- Trang chủ
- Sách y học
- Sách châm cứu học
- Điện châm trong châm cứu
Điện châm trong châm cứu
Đây là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (của y học hiện đại).
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Định nghĩa
Điện châm là phương pháp dùng một dòng điện nhất định tác động lên các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên huyệt qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da vùng huyệt.
Đặc điểm chung của điện châm
Đây là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu (của y học cổ truyền) với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (của y học hiện đại).
Do đó phương pháp điện châm có đặc điểm:
Sử dụng tác dụng chữa bệnh của huyệt vị, kinh lạc.
Sử dụng tác dụng điều trị của dòng điện.
Muốn phát huy đầy đủ hiệu quả của phương pháp điều trị điện trên huyệt nhất thiết phải vận dụng nghiêm chỉnh học thuyết kinh lạc nói riêng và những lý luận đông y nói chung. Đồng thời phải có hiểu biết đầy đủ và vận dụng chặt chẽ những tác dụng sinh lý, bệnh lý của các loại dòng điện.
Trong điều trị bằng phương pháp điện châm, chỉ mới dùng phổ cập dòng điện một chiều và dòng xung điện.
Cơ sở lý luận của phương pháp điện châm theo y học hiện đại
Những phương pháp điều trị điện trên huyệt
Hiện nay có 4 nhóm phương pháp điều trị điện:
Điện trường tĩnh điện và ion khí.
Dòng điện một chiều đều.
Các dòng điện xung tần số thấp, điện thế thấp.
Các dòng điện cao tần.
Dòng điện một chiều đều
Tác dụng sinh lý của dòng điện một chiều đều:
Gây bỏng nơi đặt điện cực (hiện tượng điện phân dịch thể tổ chức).
Gây giãn mạch, tuần hoàn tại chỗ nơi đặt điện cực (nếu loại bỏ tác dụng gây bỏng bằng cách đệm nhiều lớp vải dưới các điện cực).
Gây tình trạng mẫn cảm tăng, trương lực cơ tăng tại cực âm.
Gây tình trạng giảm cảm giác, giảm trương lực cơ, giảm đau, giảm co thắt tại cực dương.
Tăng tuần hoàn máu, tăng dinh dưỡng chuyển hóa của các cơ quan tổ chức nằm giữa các điện cực.
Các cơ quan ở xa chỗ đặt điện cực nhưng có liên hệ về mặt tiết đoạn thần kinh cũng đồng thời bị ảnh hưởng.
Toàn thân: tác dụng an thần, tạo cảm giác khoan khoái dễ chịu (khi người bệnh đang có tình trạng hưng phấn) và ngược lại, nó sẽ tạo một tác dụng tăng trương lực thần kinh cơ (khi người bệnh đang suy nhược).
Chỉ định của dòng điện một chiều đều:
Tăng cường điều hòa hoạt động thần kinh thực vật và các quá trình hoạt động thần kinh cao cấp trong suy nhược thần kinh, mất ngủ ...
Tăng cường tuần hoàn dinh dưỡng ở một bộ phận hoặc một tạng phủ ở sâu (trực tiếp hoặc qua trung gian tiết đoạn thần kinh).
Đưa thuốc vào cơ thể bằng hiện tượng điện phân thuốc.
Dùng tác dụng gây bỏng tại điện cực âm để đốt các chân lông mi xiêu vẹo, nốt ruồi....
Những đặc điểm khi ứng dụng dòng điện một chiều đều trong điện châm.
Dòng điện được đưa trực tiếp tới ngay các tổ chức tế bào của cơ thể, đặc biệt nơi ấy được gọi là huyệt, nơi “mẫn cảm đặc biệt” (điện trở da thấp).
Do hiện tượng bỏng xảy ra dọc phần thân kim đâm vào tổ chức vẫn tồn tại một thời gian sau đó (hàng tuần) nên có tác dụng kích thích tiếp tục tại huyệt sau đó. Châm một lần có tác dụng 5 - 7 ngày.
Giảm đau, giảm co thắt tại cực dương, tác dụng hưng phấn, tăng trương lực cơ tại cực âm.
Tổng hợp tất cả các đặc điểm trên, điện châm và dòng diện một chiều đều thường dùng trong các bệnh mạn tính.
