- Trang chủ
- Sách y học
- Sách châm cứu học
- Châm cứu bong gân chi dưới
Châm cứu bong gân chi dưới
Trong tổn thương cấp tính ở phần mềm, trước hết châm các huyệt A thị. Nếu cần kết quả không rõ ràng, châm vào khu vực tương ứng về phía bên lành.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bong gân thường do những động tác đột ngột như bị ngã hoặc bị đè ép bất ngờ gây nên làm cho các phần mềm như cơ, gân và dây chằng…bị tổn thương.
Bong gân xảy ra chủ yếu ở vùng quanh ổ khớp, gây đau âm ỉ tại chỗ, sưng tấy và giảm vận động, chi bị tổn thương, ảnh hưởng đến lao động sản xuất bình thường. Không có hiện tượng gãy xương hay sai khớp. Nếu không được chữa chạy cẩn thận, tổn thương có thể trở thành mạn tính, các triệu chứng sẽ tái diễn do căng dãn tại chỗ gây nên.
Điều trị: Dùng huyệt vị cục bộ. Kích thích vừa phải. Có thể áp dụng cứu.
Chỉ định huyệt: Các huyệt A thị, huyệt vị tại chỗ và lân cận.
Huyệt theo vị trí tổn thương:
Khớp háng: Hoàn khiêu.
Khớp gối: Dương lăng tuyền.
Khớp mắt cá: Huyền chung.
Ghi chú: Trong tổn thương cấp tính ở phần mềm, trước hết châm các huyệt A thị. Nếu cần kết quả không rõ ràng, châm vào khu vực tương ứng về phía bên lành. Yêu cầu bệnh nhân co duỗi chi bị bệnh trong khi tiến hàng điều trị, nhằm góp phần làm bớt căng các gân và các dây chằng ỏ vùng bị bong gân, làm dịu bớt đau đớn.
Các bệnh về bao gân:
Có 3 loại bệnh về bao gân thường gặp:
Viêm bao hoạt dịch co thắt gân mỏm trâm quay: Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau, đau nhói khi ấn vào mé quay xương cổ tay, đau tăng về đêm, giảm vận động ngón tay cái.
Viêm bao hoạt dịch gân cơ gấp chung ngón tay: Bệnh này có thể biểu hhiện trên tất cả các ngón tay, đau buốt các khớp xương bàn tay về phía gan tay. Khi co duỗi các ngón tay bị bệnh, có thể nghe tiếng răng rắc và sờ thấy một khối di động theo gân.
U nang bao hoạt dịch: Bệnh này thường gặp về phía mu cổ tay, đôi khi ổ mắt cá hoặc ở khớp gối. Thường thấy một khối u nhỏ, bờ nhẵn, và hơi đau. Khớp bị bệnh cảm thấy yếu. Sờ nắn, thấy hiện tượng phồng căng của khối u, di động và có cảm giác đàn hồi khi ấn vào.
Điều trị: Chọn huyệt tại chỗ. Kích thích vừa phải. Có thể áp dụng cứu.
Chỉ định huyệt: Các huyệt A thị hoặc lân cận.
Huyệt vị theo từng loại bệnh.
Viêm bao hoạt dịch co thắt gân mỏm trâm quay: Dương khê, Liệt khuyết. Châm 3 - 4 kim quanh chỗ viêm.
Viêm bao hoạt dịch gân cơ gấp chung ngón tay:
Đau ngón cái: Liệt khuyết.
Đau ngón trỏ và ngón giữa: Đại lăng.
Đau ngón nhẫn và ngón út: Thần môn.
U nang bao hoạt dịch: Châm 3 - 4 kim quanh chỗ đau. Có thể cứu hoặc gõ kim hoa mai.
Ghi chú: Đối với các chứng bệnh ở mục a và b, có thể tiêm axetat hydrococtison vào gân, dưới hình thức như phong bế; nếu cần, ngâm tay vào nước nóng, xoa bóp, và tập cử động các ngón tay; ở giai đoạn sau, khi nghe tiếng kêu răng rắc rõ, có thể dùng phẫu thuật giải phóng gân.
Bài viết cùng chuyên mục
Châm cứu động kinh
Các huyệt nhóm b và c có thể áp dụng xen kẽ trong thời kỳ ngừng cơn. Động kinh chỉ là một triệu chứng, ngoài châm cứu, cần sử dụng thuốc men tuỳ trường hợp bệnh lý.
Châm tê trong châm cứu
Huyệt được chọn phải liên quan mật thiết đến vùng mổ, phải dễ gây đắc khí, không ở vị trí trở ngại cho thao tác ngoại khoa và khi vê hoặc xoay kim không làm chảy máu.
Châm cứu đau khuỷu tay
Có tiền sử chấn thương cấp tính sưng đau, tụ máu hoặc chảy máu tại chỗ. Tuỳ vị trí tổn thương, đau hoặc giảm chức năng có thể khác nhau.
Châm cứu viêm phế quản
Viêm phế quản mạn tính chủ yếu là do viêm nhiễm hay tái phát ở đường hô hấp. Cơn kich phát của bệnh thường diễn ra khi thay đổi thời tiết, nhất là vào mùa Đông - Xuân.
Châm cứu đinh nhọt
Sau vài ngày thì có mủ, đau sẽ dịu bớt khi thoát mủ. Nếu đinh nhọt được chích nặn quán sớm, thường có sốt, đau nhức, rối loạn tâm thần, chóng mặt, nôn nao và chỗ viêm sẽ lân rộng.
