- Trang chủ
- Sách y học
- Sách châm cứu học
- Châm cứu viêm khớp
Châm cứu viêm khớp
Viêm khớp dạng thấp chủ yếu hay gặp ở thanh niên và trung niên từ 20 đến 40 tuỏi. Bệnh khởi phát thường lặng lẽ; đôi khi bệnh khởi phát rầm rộ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Có nhiều loại viêm khớp, thường gặp trên lâm sàng là viêm khớp thấp, viêm khớp dạng thấp và viêm xương - khớp.
Viêm khớp thấp hay gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20) có tiền sử viêm nhiễm đường hô hấp trên. Ở giai đoạn cấp tính thường kèm các triệu chứng sốt, đổ mồ hôi và mệt mỏi khó chịu. Đặc điểm là có từng đợt tổn thương cấp tính di chuyển ở những khớp lớn, biểu hiện sưng, đỏ, nóng, đau; có khuynh hướng tiến triển kịch phát và gây tổn thương tim. Có những nốt và quầng ban đỏ xuất hiện quanh khớp. Bệnh thường tái phát, nhưng không để lại di chứng tổn thương tại các khớp bị bệnh. Xét nghiệm cận lâm sàng thấy tốc độ lắng máu nhanh và chất antistreptolysin “O” tăng cao.
Viêm khớp dạng thấp chủ yếu hay gặp ở thanh niên và trung niên từ 20 đến 40 tuỏi. Bệnh khởi phát thường lặng lẽ; đôi khi bệnh khởi phát rầm rộ. Trong thể này, triệu chứng viêm khớp ở giai đoạn đầu cũng giống như triệu chứng của viêm khớp thấp; Tốc độ lắng máu nhanh, antistreptolysin “O” tăng cao. Bệnh thường xuất hiện ở các khớp nhỏ, tổn thương đối xứng, sưng đau và vận động bị hạn chế. Ở giai đoạn sau, có hiện tượng teo cơ, khớp biến dạng, khả năng co duỗi khớp hạn chế và vận động giảm sút.
Trong một số trường hợp, bệnh xâm nhập vào khớp cùng - chậu, lan dần đến cột sống, sau đó đến khớp háng. Dấu hiệu lâm sàng: cứng cột sống và giảm vận động, đau khi gõ lên khớp cùng - chậu; ấn vào khung chậu sẽ có phản ứng dương tính. Vào giai đoạn sau, có thể bị cong cột sống, cuối cùng bị cứng khớp hoàn toàn. Kiểm tra X.quang trong giai đoạn đầu có hiện tượng mất chất vôi ở phần ngoài của xương và tập trung chất hoạt dịch ở các khớp; qua giai đoạn sau, các khe khớp hẹp lại và có trạng thái thoái hoá xương, ổ khớp bị huỷ hoại.
Viêm xương - khớp thường được gọi là viêm khớp tăng sinh hay viêm khớp người già, bệnh nhân thường trên 40 tuổi. Tổn thương thường xảy ra ở các khớp cột sống thắt lưng, cổ, khớp háng, đầu gối và các khớp ngón tay. Kiểm tra đau và cứng khớp, tình trạng này sẽ giảm dần khi vận động tích cực vào buổi sáng, nhưng lại tăng lên khi mệt mỏi, rồi lại thuyên giảm khi được nghỉ - ngơi.
Ngoài ra, còn có viêm khớp có mủ, và viêm khớp do lao: châm cứu không có tác dụng, vì thế không trình bày chi tiết.
Điều trị: Dùng huyệt cục bộ và huyệt xa theo tuần hành kinh mạch: kích thích vừa phải hoặc mạnh. Châm và cứu có thể cùng áp dụng, hoặc dùng bầu giác sau khi châm. Bệnh nhân có sốt không được cứu.
Chỉ định huyệt:
Chi trên Kiên trung, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Bát tà (kỳ huyệt).
Chi dưới: Hoàn khiêu, Độc ty, Dương lăng tuyền, Huyền chung.
Túc tam lý, Giải khê, Khâu khư, Bát phong (kỳ huyệt).
Đau cột sống: Huyệt Hoa đà hiệp tích tương ứng (kỷ huyệt), Á môn, Ân môn.
Đau khớp hàm dưới: Hạ quan, Thính hội, Hợp cốc.
Ghi chú: Trong giai đoạn viêm khớp cấp tính, châm cứu mỗi ngày một lần. Trường hợp mạn tính, điều trị cách nhật, lưu kim 15 - 29 phút. Khuyên bệnh nhân tập cử động khớp bị bệnh để chóng được hồi phục.
Bài viết cùng chuyên mục
Châm cứu đái dầm
Đái dầm là tình trạng không kiềm chế được tiểu tiện trong lúc ngủ say, thường gặp ở trẻ em trên 3 tuổi, đôi khi xảy ra ở người lớn. Nguyên nhân bệnh thường do tình trạng thiểu sản trung tâm điều hoà tiểu tiện ở não.
Đại cương về huyệt châm cứu
Các nhà khoa học ngày nay chỉ công nhận sự hiện hữu của huyệt vị châm cứu về mặt hiệu quả trị liệu và về mặt điện sinh vật.
Châm cứu đau vùng thượng vị
Điều trị: Chọn huyệt theo phương pháp phối huyệt “Bối - Du và huyệt Mộ” và “8 huyệt giao hội của 8 kinh kỳ”. Thông thường chỉ kích thích nhẹ. Trong cơn kịch phát cần kích thích mạnh.