Chú ý: Do việc điện phân làm mòn kim cho nên cần chú ý kiểm tra kim thường xuyên, tránh tình trạng gãy kim.
Các dòng điện xung tần số thấp, điện thế thấp
Tác dụng sinh lý của các dòng điện xung:
Tác dụng kích thích: nhờ vào sự lên xuống của cường độ xung (độ dốc lên xuống càng dựng đứng bao nhiêu thì kích thích càng mạnh).
Tác dụng ức chế cảm giác và giảm trương lực cơ: tác dụng này đến nhanh khi tần số xung lớn hơn 60Hz. Tần số gây ức chế tốt nhất là 100 - 150Hz.
Từ những tác dụng chung nhất nêu trên, do đặc điểm về hình thể, cường độ và tần số xung của các dòng điện xung mà:
Dòng Faradic (xung gai nhọn, Hz: 100): chủ yếu tác dụng kích thích mạnh. Tuy nhiên nếu dùng lâu thì gây ức chế.
Dòng Leduc (xung hình chữ nhật, Hz: 100 - 1000): tùy tần số, thời gian xung, thời gian nghỉ mà có tác dụng hưng phấn hay ức chế mạnh hơn.
Dòng Lapicque (xung hình lưỡi cày, độ dốc lên xuống thoai thoải): ứng dụng tốt với những trường hợp cơ và thần kinh đã bị thương tổn.
Dòng Bernard (xung hình sin; 50 - 100Hz): ứng dụng tốt cho những trường hợp cơ và thần kinh bị thương tổn. Tuy nhiên dòng 50Hz có tác dụng kích thích trội hơn, dòng 100Hz có tác dụng ức chế trội hơn. Tác dụng điện phân của dòng Bernard cũng mạnh.
Dòng giao thoa thực tế có tần số từ 10 - 100Hz phátsinh ra trong tổ chức ở sâu: nó chỉ tác dụng đến những bộ phận ở sâu, không tác dụng trên cảm giác bề mặt da nên có thể tăng cường độ đến mức gây co cơ ở sâu mà bệnh nhân có thể chịu được dễ dàng. Tác dụng ức chế hay hưng phấn tùy tần số.
Những chỉ định chính của dòng điện xung:
Kích thích các cơ bại liệt.
Chống đau.
Tăng cường tuần hoàn ngoại vi, khi có hiện tượng co thắt mạch, phù nề, sung huyết tĩnh mạch...
Kỹ thuật điều trị điện trên huyệt
Các cách điều trị điện trên huyệt
Dùng kim dẫn điện vào huyệt:
Cách thực hiện: sau khi châm kim vào huyệt theo đúng thủ thuật cần châm, cho cực điện tiếp xúc với kim để kim dẫn điện vào thẳng tổ chức.
Đặc điểm:
Dòng điện được kim dẫn trực tiếp tới các tổ chức tế bào của cơ thể.
Dòng điện được kích thích vào những chỗ gọi là huyệt (nơi có khả năng tiếp nhận các kích thích từ bên ngoài để chữa bệnh (y học cổ truyền), nơi có một mẫn cảm đặc biệt (y học hiện đại).
Diện tích của cực điện tiếp xúc với cơ thể hết sức nhỏ (0,1-0,5 cm2), mật độ điện trên một đơn vị diện tích trở nên cao. Chính vì thế mà chỉ đưa vào huyệt một công suất điện hết sức nhỏ cũng vẫn gây ra một tác dụng kích thích mạnh.
Khi dùng dòng diện một chiều đều, tổ chức quanh kim sẽ bị bỏng hóa học (dù rất nhỏ). Sau khi rút kim, ảnh hưởng của bỏng vẫn còn tồn tại một thời gian và trở thành một kích thích thường xuyên đối với huyệt.
Nhờ vậy khoảng cách 2 lần châm cho một huyệt có thể kéo dài ra rất hợp với điều trị bệnh mạn tính.
Dùng cực điện nhỏ đưa điện qua da vào huyệt:
Cách thực hiện: đặt những điện cực (thường là những bản dẹt) lên mặt da tại những huyệt. Cố định điện cực lên mặt da với những băng dính (hiện nay đã sản xuất những điện cực dán được trên mặt da). Nối với các điện cực của máy điện châm.