Châm cứu hen phế quản
Liệu pháp dự phòng khi sắp thay đổi thời tiết; cứu trên huyệt Phế du, Tỳ du, Túc tam lý.
Châm cứu viêm mũi xoang mạn tính
Viêm mũi mạn tính chủ yếu là viêm nhiễm niêm mạc mũ kéo dài, gây viêm mạn tính niêm mạc và tổ chức bên dưới niêm mạc mũi. Thường nghẹt mũi từng đợt xen kẽ, chảy nhiều dịch mũi.
Châm cứu bệnh trĩ
Trĩ ngoại có thể gây chứng huyết khối, tạo thành những cục huyết ở dưới da, gây đau hậu môn kéo dài và đau trội lên khi đi ngoài. Trĩ ngoại thường dễ nhìn thấy bên ngoài hậu môn.
Châm cứu viêm tủy xám (bại liệt trẻ em)
Bệnh sẽ khỏi sau một, hai tuần lễ. Một số bệnh nhi có xu hướng khỏi trong vòng một năm, một số khác sẽ để lại di chứng teo cơ và biến dạng vĩnh viễn.
Châm cứu viêm rưột cấp tính, kiết lỵ
Triệu chứng của bệnh lỵ cấp tính tương tự như trong bệnh viêm ruột, nhưng có mót rặn, phân ít và có máu hoặc chất nhầy.
Châm cứu say nóng
Trong trường hợp say nóng, các biện pháp cứu chữa phải được áp dụng nhanh chóng, triển khai mau lẹ; nếu không, có thể dẫn đến hậu quả xấu.
Châm cứu hysteria (tinh thần phân lập)
Tinh thần phân lập thường gặp chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Bệnh khởi phát lặng lẽ và diễn biến kéo dài. Về phương diện lâm sàng.
Châm cứu co thắt cơ hoành
Ghi chú: Yêu cầu bệnh nhân hợp tác với thầy thuốuc bằng cách thở sâu trong khi tiến hành điều trị.
Châm cứu đau dây thần kinh hông to
Nghiệm pháp nâng cẳng chân duỗi dương tính, bệnh nhân nằm ngửa, cẳng chân duỗi và từ từ nâng chân lên tạo thành một góc 30, 40 độ với mặt giường.
Châm cứu sa dạ con
Chỉ định huyệt: Châm Duy bào (Kỳ huyệt), Tam âm giao, Cứu Khí hải, Bách hội, Thượng liêu, Thứ liêu, Trung liêu, Hạ liêu, Châm Túc tam lý.
Châm cứu bệnh tim mạch
Điều trị: Chọn các huyệt Bối - du trên kinh Bàng quang là chủ yếu, phối hợp những huyệt vị thuộc kinh Tâm và kinh Tâm bào lạc.
Châm cứu viêm tuyến mang tai (bệnh quai bị)
Triệu chứng thuyên giảm sau 10 ngày, không để lại di chứng viêm mủ. Ở trẻ em dễ gây biến chứng viêm màng não; còn ở người lớn (nam giới), có thể viêm tinh hoàn.
Châm cứu mề đay phù quincke
Mề đay là một bệnh dị ứng, thường quen gọi nổi mẩn hay nổi mề đay. Có nhiều nguyên nhân, như dị ứng thức ăn hoặc thuốc, nhiễm giun đũa…Phát bệnh thường đột ngột, nổi lên từng mảng có kích thước to nhỏ khác nhau và hết sức ngứa.
Châm cứu ho gà
Bệnh nhi thường bị phù nề ở mặt và quanh ổ mắt; khoảng một nửa số bệnh nhi có hiện tượng tăng bạch cầu và tăng tế bào lympho. Đôi khi có biến chứng viêm phổi hay viêm não.
Châm cứu viêm ruột thừa cấp tính
Ở đa số bệnh nhân, có thể sờ thấy một khối nổi lên. Trường hợp cơ thành bụng căng, mạch nhanh và sốt cao, là triệu chứng bệnh nặng. Ở trẻ em, có thể ỉa chảy.
Châm cứu bệnh đường mật
Nếu giun chui ống mật hay sỏi mật xảy ra cùng một lúc, thường có cơn đau cấp tính cao độ, điểm đau rõ rệt ở phía phải bụng trên.
Châm cứu co giật cấp tính ở trẻ em
Châm cứu có thể hạ nhiệt độ và ngừng co giật, nhưng nguyên nhân gây co giật cần được xác định ngay để tiến hành điều trị nội khoa hoặc áp dụng biện pháp thích đáng khác.
Châm cứu viêm gan truyền nhiễm
Ở một số người bệnh, trong quá trình diễn biến của bệnh, không xuất hiện vàng da, những trường hợp này gọi là “viêm gan truyền nhiễm không vàng da”.
Châm cứu thai nghịch ngôi
Cứu bằng điếu ngải trong 30 phút, mỗi ngày một lần cho đến khi ngôi thai thuận. Yêu cầu thai phụ nới lỏng cạp quần trong khi điều trị.
Châm cứu cận thị
Mỗi đợt điều trị 10 lần; sau đó nghỉ châm 5 - 7 ngày, rồi lại tiếp tục. Có thể day bấm nắn các huyệt ở gần mắt, chọn 2 - 3 huyệt và day bấm nắn trong vòng 3 - 5 phút.