- Trang chủ
- Sách y học
- Sách châm cứu học
- Châm cứu bệnh tim mạch
Châm cứu bệnh tim mạch
Điều trị: Chọn các huyệt Bối - du trên kinh Bàng quang là chủ yếu, phối hợp những huyệt vị thuộc kinh Tâm và kinh Tâm bào lạc.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bệnh tim ở đây có ý đề cập đến bệnh thấp tim và chứng đau thắt ngực.
Triệu chứng chính của thấp tim là tim đập nhanh, lo âu hồi hộp, khó thở, Mặc dầu tim là cơ quan chủ yếu bị bệnh, song nhiều nội tạng khác có thể bị liên quan trong quá trình diễn biến của bệnh. Cơn đau thắt ngực do biến loạn xơ vữa động mạch vành và thiếu máu cấp diễn tạm thời của cơ tim - Cơn kịch phát biểu hiện bằng cảm giác đau thắt lồng ngực.
Điều trị châm cứu trong các bệnh tim do tổn thương thực thể hay cơ năng, có thể làm giảm nhẹ triệu chứng và tăng cường chưc năng tim - mạch.
Huyệt vị và phương pháp điều trị cho cả hai loại bệnh tim này giống nhau, nên việc chỉ định điều trị cũng áp dụng như nhau.
Điều trị: Chọn các huyệt Bối - du trên kinh Bàng quang là chủ yếu, phối hợp những huyệt vị thuộc kinh Tâm và kinh Tâm bào lạc. Lúc đầu dùng ít huyệt và kíh thích nhẹ; sau đó tăng cường độ kích thích phù hợp với khả năng thích ứng của bệnh nhân đối với châm cứu, rồi giảm dần bằng kích thích nhẹ nhàng khi trạng thái bệnh lý đã được giảm dần.
Chỉ định huyệt: Tâm du, Quyết âm du, Nội quan, Thần môn.
Huyệt vị theo triệu chứng:
Tim đập nhanh: Khích môn.
Tim đập chậm: Thông lý, Tố liên.
Khạc đờm có máu, ho ra máu: Khổng tối, Cách du.
Gan to: Can du, Thái xung.
Đau vùng trước tim: Đản trung, Khích môn.
Chướng bụng, đau lưng: Thận du, Tam âm giao.
Ghi chú:
Thông thường, mỗi lần châm không quá 4 - 5 huyệt vị, chọn huyệt như đã nêu là chủ yếu, phối hợp huyệt vị điều trị triệu chứng. Cách châm các huyệt Tâm du, Quyết âm du, Can du, Tỳ du và Thận du: Châm kim tại một điểm cách huyệt 2mm về phía ngoài, tạo thành một góc 450 với mặt da, hướng mũi kim về đường giữa. Cường độ kích thích tuỳ thuộc mức thích ứng của bệnh nhân.
Châm hàng ngày hoặc cách ngày, mỗi đợt điều trị từ 7 - 10 lần châm. Khoảng cách giữa các đợt cần kéo dài sao cho thích hợp với những bệnh nhân suy yếu, không thích ứng tốt với châm cứu, hoặc mệt mỏi sau khi châm.
Trường hợp nặng, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường. Nếu bị phù, ăn uống phải giảm muối. Nếu khó thở, cần cho nằm ở tư thế nửa ngồi, cho thở oxy khi có hiện tượng tím tái. Cần kết hợp châm cứu với điều trị nội khoa cho những bệnh nhân có các biến chứng kể trên. Nếu đã dùng thuốc trước khi điều trị châm cứu, liều lượng thuốc vẫn phải duy trì đầy đủ theo yêu cdầu điều trị.
Nếu bệnh thấp vẫn còn ở giai đoạn cấp tính, thêm các huyệt Dương lăng tuyền, Huyền chung, Túc tam lý, Độc tỵ, Hoàn khiêu.
Bài viết cùng chuyên mục
Điện châm trong châm cứu
Đây là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (của y học hiện đại).
Châm cứu tăng huyết áp
Có hai loại cao huyết áp: tiên phát và thứ phát. Trong điều kiện nghỉ ngơi, mà huyết áp trênh 140/90mmHg thì coi là cao huyết áp. Cao huyết áp tiên phát chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân trên 30 tuổi.
Châm cứu co giật mạn tính ở trẻ em
Chứng co giật mạn tính ở trẻ em thường do nôn và ỉa chảy kéo dài, hậu quả gây rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng, do viêm nhiễm mạn tính ở hệ thống thần kinh trung ương.
Kinh biệt và cách vận dụng châm cứu
Thủ dương minh và thủ thái âm hợp nhau ở cổ. Với hệ thống này, 12 đường kinh chính thông qua hệ thống kinh biệt đã ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể.
Châm cứu mề đay phù quincke
Mề đay là một bệnh dị ứng, thường quen gọi nổi mẩn hay nổi mề đay. Có nhiều nguyên nhân, như dị ứng thức ăn hoặc thuốc, nhiễm giun đũa…Phát bệnh thường đột ngột, nổi lên từng mảng có kích thước to nhỏ khác nhau và hết sức ngứa.