Đặc điểm:
Khác với điện châm cách 1: không làm bệnh nhân đau hay khó chịu. Kết quả không nhanh và thường được đánh giá là không bằng cách 1.
Khác với lý liệu pháp: dòng điện chỉ đưa vào một diện hẹp (chỉ đưa vào các huyệt thích ứng), dòng điện cho vào nhỏ nhưng vẫn có được những tác dụng tại chỗ và toàn thân mong muốn.
Cách tiến hành châm điện
Chọn huyệt:
Chẩn đoán xác định nguyên nhân bệnh theo y học hiện đại và y học cổ truyền, đề ra phương pháp chữa bệnh, chọn huyệt tiến hành châm kim(giống như châm kim thường quy).
Trong giai đoạn này yếu tố cần quan tâm là việc chọn huyệt để kích thích điện. Chọn huyệt để châm thường có nhiều, song không phải tất cả đều phải được kích thích điện mới tốt. Nguyên tắc lớn trong điều trị điện là dòng điện phải đi qua nơi cần điều trị hay cực điện phải đặt trên vùng da có cùngtiết đoạn thần kinh với nơi cần điều trị. Do đó chỉ cho điện kích thích lên huyệt khi nào yêu cầu của châm cứu và của điều trị điện phù hợp với nhau.
Việc chọn huyệt kích thích điện có thể thực hiện như sau:
Đối với đau nhức, viêm nhiễm:
Huyệt cơ bản là A thị.
Huyệt thứ 2 có thể được chọn theo một trong những cách sau:
Ở phía đối diện sao cho dòng điện đi qua được nơi đau.
Ở trên đường kinh đi qua nơi đau.
Là huyệt có tác dụng đối với bệnh và có cùng tiết đoạn thần kinh với vùng đau cần điều trị (ví dụ: đau ngực chọn A thị và Nội quan).
Đối với bại liệt: có thể chọn như sau:
Cả 2 huyệt nằm trên đường kinh đi qua nơi bị liệt.
Huyệt cùng tiết đoạn thần kinh với cơ bị liệt.
Một huyệt trên điểm vận động của cơ bị liệt, huyệt thứ 2 chọn dọc theo cơ bị liệt.
Chọn dòng điện và cực điện:
Trước mỗi bệnh cụ thể, muốn chọn dòng điện nào, cần lưu ý xem lại tác dụng sinh lý, tác dụng chữa bệnh của dòng điện của máy có phù hợp với bệnh cần chữa không?
Nói chung, dòng diện một chiều đều thích hợp nhất với điều trị bệnh mạn tính, những trường hợp cần phục hồi dinh dưỡng của các tổ chức.
Trong khi đó dòng điện xung có tác dụng tốt trong chống đau, kích thích cơ bại liệt, tăng cường tuần hoàn cho những vùng bị giảm tuần hoàn do lạnh, viêm, co thắt....
Việc chọn cực điện rất quan trọng mà thường bị bỏ quên vì tác dụng của cực âm và cực dương hoàn toàn trái ngược nhau. Do đó, tùy theo yêu cầu của vị trí đặt cực điện mà chọn cực kích thích.
Chọn cực âm: dùng kích thích thần kinh cảm giác, tăng mẫn cảm, tăng trương lực cơ và thần kinh, tăng hoạt động dinh dưỡng và chuyển hóa.
Chọn cực dương: dùng ức chế thần kinh cảm giác, giảm mẫn cảm, giảm trương lực cơ và thần kinh, giảm đau, giảm co thắt.
Tiến hành kích thích điện trên kim:
Kiểm tra lại máy móc trước khi vận hành, tất cả các núm điện phải ở vị trí số 0 (công tắc đóng).
Trên các kim đã châm, chọn lắp điện cực theo yêu cầu của chữa bệnh, nối điện cực vào kim.
Bật côngtắc cho máy chạy, xem đèn báo, vặn núm điều khiển công suất điện kích thích tăng từ từ, đạt đến mức độ yêu cầu của điện thế và cường độ thích ứng với từng người bệnh (người bệnh có cảm giác dễ chịu hay hơi căng tức, chịu đựng được). Người thầy thuốc có thể thấy vùng kích thích điện co nhịp nhàng, giao động kim điều hòa.
