Châm cứu phong huyết (tai biến mạch máu não)

2013-08-15 10:26 PM

Trụy tim mạch đột ngột, hôn mê, mắt nhắm nghiền, tay duỗi thẳng, miệng há, da mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi khắp trán và mặt, thở khò khèn, người lạnh toát.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chứng phong huyết thường do rối loạn tuần hoàn máu ở não, bao gồm các bệnh thuộc hệ thần kinh trung ương do chảy máu não, huyết khối não, tắc mạch máu não và chảy máu khoang dưới nhện…Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là liệt nửa người, rối loạn tâm thần và hôn mê.

Theo Đông y, có thể nhẹ và thể nặng. Thể nhẹ do các đường kính bị tổn thương, triệu chứng gồm có rối loạn vận động và cảm giác ở các chi. Thể nặng do hậu quả của phủ tạng bị tổn thương và biểu hiện bằng thực chứng hoặc hư chứng.

Triệu chứng của thực chứng gồm: Trụy tim - mạch đột ngột, hôn mê, mắt nhìn trừng trừng, tay nắm chặt, hàm cứng, mặt đỏ bừng, tiết nhiều đờm dãi, tiếng thở thô ráp, bí đái, bí ỉa.

Triệu chứng của hư chứng gồm: Trụy tim - mạch đột ngột, hôn mê, mắt nhắm nghiền, tay duỗi thẳng, miệng há, da mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi khắp trán và mặt, thở khò khèn, người lạnh toát, chân tay nhớt lạnh, đái ỉa dầm dề, mạch yếu.

Điều trị: Chọn huyệt tại chỗ và phối hợp huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Cường độ và phương pháp kích thích tuỳ thuộc thời gian diễn biến của bệnh và thể trạng bệnh nhân mà quy định.

Chỉ định huyệt:

Giai đoạn cấp tính:

Chứng thực: Kích thích mạnh, không lưu kim: Nhân trung, Thập tuyên (kỳ huyệt), Thái xung, Phong long, Bách hội, Dũng tuyền.

Chứng hư: Cứu huyệt Thần khuyết và huyệt Quan nguyên.

Giai đoạn mạn tính: Kích thích mạnh với cường độ thích hợp.

Chi trên: Định suyễn (kỳ huyệt), Kiên ngung, Ngoại quan, Khúc trì, Hợp cốc.

Chi dưới: Thận du, Đại trường du, Ân môn, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Giải khê.

Mất ngôn ngữ: Liêm tuyền, Á môn, Thông lý.

Liệt mặt: Hạ quan, Giáp xa, Thừa tương.

Ghi chú (a) Trong giai đoạn cấp tính của xuất huyết não và xuất huyết khoang dưới nhện, cần cho bệnh nhân nghỉ tuyệt đối yên tĩnh, nằm đầu hơi cao. Kết hợp điều trị Đông y - Tây y, như áp dụng các biện pháp khử nước, cho ra mồ hôi, giảm đau, cầm máu, giảm huyết áp. Cần đo huyết áp trước, trong và sau khi châm cứu, nếu thấy tăng huyết áp rõ rệt, phải ngừng châm cứu. (b) Trong trường hợp tắc mạch máu não, giai đoạn đầu của huyết khối não, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường và giữ yên tĩnh. Kết hợp điều trị Đông - Tây y, dùng các thuốc giãn mạch và những thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu. Ở bệnh nhân có bệnh tim, phối hợp các phương pháp điều trị khác. (c) Sau giai đoạn cấp tính, cần hướng dẫn bệnh nhân tập vận động các chi bị tổn thương để chóng được hồi phục, tránh tình trạng liệt nửa người. Mỗi ngày châm một lần, lưu kim 15 - 20 phút; mỗi liệu trình 10 lần châm. Sau mỗi liệu trình, nghỉ châm 5 - 7 ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Châm tê trong châm cứu

Huyệt được chọn phải liên quan mật thiết đến vùng mổ, phải dễ gây đắc khí, không ở vị trí trở ngại cho thao tác ngoại khoa và khi vê hoặc xoay kim không làm chảy máu.

Châm cứu mề đay phù quincke

Mề đay là một bệnh dị ứng, thường quen gọi nổi mẩn hay nổi mề đay. Có nhiều nguyên nhân, như dị ứng thức ăn hoặc thuốc, nhiễm giun đũa…Phát bệnh thường đột ngột, nổi lên từng mảng có kích thước to nhỏ khác nhau và hết sức ngứa.

Châm cứu bệnh trĩ

Trĩ ngoại có thể gây chứng huyết khối, tạo thành những cục huyết ở dưới da, gây đau hậu môn kéo dài và đau trội lên khi đi ngoài. Trĩ ngoại thường dễ nhìn thấy bên ngoài hậu môn.

Châm cứu kinh nguyệt không đều, bế kinh

Đau lưng: gõ kim hoa mai vùng thắt lưng - cùng; châm Thứ liêu. Điều trị mỗi ngày một lần hoặc cách nhật. Lưu kim 15 - 20 phút. Các huyệt trên cũng được chỉ định trong thống kinh.

Kỹ thuật châm và cứu

Cần kiên trì khéo léo giải thích cho bệnh nhân yên tâm trước những thủ thuật châm, giúp bệnh nhân tránh những căng thẳng vô ích trong khi châm.

