) xâm nhập vào máu qua vết đốt của muỗi anophen. Có ba thể loại bệnh tuỳ theo chủng plasmodium: sốt cách nhật, sốt cách 3 ngày hoặc mỗi ngày một cơn.

Châm cứu đái dầm

Đái dầm là tình trạng không kiềm chế được tiểu tiện trong lúc ngủ say, thường gặp ở trẻ em trên 3 tuổi, đôi khi xảy ra ở người lớn. Nguyên nhân bệnh thường do tình trạng thiểu sản trung tâm điều hoà tiểu tiện ở não.

Châm cứu câm điếc

Khi châm huyệt Á môn, mũi kim hướng về phía xương hàm dưới, đốâu không quá 1,5 tấc, ở người lớn, để tránh chạm vào tuỷ sống. Không vê kim. Nên châm nông độ 5mm.

Phương pháp vận dụng lộ trình đường kinh châm cứu

Nhờ vào hệ kinh lạc, người thầy thuốc có thể biết được biểu hiện của bệnh tật, kiểm soát các hệ thống chức năng của cơ thể.

Châm cứu cảm cúm

Triệu chứng lâm sàng thường là: ớn lạnh đột ngột rồi sốt 390C hoặc cao hơn, kèm theo nhức đầu nhiều; đau mỏi tứ chi.

Châm cứu say nóng

Trong trường hợp say nóng, các biện pháp cứu chữa phải được áp dụng nhanh chóng, triển khai mau lẹ; nếu không, có thể dẫn đến hậu quả xấu.

Học thuyết kinh lạc châm cứu

Kinh lạc là những đường vận hành khí huyết. Những con đường này chạy khắp châu thân, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, cả bên trong (ở các tạng phủ) lẫn ngoài nông.

Châm cứu nôn do thai nghén

Có thể coi đó là những biểu hiện bình thường, nhưng nếu nôn quá nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống và sức khoẻ của thai phụ, thì có thể coi đó là trường hợp bệnh lý.

Châm cứu co thắt cơ hoành

Ghi chú: Yêu cầu bệnh nhân hợp tác với thầy thuốuc bằng cách thở sâu trong khi tiến hành điều trị.

Phép châm điều trị châm cứu

Tì đầu ngón tay cái của bàn tay trái vào cạnh huyệt, ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm chuôi kim. Trong khi bệnh nhân chú ý vào chỗ tay trái tì bấm.

Châm cứu suy dinh dưỡng trẻ em

Suy dinh dưỡng trẻ em là một hội chứng do nhiều bệnh mạn tính khác nhau gây ra, như ăn kém tiêu, dinh dưỡng kém, ký sinh trùng đường ruột, hoặc các bệnh gây suy mòn mạn tính.

Điện châm trong châm cứu

Đây là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (của y học hiện đại).

Đại cương về huyệt châm cứu

Các nhà khoa học ngày nay chỉ công nhận sự hiện hữu của huyệt vị châm cứu về mặt hiệu quả trị liệu và về mặt điện sinh vật.

Châm cứu viêm amiđan, viêm hầu họng

Chất dịch viêm màu hơi trắng bám rải rác ở bề mặt amiđan, màng này có thể bóc dễ dàng, không gây chảy máu. Đây là dấu hiệu để chẩn đoán phân biệt với bệnh bạch hầu.

Châm cứu viêm rưột cấp tính, kiết lỵ

Triệu chứng của bệnh lỵ cấp tính tương tự như trong bệnh viêm ruột, nhưng có mót rặn, phân ít và có máu hoặc chất nhầy.

Châm cứu viêm tủy xám (bại liệt trẻ em)

Bệnh sẽ khỏi sau một, hai tuần lễ. Một số bệnh nhi có xu hướng khỏi trong vòng một năm, một số khác sẽ để lại di chứng teo cơ và biến dạng vĩnh viễn.

Châm cứu viêm gan truyền nhiễm

Ở một số người bệnh, trong quá trình diễn biến của bệnh, không xuất hiện vàng da, những trường hợp này gọi là “viêm gan truyền nhiễm không vàng da”.

Châm cứu viêm quầng

Tổn thương hơi nhô lên với những bờ quầng rõ ràng, giữa quần màu xám. Các hạch bạch huyết tại chỗ, có thể sưng to; có thể có những triệu chứng toàn thân như sốt, gai rét, nhức đầu.

Châm cứu kinh nguyệt không đều, bế kinh

Đau lưng: gõ kim hoa mai vùng thắt lưng - cùng; châm Thứ liêu. Điều trị mỗi ngày một lần hoặc cách nhật. Lưu kim 15 - 20 phút. Các huyệt trên cũng được chỉ định trong thống kinh.

Châm cứu thai nghịch ngôi

Cứu bằng điếu ngải trong 30 phút, mỗi ngày một lần cho đến khi ngôi thai thuận. Yêu cầu thai phụ nới lỏng cạp quần trong khi điều trị.

Châm cứu bệnh trĩ

Trĩ ngoại có thể gây chứng huyết khối, tạo thành những cục huyết ở dưới da, gây đau hậu môn kéo dài và đau trội lên khi đi ngoài. Trĩ ngoại thường dễ nhìn thấy bên ngoài hậu môn.

Châm cứu đau dây thần kinh hông to

Nghiệm pháp nâng cẳng chân duỗi dương tính, bệnh nhân nằm ngửa, cẳng chân duỗi và từ từ nâng chân lên tạo thành một góc 30, 40 độ với mặt giường.

Châm cứu đau vùng thượng vị

Điều trị: Chọn huyệt theo phương pháp phối huyệt “Bối - Du và huyệt Mộ” và “8 huyệt giao hội của 8 kinh kỳ”. Thông thường chỉ kích thích nhẹ. Trong cơn kịch phát cần kích thích mạnh.

Châm cứu bệnh đường mật

Nếu giun chui ống mật hay sỏi mật xảy ra cùng một lúc, thường có cơn đau cấp tính cao độ, điểm đau rõ rệt ở phía phải bụng trên.

Châm cứu đau dây thần kinh sinh ba

Đau dây thần kinh sinh ba là một bệnh rất dai dẳng, thường tái diễn. Nếu cần, phối hợp điều trị nội khoa để làm dịu bệnh tạm thời. Khuyên bệnh nhân nên kiên trì điều trị châm cứu.