Liệu trình điện châm
Liệu trình chữa bệnh bằng điện châm nói chung cũng giống như châm cứu, thủy châm. Thời gian của mỗi lần điều trị cầndựa vào sự tiếp thu kích thích của từng người bệnh, trong từng bệnh, từng lúc, đối vớitừng loại dòng điện mà quyết định. Nói chung cần theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh nhân sau khi châm lần thứ nhất.
Nếu bệnh giảm, không có mệt mỏi, mất ngủ....duy trì thời gian kích thích.
Nếu bệnh giảm, kèm mệt mỏi, mất ngủ...tổng lượng kích thích quá mạnh. Cần giảm thời gian kích thích.
Nếu bệnh giảm ngay sau khi điều trị, về nhà đau trở lại, cần tăng thời gian lên.
Trung bình ngày châm một lần hay cách ngày châm một lần: từ 10 đến 15 lần điện châm là một liệu trình, nghỉ độ 10 đến 15 ngày rồi tiếp tục tùy theo yêu cầu chữa bệnh.
Khi gặp người bệnh có cơn đau liên tục, có thể ngày điện châm vài lần.
Tai biến và cách xử trí đề phòng
Tai biến của châm kim: choáng, chảy máu, gãy kim, đề phòng và xử lý giống như đã nêu trong chương phương pháp châm kim.
Tai biến của kích thích điện: đối với dòng xung điện thì hầu như rất ít tai biến. Nếu người bệnh thấy khó chịu, chóng mặt....thì ngừng kích thích điện động thời rút kim ra ngay.
Bài viết cùng chuyên mục
Châm cứu bệnh suy nhược thần kinh
Chọn huyệt thuộc kinh Tâm và kinh Tâm bào lạc là chủ yếu, phối hợp các huyệt vị theo triệu chứng. Châm kích thích vừa phải hoặc nhẹ. Có thể gõ bằng kim hoa mai.
Châm cứu viêm mũi xoang mạn tính
Viêm mũi mạn tính chủ yếu là viêm nhiễm niêm mạc mũ kéo dài, gây viêm mạn tính niêm mạc và tổ chức bên dưới niêm mạc mũi. Thường nghẹt mũi từng đợt xen kẽ, chảy nhiều dịch mũi.
Châm cứu sa trực tràng
Là hiện tượng sa niêm mạc hậu môn, hoặc sa một phần trực tràng ra bên ngoài hậu môn. Trong giai đoạn đầu, sa trực tràng chỉ xảy ra sau mỗi lần đi ngoài; trường hợp nặng.
Tám mạch khác kinh (Kỳ kinh bát mạch)
Nhâm có nghĩa là trách nhiệm, có chức năng hướng dẫn. Mạch Nhâm chạy theo đường giữa trước thân và quản lý tất cả các kinh âm, vì thế còn có tên “bể của các kinh âm”.
Châm cứu cảm cúm
Triệu chứng lâm sàng thường là: ớn lạnh đột ngột rồi sốt 390C hoặc cao hơn, kèm theo nhức đầu nhiều; đau mỏi tứ chi.
Phương pháp vận dụng lộ trình đường kinh châm cứu
Nhờ vào hệ kinh lạc, người thầy thuốc có thể biết được biểu hiện của bệnh tật, kiểm soát các hệ thống chức năng của cơ thể.
Biệt lạc (lạc mạch) và cách vận dụng châm cứu
Các lạc dọc có thể đến trực tiếp các tạng/phủ và vùng đầu mặt. Một cách tổng quát, các lạc dọc này không quá sâu, không quá dài, không đầy đủ như các kinh chính.
Châm cứu teo dây thần kinh thị giác
Sự thay đổi sắc tố ở võng mạc là do tình trạng lắng đọng các sắc tố hình sao hay hình cốt bào tại vùng xích đạo ở đáy mắt gây nên.
Châm cứu suy dinh dưỡng trẻ em
Suy dinh dưỡng trẻ em là một hội chứng do nhiều bệnh mạn tính khác nhau gây ra, như ăn kém tiêu, dinh dưỡng kém, ký sinh trùng đường ruột, hoặc các bệnh gây suy mòn mạn tính.
Phương pháp châm loa tai (nhĩ châm)
Những người để cho chích bên cạnh tai, lúc giao hợp vẫn phóng tinh, song tinh dịch chỉ có ít tinh trùng, nên không có tác dụng làm thụ thai.