Phương pháp vận dụng lộ trình đường kinh châm cứu

Nhờ vào hệ kinh lạc, người thầy thuốc có thể biết được biểu hiện của bệnh tật, kiểm soát các hệ thống chức năng của cơ thể.

Châm cứu viêm quầng

Tổn thương hơi nhô lên với những bờ quầng rõ ràng, giữa quần màu xám. Các hạch bạch huyết tại chỗ, có thể sưng to; có thể có những triệu chứng toàn thân như sốt, gai rét, nhức đầu.

Châm cứu say nóng

Trong trường hợp say nóng, các biện pháp cứu chữa phải được áp dụng nhanh chóng, triển khai mau lẹ; nếu không, có thể dẫn đến hậu quả xấu.

Châm cứu đau thần kinh liên sườn

Đau thường chạy dọc theo khoảng sườn, đau tăng khi ho hoặc thở sâu, dấu hiệu đặc trưng là có lúc đau nhói như kim châm hoặc có cảm giác như điện giật. Trường hợp nặng, đau toả lan tới vùng lưng.

Châm cứu sa trực tràng

Là hiện tượng sa niêm mạc hậu môn, hoặc sa một phần trực tràng ra bên ngoài hậu môn. Trong giai đoạn đầu, sa trực tràng chỉ xảy ra sau mỗi lần đi ngoài; trường hợp nặng.

Châm cứu nhiễm trùng đường tiết niệu

Chọn huyệt tại chỗ, phối hợp với các huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Cường độ kích thích và thao tác châm kim cần được xác định tuỳ từng tình huống bệnh lý.

Châm cứu câm điếc

Khi châm huyệt Á môn, mũi kim hướng về phía xương hàm dưới, đốâu không quá 1,5 tấc, ở người lớn, để tránh chạm vào tuỷ sống. Không vê kim. Nên châm nông độ 5mm.

Châm cứu tăng huyết áp

Có hai loại cao huyết áp: tiên phát và thứ phát. Trong điều kiện nghỉ ngơi, mà huyết áp trênh 140/90mmHg thì coi là cao huyết áp. Cao huyết áp tiên phát chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân trên 30 tuổi.

Châm cứu bí đái

Bệnh nhân mót đái nhiều nhưng không thể đái được, đồng thời đau buốt không thể chịu được, căng tức vùng bàng quang. Nếu do sỏi niệu đạo thì có thể đẩi máu và đau buốt nhiều.

Châm cứu sa dạ con

Chỉ định huyệt: Châm Duy bào (Kỳ huyệt), Tam âm giao, Cứu Khí hải, Bách hội, Thượng liêu, Thứ liêu, Trung liêu, Hạ liêu, Châm Túc tam lý.

Châm cứu đau khuỷu tay

Có tiền sử chấn thương cấp tính sưng đau, tụ máu hoặc chảy máu tại chỗ. Tuỳ vị trí tổn thương, đau hoặc giảm chức năng có thể khác nhau.

Châm cứu viêm nhiễm trong khung chậu

Khám thấy: đau khi chạm vào cổ tử cung, đau nhức thân tử cung, đau bụng dưới thể hiện rõ những cơn đau trội lên.

Lộ trình và hội chứng bệnh của 12 kinh chính trong châm cứu

Mỗi kinh chính đều có vùng phân bố nhất định ở mặt ngoài của thân thể và tạng phủ bên trong. Vì vậy, mỗi kinh đều bao gồm một lộ trình bên ngoài và một lộ trình bên trong.

Phép cứu trong điều trị châm cứu

Cứu không thành sẹo: đặt mồi ngải lên huyệt vị đã định đốt cháy phần đỉnh của nó, một lát rồi lấy đi và đặt lên một mồi khác, đến lúc bệnh nhân cảm thấy nóng rát và hơi đau.

Châm cứu nhức đầu

Nhiều bệnh lý khác nhau có thể gây chứng nhức đầu: (a) Các bệnh trong sọ não: (b) Các bệnh thuộc các giác quan, trong đó có viêm xoang; (c) Nhưng chứng trạng chức phận đều có thể gây nhức đầu và (d) những bệnh toàn thân như cao huyết áp chẳng hạn.

Châm cứu di tinh và liệt dương

Chỉ định huyệt: (a) Quan nguyên, Thái khê, Túc tam lý. (b) Thận du, Chí thất, Tam âm giao.

Châm cứu thai nghịch ngôi

Cứu bằng điếu ngải trong 30 phút, mỗi ngày một lần cho đến khi ngôi thai thuận. Yêu cầu thai phụ nới lỏng cạp quần trong khi điều trị.

Châm cứu nôn do thai nghén

Có thể coi đó là những biểu hiện bình thường, nhưng nếu nôn quá nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống và sức khoẻ của thai phụ, thì có thể coi đó là trường hợp bệnh lý.

Châm cứu liệt mặt

Liệt dây thần kinh mặt, còn gọi là “liệt mặt”, được chia thành thể ngoại biên và thể trung ương. Liệt mặt ngoại biên chủ yếu là viêm dây thần kinh mặt do cảm nhiễm gió lạnh.

Châm cứu teo dây thần kinh thị giác

Sự thay đổi sắc tố ở võng mạc là do tình trạng lắng đọng các sắc tố hình sao hay hình cốt bào tại vùng xích đạo ở đáy mắt gây nên.