Châm cứu nhức đầu
Nhiều bệnh lý khác nhau có thể gây chứng nhức đầu: (a) Các bệnh trong sọ não: (b) Các bệnh thuộc các giác quan, trong đó có viêm xoang; (c) Nhưng chứng trạng chức phận đều có thể gây nhức đầu và (d) những bệnh toàn thân như cao huyết áp chẳng hạn.
Châm cứu viêm tuyến mang tai (bệnh quai bị)
Triệu chứng thuyên giảm sau 10 ngày, không để lại di chứng viêm mủ. Ở trẻ em dễ gây biến chứng viêm màng não; còn ở người lớn (nam giới), có thể viêm tinh hoàn.
Phương pháp châm loa tai (nhĩ châm)
Những người để cho chích bên cạnh tai, lúc giao hợp vẫn phóng tinh, song tinh dịch chỉ có ít tinh trùng, nên không có tác dụng làm thụ thai.
Châm cứu viêm vú
Chỉ định huyệt: Thái xung, Túc lâm khấp, Nhũ căn, Thiếu trạch, Túc tam lý, Đản trung. Ghi chú: Chọn 2 - 3 huyệt mỗi lần điều trị. Mỗi ngày châm một lần, lưu kim 15 - 20 phút.
Phép châm điều trị châm cứu
Tì đầu ngón tay cái của bàn tay trái vào cạnh huyệt, ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm chuôi kim. Trong khi bệnh nhân chú ý vào chỗ tay trái tì bấm.
Châm cứu viêm rưột cấp tính, kiết lỵ
Triệu chứng của bệnh lỵ cấp tính tương tự như trong bệnh viêm ruột, nhưng có mót rặn, phân ít và có máu hoặc chất nhầy.
Châm cứu ho gà
Bệnh nhi thường bị phù nề ở mặt và quanh ổ mắt; khoảng một nửa số bệnh nhi có hiện tượng tăng bạch cầu và tăng tế bào lympho. Đôi khi có biến chứng viêm phổi hay viêm não.
Kỹ thuật châm và cứu
Cần kiên trì khéo léo giải thích cho bệnh nhân yên tâm trước những thủ thuật châm, giúp bệnh nhân tránh những căng thẳng vô ích trong khi châm.
Châm cứu động kinh
Các huyệt nhóm b và c có thể áp dụng xen kẽ trong thời kỳ ngừng cơn. Động kinh chỉ là một triệu chứng, ngoài châm cứu, cần sử dụng thuốc men tuỳ trường hợp bệnh lý.
Châm cứu nhiễm trùng đường tiết niệu
Chọn huyệt tại chỗ, phối hợp với các huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Cường độ kích thích và thao tác châm kim cần được xác định tuỳ từng tình huống bệnh lý.
Châm cứu nôn do thai nghén
Có thể coi đó là những biểu hiện bình thường, nhưng nếu nôn quá nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống và sức khoẻ của thai phụ, thì có thể coi đó là trường hợp bệnh lý.
Châm cứu co thắt cơ hoành
Ghi chú: Yêu cầu bệnh nhân hợp tác với thầy thuốuc bằng cách thở sâu trong khi tiến hành điều trị.
Châm cứu bệnh đường mật
Nếu giun chui ống mật hay sỏi mật xảy ra cùng một lúc, thường có cơn đau cấp tính cao độ, điểm đau rõ rệt ở phía phải bụng trên.
Đại cương và quy tắc chọn huyệt
Để đưa kỹ thuật đạt đến một trình độ cao hơn, thầy thuốc phải thường xuyên tra cứu, tập hợp tài liệu, đi đến những kết luận rút ra từ thực tế bản thân.
Châm cứu choáng (sốc)
Trong khi câhm, thỉnh thoảng vê kim (cách 15 - 20 phút vê kim một lần). Nếu huyết áp không lên, châm Nội quan và vê kim liên tục, hoặc cứu huyệt Khí hải cho đến khi triệu chứng choáng thuyên giảm.
Châm cứu viêm ruột thừa cấp tính
Ở đa số bệnh nhân, có thể sờ thấy một khối nổi lên. Trường hợp cơ thành bụng căng, mạch nhanh và sốt cao, là triệu chứng bệnh nặng. Ở trẻ em, có thể ỉa chảy.
Châm cứu cảm cúm
Triệu chứng lâm sàng thường là: ớn lạnh đột ngột rồi sốt 390C hoặc cao hơn, kèm theo nhức đầu nhiều; đau mỏi tứ chi.
Tám mạch khác kinh (Kỳ kinh bát mạch)
Nhâm có nghĩa là trách nhiệm, có chức năng hướng dẫn. Mạch Nhâm chạy theo đường giữa trước thân và quản lý tất cả các kinh âm, vì thế còn có tên “bể của các kinh âm”.
Thủ thuật bổ tả trong châm cứu
Bổ dùng thủ thuật Thiêu sơn hỏa có thể gây được cảm nóng ấm ở chỗ châm hoặc có khi cả toàn thân. Thủ thuật này phối hợp ba thủ thuật trên cùng làm.
Châm cứu viêm nhiều (đa) dây thần kinh
Viêm nhiều dây thần kinh còn gọi là viêm dây thần kinh ngoại biên, là trạng thái rối loạn cảm giác đối xứng kèm theo cóc liệt mềm. Những triệu chứng ở khu vực xa thường nặng hơn ở khu vực gần gốc chi, có hiện tượng tiến triển hướng tâm dần dần.