Châm cứu đau vùng thượng vị
Điều trị: Chọn huyệt theo phương pháp phối huyệt “Bối - Du và huyệt Mộ” và “8 huyệt giao hội của 8 kinh kỳ”. Thông thường chỉ kích thích nhẹ. Trong cơn kịch phát cần kích thích mạnh.
Châm cứu say nóng
Trong trường hợp say nóng, các biện pháp cứu chữa phải được áp dụng nhanh chóng, triển khai mau lẹ; nếu không, có thể dẫn đến hậu quả xấu.
Châm cứu sốt rét
Sốt rét là bệnh lây truyền do một loại nguyên sinh động vật (chủng Plasmodium) xâm nhập vào máu qua vết đốt của muỗi anophen. Có ba thể loại bệnh tuỳ theo chủng plasmodium: sốt cách nhật, sốt cách 3 ngày hoặc mỗi ngày một cơn.
Châm kim hoa mai (mai hoa châm) trong châm cứu
Người xưa quan niệm rằng mặt da của cơ thể là một bộ phận của kinh lạc, chia thành 12 vùng có liên quan đến sự phân bố của 12 đường kinh mạch, tức 12 khu da (bì bộ).
Châm cứu bí đái
Bệnh nhân mót đái nhiều nhưng không thể đái được, đồng thời đau buốt không thể chịu được, căng tức vùng bàng quang. Nếu do sỏi niệu đạo thì có thể đẩi máu và đau buốt nhiều.
Châm cứu mề đay phù quincke
Mề đay là một bệnh dị ứng, thường quen gọi nổi mẩn hay nổi mề đay. Có nhiều nguyên nhân, như dị ứng thức ăn hoặc thuốc, nhiễm giun đũa…Phát bệnh thường đột ngột, nổi lên từng mảng có kích thước to nhỏ khác nhau và hết sức ngứa.
Châm cứu đau dây thần kinh hông to
Nghiệm pháp nâng cẳng chân duỗi dương tính, bệnh nhân nằm ngửa, cẳng chân duỗi và từ từ nâng chân lên tạo thành một góc 30, 40 độ với mặt giường.
Châm cứu viêm rưột cấp tính, kiết lỵ
Triệu chứng của bệnh lỵ cấp tính tương tự như trong bệnh viêm ruột, nhưng có mót rặn, phân ít và có máu hoặc chất nhầy.
Châm cứu choáng (sốc)
Trong khi câhm, thỉnh thoảng vê kim (cách 15 - 20 phút vê kim một lần). Nếu huyết áp không lên, châm Nội quan và vê kim liên tục, hoặc cứu huyệt Khí hải cho đến khi triệu chứng choáng thuyên giảm.
Châm cứu thai nghịch ngôi
Cứu bằng điếu ngải trong 30 phút, mỗi ngày một lần cho đến khi ngôi thai thuận. Yêu cầu thai phụ nới lỏng cạp quần trong khi điều trị.
Châm cứu cận thị
Mỗi đợt điều trị 10 lần; sau đó nghỉ châm 5 - 7 ngày, rồi lại tiếp tục. Có thể day bấm nắn các huyệt ở gần mắt, chọn 2 - 3 huyệt và day bấm nắn trong vòng 3 - 5 phút.
Kinh cân và cách vận dụng châm cứu
Các kinh cân khởi phát luôn luôn ở đầu ngón tay hoặc ngón chân, chúng nối các khớp lớn lại với nhau, sau đó chúng phân nhánh ở mặt trước/sau của cơ thể hoặc ở đầu.
Kinh biệt và cách vận dụng châm cứu
Thủ dương minh và thủ thái âm hợp nhau ở cổ. Với hệ thống này, 12 đường kinh chính thông qua hệ thống kinh biệt đã ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể.
Châm cứu nôn do thai nghén
Có thể coi đó là những biểu hiện bình thường, nhưng nếu nôn quá nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống và sức khoẻ của thai phụ, thì có thể coi đó là trường hợp bệnh lý.
Châm cứu kinh nguyệt không đều, bế kinh
Đau lưng: gõ kim hoa mai vùng thắt lưng - cùng; châm Thứ liêu. Điều trị mỗi ngày một lần hoặc cách nhật. Lưu kim 15 - 20 phút. Các huyệt trên cũng được chỉ định trong thống kinh.