Châm cứu cứng cổ gáy
Điều trị: Chọn các huyệt chủ yếu thuộc kinh Đởm và kinh Tiểu trường, phối hợp huyệt vị cục bộ. Kích thích vừa phải hoặc mạnh. Có thể áp dụng phương pháp bầu giác.
Châm cứu viêm amiđan, viêm hầu họng
Chất dịch viêm màu hơi trắng bám rải rác ở bề mặt amiđan, màng này có thể bóc dễ dàng, không gây chảy máu. Đây là dấu hiệu để chẩn đoán phân biệt với bệnh bạch hầu.
Châm cứu nôn do thai nghén
Có thể coi đó là những biểu hiện bình thường, nhưng nếu nôn quá nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống và sức khoẻ của thai phụ, thì có thể coi đó là trường hợp bệnh lý.
Châm cứu cận thị
Mỗi đợt điều trị 10 lần; sau đó nghỉ châm 5 - 7 ngày, rồi lại tiếp tục. Có thể day bấm nắn các huyệt ở gần mắt, chọn 2 - 3 huyệt và day bấm nắn trong vòng 3 - 5 phút.
Thủ thuật bổ tả trong châm cứu
Bổ dùng thủ thuật Thiêu sơn hỏa có thể gây được cảm nóng ấm ở chỗ châm hoặc có khi cả toàn thân. Thủ thuật này phối hợp ba thủ thuật trên cùng làm.
Châm cứu viêm bạch mạch cấp tính (đinh nhọt đỏ)
Là một bệnh nhiễm khuẩn sinh mủ cấp tính thuộc hệ thống bạch mạch, thường là hậu quả của một ổ viêm nhiễm. Có thể xuất hiện một hay nhiều đường đỏ chạy từ chỗ viêm nhiễm đến các hạch bạch huyết hữu quan.
Phương pháp châm loa tai (nhĩ châm)
Những người để cho chích bên cạnh tai, lúc giao hợp vẫn phóng tinh, song tinh dịch chỉ có ít tinh trùng, nên không có tác dụng làm thụ thai.
Châm cứu bí đái
Bệnh nhân mót đái nhiều nhưng không thể đái được, đồng thời đau buốt không thể chịu được, căng tức vùng bàng quang. Nếu do sỏi niệu đạo thì có thể đẩi máu và đau buốt nhiều.
Châm cứu cảm cúm
Triệu chứng lâm sàng thường là: ớn lạnh đột ngột rồi sốt 390C hoặc cao hơn, kèm theo nhức đầu nhiều; đau mỏi tứ chi.
Châm cứu bệnh suy nhược thần kinh
Chọn huyệt thuộc kinh Tâm và kinh Tâm bào lạc là chủ yếu, phối hợp các huyệt vị theo triệu chứng. Châm kích thích vừa phải hoặc nhẹ. Có thể gõ bằng kim hoa mai.
Châm cứu viêm tủy xám (bại liệt trẻ em)
Bệnh sẽ khỏi sau một, hai tuần lễ. Một số bệnh nhi có xu hướng khỏi trong vòng một năm, một số khác sẽ để lại di chứng teo cơ và biến dạng vĩnh viễn.
Châm cứu kinh nguyệt không đều, bế kinh
Đau lưng: gõ kim hoa mai vùng thắt lưng - cùng; châm Thứ liêu. Điều trị mỗi ngày một lần hoặc cách nhật. Lưu kim 15 - 20 phút. Các huyệt trên cũng được chỉ định trong thống kinh.
Châm cứu di tinh và liệt dương
Chỉ định huyệt: (a) Quan nguyên, Thái khê, Túc tam lý. (b) Thận du, Chí thất, Tam âm giao.
Châm cứu liệt mặt
Liệt dây thần kinh mặt, còn gọi là “liệt mặt”, được chia thành thể ngoại biên và thể trung ương. Liệt mặt ngoại biên chủ yếu là viêm dây thần kinh mặt do cảm nhiễm gió lạnh.
Châm cứu tăng huyết áp
Có hai loại cao huyết áp: tiên phát và thứ phát. Trong điều kiện nghỉ ngơi, mà huyết áp trênh 140/90mmHg thì coi là cao huyết áp. Cao huyết áp tiên phát chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân trên 30 tuổi.
Điện châm trong châm cứu
Đây là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (của y học hiện đại).
Châm cứu đau dây thần kinh hông to
Nghiệm pháp nâng cẳng chân duỗi dương tính, bệnh nhân nằm ngửa, cẳng chân duỗi và từ từ nâng chân lên tạo thành một góc 30, 40 độ với mặt giường.
Châm cứu hen phế quản
Liệu pháp dự phòng khi sắp thay đổi thời tiết; cứu trên huyệt Phế du, Tỳ du, Túc tam lý.
Châm cứu bệnh đường mật
Nếu giun chui ống mật hay sỏi mật xảy ra cùng một lúc, thường có cơn đau cấp tính cao độ, điểm đau rõ rệt ở phía phải bụng trên.
Châm cứu đau lưng
Đau lưng là một triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Sau đây là những hiện tượng thường gặp trên lâm sàng.
Châm cứu viêm màng tiếp hợp cấp (viêm mắt quang tuyến)
Viêm màng tiếp hợp cấp là một bệnh nhiễm khuẩn đột ngột, thường xảy ra giữa xuân sang hè. Triệu chứng chủ yếu là đỏ, sưng, đau, ngứa, có cảm giác cộm ở mắt, kèm theo sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có nhiều dử.
Châm cứu viêm rưột cấp tính, kiết lỵ
Triệu chứng của bệnh lỵ cấp tính tương tự như trong bệnh viêm ruột, nhưng có mót rặn, phân ít và có máu hoặc chất nhầy.