- Trang chủ
- Sách y học
- Sách châm cứu học
- Châm cứu hysteria (tinh thần phân lập)
Châm cứu hysteria (tinh thần phân lập)
Tinh thần phân lập thường gặp chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Bệnh khởi phát lặng lẽ và diễn biến kéo dài. Về phương diện lâm sàng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chứng Hysteria thường hay gặp ở nữ thanh niên; bệnh thường do các yếu tố tâm thần gây nên. Tiền sử thường đã có nhiều cơn xảy ra. Biểu hiện lâm sàng phong phú và phức tạp, bao gồm rối loạn cảm giác hoặc mất cảm giác, “mất ngôn ngữ”, “đui mù” và “điếc lác”. Trong một số trường hợp, có tình trạng rối loạn cảm xúc biểu hiện bằng cười khóc không duyên cớ, thường xuyên cử động và đứng ngồi không yên. Những triệu chứng này khong tương quan với các kết quả khám thực thể. Các cơn rất dễ lui song cũng rất dễ tái diễn.
Tinh thần phân lập thường gặp chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Bệnh khởi phát lặng lẽ và diễn biến kéo dài. Về phương diện lâm sàng, thường có hội chứng ảo giác hoang tưởng, bệnh nhân có nhiều ý niệm vô lý, nghe thấy hay nhìn thấy những điều mà thực tế không có; hay ngờ vực, cứ nghĩ rằng người ta đang ám chỉ mình hoặc tìm cách ám hại mình. Một số bệnh nhân lại không đáp ứng gì với kích thích tác động từ môi trường bên ngoài, nói năng rời rạc. Một số khác lại có trạng thái kích động, hiếu động và nói huyên thuyên; tuy nhiên họ vẫn tỉnh tao, tri giác bình thường và không có một dấu hiệu rõ rệt nào khi khám thực thể.
Điều trị: Chọn huyệt theo triệu chứng; cường độ kích thích và thao tác châm kim được xác định tùy tình huống bệnh lý.
Chỉ định huyệt:
Hysteria: Thần môn, Nội quan, Tam âm giao.
Tinh thần phân lập:
Thể thao cuồng: Nhân trung, Đại chùy, Đại lăng, Phong long.
Thể trầm lặng: Giản sử, Túc tam lý.
Huyệt vị theo triệu chứng:
Ảo giác: Thỉnh hội, Ngoại quan.
Ảo thị: Tình minh, Hành gian.
Mất ngôn ngữ: Á môn, liêm tuyền.
Nhìn kém (thong manh): Cầu hậu (kỳ huyệt), Tình minh.
Ghi chú: Trong khi lên cơn hysteria, mỗi lần châm chọn 2 - 3 huyệt vị, thỉnh thoảng vê kim đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Ở thể thao cuồng trong tinh thần phân lập, cần vê kim liên tục cho đến khi bệnh nhân nằm yên. Sau đó, lưu kim không vê. Trong thể trầm lặng, mỗi ngày châm một lần hoặc cách nhật, gây kích thích nhẹ. Khi bệnh nhân đã tỉnh táo, hướng dẫn họ kiên trì thay đổi nếp suy nghĩ, thuyết phục họ cộng tác để đạt kết quả điều trị tốt hơn.
Bài viết cùng chuyên mục
Châm cứu viêm màng tiếp hợp cấp (viêm mắt quang tuyến)
Viêm màng tiếp hợp cấp là một bệnh nhiễm khuẩn đột ngột, thường xảy ra giữa xuân sang hè. Triệu chứng chủ yếu là đỏ, sưng, đau, ngứa, có cảm giác cộm ở mắt, kèm theo sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có nhiều dử.
Châm cứu tăng huyết áp
Có hai loại cao huyết áp: tiên phát và thứ phát. Trong điều kiện nghỉ ngơi, mà huyết áp trênh 140/90mmHg thì coi là cao huyết áp. Cao huyết áp tiên phát chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân trên 30 tuổi.
Châm cứu bệnh tim mạch
Điều trị: Chọn các huyệt Bối - du trên kinh Bàng quang là chủ yếu, phối hợp những huyệt vị thuộc kinh Tâm và kinh Tâm bào lạc.
Châm cứu nhức đầu
Nhiều bệnh lý khác nhau có thể gây chứng nhức đầu: (a) Các bệnh trong sọ não: (b) Các bệnh thuộc các giác quan, trong đó có viêm xoang; (c) Nhưng chứng trạng chức phận đều có thể gây nhức đầu và (d) những bệnh toàn thân như cao huyết áp chẳng hạn.
Tám mạch khác kinh (Kỳ kinh bát mạch)
Nhâm có nghĩa là trách nhiệm, có chức năng hướng dẫn. Mạch Nhâm chạy theo đường giữa trước thân và quản lý tất cả các kinh âm, vì thế còn có tên “bể của các kinh âm”.
Châm cứu kinh nguyệt không đều, bế kinh
Đau lưng: gõ kim hoa mai vùng thắt lưng - cùng; châm Thứ liêu. Điều trị mỗi ngày một lần hoặc cách nhật. Lưu kim 15 - 20 phút. Các huyệt trên cũng được chỉ định trong thống kinh.
Châm cứu viêm ruột thừa cấp tính
Ở đa số bệnh nhân, có thể sờ thấy một khối nổi lên. Trường hợp cơ thành bụng căng, mạch nhanh và sốt cao, là triệu chứng bệnh nặng. Ở trẻ em, có thể ỉa chảy.
Châm cứu bí đái
Bệnh nhân mót đái nhiều nhưng không thể đái được, đồng thời đau buốt không thể chịu được, căng tức vùng bàng quang. Nếu do sỏi niệu đạo thì có thể đẩi máu và đau buốt nhiều.
Châm cứu sốt rét
Sốt rét là bệnh lây truyền do một loại nguyên sinh động vật (chủng Plasmodium) xâm nhập vào máu qua vết đốt của muỗi anophen. Có ba thể loại bệnh tuỳ theo chủng plasmodium: sốt cách nhật, sốt cách 3 ngày hoặc mỗi ngày một cơn.
Châm cứu liệt mặt
Liệt dây thần kinh mặt, còn gọi là “liệt mặt”, được chia thành thể ngoại biên và thể trung ương. Liệt mặt ngoại biên chủ yếu là viêm dây thần kinh mặt do cảm nhiễm gió lạnh.
Châm cứu bướu giáp đơn thuần và cường năng tuyến giáp
Trạng thái kích thích, tim đập nhanh, vã mồ hôi, thêm ăn, lồi mắt, run ngón tay kèm tuyến giáp phì đại, có tiếng thổi tim và sờ thấy rung miu.
Châm cứu viêm tủy xám (bại liệt trẻ em)
Bệnh sẽ khỏi sau một, hai tuần lễ. Một số bệnh nhi có xu hướng khỏi trong vòng một năm, một số khác sẽ để lại di chứng teo cơ và biến dạng vĩnh viễn.
Châm cứu viêm khớp
Viêm khớp dạng thấp chủ yếu hay gặp ở thanh niên và trung niên từ 20 đến 40 tuỏi. Bệnh khởi phát thường lặng lẽ; đôi khi bệnh khởi phát rầm rộ.
Châm cứu ho gà
Bệnh nhi thường bị phù nề ở mặt và quanh ổ mắt; khoảng một nửa số bệnh nhi có hiện tượng tăng bạch cầu và tăng tế bào lympho. Đôi khi có biến chứng viêm phổi hay viêm não.
Châm cứu viêm bạch mạch cấp tính (đinh nhọt đỏ)
Là một bệnh nhiễm khuẩn sinh mủ cấp tính thuộc hệ thống bạch mạch, thường là hậu quả của một ổ viêm nhiễm. Có thể xuất hiện một hay nhiều đường đỏ chạy từ chỗ viêm nhiễm đến các hạch bạch huyết hữu quan.
Châm cứu teo dây thần kinh thị giác
Sự thay đổi sắc tố ở võng mạc là do tình trạng lắng đọng các sắc tố hình sao hay hình cốt bào tại vùng xích đạo ở đáy mắt gây nên.
Châm cứu câm điếc
Khi châm huyệt Á môn, mũi kim hướng về phía xương hàm dưới, đốâu không quá 1,5 tấc, ở người lớn, để tránh chạm vào tuỷ sống. Không vê kim. Nên châm nông độ 5mm.
Châm cứu choáng (sốc)
Trong khi câhm, thỉnh thoảng vê kim (cách 15 - 20 phút vê kim một lần). Nếu huyết áp không lên, châm Nội quan và vê kim liên tục, hoặc cứu huyệt Khí hải cho đến khi triệu chứng choáng thuyên giảm.
Châm cứu đau lưng
Đau lưng là một triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Sau đây là những hiện tượng thường gặp trên lâm sàng.
Châm cứu co giật mạn tính ở trẻ em
Chứng co giật mạn tính ở trẻ em thường do nôn và ỉa chảy kéo dài, hậu quả gây rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng, do viêm nhiễm mạn tính ở hệ thống thần kinh trung ương.
Châm cứu hen phế quản
Liệu pháp dự phòng khi sắp thay đổi thời tiết; cứu trên huyệt Phế du, Tỳ du, Túc tam lý.
Thủ thuật bổ tả trong châm cứu
Bổ dùng thủ thuật Thiêu sơn hỏa có thể gây được cảm nóng ấm ở chỗ châm hoặc có khi cả toàn thân. Thủ thuật này phối hợp ba thủ thuật trên cùng làm.
Châm cứu co thắt cơ hoành
Ghi chú: Yêu cầu bệnh nhân hợp tác với thầy thuốuc bằng cách thở sâu trong khi tiến hành điều trị.
Châm cứu bệnh trĩ
Trĩ ngoại có thể gây chứng huyết khối, tạo thành những cục huyết ở dưới da, gây đau hậu môn kéo dài và đau trội lên khi đi ngoài. Trĩ ngoại thường dễ nhìn thấy bên ngoài hậu môn.
Châm cứu đau khuỷu tay
Có tiền sử chấn thương cấp tính sưng đau, tụ máu hoặc chảy máu tại chỗ. Tuỳ vị trí tổn thương, đau hoặc giảm chức năng có thể khác nhau.